MỤC LỤC
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2
1.1. Khái quát quan niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 2
1.2. Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư 6
1.3 Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trường và phát triển kinh tế 11
1.3.1 Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế. 11
1.3.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng 15
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 18
2.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và đầu tư tròng vòng 5 năm trở lại đây – những kết quả đạt được 18
2.2 Tác động của Đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong hơn 20 năm qua: 34
2.3 Những tồn tại về tình hình đầu tư trong quá phát triển kinh tế của Việt Nam 38
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 46
3.1 Giải pháp chung cho đầu tư phát triển 46
3.2 Giải pháp thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài 47
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
50 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả cao trong phát triển dài hạn, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro. ở các nước mới thực hiện công nghiệp hoá, chính phủ đóng vai trò hỗ trợ chính trong phát triển khoa học và công nghệ. Hiện nay ở nước ta quy định sử dụng 2% tổng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhưng trong thực tế chỉ đạt 1%, (chiếm 0,2% GDP). Đây là một tỷ lệ rất thấp và bất hợp lý so với tỷ lệ 2,5-3% ở các nước công nghiệp phát triển .
Theo phân tích của Báo đầu tư thì nguyên nhân của đầu tư kém hiệu quả ở nước ta hiện nay, trước hết là do việc chọn và quyết định dự án đầu tư. Nếu thời kỳ 1991-1997, hệ số ICOR là 2,6 thì hiện nay đã tăng lên khoảng 8,0.
Cùng một đơn vị vốn có thể tạo ra những mức sản lượng rất khác nhau, phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất của một đơn vị vốn có thể giảm nếu việc quản lý lực lượng làm việc không hiệu quả hoặc không bảo đảm đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời cũng bị những ràng buộc về lực lượng lao động. Vì những lý do này mà mức sản lượng thu được từ một lượng vốn sẽ rất khác nhau giữa các nước. So sánh mang tính quốc tế về hệ số ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về vốn. Ví dụ, trong liên doanh liên kết đầu tư ở nước ta phần góp vốn đầu tư của nước chủ nhà thường tính bằng giá trị đất đai, nhà xưởng và thực tế ở nước ta giá đất quá đắt và thay đổi rất nhanh. Hoặc trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chi phí cho giải phóng mặt bằng chiếm một phần rất lớn và chi phí này tăng lên theo giá đất đai ... do vậy cũng gây khó khăn cho việc xác định giá trị đầu tư. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì hệ số ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia mà còn phải đặt ra cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng đơn vị kinh tế. Việc đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào thời điểm nào để đạt được hiệu qủa kinh tế cao là những vấn đề mà các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, xây dựng dự án đầu tư phải nghiên cứu kỹ.
Đầu tư và tăng trưởng đang trở thành vấn đề kinh tế quan trọng hiện nay của đất nước. Tăng thêm vốn đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đầu tư và tăng trưởng sẽ mang lại hiệu quả nếu có những giải pháp thích hợp
Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thông số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Chỉ so ICOR cao đồng nghĩa với hiệu suất kinh tế thấp, nói lên tính cách “tinh và gọn” của hệ thống.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, còn theo ước tính sơ bộ đến hết tháng 8 năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 - 8.5%, và dự kiến, năm 2009, mức tăng trưởng cao của Việt Nam cũng chỉ dừng ở 5,2%, do đó, hệ số ICOR luôn ở mức cao.
ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
Ngay từ năm 2007, khi hệ số ICOR của Việt Nam dừng ở mức 5-6, đã có những cảnh báo về sự lãng phí trong đầu tư và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn lực của Việt Nam.
Ông Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, đã phân tích: chỗ yếu của nền kinh tế nước ta là tăng trưởng kém chất lượng. Hệ số ICOR của nước ta trong các năm 2001-2007 là 5,2 nghĩa là cần 5,2 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Các nước làm giỏi, ICOR của họ thời kỳ đầu CNH là trên dưới 3.
Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á
Quốc gia
Giai đoạn
GDP (%)
Đầu tư/GDP
ICOR
Hàn quốc
1961 – 1980
7,9%
23,3
3,0
Đài Loan
1961 – 1980
9,7%
26,2
2,7
Indonesia
1981 – 1995
6,9%
25,7
3,7
Thái Lan
1981 – 1995
8,1%
33,3
4,1
Trung Quốc
2001 – 2006
9,7%
38,8
4,0
Việt Nam
2001 – 2006
7,6%
39,1
5,1
Nguồn World Bank
Năm 2007, vốn đầu tư thực hiện so với GDP là 45,6%, nếu hạ được hệ số ICOR xuống, bước đầu ở mức 4,5 thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã là 10%.
Dù các chuyên gia quan ngại và lên tiếng cảnh báo từ lâu nhưng, đến 2008, chỉ số ICOR Việt Nam lại vượt ngưỡng, lên mức 6,66. Và năm 2009, một lần nữa, chỉ số ICOR ở mốc mới. Theo tính toán của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 của Việt Nam đã lên tới 8, mức cao nhất từ trước tới nay.
Cho rằng chỉ số ICOR tuyệt đối chỉ mang tính tham khảo, vì có thể có sự khác nhau trong cách tính, tuy nhiên, ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế độc lập, quan ngại, chỉ so với năm 2008, hệ số ICOR năm 2009 đã tăng 17,5%. “Những nỗ lực của chúng ta trong việc nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn khiến tình hình kém hơn".
Điều này đồng nghĩa với việc trong cuộc "so găng" với các đối thủ trong khu vực, với thể trạng kinh tế yếu như hiện nay, nếu các nước chỉ cần một lần có thể nhấc được mục tiêu, thì Việt Nam phải tốn sức gấp đôi, thậm chí gấp ba.
ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn
Giai đoạn
ICOR
1991 – 1995
3,5
1996 – 2000
4,8
2001 – 2003
5,24
2004 – 2006
5,04
2007 – 2008
6,15
2009 (dự tính)
8
Nguồn TCTK
Đặt trong tương quan với việc Việt Nam tụt hạng về năng lực cạnh tranh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cũng như của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc hệ số ICOR tăng thể hiện rõ xu hướng đi xuống của nền kinh tế.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng hiệu quả. Đáng tiếc, soi vào thực tế Việt Nam , cả hai yếu tố đó đều có vấn đề.
Cụ thể: "Danh chính, ngôn thuận thì mọi việc làm mới thuận. Việt Nam nói là kích cầu, nhưng thực chất lại dùng kích cung để thông qua đó hy vọng đẩy cầu lên. Cầu có thật thì cung mới có thật. Trong bối cảnh khủng hoảng, các DN co cụm, kích cung chỉ có thể mang lại hiệu quả giới hạn. Rút cuộc, bỏ ra lượng vốn lớn, nhưng chúng ta không tăng được sự linh hoạt của thị trường, kéo theo đó là hiệu quả đầu tư giảm đi".
Đặc biệt, đối tượng thụ hưởng chính của các chính sách kích cầu của Chính phủ là khối các DNNN, khu vực vốn được nhiều ưu đãi và gây nhiều quan ngại cho các kinh tế gia Việt Nam
Đặt trong tương quan với việc Việt Nam tụt hạng về năng lực cạnh tranh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cũng như của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc hệ số ICOR tăng thể hiện rõ xu hướng đi xuống của nền kinh tế.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng hiệu quả. Đáng tiếc, soi vào thực tế Việt Nam , cả hai yếu tố đó đều có vấn đề.
Năm
Chỉ tiêu kinh tế
Đầu tư
2006
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính bằng 110,2% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 103%; thu từ dầu thô bằng 126%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3%; thu viện trợ bằng 148%. Chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán cả năm, bảo đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Bội chi ngân sách Nhà nước cả năm bằng mức dự toán cả năm, trong đó 74,2% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vay nước ngoài
Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%.
Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính từ đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu USD. Cũng đến thời điểm trên, còn có 486 lượt dự án được tăng vốn với số vốn tăng thêm 2,36 tỷ USD; tính chung cả cấp mới và tăng vốn đến 18/12/2006 đạt 9,9 tỷ USD và như vậy cả năm 2006 sẽ đạt trên 10 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006. Trong tổng vốn đăng ký thuộc các dự án ĐTNN được cấp phép năm nay, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,4%; dịch vụ chiếm 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,6%. Có 43 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới cấp phép trong năm 2006, trong đó có 12 tỉnh, thành phố có số vốn đăng ký từ 100 triệu USD trở lên. Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam trong năm 2006
2007
Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%), gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Xin-ga-po tăng 7,5%; Phi-li-pin tăng 6,6%; In-đô-nê-xi-a tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%).
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng 17,1%.
Trong vốn nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sánh nhà nước (gồm vốn dự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch năm, trong đó vốn do địa phương quản lý 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 107,2%, vốn trung ương quản lý đạt thấp hơn so với dự toán, chỉ bằng 92,2%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước tính 40,3 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức nhà nước khác khoảng 62,7 nghìn tỷ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD
2008
Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2008
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
Đóng góp của mỗi
khu vực vào tăng trưởng 2008
(Điểm %)
2006
2007
2008
Tổng số
8,23
8,48
6,23
6,23
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
3,69
3,40
3,79
0,68
Công nghiệp và xây dựng
10,38
10,60
6,33
2,65
Dịch vụ
8,29
8,68
7,20
2,90
Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007 và 2006, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp hơn mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007 ngành này tăng ở mức 12%. Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn mức tăng 8,7% của năm trước.
Xét theo các yếu tố sử dụng GDP năm 2008 thì tốc độ tăng của tích luỹ tài sản cố định, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu theo giá so sánh 1994 đều giảm so với mức tăng của năm 2007. Tốc độ tăng tích lũy tài sản cố định năm 2008 giảm mạnh, từ mức 24,4% của năm 2007 xuống còn 4,1%. Tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng năm 2008 giảm cả ở khu vực nhà nước và hộ gia đình so với tốc độ tăng của năm 2007, trong đó tiêu dùng cuối cùng của khu vực nhà nước giảm từ 8,9% năm 2007 xuống 7,5% năm 2008; tốc độ tăng tiêu dùng của khu vực hộ gia đình giảm từ 10,7% xuống còn 8%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2008 theo giá so sánh tăng thấp so với năm 2007, chỉ ở mức 5,6%. So với GDP, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ bằng 69,5% và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bằng 84%. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam hiện đang là nền kinh tế có độ mở lớn và tốc độ mở nhanh, do đó dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của thị trường thế giới.
GDP tính theo giá thực tế năm 2008 tăng cao; với mức tăng trưởng và tăng giá khác nhau ở ba khu vực nên cơ cấu kinh tế năm 2008 tăng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giảm ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ là tạm thời trong bối cảnh đặc biệt của năm 2008 với sự tăng chậm lại của khu vực công nghiệp, xây dựng và giá nông lâm thuỷ sản tăng cao. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008
Nghìn tỷ đồng
Cơ cấu (%)
So với cùng kỳ năm trước (%)
TỔNG SỐ
637,3
100,0
122,2
Khu vực Nhà nước
184,4
28,9
88,6
Khu vực ngoài Nhà nước
263,0
41,3
142,7
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
189,9
29,8
146,9
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 100,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 102,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 2881,4 tỷ đồng, bằng 172,9%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 6612,6 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 451,1 tỷ đồng, bằng 102,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1132,5 tỷ đồng, bằng 101,1%; Bộ Công Thương đạt 237,7 tỷ đồng, bằng 100,3%; Bộ Y tế đạt 932 tỷ đồng, bằng 100%; riêng Bộ Xây dựng chỉ đạt 219,9 tỷ đồng, bằng 62,6%.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 66,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,1% kế hoạch; Hà Nội đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4%; Đà Nẵng đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng 108,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,9%; Nghệ An đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, bằng 107,1%; Hải Phòng đạt 1458,5 tỷ đồng, bằng 103,5%; Bình Dương đạt 1291,8 tỷ đồng, bằng 104,6%; Lâm Đồng đạt 1200,9 tỷ đồng, bằng 152,3%.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Bình quân vốn đăng ký của một dự án năm nay đạt 51,5 triệu USD, tăng 39 triệu USD so với mức bình quân 12,5 triệu USD/dự án của năm 2007. Trong tổng số dự án được cấp phép mới trong năm 2008, các dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Vốn đầu tư nước ngoài trong các dự án được cấp giấy phép mới năm nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 32,6 tỷ USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký; dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 252,1 triệu USD, chiếm 0,4%.
Năm 2008 cả nước có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án được cấp phép mới, trong đó Ninh Thuận có số vốn đăng ký dẫn đầu với 9,8 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD, chiếm 15,5%; thành phố Hồ Chí Minh 8,9 tỷ USD, chiếm 14,7%; Hà Tĩnh 7,9 tỷ USD, chiếm 13,1%; Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, chiếm 10,3%; Phú Yên 4,3 tỷ USD, chiếm 7,2%; Hà Nội 3,1 tỷ USD, chiếm 5,1%.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Ma-lai-xi-a là nhà đầu tư lớn nhất với 14,9 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Đài Loan 8,6 tỷ USD, chiếm 14,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, chiếm 12,1%; Xin-ga-po 4,5 tỷ USD, chiếm 7,4%; Bru-nây 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 7%.
2009
Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
- Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.
- Hai là, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2009 theo giá so sánh 1994
2008
2009
Tổng số
6,18
5,32
A. Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
4,07
1,83
Công nghiệp và xây dựng
6,11
5,52
Dịch vụ
7,18
6,63
B. Phân theo quý trong năm
Qúy I
7,49
3,14
Qúy II
5,72
4,46
Qúy III
5,98
6,04
Qúy IV
5,89
6,90
Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5%; khu vực ngoài Nhà nước 278 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009
Nghìn tỷ đồng
Cơ cấu (%)
So với cùng kỳ năm trước (%)
TỔNG SỐ
704,2
100,0
115,3
Khu vực Nhà nước
245,0
34,8
140,5
Khu vực ngoài Nhà nước
278,0
39,5
113,9
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
181,2
25,7
94,2
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 153,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 106,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 63,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,8% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 3715,9 tỷ đồng, bằng 125,8%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 10924,6 tỷ đồng, bằng 113,9%; Bộ Công Thương đạt 252,2 tỷ đồng, bằng 106%; Bộ Y tế đạt 1065,1 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 787,2 tỷ đồng, bằng 102,5%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 541,1 tỷ đồng, bằng 100,5%; riêng Bộ Xây dựng mới đạt 828,5 tỷ đồng, bằng 91,9% kế hoạch năm 2009.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 89,9 nghìn tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% kế hoạch; Hà Nội đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, bằng 91,7%; Đà Nẵng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, bằng 113,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,5%; Bình Dương đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, bằng 106,4%; Thừa Thiên - Huế đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 214%; Hà Tĩnh đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,2%; Hải Phòng đạt 2 nghìn tỷ đồng bằng 117,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký của 839 dự án được cấp phép mới đạt 16,3 tỷ USD (giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.
Trong năm 2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 2,2 tỷ USD, chiếm 13,6%.
Trong năm 2009, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới, trong đó một số nhà đầu tư lớn là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký mới là 5,9 tỷ USD chiếm 36,4% tổng vốn đăng ký mới; Đảo Cay-man 2 tỷ USD, chiếm 12,3%; Sa-moa 1,7 tỷ USD, chiếm 10,4%; Hàn Quốc 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 9,8%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký tăng thêm năm 2009, Hoa Kỳ dẫn đầu với 3,9 tỷ USD, chiếm 75% tổng vốn đăng ký tăng thêm.
Năm 2009 cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại việt nam.doc