Tiểu luận Mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu mỏ và đồng USD

Căn cứ vào diễn biến đồng USD trong thời gian vừa qua (giảm giá so với 13 trong số 16 đồng tiền mạnh của thế giới), nhiều chuyên gia kinh tế coi đó là dấu hiệu suy giảm kinh tế Mỹ. Hơn nữa, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể cắt giảm lãi suất trong năm 2007, trong khi ngân hàng TW các nước lớn như ở châu Âu Nhật Bản, Anh đang thắt chặt tiền tệ. Điều đó sẽ khiến cho đồng USD trở nên kém hấp dẫn vì các nhà đầu tư sẽ muốn nắm giữ những đồng tiền có lãi suất cao hơn chứ không phải đồng USD.

docx25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu mỏ và đồng USD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trữ tại các nhà băng Mỹ). Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bán vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá vàng dao động quanh ngưỡng 35USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng. Năm 1971, Mỹ ngừng bán vàng ra thị trường thế giới. Để đáp lại, các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) buộc phải bán lượng USD đang dự trữ đề mua vàng trên thị trường thế giới. Hệ quả là đã đẩy giá dầu tăng lên gấp chục lần lên mức 40USD/thùng và vàng là 850 USD/ounce (tính theo thời giá hiện nay là khoảng 2500 USD/ounce). Đây được đánh giá là một cú sốc lớn đối với nền tài chính thế giới, là hệ quả của việc gỡ bỏ hệ thống bản vị vàng ra khỏi đồng USD trong tháng 8/1971 của tổng thống Mỹ Richard M Nixon. Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ này một cách đơn giản như sau: Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ… có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị. Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu và một lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu. Giá dầu đạt mức kỷ lục 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006. Mức kỷ lục này cao hơn 39% so với mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng (ngày 26/10/2004) và trên 10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85 USD/thùng vào ngày 27/8/2005. Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó cũng không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn cung hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự trữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517 USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng 1 tháng. Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức 675 USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 – 2006. Một biến động chưa từng có trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần 23% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là chính phủ các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bơm vốn mạnh mẽ của các Chính phủ khiến gia tăng sự thâm hụt ngân sách nặng nề. Ở đây ta hãy khoan bàn đến vấn đề thâm hụt ngân sách Chính phủ, mà chỉ đánh giá tác động của việc bơm tiền cứu nền kinh tế. Trước hết, các gói hỗ trợ kinh tế có mặt tốt là thúc đẩy sự thanh khoản của thị trường, cung ứng vốn cho các lính vực sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, viêc tăng cung tiền khi nền kinh tế chưa “hấp thụ” được đã khiến đồng USD bị giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR, đồng Yên Nhật. Điều này dĩ nhiên gây nên mối lo ngại sâu sắc đối với các nước OPEC và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn. Nhận định thị trường vàng thế giới và Việt Nam Xu hướng giá cả hiện nay, giá vàng thế giới chưa có xu hướng dừng lại mà vẫn trên đà tăng mạnh. Khi nền kinh tế khủng hoảng và bất ổn, vàng vẫn là một tài sản an toàn để cất giữ đối với các Chính phủ. Biểu đồ giá vàng thế giới trong năm 2009, các khói kích thích tăng trường kinh tế của Mỹ và các nước đang dần phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, hệ quả từ các gói kích vô hình chung cũng kéo “lạm phát” quay đầu trở lại. Hơn nữa, nhu cầu về năng lượng gia tăng cũng là một nhân tố kéo giá vàng tăng. Bên cạnh đó, một thống kê khác từ cơ quan thông tin năng lượng Mỹ thì nhu cầu sử dụng năng lượng của Mỹ hiện nay đã giảm trung bình khoảng 800.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Trước đó cơ quan năng lượng quốc tế IEA đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới sẽ tăng trong những tháng cuối năm 2009 nhưng nguồn cung ứng dầu cũng sẽ tăng tương ứng. Nếu điều này xảy ra thì diễn biến của giá vàng càng khó dự đoán. Theo ý kiến cá nhân của người viết thì hiện thời giá vàng tăng là quá nóng và nó không xuất phát từ yếu tố cung – cầu thực. Bởi các nguyên nhân chính sau: - Theo Báo cáo thống kê Quý 2 của Hội đồng Vàng thế giới (World Gold Council) cho thấy nhu cầu đầu tư vàng vật chất thế giới sụt giảm 9% trong khi nguồn cung vàng lại tăng 14% so với năm 2008. Vì vậy, giá vàng thế giới hiện tăng trên ngưỡng 1000 USD/ounce không xuất phát từ chênh lệch cung – cầu. - Đợt tăng giá vàng lên 1000 USD/ounce sau khi vàng vượt qua ngưỡng 970 USD/ounce một phần do sự “đón đầu” nhu cầu tiêu thụ vàng trong mùa lễ hội của Ấn Độ và nhu cầu vàng cuối năm của Trung Quốc và một số nước châu Âu. Khi giá vàng tăng, nó kéo theo nhu cầu đầu cơ của các tổ chức đầu cơ và các quỹ đầu tư và cùng kéo giá vàng lên cao. Gần đây thông tin thông tin các nước OPEC đang xem xét việc từ bỏ định giá dầu bằng tiền USD sang một loại ngoại tệ khác,ví dụ như EUR cũng khiến các nhà đầu tư tin rằng đồng USD sẽ mất giá và tất yếu vàng sẽ tăng giá. Thực tế cho thấy, một lượng tiền lớn được Chính phủ Mỹ đổ ra để cứu nền kinh tế cũng tạo ra áp lực lớn khiến đồng USD hiện đang trượt giá so với một loạt ngoại tệ mạnh khác như đồng EUR, đồng Yên… Tuy nhiên, sẽ bất ngờ nếu như đà giảm giá của đồng USD bị chậm lại và đổi chiều. Khi này, các nhà đầu cơ vàng sẽ nhanh chóng bán vàng ra, khi đó giá vàng sẽ giảm và trở lại đúng giá trị cung – cầu. Như vậy, có thể thấy, việc đầu tư vàng trong thời điểm hiện nay là tương đối rủi ro. Theo nhận định của người viết, giá vàng hiện tại là cao và không xuất phát từ quy luật cung – cầu. Cố gắng đi tìm mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu, và giá USD sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan và đưa ra cách giải thích hợp lý cho sự biến động giá vàng trong thời gian tới. Một nguyên nhân khiến vàng tăng giá Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, trào lưu dehedging của các công ty khai mỏ xuất hiện như một yếu tố cơ bản thúc đẩy giá vàng tăng cao. Tổng khối lượng vàng mà các công ty khai thác mua lại trong quý 3 đã đạt tới con số 105 tấn. Điều này đóng vai trò hết sức quan trọng, giải thích cho đà tăng đạt tới $50/oz của kim loại quý. Mặc dù khối lượng vàng mua lại của hai công ty khai thác mỏ hàng đầu thế giới là Anglo Gold Ashanti và Barrick Gold được dự định là sẽ tăng cao, song hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể nào được công bố cả. Có thể nhận thấy, trong quý cuối của năm 2009, giá vàng đã thiết lập mức tăng đạt gần $200/oz. Ông Rozanna Wozniak, giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư của World Gold Council nhận xét: Theo Hội đồng Vàng Thế Giới (WGC), nếu khối lượng vàng biến mất khỏi các hợp đồng phòng vệ trong quý 1 và quý 2 của năm 2009 chỉ là 1 và 31 tấn thì con số này đã đạt tới 105 tấn trong quý 3/2009. Có lẽ công bố Barrick Gold đã trở thành một trong những sự kiện gây được nhiều sự chú ý nhất. Công ty khai thác hàng đầu thế giới này cho biết họ sẽ chấm dứt hoàn toàn các hợp đồng bán vàng chỉ trong thời gian 1 năm. Cụ thể là, trong quý 3 vừa rồi, Barrick Gold đã chi ra một khoản tiền lớn để mua lại 2.50 triệu oz vàng. Còn tính từ thời điểm đầu quý 4 đến giờ, công ty này vẫn tiếp tục hoạt động dehedging các hợp đồng phòng vệ với số lượng lên tới 2.9 triệu oz. Cùng với 0.48 triệu oz vàng mà AngloGold Ashanti đã mua lại từ các ngân hàng và đà giảm về số lượng vàng cung cấp bởi các công ty sản xuất, hoạt động dehedging trên toàn cầu leo cao tới 3.18 triệu oz. Điều này khiến cho kho dự trữ phòng vệ của thế giới giảm xuống còn 11.55 triệu oz tính đến cuối tháng 9. Một chuyên gia phân tích thị trường vàng của GFMS tại Luân Đôn cho biết: “Thanh khoản tính theo thị giá trong quý 3 của công ty khai thác này dường như không mấy khả quan với con số 4.5 tỷ đô la. Như vậy là kể từ quý 2/2009 đến nay, hãng khai thác AngloGold Ashanti đã kiếm thêm được 1,7 tỷ đô la. Điều này cho thấy giá mà các nhà sản xuất đưa ra đang cố đuổi kịp giá vàng giao ngay trung bình trên thị trường nhờ mức tăng 4% trong quý 3, chạm mốc $943.81/oz. Các nhà đầu tư lại cho hay hiện tượng de-hedging sẽ còn tiếp tục trong lâu dài. Jeffrey Rhodes, giám đốc điều hành của INTL Commodities DMCC tại Dubai nhận xét: “Một khi bạn tiến hành de-hedging thì chắc hẳn bạn sẽ được chứng kiến cảnh giá vàng leo cao.” “Hoạt động dehedging của các công ty khai thác được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng cao. Ban đầu các công ty này duy trì hoạt động khai thác và sản xuất với mong muốn giá vàng sẽ đi xuống. Song sau đó, họ đã sớm nhận ra xu hướng leo cao của kim loại quý và tìm đến với biện pháp deheging. Nhìn chung, tính đến thời điểm này, các công ty khai thác vẫn duy trì hoạt động mua lại các hợp đồng phòng vệ trước đó.” Mối quan hệ ngược chiều giữa vàng/USD sẽ kéo dài trong bao lâu và mạnh như thế nào? Tâm lí ưu tiên đầu tư vào các tài sản rủi ro cũng tăng lên từ khi Fed công bố mùa xuân này sẽ triển khai mua lại trái phiếu chính phủ, do vậy các chỉ số chứng khoán đã tăng, Đôla từ nước ngoài ngừng đầu tư để tập trung vào các thị trường chứng khoán trong nước”Điều này gây áp lực lên đôla trong khi đó các biện pháp của các ngân hàng TW trên thế giới lại làm dấy lên nỗi lo lạm phát dài hạn. Vàng lại được mua làm kênh phòng thủ. DầU VÀNG Dầu là đầu vào quan trọng cho sản xuất, khi giá dầu thay đổi, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nhiều quốc gia. Điều này giải thích vì sao Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm các nền kinh tế không lớn, nhưng lại có tiếng nói rất lớn trên các diễn đàn thế giới. Do dầu có vai trò quan trọng như vậy, nên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức đầu cơ vào dầu thông qua hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi kinh tế phát triển không ổn định, nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào vàng và dầu để bảo vệ tài sản của mình. Trên phương diện đầu cơ này, có thể nói, dầu và vàng là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau, giá cả của chúng có xu hướng biến động cùng chiều. Tuy nhiên, khác với vàng, vai trò của dầu với tư cách là hàng hoá cũng rất lớn, lớn hơn cả vai trò là hàng hoá để đầu cơ. Trong tình hình suy thoái hiện nay, nhu cầu về dầu với tư cách là một hàng hóa (nhiên liệu) bị giảm sút quá mạnh do hoạt động sản xuất - kinh doanh bị thu hẹp. Trong khi đó, các nước sản xuất dầu vẫn phải sản xuất, vì họ phụ thuộc nặng vào nguồn thu từ dầu. Điều này làm cho giá dầu giảm. Tóm lại, khi kinh tế phát triển bình thường thì giá dầu và vàng có xu hướng biến động cùng chiều. Nhưng khi kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng (như hiện nay) dẫn tới nhu cầu về dầu với tư cách đầu vào cho sản xuất bị giảm sút quá mạnh, thì giá dầu có thể thoát ly khỏi giá vàng. Giá vàng và giá trị của đồng đô la luôn có mối quan hệ ngược chiều. Khi đồng đô la tăng, giá vàng giảm và ngược lại. Tương quan này nảy sinh do khi nền kinh tế tiềm ẩn nhiều bất ổn, các nhà đầu tư lại coi vàng là một nơi trú ẩn an toàn cho hoạt động đầu tư của mình, coi vàng sẽ là công cụ phòng vệ giúp họ tránh khỏi sự mất giá của tiền tệ cũng như tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Trong vòng 50 năm qua, giá vàng và giá dầu thường song hành với nhau. Nhiều nhà phân tích cho rằng, chính giá dầu là nhân tố tạo ra chiều hướng thúc đẩy giá vàng tăng cao. Ngoài ra, giá vàng và giá dầu đều chịu sự tác động của một khuynh hướng chung, dài hạn - đó là lạm phát tiền tệ. Dưới cùng một hệ thống tiền tệ hiện hành, khuynh hướng giá dài hạn của vàng và dầu sẽcó chung một chiều hướng tương tự vì lạm phát là nhân tố điều khiển cả hai thị trường. Diễn biến giá vàng và giá dầu từ năm 1986 đến 2005 cho thấy, giá dầu đã tăng lên gần gấp 3 lần kể từ cuối năm 2001, giá vàng cũng tăng lên gấp đôi. Tỉ lệ giữa giá vàng và dầu dao động trong phạm vi từ 15 đến 20% hầu hết trong giai đoạn 1986-1999 (ngoại trừ một số thời điểm vào năm 1990 và năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á). Tỉ lệ này đã giảm mạnh bắt đầu từ năm 2001, xuống dưới 10% vào năm 2004 và đến mức thấp hơn là khoảng 8,5% vào năm 2005. Giá vàng và giá dầu từ năm 2001 đến nay có xu hướng gần như song song và theo chiều hướng đi lên. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu và một lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu. Giá dầu đạt mức kỷ lục khi lên tới mức 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006. Mức kỷ lục này cao hơn 39% so với mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng (ngày 26/10/2004) và trên 10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85 USD/thùng vào ngày 27/8/2005. Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó cũng không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn cung hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự trữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517 USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce-mức cao nhất trong vòng 26 năm qua, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng 1 tháng. Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce-lên mức 675 USD/ounce vào nửa cuối tháng 7-2006. Một biến động chưa từng có trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần 23% so với thời điểm đầu năm.Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Nước Mỹ với lượng cung tiền cao chưa từng có, mức thâm hụt tăng lên gấp ba và các khoản nợ chồng chất đã khiến đồng USD giảm giá từ năm 2001. Đối với các nước xuất khẩu dầu và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn, thì đây là điều bất lợi. Điều dễ hiểu là họ sẽ tìm cách phân tán bớt đồng USD đổi lấy ngoại tệ khác có ưu thế như đồng Euro. Một loạt các động thái xuất hiện tại các nước xuất khẩu dầu mỏ khi Tổng thống Nga V. Putin và Tổng thống Vênêzuêla Hugo Chavez đã thông báo họ đang cân nhắc định giá dầu bằng đồng Euro trong một tương lai gần. Thậm chí các nước Arập cũng thông báo họ sẽ định giá dầu cả bằng cả đồng Euro và đồng USD. Iran tuyên bố sẽ tiến hành mua sắm các thiết bị phục vụ ngành dầu khí bằng đồng Euro thay vì USD như trước kia. Thêm vào đó, từ nay trở đi chính phủ nước này sẽ hạch toán ngân sách bằng Euro. Ngân hàng Trung ương các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) tuyên bố sẽ chuyển thêm 8% lượng dự trữ ngoại tệ trị giá 24,9% tỷ USD sang Euro. Quyết định của UAE có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong các nước xuất khẩu dầu mỏ giàu có của thế giới Arập. Những nước và vùng lãnh thổ khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cũng tìm cách đa dạng hóa dự trữ ngoài đồng USD. Kết cục là đồng USD bị bán tháo và dĩ nhiên kéo theo sự tăng lên tương xứng đối với giá dầu và giá vàng. Theo dự báo của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu mỏ trong năm 2007 sẽ vẫn giữ ở mức cao, kể cả khi nền kinh tế Mỹ suy thoái. Lý do là: Thứ nhất, năm 2007 nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh với luồng vốn đầu tư nước ngoài lớn, đặc biệt là nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho Đại hội Ôlimpích 2008. Thứ hai, hoạt động thương mại nhộn nhịp nội khối giữa các nước châu Á và hai châu lụcÁ - Âu khiến nền kinh tế những quốc gia này phần nào tách khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Theo dự đoán của IEA, nhu cầu dầu mỏ của thế giới năm 2007 là 85,9 triệu/thùng ngày. IEA bác bỏ những dự báo trước đó của một số nhà kinh tế thế giới cho rằng kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2007 sẽ tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và toàn châu Á, vốn là những nhân tố khiến nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh trong năm 2006. Căn cứ vào diễn biến đồng USD trong thời gian vừa qua (giảm giá so với 13 trong số 16 đồng tiền mạnh của thế giới), nhiều chuyên gia kinh tế coi đó là dấu hiệu suy giảm kinh tế Mỹ. Hơn nữa, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể cắt giảm lãi suất trong năm 2007, trong khi ngân hàng TW các nước lớn như ở châu Âu Nhật Bản, Anh đang thắt chặt tiền tệ. Điều đó sẽ khiến cho đồng USD trở nên kém hấp dẫn vì các nhà đầu tư sẽ muốn nắm giữ những đồng tiền có lãi suất cao hơn chứ không phải đồng USD. Thêm vào đó, các ngân hàng Trung ương đang xem xét việc giảm tỷ trọng dự trữ bằng đồng USD trong cơ cấu dự trữ ngoại hối. Chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang sở hữu kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới (hơn 1.000 tỷ USD), với hơn 70% bằng đồng USD, đang xem xét khả năng sẽ gia tăng lượng vàng trong kho dự trữ từ 1% lên mức 3-5%, càng làm cho đồng USD giảm giá, đồng thời kích giá vàng lên cao. Khi đồng USD giảm giá như dự báo thì vàng vốn được xem là tài sản đầu tư an toàn sẽ thay thế đồng USD khi có biến động mạnh. Vì vậy, theo các chuyên gia, năm 2007, giá vàng vẫn có xu hướng diễn biến thất thường và đạt kỷ lục cao như trong năm 2006. Giá dầu vượt ngưỡng tâm lý 100 USD/thùng Giá dầu tăng đã kéo theo các hàng hoá khác đi lên. Chỉ số Reuters-Jefferies CRB của các hàng hoá nguyên liệu thô tăng 2,6% - ngày tăng mạnh nhất trong 2 tháng. Tại London, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 2,31 USD lên 112,30 USD/thùng vào lúc đóng cửa. Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tăng 3,19 USD lên 100,1 USD/thùng – cao nhất kể từ ngày 10/5. Hoạt động giao dịch dầu mỏ tại New York hôm qua diễn ra sôi động. Chỉ trong 2 giờ cuối phiên, khối lượng dầu ngọt nhẹ giao dịch đã cao hơn 6,3% so với mức bình quân 30 ngày. Diễn biến giá dầu tại New York phiên 18/5 (nguồn: oilprice) EIA thông báo, dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 15.000 thùng còn 370,3 triệu thùng trong tuần trước, thay vì dự báo tăng 1 triệu thùng của các nhà phân tích. Dự trữ xăng tăng 119.000 thùng lên 205,9 triệu thùng, thấp hơn dự báo tăng 800.000 - 950 thùng, vì các lái xe chạy nhiều hơn trong mùa hè. Nhập khẩu dầu thô vào Mỹ giảm 4,4% xuống còn 8,57 triệu thùng/ngày. Nhập khẩu nhiên liệu giảm 14% xuống 2,26 triệu thùng/ngày - thấp nhất kể từ tuần kết thúc ngày 11/3. Nhu cầu xăng tăng 2,5% lên 9,05 triệu thùng/ngày - tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần. Cung dầu thô tại Cushing và Oklahoma - điểm trung chuyển dầu tới sở giao dịch New York, đã giảm 1,59 triệu thùng xuống còn 40 triệu thùng. Giá dầu tăng trong phiên hôm qua còn bởi thông tin cháy rừng tại tỉnh Alberta ở miền Tây Canada khiến cho các giếng dầu lớn và đường ống dẫn dầu tại tỉnh này buộc phải ngừng hoạt động, làm cho các công ty dầu của Canada phải cắt giảm sản xuất khoảng 50.000 thùng dầu/ngày. Canada là nước cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Mỹ. Giá vàng tăng mạnh nhất tháng 5 vì nỗi lo lạm phát Phiên giao dịch ngày 18/5, giá vàng trên thị trường thế giới tăng mạnh nhất trong tháng này vì giá dầu tăng vọt, thúc đẩy nhu cầu đầu tư an toàn chống lại lạm phát. Giá bạc tăng gần 4%. Chỉ số Thomson Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô giao dịch tại Mỹ tăng 2,6% - phiên tăng mạnh nhất trong 2 tháng. Theo Liên Hợp Quốc, giá thực phẩm vừa trải qua phiên đóng cửa cao nhất từ trước tới nay còn dầu mỏ lại quay về ngưỡng 100 USD/thùng. Các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của Ifo của Đức cho rằng, lạm phát toàn cầu năm 2011 sẽ là 3,8%, thay vì 3,4% dự báo trước đây. Adam Klopfenstein, chiến lược gia cao cấp của công ty môi giới Lind-Waldock tại Chicago nhận định: “Sự chấp nhận rủi ro đang trở lại với thị trường hàng hoá. Hiện có nhiều nền kinh tế mạnh muốn mua hàng hoá, và bất cứ khi nào xảy ra điều này, nhiều người sẽ lại tìm mua vàng để chống lại lạm phát và đa dạng hoá danh mục đầu tư ngoài đồng USD”. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 6 đóng cửa phiên 18/5 ở 1.495,80 USD/ounce, tăng 15,8 USD, tức 1,1% so với phiên trước đó – phiên tăng mạnh nhất kể từ 29/4. Giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.494,79 USD/ounce. Trước đó, những lo lắng về lạm phát, khủng hoảng nợ công châu Âu, đồng USD trượt giá, chiến tranh ở Libya đã thúc đẩy vàng lên kỷ lục 1.577,4 USD/ounce hôm 2/5. Diễn biến giá vàng phiên 18/5 (Nguồn: Kitco) Theo các chuyên gia phân tích của Kitco, giá dầu trở lại ngưỡng tâm lý 100 USD/thùng sẽ đẩy tăng giá kim loại quý. Giá dầu tăng mạnh vì dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm trong tuần trước do lũ lụt tại miền Nam cắt giảm sản xuất của các nhà máy lọc dầu. Cháy rừng ở miền Tây Canada khiến nhiều giếng dầu phải ngừng hoạt động cũng đẩy tăng giá. Canada là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ. Nhu cầu đầu tư vàng tăng còn bởi cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế rằng Hy Lạp sẽ không chống đỡ nổi hệ thống tài chính của họ trừ khi nâng gấp đôi nỗ lực cải cách. Các quan chức châu Âu cũng cho rằng chỉ có tái cấu trúc nợ mới có thể giúp được Hy Lạp. Giá bạc giao tháng 7 đóng cửa phiên ở 35,097 USD/ounce, tăng 4,8% tương đương 1,606 USD so với phiên trước đó – ngày tăng mạnh nhất kể từ 9/5. Bạc tăng giá vì các nhà đầu tư đẩy mạnh gom hàng trong vai trò là công cụ phòng trừ lạm phát. Các kim loại quý khác như bạch kim và palađi cũng tăng mạnh. Bạch kim giao tháng 7 tăng 1,1% lên 1.779,9 USD/ounce trong phiên hôm qua – ngày tăng tốt nhất trong tháng. Giá palađi tăng 3,2% lên 737,2 USD/ounce – phiên tăng nhiều nhất kể từ 20/4. 11 yếu tố đẩy vàng tăng tiếp Những biến động liên tục của giá vàng trong năm nay khiến các nhà phân tích không ngừng đặt ra câu hỏi: vậy những nguyên nhân nào khiến kim loại quý này quan trọng như thế?. Nhà phân tích của Kitco hồi đầu tháng này đã chỉ ra 8 nguyên nhân cơ bản khiến vàng tăng giá, giờ đây các nhà phân tích của Comodity lại đặt ra nhiều lý do hơn thế thúc đẩy giá vàng. Một là, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục suốt hơn 2 năm qua. Hai là, ngân sách của liên bang Mỹ bế tắc, nợ công gia tăng và làm xói mòn tín nhiệm nợ. Ba là, đồng USD liên tục hạ so với rổ tiền tệ. Bốn là, lạm phát toàn cầu gia tăng vì tốc độ tăng nhanh của hàng hoá nông nghiệp và công nghiệp. Năm là, nỗi lo nợ công ở châu Âu sẽ lan rộng ra toàn bộ khu vực. Nhiều quốc gia dù tăng thuế và cắt giảm chi tiêu nhưng xếp hạng tín nhiệm nợ của họ vẫn giảm và khả năng nợ xấu gia tăng ở cả lĩnh vực ngân hàng tư nhân lẫn nhà nước. Nhiều người đang đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của đồng tiền chung châu Âu. Sáu là, nội chiến ở Libya và bất ổn chính trị ở Bắc Phi cùng Trung Đông vẫn đe doạ nguồn cung dầu trong tương lai. Bảy là, sự giàu có ngày càng tăng của các nền kinh tế đang nổi và sự tăng trưởng về nhu cầu vàng, đặc biệt ở hai quốc gia có dân số lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Tám là, các ngân hàng trung ương đang mua vàng nhiều hơn để dự trữ thay vì đồng USD. Chín là, sự phát triển và trưởng thành của các kênh đầu tư vàng, đặc biệt là vàng quỹ trao đổi - mua bán (ETFs) giúp hoạt động đầu tư dễ dàng hơn với các nhà đầu tư cá nhân. Mười là, các hình thức đầu tư vào vàng được đa dạng hoá và mở rộng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các quỹ phòng hộ, trợ cấp hưu trí, nguồn lực và các công ty bảo hiểm. Mười một là, sản xuất vàng thế giới không có khả năng mở rộng trong vòng 5 năm tới, trong khi đó các quốc gia khai thác vàng quan trọng bao gồm cả Trung Quốc và Nga lại đang dành vàng nhiều hơn cho đồ trang sức và tiêu thụ nội địa đồng thời bổ sung vào kho dự trữ tiền tệ. Tất cả các yếu tố này cùng nhau tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu, có thể đẩy giá tăng tiếp trong thời gian tới. Nhiều nhà phân tích cho rằng, vàng có thể lập kỷ lục mới 1.700 USD/ounce vào cuối năm nay. Ngoài lề Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó được sản xuất ra để tích lũy trong khi các loại hàng hóa khác được sản xuất để tiêu dùng. Về cơ bản tất cả vàng trong lịch sử đều tồn tại trên mặt đất tuy nhiên vàng vẫn rất hiếm. Trong tổng số vàng cố trên mặt đất thì 80% được tích trữ cho mục đích liên quan đến tiền mà không là vì thời trang hay trang trí hay bất kì lý do nào khác. Mặc cho những khó khăn mà đô la gặp phải, nó vẫn tiếp tục vai trò chu chuyển của tiền tệ. cũng có những dự đoán tương tự tạo ra môi trường cạnh tranh với vàng và giúp gia tăng nhu cầu đồng đô la. Kết quả là trái ngược với mối tương quan lẫn nhau dưới chế độ bản vị vàng, thì vàng và đô la trở thành đối thủ của nhau. Sự thật vàng chính là đối thủ chính của đô la. Chúng cạnh tranh với nhau để được nắm giữ nhiều hơn và nhu cầu về mỗi loại chính là điều quyết định tỷ giá của chúng, hay cái mà ta gọi là giá của vàng. Diễn biến giá vàng thế giới phiên 18/4 và đầu phiên 19/4 (Nguồn: Kitco) Không nền kinh tế nào có thể kiểm soát được lượng cung vàng; nó tùy thuộc vào lượng vàng sản xuất và đặc biệt là đầu cơ, không liên quan gì đến mức phát triển kinh tế và nhu cầu thanh toán. Vàng trở về đúng vị trí quý kim của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu mỏ và đồng USD.docx
Tài liệu liên quan