Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng của Hồ Chí Minh

Mục lục:

Đặt vấn đề.

I.Giới thiệu Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh:

1. Hồ Chí Minh từ một chiến sĩ yêu nước, đấu tranh vì độc lập dân tộc thành một chiến sĩ cộng sản, vận động biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp - sự phát triển trong con người HCM.

2.Khái niệm, điều kiện lịch sử, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

II.Biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

1.Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

2.Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

3.Mối quan hệ biện chứng hai vấn đề trên

4.Thực tế cách mạng Việt Nam và sự đúng đắn của mối quan hệ biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

III. Kết luận

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phóng dân tộc không còn con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối, tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946). Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đánh tan quân xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người là tấm gương sáng của tinh thần yêu nước, ý thức và đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. 2. Khái niệm, điều kiện lịch sử xã hội, nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM: a. Khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn để cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và con người. b.Điều kiện lịch sử xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: ● Tình hình trong nước: Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh lịch sử, xã hội phức tạp. Từ năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược dần dâng nước ta cho Pháp. Đến những năm 1890, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất, khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, chúng lại càng tăng cường bóc lột tận xương tuỷ nhân dân ta, xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc từ phong kiến đến phong kiến nửa thuộc địa, ngoài các giai cấp nông dân, địa chủ, tiểu thủ công và thương nghiệp còn xuất hiện các giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân và trí thức. Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai, mâu thuẫn thứ hai là giữa nông dân Việt Nam với giai cấp địa chủ phong kiến. Để giải quyết những mâu thuẫn khách quan đó, nhiều sĩ phu yêu nước đã đứng lên tập hợp lực lượng chống lại thực dân Pháp xâm lược nhưng cuối cùng đều thất bại vì không tìm được lối đi đúng đắn để đoàn kết toàn dân đánh giặc, nước ta trong tình trạng khủng hoảng đường lối “tình hình đen tối như không có đường ra”. Chính điều đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc, lòng yêu nước là động lực, giải phóng dân tộc là mục tiêu hành động của Người. ●Bối cảnh thế giới: Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh nhanh chóng chuyển sang độc quyền, lực lượng sản xuất phát triển cao mâu thuẫn với quan hệ sản xuất TBCN. Chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ bản chất bóc lột, chúng không chỉ bóc lột nhân dân lao động trong nước mà còn không ngừng xâm lược mở rộng thuộc địa, các nước tư bản liên minh với nhau đặt ra yêu cầu mới là sự đoàn kết các nước thuộc địa, nhân dân lao động thế giới cùng đấu tranh chống kẻ thù chung. Vấn để dân tộc trở thành vấn đề quốc tế rộng lớn. Trên thế giới diễn ra các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng của giai cấp vô sản toàn cầu. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi mở ra một thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. Như vậy, trong bối cảnh thời đại, việc giải quyết hai vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là hai xu hướng chủ đạo. ● Quê hương và gia đình: Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Tư tưởng yêu nước, thân dân tiến bộ, chủ trương lấy nhân dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị của cha ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng của Bác. Mẹ Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ nông thôn giàu đức hi sinh cho chồng cho con. Vùng quê Nghệ Tĩnh đã khó khăn lại càng xơ xác dưới sự bóc lột của thực dân phong kiến nhưng lại thuần hậu và giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cho dân tộc. Chính thực tế quê hương cho Người nhận thức sự bản chất bóc lột của đế quốc, phong kiến với nhân dân thuộc địa, hình thành lòng yêu dân, yêu nước, thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước cứu dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa vô sản, dùng con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. Vì những lý do trên nên sự biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh. Biện chứng vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: a. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề dân tộc : - Mác, Ăngghen nêu các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận về vấn đề này, đó là nguồn gốc, bản chất của vấn đề dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của giai cấp công nhân với vấn đề dân tộc. - Lênin phát triển vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện, gồm các nội dung sau:Quá trình hình thành dân tộc ở các nước và vấn đề về các dân tộc thuộc địa gồm hai xu hướng phát triển khách quan của vấn đề dân tộc, xây dựng cương lĩnh dân tộc và từ đó tạo cơ sở hoạch định đường lối chính sách dân tộc của Đảng cộng sản, của giai cấp trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của ý thức dân tộc, của phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn tới việc thành lập các quốc gia dân tộc. Xu hướng thứ hai là xu hướng liên kết dân tộc, việc tăng cường, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn tới vịêc phá huỷ hàng rào ngăn cách dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế, của đời sống kinh tế, chính trị, khoa học … nói chung. Xây dựng cương lĩnh dân tộc gồm các vấn đề cơ bản là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, có quyền tự quyết, đoàn kết giai cấp công nhân giữa các dân tộc. Lênin khẳng định CNTB và chủ nghĩa tư sản dân tộc không thể giải quyết được vấn đề dân tộc mà chỉ làm cho mối xung đột dân tộc ngày càng tăng lên. Chỉ có cách mạng vô sản và CNXH mới có thể thực hiện sự bình đẳng dân tộc, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau. Từ đó, Lênin yêu cầu các Đảng cộng sản: Phải kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của Chủ nghĩa dân tộc tư sản, Chủ nghĩa sôvanh, Để giành thắng lợi cho Chủ nghĩa quốc tế vô sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: Dựa trên quan điểm về vấn đề dân tộc của Mac, Engel và Lênin kết hợp với chủ nghĩa yêu nước, tình hình thực tế ở Việt Nam và các nước thuộc địa khác, Hồ Chí Minh đã hình thành những luận điểm khoa học, tiến bộ, đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Người nhận định thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc, xác lập quyền độc lập, tự quyết và xây dựng nhà nước dân tộc độc lập.Ba nội dung lớn trong vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc; chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước; kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Đầu tiên và trên hết, Người khẳng định độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(Tuyên ngôn độc lập-1945). Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân trở thành mục tiêu hàng đầu của cuộc đời hoạt động Hồ Chí Minh và tiến trình cách mạng Việt Nam. Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, 29/12/1920: Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III? Hồ Chí Minh trả lời: “Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu.” Độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập tự do thực sự, gắn liền với chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập.” Độc lập dân tộc gắn liền với quyền tự quyết dân tộc. Trong bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh phát biểu “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn bộ dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do.” Độc lập, tự do gắn liền với việc đảm bảo cuộc sống hoà bình, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Người nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tôi được độc lâp, dân tôi được tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…” Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình, để dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế. Thứ hai, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước, nhất là với các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập. Quan điểm của quốc tế cộng sản là chủ nghĩa dân tộc mâu thuẫn với chủ nghĩa quốc tế. Nhưng Hồ Chí Minh luôn khẳng định chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa dân tộc chân chính dựa trên cơ sở khái quát dựa trên tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí độc lập, khát vọng tự do. Nó hoàn toàn khác biệt , đối lập với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa Xovanh. Nó hoàn toàn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế. Có hai cơ sở khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực to lớn với nước ta. Thứ nhất là từ truyền thống văn hoá dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước của nhân dân ta. Thứ hai là vận dụng phương pháp biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mac- Lênin phân tích cấu trúc xã hội Việt Nam, sự vận động của xã hội từ đó khái quát thành chủ nghĩa dân tộc. Thứ ba, kết hợp chắt chẽ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế. Cả Mac, Engel và Lênin đều nhấn mạnh vai trò giải phóng giai cấp, vấn đề giai cấp. Mac và Engel luôn khẳng định vai trò của vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc, coi vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề giai cấp, điều này phù hợp với thực tế châu Âu khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đặc biệt sâu sắc. Lênin khẳng định sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản của các nước chính quốc muốn thành công phải liên kết chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng dân tộc của các nước thuộc địa nhưng sự nghiệp cách mạng của vô sản chính quốc có vai trò quyết định. Khác với Mac, Engel và Lênin, theo Hồ Chí Minh sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa do giai cấp công nhân thuộc địa lãnh đạo dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và thực hiện khối liên minh công nông, thực hiện mục tiêu lý tưởng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thực tế ở Việt Nam, vấn đề dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết. Giải phóng dân tộc là tiền đề giải phóng giai cấp, lợi ích giai cấp ở các nước thuộc địa lệ thuộc vào vận mệnh dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đây chính là nguyện vọng của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, độc lập dân tộc mình đồng thời phải tôn trọng độc lập dân tộc khác Người cho rằng phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, nó đói giúp nhau.” Không chỉ với người Việt ở trong nước, Bác còn cho rằng phải đoàn kết, thương yêu người Việt Nam sống ở nước ngoài và thân thiện với người nước ngoài sống ở Việt Nam. “trong mấy triệu người Việt Nam có người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta, vậy nên ta phải khoan dung đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải dùng tình thân ái mà cảm hoá họ, có như vậy mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh: a. Vấn đề giai cấp trong chủ nghĩa Mac- Lênin: Theo Mac, vấn đề giai cấp và giải quyết vấn đề mâu thuẫn giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội. Trong xã hội tư bản tồn tại mâu thuẫn chủ yếu và sâu sắc nhất đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản bị giai cấp tư sản bóc lột, bị bần cùng hoá, nhưng lại là giai cấp tiến bộ trong xã hội. Cuộc cách mạng của giai cấp vô sản sẽ đồng loạt nổ ra và giành thắng lợi, phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, xoá bỏ quan hệ người bóc lột người, thiết lập xã hội xã hội chủ nghĩa với lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, mọi người đều tự do lao động, tự do phát triển, công bằng, ấm lo, hạnh phúc. Theo Lênin, vấn đề giai cấp cũng là vấn đề chủ chốt nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất. Ông khẳng định chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh nhanh chóng chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, các nước đế quốc không chỉ bóc lột nhân dân lao động trong nước mà còn không ngừng chiến tranh xâm lược và bóc lột nhân dân thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân trở thành hệ thống thế giới, vừa cạnh tranh lại vừa cấu kết nhau đàn áp phong trào đấu tranh của các lực lượng bị bóc lột. Do đó yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản đó là “vô sản các nước đoàn kết lại”. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, có thể cách mạng vô sản không nổ ra đồng loạt như Mac nói nhưng Liên Xô đã nêu cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, là thành trì của hoà bình thế giới, giúp đỡ nhân dân lao động các nước khác đấu tranh. Lênin cho rằng: trong sự nghiệp chống lại chủ nghĩa đế quốc, sự nghiệp cách mạng của vô sản chính quốc có vai trò quyết định. b. Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Cả Mac và Lênin đều nhấn mạnh vai trò của giải phóng giai cấp. Hai ông đã đúng với thực tiễn đấu tranh của các nước châu Âu, nơi mà vấn đề mâu thuẫn giai cấp đặc biệt sâu sắc. Nhưng “châu Âu không phải là cả thế giới”(H.C.M), với tình hình thực tế ở Việt Nam, Hồ Chí Minh dựa trên những phương pháp phân tích khoa học của chủ nghĩa Mac đã nhận ra những vấn đề khác biệt về tính giai cấp trong xã hội Việt Nam, từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan, chính xác xu hướng vận động của xã hội nước ta và đặc thù chung của vấn đề đấu tranh giai cấp nước ta. Trong xã hội Việt Nam có nhiều giai cấp gồm có nông dân, công nhân, tri thức, tiểu tư sản, địa chủ và tư sản. Nhưng Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất phát triển thấp kém nên sự phân hoá trong cơ cấu kinh tế không mạnh, mâu thuẫn lợi ích giữa các tầng lớp xã hội không lớn, sự phân hoá trong cơ cấu xã hội không sâu sắc. Các giai cấp trong xã hội Việt Nam tuy có sự khác biệt về lợi ích nhưng họ đều chung một cảnh ngộ là người dân mất nước, đều chịu sự đô hộ của thực dân và đều có nguyện vọng giải phóng đất nước. Do những đặc điểm khác biệt trong vấn đề giai cấp ở các nước chính quốc và các nước thuộc địa và theo tình hình thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chủ trương “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ dành thắng lợi thì nó sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế”. Mối quan hệ biện chứng 2 vấn đề trên: a. Cách mạng giải phóng dân tộc phải tiến hành bằng cách mạng vô sản thì mới thành công và triệt để Trước khi Hồ Chí Minh tìm ra con đường giải phóng dân tộc là làm cách mạng vô sản thì đã có các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào ấy rất yêu nước và dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp cứu nước nhưng do họ không nhận thức được lực lượng tiến bộ đại biểu cho một phương thức sản xuất mới của thời đại lúc này là giai cấp công nhân nên những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử, do đó không thể đem lại kết quả. Trong hải ngoại huyết thư, Phan Bội Châu đã kêu gọi mười loại người đoàn kết nhưng trong đó thiếu đi hai lực lượng cơ bản nhất là nông dân và công nhân. Chỉ khi Hồ Chí Minh và các đồng chí của Người tập hợp, lãnh đạo đông đảo quần chúng làm cách mạng thì mới thành công. Nghiên cứu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776); Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các cuộc cách mạng này tuy nêu khẩu hiệu ''tự do'', ''bình đẳng'', nhưng không đưa lại tự do, bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động. Người viết: Tiếng là cộng hoà, dân chủ kì thực trong thì nó bóc lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Tuy khâm phục các cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyên Ái Quốc cho rằng đó là cách mạng chưa đến nơi, làm cách mạng xong mà dân vẫn đói khổ thì cách mạng đấy không có ý nghĩa. Sau khi đọc ''Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua. Người khẳng định: ''Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ''; rằng: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN. Người chỉ rõ: ''Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn''. b. giải phóng dân tộc là điều kiện cần để giải quyết vấn đề giai cấp: Do chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, tư bản độc quyền bên cạnh việc cạnh tranh nhau phân chia thuộc địa còn bắt tay nhau đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao động cả trong nước và thuộc địa “chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi”, một vòi nó hút máu nhân dân lao động trong nước, vòi kia nó hút máu nhân dân các nước thuộc địa. Yêu cầu tất yếu là nhân dân bị áp bức phải đoàn kết lại chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thực dân thì mới có thể giành thắng lợi, Lênin kêu gọi “vô sản các nước đoàn kết lại”, Hồ Chí Minh viết cách mạng vô sản ở các nước chính quốc và ở các nước thuộc địa “như hai cánh của một con chim”. Vì vậy muốn giải quyết vấn đề giai cấp ở các nước chính quốc thì cần phải cắt đứt vòi hút máu các nước thuộc địa của con đỉa đế quốc, cũng như muốn bay được, bay cao thì hai cánh của con chim phải phối hợp nhịp nhàng vậy. Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay từ khi hoạt động trong phong trào công nhân ở Pháp, Người đã nhận thấy một hố sâu ngăn cách giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động ''chính quốc'' với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với các dân tộc bị thống trị. Trong Đại hội Tua, thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi những người xã hội ủng hộ phong trào giải phóng ở các thuộc địa và lên án phái nghị viện đi theo đường lối cơ hội của Đệ nhị quốc tế, từ chối yêu cầu giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Trong nhiều tham luận tại các Đại hội quốc tế và các bài viết, Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, phê bình một cách kiên quyết và chân thành những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng Cộng sản chính quốc tuy thừa nhận 21 điều kiện của Quốc tế cộng sản, trong đó Điều 8 quy định các Đảng Cộng sản ở chính quốc phải ủng hộ và hoạt động một cách thiết thực giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc; nhưng trên thực tế hoạt động rất ít, do không nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, trong ''Chính cương vắn tắt'' do Nguyên Ái Quốc khởi thảo đã khẳng định: ''Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản''. Như vậy, bước đầu tiên của cách mạng Việt Nam là làm cách mạng tư sản dân quyền, tức là chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc vì theo phân tích hoàn toàn đúng đắn của Người thì ở Việt Nam, vấn đề dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết, giải phóng dân tộc là tiền đề giải phóng giai cấp (Hội nghị TW8, 5/1941), lợi ích giai cấp phụ thuộc vận mệnh dân tộc, nếu dân tộc chưa được độc lập thì giai cấp chưa được tự do, không thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Khi làm cách mạng vô sản giải phóng dân tộc xong, quyền quyết định thuộc về nhân dân thì sẽ tiến hành thổ địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản. Như vậy là, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng XHCN. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân và giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột. Vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân - điều đó phù hợp với xu thế thời đại. Sức mạnh đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam chính là mục tiêu dân tộc luôn thống nhất với mục tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng XHCN. Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để, tạo tiền đề cho bước chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Đây là quan điểm hết sức căn bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: chỉ có hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện để tiến lên CNXH và chỉ có cách mạng XHCN mới giữ vững được thành quả cách mạng giải phóng dân tộc, mới mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân, mới có độc lập dân tộc thực sự, mới có cách mạng triệt để. c. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp đều hướng tới mục tiêu giải phóng con người, vì con người: Giải phóng con người, vì con người là mục tiêu hoạt động tối cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tôi được độc lâp, dân tôi được tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…” Ba giai đoạn của cách mạng VIệt Nam được người xác định trong chính cương vắn tắt đó là làm cách mạng tư sản dân quyền để giải phóng nhân dân khỏi áp bức của thực dân, làm thổ địa cách mạng để nông dân (đại bộ phận quần chúng nhân dân) có ruộng để cày cấy, đi lên xã hội cộng sản cũng là để con người đạt tới xã hội mơ ước, tốt đẹp, lực lượng sản xuất phát triển cao, đời sống nhân dân ấm lo hạnh phúc, công bằng bác ái… Sở dĩ như vậy vì Bác quan niệm: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Bác luôn tin tưởng vào nhân dân, coi trọng nhân dân “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó, Người đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam trong sự thống nhất với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Bởi vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Ph. Ăng-Ghen đã nói: Những tư tưởng dân tộc chân chính... đồng thời cũng là nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25379.doc
Tài liệu liên quan