Tiểu luận Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 Chủ nghĩa yêu nước với tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa bị mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cốngản phải nắm lấy và phát huy, không để rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản.

 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đến Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước truyền thống đẫ phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25897 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Thị Hoa Họ và tên sinh viên: Mã Thị Hoa Quỳnh Ngày tháng năm sinh: 18/04/1990 MSSV: CQ502179 Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh (2009) _40 Khoá: 50 Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2010 Phần I: Đặt vấn đề Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm, đất nước ta đang đổi mới từng ngày, nhân dân ta đang sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và chúng ta không thể quên được người đã tìm ra con đường để nhân dân ta có được cuộc sống ngày hôm nay. Đúng vậy, cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã dành cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Khác với các con đường cứu nước trước đó độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa phong kiến của ông cha ta hay với chủ nghĩa tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, sau khi giành được độc lập cần xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, như Người đã từng nói: “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một vấn đề cần thiết của những chủ nhân tương lai đất nước như chúng ta. Phần II: Giải quyết vấn đề I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.Cơ sở lý luận Một là, trước khi đến với chủ nghĩa Mác_Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm, tìm hiểu những tư tưởng dân chủ tư sản Pháp và Mĩ: Các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã tác động mạnh đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính người đã từng nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ tự do, bình đẳng, bác ái… thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu sau những từ ấy”. Hồ Chí Minh đã từng nhắc đến bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776) và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1791) về quyền bình đẳng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp cũng chỉ rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Hai là, Tư tưởng tiểu tư sản như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Ba là, chủ nghĩa Mác_Lênin là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac_Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hoá những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưỏng, văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. 2.Cơ sở thực tiễn Thứ nhất, xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản được dấy lên nhưng đều bị thất bại. Dan tộc Việt Nam đứng trước tình trạng, khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Thứ hai, xuất phát từ quá trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911 – 19920) qua nhiều châu lục, nghiên cứu một cách sâu sắc xã hội tư bản, xã hội thuộc địa, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cuộc cách mạng tư sản Mỹ, cách mạng tư sản Pháp (1971), nhất là những năm lăn lộn trong phong trào lao động ở Pháp và hoạt động với những nhà cách mạng từ những nước thuộc địa Pháp. Hồ Chí Minh đã hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc: “Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản đâu đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức bóc lột, đầy đoạ”. Thứ ba, xuất phát từ xu thế của thời đại, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi trên toàn thế giới được mở ra từ cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tư duy của Người về mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam, nhất là khi Người được tiếp cận với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tại Đại hội Tua (12- 1920) đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac_Lênin, từ người yêu nước thành người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Như vậy, bằng một cuộc khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận trên bình diện rộng lớn ở trong nước và trên thế giới, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mac_Lênin, nhận rõ con đường cứu nước, con dường cách mạng của dân tộc, Người kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. II.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 1.1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Quan niệm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản được thể hiện trong những luận điểm cơ bản sau đây: Một là, độc lập dân tộc phải là độc lập dân tộc thực sự, độc lập hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”.Hồ Chí Minh là người đã đưa ra chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống , là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng, nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Viêtn Nam tự giải quyết. Nhân dân Viêt Nam không chấp nhận sự can thiệp bất cứ hình thức nào. Theo Hồ Chí Minh quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, là trên hết, dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được quyền độc lập ấy. Hai là, giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng. “Nếu nước được độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Độc lập dân tộc phải được đặt trong khối thống nhất bền vững, đoàn kết chặt chẽ của các tộc người, các miền tổ quốc, giữa các tôn giáo và tất cả các giai cấp, tầng lấp nhân dân yêu nước, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài . Ba là, độc lập dân tộc trong hoà bình chân chính Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu, chủ động tích cực bày tỏ ước vọng và tìm mọi giải pháp cho sự nghiệp bảo vệ hoà bình, hết sức tránh xung đột, tránh chiến tranh. Năm 1946 Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chủ động ký hiệp định sơ bộ ngày 6 – 3, rồi chính Người ký tạm ước 14 – 9 với chính phủ Pháp với mong muốn giải quyêt cuộc tranh chấp bằng con đường hoà bình. Khi thực dân Pháp khiêu khích gây xung đột, Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân Việt Nam kiên trì thi hành những điều khoản đã ký trong tạm ước. Đồng thời Người cũng kêu gọi những người Pháp vì lợi ích của hai dân tộc Việt – Pháp mà chấm dứt những hành động khiêu khích. Khi chiến tranh nổ ra trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh luôn bày tỏ mong muốn sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc cuộc chiến tranh, lập lại hoà bình, tránh làm tổn hại tiền của, xương máu của hai dân tộc. Bốn là,kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa yêu nước với tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa bị mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cốngản phải nắm lấy và phát huy, không để rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đến Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước truyền thống đẫ phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: quyền tự do, độc lập là bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sang của Hồ Chí Minh. 1.2.Quan niệm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội bao gồm: Một là, chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sang tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế đọ về công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Ba là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá đậo đức, trong đó người với người là ban bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Bốn là,chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi. Năm là, chủ nghĩa xã hội là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của đảng. Tóm lại, quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, gắn liền nhau, phản ánh mối quan hệ cách mạng không ngừng, một quá trình vận động lien tục của lịch sử cáchmạng Việt Nam, gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn ứng với mỗi nhiệm vụ nhất định của tiến trình phát triển. Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng : Việt Nam làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” nhằm “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến” ,“làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập” , “dựng ra chính phủ công nông binh” để đi lên chủ nghĩa xã hội. 2.Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1.Giành độc lập dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội Giành độc lập dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội, điều này khác với các bậc tiền bối yêu nước trước đó, họ mới chỉ đề cập đến việc giành độc lập dân tộc mà chưa gắn bó giữa độ lập dân tộc với tiến bộ xã hội, với chủ nghĩa xã hội. Để có độc lập thật sự cho dân tộc, tự do, hạnh phúc, hoàn toàn cho nhân dân không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản, là một trong những “cái cánh” của cách mạng vô sản. Gắn cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam với cách mạng thế giới, đưa dân tộc ta vào quỹ đạo của thời đại, đưa cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là một phát hiện, một sang tạo lớn về con đường phát triển cách mạng ở các nước thuộc địa nửa phong kiến. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phù hợp với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội được mở đầu từ cách mạng tháng Mười Nga (1917). Tư tưởng đó được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn của nó cho đến hôm nay. Đại hội Đảng X đã một lần nữa khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2.Giành độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội Thứ nhất, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác_Lênin về vấn đề giải phóng dân tộc và giai cấp: phải giải phóng giai cấp trước thì mới giải phóng được dân tộc và vấn đề giải phóng dân tộc phải phụ thuộc vào vấn đề giải phóng giai cấp. Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản Mác_Ăngghen đã chỉ rõ “hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”. Lênin cũng cho rằng cần phải ưu tiên đặt vấn đề giải phóng giai cấp vô sản trước: “ Các dân tộc phải sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì sự giải phóng giai cấp vô sản, chống chủ nghĩa thực dân thế giới”. Thứ hai, theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc và giai cấp: Vận dụng sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác_Lênin và điều kiện thuộc địa. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc trước, coi việc giành độc lập dân tộc là nhiêm vụ hang đầu, còn giải phóng giai cấp từng bước thực hiện. Về vi mô Hồ Chí Minh đặt vấn đề ở một dân tộc thuộc địa thì phải giải quyết vấn đề dân tộc trước, giành độc lập dân tộc thành nhiệm vụ hang đầu. Điều đó có nghĩa quan niệm của Hồ Chí Minh trái với chủ nghĩa Mác_Lênin vì đối với vĩ mô thế giới Bác có tư tưởng thống nhất với chủ nghĩa Mác_Lênin, Hồ Chí Minh từng nói: “Chỉ có thể giải phóng giai cấp vô sản thì mới có thể giải phóng dân tộc”, hai nhiệm vụ đó là nhiệm vụ của cách mạng thế giới, của giai cấp vô sản . Người nhấn mạnh : “Sự cải biến lối này hay lối khác là tuỳ vào hoàn cảnh từng nơi, từng lúc”. Theo Hồ Chí Minh, quá trình cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ và giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. a.Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ Xuất phát từ điều kiện xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến mà từ đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc, xác định mục tiêu trực tiếp, cốt yếu của cách mạng Việt Nam là giành độc lập dân tộc, nhưng không quên nhiệm vụ dân chủ, trong khi thực hiện nhiệm vụ dân chủ, trước hết phải nhằm phục vụ nhiệm vụ dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Cương lĩnh chính trị đầ tiên Hồ Chí Minh chủ trương: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng”. Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5 – 1941) xác định hơn bao giờ hết vấn đề dân tộc giải phóng, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc lúc này cao hơn hết thảy. “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh xác định: “Về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại thống nhất và độc lập hoàn toàn”. Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn dân tộc nổi lên hang đầu cần phỉa giải quyết trước tiên, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết của cách mạng. b.Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, biến Việt Nam thành một nước có lực lượng sản xuất hiện đại, văn hoá tiên tiến, nhân dân làm chủ. Như vậy, hai giai đoạn cách mạng nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ giai đoạn trước hoàn thành tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vủa giai đoạn sau và không ngừng phát triển theo một quy luật dẫn tới mục đích. 2.3.Xây dựng chủ nghĩa xã hội là tạo những cơ sở giữ vững và phát triển độc lập dân tộc Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là làm cho cách mạng dân tộc dân chủ được tiến hành triệt để; đồng thời tạo ra những cơ sở đảm bảo cho nền độc lập dân tộc được giữ vững và ngày càng củng cố, phát triển. Với các thiết chế kinh tế, chính trị và nền tảng tinh thần riêng, chủ nghĩa xã hội có khả năng vận động phát triển lien tục, bảo vệ vững chắc các thành quả cách mạng của nhân dân và nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh đã thực hiện việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hía, xã hội. 3,Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam 3.1.Phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Để tập trung sức mạnh toàn dân giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh…” và Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, chủ trương, mục đích đúng đắn. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác_Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hnàh động. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, với Hồ Chí Minh đó là một nguyên tắc. Vì vậy Đảng phải thường xuyên củng cố, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, có đủ phẩm chất và năng lực áo ứng yêu cầu của cách mạng. 3.2.Phải xây dựng, củng cố, tăng cường liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Theo Hồ Chí Minh cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là sự nghiệp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cho nên Người chủ trương vận động sự tham gia tuyệt đối của đại bộ phận các thành phần trong cộng đồng dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân. Bộ phận trung tâm trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân, nông dân và khối liên minh công nông do giai cấo công nhân lãnh đạo. Bên cạnh hai động lực chính của cách mạng là công – nông. Hồ Chí Minh hết sức chú trọng đến việc liên minh với các giai cấp, các tầng lớp trong cộng đồng dân tộc như tri thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, cả một bộ phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước. Việc sắp xếp, bố trí các lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh vừa đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác_Lênin, vừa phù hợp với dân tộc Việt Nam. 3.3.Cách mạng Việt Nam phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới Khi đến với chủ nghĩa Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng dắn thì cũng là lúc Hồ Chí Minh gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lập, tự cường, đồng thời phải tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng và các lực lượng tiến bộ thế giới, phải có trách nhiệm với phong trào giải phóng dân tộc dân chủ và tiến bộ trên thế giới Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh: trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nhờ đoàn kết với cách mạng trên thế giới mà cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hết lòng, hết sức ủng hộ. III.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội VI của Đảng đã mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Đai hội đã rút ra những bài học lớn trong đó đầu tiên là “ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta..”. Đại hội VII, VIII, IX, X tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới do Đại hội VI chua Đảng khởi xướng và một lần nữa khẳng định: “ Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thực hiện đổi mới Đảng ta khẳng định: “Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng hiệu quả hơn”. Đổi mới không phải xã rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac_Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới. 2.Thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đổi mới là thực hiện sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong đổi mới như Đảng ta khẳng địnhlà thực hiện sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và nảo vệ tổ quốc. Qua 20 năm đổi mới đất nước ta đa ra khổi khủng hoảng kinh tế xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao… Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sang tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhân thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sánh tỏ hơn; hệ thống quan điểm về lý luận, về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tiếp tục soi sáng là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Phần III: Kết luận Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31677.doc
Tài liệu liên quan