Viên chức Nhà nước là công chức: Bao gồm những người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cấp cơ sở, phường xã.
- Những người làm việc trong các bệnh viện, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách.
Những người làm việc tại sứ quán, lãnh sự quán của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài.
- Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc Phòng.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong bộ máy của cơ quan toà án các cấp.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ các chủ thể trong quản lý hành chính Nhà nước? ý nghĩa?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ các chủ thể trong quản lý hành chính Nhà nước? ý nghĩa?
Bài làm
Muốn phân biệt và làm rõ mối quan hệ các chủ thể trong quản lý hành chính Nhà nước trước hết chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chủ thể quản lý hành chính Nhà nước là gì?
Khi nói đến chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thể nói một cách dễ hiểu là "ai quản lý"?
Dưới chủ nghĩa xã hội xét về mặt chính trị xã hội, chủ thể quản lý đất nước là nhân dân lao động. Đảng ta chỉ rõ: "Công tác quản lý không phải là việc riêng của những người quản lý chuyên nghiệp mà là sự nghiệp của nhân dân". Nhà nước là người thay mặt cho dân, là công cụ mạnh mẽ nhất của nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị, có hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế khác. Do vậy về mặt pháp lý, chủ thể quản lý Nhà nước, là Nhà nước với hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước và các viên chức lãnh đạo và quản lý trong các cơ quan đó. Hay nói cách khác bao gồm hai chủ thể cơ bản (bộ máy hành chính Nhà nước và viên chức nhà nước).
1. Bộ máy hành chính Nhà nước theo hiến pháp năm 1992 quy định bao gồm các cơ quan:
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương.
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
+ Hệ thống các cơ sở trực thuộc bộ máy quản lý Nhà nước.
* Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương: bao gồm Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ trong đó.
Chính phủ theo như Điều 109 quy định Chính phủ là: cơ quan chấp hành của Quốc Hội là cơ quan hành chính cao nhất của CHXHCN Việt Nam.
* Thẩm quyền chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện việc chấp hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
- Thống nhất quản lý việc thực hiện văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại của Nhà nước.
* Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
- Gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
- Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc Hội.
- Chính phủ có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ vẫn tiếp tục làm việc, đến khi Quốc hội của khoá mới được bầu thì chính phủ cũ mới thôi hoạt động.
* Quyền hạn của Chính phủ: Ban hành các Nghị quyết, Nghị định đồng thời có quyền kiểm tra các cơ quan Nhà nước trong việc chấp hành chính sách pháp luật hiến pháp, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh nghị quyết Quốc hội.
- Thủ tướng chính phủ là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về mọi hoạt động của Chính phủ, đồng thời Thủ tướng có quyền xác định vai trò các thành viên Chính phủ, thủ tướng có quyền ra quyết định chỉ thị trong việc quản lý Nhà nước.
- Chính phủ và các thành viên của chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội có trách nhiệm trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội trong các kỳ họp Quốc hội.
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang bộ là cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên môn thực hiện chức năng ngành kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng và quản lý bao gồm các lĩnh vực kế hoạch, tài chính, lao động, khoa học kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc.
- Là các Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan chuyên môn theo chế độ một thủ trưởng gọi là Bộ trưởng hay chủ nhiệm uỷ ban.
- Là cơ quan trực thuộc Chính phủ bao gồm: Tổng cục du lịch, Tổng cục Thuế, Hải quan, Địa chính. Thủ tướng các cơ quan này không phải là thành viên của Chính phủ trong các cuộc họp của Chính phủ, họ không có quyền tham dự, không có quyền biểu quyết.
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ được chia làm 2 nhóm.
Nhóm 1: Các Bộ cơ quan ngang bộ quản lý ngành, chuyên môn như khoa học, kỹ thuật, sự ghiệp các bộ này lãnh đạo chỉ đạo toàn bộ các cơ quan đơn vị thực hiện về mặt quản lý hành chính Nhà nước, không can thiệp mà chỉ hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.
Nhóm 2: Các Bộ cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý chuyên môn tổng hợp: Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Thanh tra Nhà nước, các cơ quan này có liên quan đến các Bộ và chính quyền địa phương. Do đó các bộ này có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính Nhà nước, có thẩm quyền về chiều dọc "địa phương", chiều ngang "các bộ các ngành".
- Bộ trưởng các thành viên khác của Chính phủ là Thủ tướng, cao nhất của Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm cấp bộ và ngành.
Đồng thời chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về các lĩnh vực mà mình điều hành.
Trong quan hệ giữa các Bộ với nhau mối quan hệ phối hợp thực hiện nghĩa vụ quản lý Nhà nước không phải là mối quan hệ cấp trên với cấp dưới
Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương: là cơ quan tổ chức hành chính địa phương được xác định tổ chức ba cấp:
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Cấp xã, phường, thị trấn.
Trong mỗi một cấp lại có thẩm quyền chung gồm UBND các cấp vừa là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung là UBND các cấp vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên, nhưng vừa bị phụ thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước cung cấp.
* Cơ quan Hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn gồm các Sở, phòng ban, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước, có thẩm quyền cấp trên, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền chung cùng cấp.
Cơ quan hành chính Nhà nước địa phương có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi lãnh thổ địa phương mình. UBND do HĐNN bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhà nước có nhiệm kỳ hoạt động theo nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kế hoạch ngân sách, xã hội, giữ an ninh, củng cố quốc phòng địa phương, UBND có quyền thành lập, bãi bỏ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, giải quyết tố cáo, khiếu nại của dân, cơ quan có thẩm quyền chuyên môn địa phương gọi là ////// đối với huyện thực hiện với nguyên tắc phụ thuộc hai chiều, phụ thuộc vào cơ quan cấp trên và phụ thuộc vào người đứng đầu là Giám đốc Sở, trưởng ban, Chủ tịch UBND có quyền bổ nhiệm hay cách chức người đứng đầu quản lý chuyên môn.
Quản lý Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương không phải là một cấp quản lý thời gian mà là cơ quan giúp việc của UB thực hiện quản lý Nhà nước và địa phương.
- Các đơn vị cơ sở trực thuộc quản lý hành chính Nhà nước.
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, trường học, bệnh viện, đơn vị công an, quân đội các cơ quan này chỉ thực hiện quản lý hành chính Nhà nước đối với đơn vị cơ sở của mình, không phải là cơ quan hành chính Nhà nước độc lập.
- Nhiệm vụ của các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ cùng viên chức thuộc đơn vị mình đồng thời thông qua cơ quan này mà chính quyền quản lý hành chính Nhà nước hay địa phương thực thi nhiệm vụ quản lý mà các đơn vị này không thuộc địa phương không thuộc một ngành chuyên môn kỹ thuật cụ thể.
* Viên chức Nhà nước: Là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước: do tuyển dụng hay bổ nhiệm giữ một chức vụ nhất định hoặc bằng hoạt động của mình góp phần thực hiện một công cụ nhất định của Nhà nước được trả lương theo chức vụ hoạt động đó.
Là những người không trực tiếp làm ra của cải của mình bằng hoạt động của họ đảm bảo cho quá trình sản xuất các quá trình hoạt động khoa học kỹ thuật được thực thi.
Là những người làm việc ngoài quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội. Họ được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc mới được công nhận kết quả bầu cử nào đó của viên chức Nhà nước. Viên chức Nhà nước được hưởng lương từ NSNN.
Phân loại viên chức Nhà nước:
- Căn cứ vào tính chất công việc: viên chức Nhà nước là công chức và viên chức Nhà nước không phải là công chức.
Viên chức Nhà nước là công chức: Bao gồm những người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cấp cơ sở, phường xã.
- Những người làm việc trong các bệnh viện, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí … của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách.
Những người làm việc tại sứ quán, lãnh sự quán của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài.
- Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc Phòng.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong bộ máy của cơ quan toà án các cấp.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong bộ máy văn phòng Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp của UB thường vụ Quốc hội.
Viên chức không phải là công chức Nhà nước: Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
- Những người giữ chức vụ hành pháp, lập pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc HĐND bầu ra hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
- Hạ sĩ quan, sĩ quan trong //////////
- Những người làm việc theo chế độ tham tuyển, hợp đồng và những người đang tập sự chưa được xếp vào loại ngạch.
- Những người làm việc trong cơ quan của Đảng ND.
Dựa vào sự phân công lao động và đặc tính lao động mà phân chia công chức thành (viên chức lãnh đạo, viên chức chuyên môn, viên thừa hành KT)
Viên chức lãnh đạo: gồm những người giữ các chức vụ mà sản phẩm hoạt động chủ yếu của họ là ra các quyết định và tổ chức các quyết định của họ và chia thành hai nhóm
- Viên chức lãnh đạo đối với tư cách là người đứng đầu cơ quan tư cách pháp nhân (chủ tịch huyện)
- Viên chức lãnh đạo là người của các bộ phận cấu thành cơ quan có tư cách pháp nhân.
Viên chức chuyên môn: Là người làm nhiệm vụ công tác chuyên môn giúp viên chức lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ như việc chuẩn bị các phương án quy định, chuẩn bị thông tin cho viên chức lao động ra quyết định được chia thành 5 nhóm:
1. Chức vụ nông, lâm, ngư nghiệp.
2. Chuyên môn y tế, nghiên cứu khoa học.
3. Viên chức chuyên môn làm công tác y tế, nghiệp vụ kỹ thuật.
4. Chuyên môn công tác đối ngoại, quốc tế
5. Chuyên môn công tác đối ngoại pháp chế.
Viên chức thừa hành kỹ thuật: gồm những người làm công việc cụ thể, giúp viên chức lãnh đạo, viên chức chuyên môn chuẩn bị ra quyết định và thực hiện ra quyết định quản lý, chia ba loại: nhân viên làm công tác tính toán, kiểm tra, chuẩn bị tư liệu và công tác hành chính… )
Nguyên tắc hoạt động của viên chức Nhà nước
- VCNN phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.
- VCNN có thể bị ND trực tiếp hoặc gián tiếp bãi miễn nếu không đáp ứng được yêu cầu mà Nhà nước đề ra.
- VCNN đảm bảo một chức vụ Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động đó.
- VCNN không có đặc quyền, đặc lợi nào giành quy mô chỉ được hưởng quyền lợi quy định của Nhà nước.
Quyền hạn và nghĩa vụ của VCNN.
- Quyền hạn:
+ VCNN có quyền được học tập để nâng cao trình độ và có quyền thi tuyển lên chức vụ cao hơn nếu như trong công việc /////// đó có hình thức thi tuyển.
+ VCNN được /////// thời hạn cụ thể gọi là thẩm quyền và gắn một chức vụ được giao.
+ VCNN được hưởng các chế độ bảo trợ trong xã hội như: quy định của pháp luật.
* VCNN được khen thưởng do Nhà nước quy định.
Nghĩa vụ: VCNN có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, nhân dân, chính quyền nhân dân.
- VCNN có nghĩa vụ giữ bí mật Nhà nước, bí mật công vụ.
- VCNN có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước và nhân dân giao phó và được từ chối nhiệm mà đã giao, có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên.
* Từ phân tích chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trên ta có thể thấy rõ mối quan hệ của chủ thể Nhà nước như:
- Quan hệ giữa bộ máy Nhà nước và viên chức Nhà nước là mối quan hệ giữa một tổ chức và cá nhân.
- Tổ chức là một cơ quan có quyền lực được Nhà nước trao cho viên chức trao quyền, nếu viên chức hoạt động không tốt thì quyền lực Nhà nước không được thực thi, vì vậy viên chức rất quan trọng.
+ Quan hệ tổ chức cá nhân tổ chức tốt thì phải có viên chức tốt, trong viên chức có nhiều khác nhau nên xây dựng viên chức phải đồng bộ không được coi nhẹ một viên chức nào.
- Mối quan hệ chủ thể trong một bộ phận chủ thể
+ Bộ máy Nhà nước bao gồm:
Mối quan hệ dọc là mối quan hệ cấp trên/ cấp dưới; cấp dưới phụ tùng cấp trên.
Mối quan hệ ngang: Nếu NNTW các cơ quan bộ là mối quan hệ hợp tác hoạt động không phải là cấp trên/dưới.
Nếu Nhà nước địa phương các huyện với nhau là mối quan hệ hợp tác. Mối quan hệ dọc, cấp trên cấp dưới.
- Trong quan hệ ngang các chủ thể quản lý thì chủ tịch A, không lãnh đạo chủ tịch huyện B.
- Trong mối quan hệ ngang: NV kỹ thuật địa phương này với địa phương khác là hợp tác.
- Mối quan hệ VCNN: Một bên chỉ huy và một bên bị chỉ huy
Cơ quan hành chính cấp trên là người chỉ huy cqhc////// cấp dưới cho lên viên chức hành chính cấp chỉ huy viên chức hành chính cấp dưới.
Viên chức đứng đầu trong cơ quan pháp nhân chỉ huy toàn bộ các viên chức.
Quan hệ phối hợp: viên chức của các bộ phận trong một pháp nhân là một phối hợp.
ý nghĩa: Phải xây dựng chủ thể một cách toàn bộ, không được coi nhẹ để cùng nhau trách nhiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28360.doc