Một trong những nguyên tắc quan trọng giúp giảm đói nghèo là trao cho người nghèo quyền tự chủ trong sản xuất vì đó chính là động lực giúp người nghèo phấn đấu làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn để vươn lên thoát nghèo. Quyền tự chủ ở đây được hiểu là quyền tự quyết định sản xuất sản phẩm gì, cho ai, sản xuất như thế nào và phân phối ra sao. Ngoài ra, quyền tự chủ còn là quyền sở hữu, quyền tự định đoạt tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất.Hiệu quả của mô hình này đã được kiểm chứng một cách cụ thể thông qua lịch sử của đất nước ta, những năm trước đổi mới, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp theo phương thức tập trung hợp tác xã, hiệu quả thấp kém, phân phối cào bằng, làm thui chột đi động lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống nhân dân đói kém, vất vả. Kể từ ĐH Đảng lần thứ X, sau khi tiến hành chủ trương cải cách, khoán đất cho nông dân, tạo cho người nông dân được quyền sở hữu và sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình, điều đó đã thực sự thúc đẩy họ hăng say sản xuất, hăng say làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động,gia tăng thu nhập, giảm nghèo đói và thực hiện công bằng xã hội.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa môi trường với tăng trưởng kinh tế xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất ngoạn mục, nhưng cái giá phải trả là môi trường bị tàn phá nặng nề. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.Hiện nay vấn đề vi phạm môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra thường xuyên và có tính hệ thống. Việc hành xử coi nhẹ môi trường của các doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến, coi thường luật pháp và gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Điển hình như việc công ty Huyndai Vinashin bị bắt quả tang chôn trộm 60 tấn chất thải nguy hại vào ngày 11/7/2008 tại Khánh Hòa. Đặc biệt là vụ xả chất thải chưa qua xử lý của công ty Vedan trong thời gian kéo dài lien tục trong 14 năm với mức độ vi phạm cực kỳ nghiêm trọng, bị cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 13/09/2008. Hàng tháng công ty này có đến 105.600 m3 dịch thải sau lên men từ quá trình sản xuất không qua xử lý đã được xả trực tiếp ra sông Thị Vải gây thiệt hại rất lớn cho môi trường và cho những người dân sống dọc theo sông Thị Vải của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai và Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày 14/4/2010 công ty Tung Kuang tại Hải Dương bị công an môi trường phát hiện xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường với nhiều hóa chất độc hại như Chrome 6 (cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), mangan, sắt... có hàm lượng vượt quy định. Ngày 20/8/2010 công an môi trường tỉnh Bình Dương bắt quả tang công ty Vinamit xả mỗi ngày 40m3 chất thải chưa qua xử lý…
Do năng lực kiểm soát môi trường của chúng ta không theo kịp sự phát triển là một trong những nguyên nhân khiến cho việc bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Hàng rào pháp lý lỏng lẻo, những quy định xử phạt chưa thích đáng, còn nhẹ tay dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp coi thường việc bảo vệ môi trường. Trên thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp cố tình lách luật, khi không thể lách được họ mới miễn cưỡng chấp hành pháp luật. Với những cách hành xử như vậy của các doanh nghiệp đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động.
Môi trường Việt Nam đang xuống cấp nghiêm trọng, chi phí bảo vệ môi trường có thể sẽ tiêu hết những thành quả có được từ tăng trưởng kinh tế nếu ta chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà quên đi yếu tố môi trường.
Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy Việt Nam có hai thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này.
Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số các nước Đông Nam Á. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy Việt Nam là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo Khu kinh tế Dung Quất tại Việt Nam có thể thấp hơn mực nước biển.
Nếu chỉ quan tâm tới tăng trưởng mà coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường như hiện nay rất có thể trong tương lai không xa tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề,khí hậu bị biến đổi đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người hôm nay và cả thế hệ mai sau. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp chặt chẽ và cứng rắn để phát triển, tăng trường kinh tế nhưng vẫn bảo vệ và cải tạo được môi trường sống để phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi bằng môi trường.
Thấy được tầm quan trọng của môi trường trong các chiến lược phát triển kinh tế đã đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ xem lại thước đo của tăng trưởng. Cần phải tính đến lợi ích của cộng đồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của thế hệ mai sau, đến chi phí cần phải sử dụng để đền bù thiệt hại về môi trường hoặc để cải thiện môi trường. Việc tính toán chi phí môi trường gộp vào chi phí phát triển đã dẫn đến một khái niệm mới, đó là “phát triển bền vững”.
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội:
1. Khái niệm công bằng xã hội:
Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia. Công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội bao gồm: Chỉ số phát triển con người (HDI); Đường cong Lorenz; Hệ số GINI; mức độ nghèo khổ; Mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người...
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau.
Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu thúc đẩy nền kinh tế tăng nhanh bằng mọi giá nhiều hậu quả trong trung và dài hạn là cái giá quá đắt cho mục tiêu này. Tăng trưởng nóng thường dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nảy sinh nhiều mâu thuẫn giai cấp và đây chính là nguồn gốc của những cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng trong phân phối thu nhập… Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho tăng trưởng cũng có nghĩa là phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi người nghèo, phát sinh xu thế làm giàu của một số cá nhân và cuối cùng là nguy cơ khủng hoảng xã hội.
Mặc dù phát triển kinh tế làm nâng dần chất lượng cuộc sống của dân cư ở các quốc gia, nhưng người nghèo vẫn còn hiện diện khắp nơi. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mục tiêu "kép" của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Làm sao để có được một nền kinh tế tăng trưởng nhưng phải gắn liền với công bằng xã hội không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia nữa mà nó mang tính toàn cầu. Nhưng trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa đáng.
Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước. Bài toán đặt ra hiện nay đối với các quốc gia là thực hiện tăng trưởng kinh tế trước, sau đó mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hay đặt tiến bộ và công bằng xã hội lên trước, sau đó mới chú trọng cho việc tăng trưởng kinh tế hay giải quyết hài hòa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội? Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng xã hội trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theo hướng phát triển bền vững. Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa. Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải được tiến hành song song với nhau. Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao mới thực hiện công bằng xã hội, càng không hy sinh công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì lợi ích của một thiểu số.
3. Thực tiễn quan hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam:
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn đảm bảo mức tăng trưởng
ổn định, luôn dương và khá cao. Đồng thời, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội.
Thế giới đánh giá rất cao những thành tựu gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện sự phát triển kinh tế hướng vào con người, nhất là những người nghèo. Thực thi chiến lược phát triển toàn diện, cùng với việc đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP cao, tất cả các chỉ tiêu về xã hội, môi trường có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng và sử dụng kết quả của tăng trưởng đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Các chỉ tiêu xã hội có xu hướng được cải thiện rõ rệt. Chỉ số HDI đo sự tiến bộ trung bình của một nước về phát triển con người bao gồm tuổi thọ, trình độ dân trí và thu nhập GDP tính theo đầu người của Việt Nam năm 2007 đã lên tới 0,725, tăng hơn so với năm 2006 (đạt 0,709) và thứ hạng HDI của Việt Nam được cải thiện 4 bậc (từ thứ 109/177 lên 105/177). Chỉ số phát triển con người của Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả một số nước có mức thu nhập bình quân cao hơn.
Giá trị HDI
Tuổi thọ (Năm)
Tỷ lệ người lớn biết chữ (Độ tuổi từ 15% trở lên)
Kết hợp tổng tỷ lệ nhập học (%) (%)
GDP bình quân đầu người(PPP,USD)
1. Na Uy (0,971)
1.Nhật Bản(82,7)
1.Geirgia(100)
1.Australia(114,2)
1.liechtenstein
(85.328)
114.Guyana(0,729)
52.Ecurador(75)
67.Bolivia (90,7)
124.Zambia (63,3)
127. Guyana (2.782)
115.Mông Cổ (0,727)
53.Slovakia (74,6)
68.Suriname (90,4)
125. Timor-Leste (63,2)
128. Ấn Độ (2.753)
116. Việt Nam (0,725)
54. Viet Nam (74.3)
69.Việt Nam (90,3)
126.Việt Nam (62,3)
129.Việt Nam (2.600)
117. Moldova (0,720)
55.Malaysia (74,1)
70. United Arab Emirates (90,0)
127. Vanuatu (62,3)
130. Nicaragua (2.570)
118.Equatorial Guinea (0,719)
56. Các cựu Nam Tư Cộng hòa Macedonia (74,1)
71.Brazil (90,0)
128.Uganda (62,3)
131. Moldova (2.551)
182.Niger (0,340)
176.Afghanistan (43,6)
151. Mali (26,2)
177. Djibouti (25,5)
181.Congo (Cộng hòa Dân chủ) (298)
Trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là đáng ghi nhận. Tuy nhiên cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn đề xã hội càng trở nên bức xúc: khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt, các giá trị truyền thống theo thời gian ngày càng bị mai một, tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến, sự không đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội vẫn chưa được bảo đảm, khoảng cách giàu – nghèo ngày càng dãn ra: Năm 1996: 10,6 lần; 1999: 12 lần; 2001-2002: 12,5 lần; 2005: 13,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 729 USD; nhưng số người nghèo là đại bộ phận chỉ 200 USD/năm. Ngay trong công nhân lao động, thì trong hầu hết doanh nghiệp tư nhân, thu nhập tháng chỉ 700.000 đồng – 800.000 đồng, thậm chí 400.000 đồng – 500.000 đồng. Trong khi đó, có tầng lớp ít phải “động chân nhấc tay”, mỗi tháng lĩnh 7 triệu – 8 triệu đồng là chuyện bình thường. Còn số người thu nhập bất chính thì hàng trăm triệu đồng khó mà nắm được.
Trong xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, trong 20% số hộ thu nhập cao nhất xuất hiện ngày càng nhiều những biểu hiện làm giàu bất chính như tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, gây bất bình, phẫn nộ trong quần chúng…
Sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị… Để giải quyết vấn đề gia tăng phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư, cần nhiều biện pháp đồng bộ: thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, trong đó chú trọng việc tạo cơ hội và năng lực cho người nghèo; đẩy mạnh đầu tư giáo dục, y tế và các công trình công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước, thực hiện cải cách tiền lương...
Ví dụ: TP.HCM là trung tâm về nhiều mặt của cả nước, nơi đi đầu về phát triển kinh tế, có nền kinh tế tăng trưởng cao, nơi có mức GDP bình quân đầu người khá cao (gấp 3 lần mức bình quân cả nước), nơi dấy lên nhiều phong trào xã hội quan trọng, có sức lan tỏa lớn, đặc biệt là chăm lo cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nghề v.v… Từ đó xã hội TP.HCM luôn ổn định và không ngừng phát triển, song cũng như bao địa phương khác, cộng thêm những đặc trưng riêng của đô thị, nhất là đô thị lớn nhất nước, là một trong những cực phát triển của đất nước, biết bao vấn đề xã hội cũng không kém phần bức xúc cần phải giải quyết.
TP.HCM hiện có 29.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng chỉ có 500 doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Chỉ có 46% người lao động thuộc khu vực kinh tế quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội. Các chính sách điều tiết thị trường sức lao động chưa phát huy tác dụng một cách triệt để, nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, quyền lợi của người lao động còn bị vi phạm, có nơi ở mức nghiêm trọng, mang tính hệ thống, thách thức dư luận xã hội nhưng chậm được xử lý thích đáng, dẫn đến xung đột lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Quá trình tăng trưởng kinh tế đã đưa lại những thành tựu to lớn, là điều kiện vật chất quan trọng để giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội, đồng thời cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có sự khác biệt, dẫn đến va chạm, xung đột về lợi ích. Xóa đói giảm nghèo là một điểm son, là thành tựu lớn của VN, song tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, tình trạng tái nghèo còn nhiều.
Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi... còn nhiều khó khăn. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng tăng (1993, 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần 20% số hộ thu nhập thấp nhất, đến 1996 – 7,3 lần; 2005 – 9 lần). Bất bình đẳng xã hội, nhất là trong phân phối về mặt vật chất, trước hết là tài sản, thu nhập đang là một tồn tại khách quan trong xã hội.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (tháng 12-2007), sự bất bình đẳng trong chi tiêu giữa các tầng lớp dân cư ở nước ta từ năm 1993 đến năm 2006 ngày càng tăng. Chêch lệch chi tiêu giữa nhóm người giàu nhất và nghèo nhất tăng từ 5 lần (năm 1993) lên 6 lần (năm 2006). Hệ số GINI tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006). Và có lẽ sự chênh lệch này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu nhất (20%) và nhóm nghèo nhất (20%) trong tổng số dân cư cả nước 5,6 lần ở năm 1992 thì năm 1997 - 1998 đã tăng lên 10,47 lần. Mấy năm gần đây, việc xóa đói giảm nghèo có xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo tăng lên. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao (tương ứng là 6% và khoảng 29% hiện nay). Hiện tượng làm giàu bất chính do tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, đầu cơ vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi.
Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thông qua sự vận động của cơ chế thị trường, công cụ quan trọng nhất để Nhà nước điều tiết là thuế và phí. Trong đó, chính sách thuế phải chuyển dần từ thuế gián thu sang thuế trực thu, như thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản bất động sản trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Thuế trực thu hiện mới đóng góp khoảng 7% - 8% cho ngân sách, còn chủ yếu dựa vào thuế gián thu. Từ đó có thể nói, chính sách thuế chưa thực sự thúc đẩy công bằng xã hội.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế là một mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không thể có một nền kinh tế tồn tại vững mạnh nếu không thực hiện tốt mục tiêu công bằng xã hội, vấn đề làm sao để có một nền kinh tế vừa tăng trưởng vững mạnh mà vừa thực hiện tốt mục tiêu công bằng xã hội không phải vấn đề đơn giản mà một sớm một chiều có thể giải quyết được.
III. Gợi ý giải pháp nhằm dung hòa lợi ích của tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường:
1. Nhóm giải pháp về bảo đảm mục tiêu công bằng xã hội:
Có thể hiểu khái quát công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Trong đó, công bằng trong phân phối thu nhập là vấn đề cốt lõi, là cơ sở và nền tảng để thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác bao gồm: chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... Hình thức biểu hiện cụ thể nhất của mất công bằng trong phân phối thu nhập đó là tình trạng nghèo đói và sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang ngày càng trở nên nghiêm trọng dẫn đến sự phân tầng trong xã hội, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và trở thành nguyên nhân sâu xa của những cuộc xung đột giai cấp, cách mạng xã hội...gây mất ổn định tình hình chính chị, kinh tế – xã hội mà chúng ta đã có dịp chứng kiến trong xã hội Thái Lan thời gian vừa qua.
Chính vì lẽ đó, mà mục tiêu giảm đói nghèo, đảm bảo công bằng xã hội luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách, được chính phủ các nước hết sức quan tâm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ, vì ổn định chính trị, công bằng xã hội là những tiền đề quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Để thực hiện được mục tiêu giảm đói nghèo và công bằng xã hội, hầu hết chính phủ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đều theo đuổi chiến lược “ phân phối lại cùng với tăng trưởng”, vì đây là mô hình tối ưu nhất khắc phục được những hạn chế của mô hình tập trung phát triển công nghiệp do Lewis đề xướng và mô hình phân phối lại trước rồi tăng trưởng sau. Nội dung căn bản của chiến lược này là các chính sách của chính phủ nên tìm cách định hướng sự phát triển sao cho những người sản xuất nhỏ có thể tìm thấy cơ hội nâng cao thu nhập và đồng thời nhận được các nguồn lực cần thiết để nắm bắt chúng. Chiến lược này được thực hiện thông qua 7 loại công cụ quan trọng sau:
1.1. Các biện pháp làm cho lao động trở nên rẻ tương đối so với vốn và do đó khuyến khích sử dụng nhiều hơn những người lao động có kỹ năng thấp:
Việt Nam là một nước có kết cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số, nhưng phần lớn người lao động sống ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số) nhưng hầu hết đều có trình độ học vấn thấp, không được qua đào tạo nghề và thường xuyên trong tình trạng nông nhàn (tức làm việc theo mùa vụ) tỷ lệ thất ngiệp ở khu vực nông thôn tương đối cao tạo nên sự dư thừa lao động. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, bằng việc thành lập các nhà máy, khu công nghiệp , khu chế xuất phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn, đã thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa ở khu vực nông thôn, hình thành một làn sóng di cư quy mô lớn từ khu vực nông thôn lên thành thị tìm việc làm từ đó tạo lên một nguồn cung lao động dồi dào tại các thành phố lớn. Theo quy luật cung cầu, gía lao động trở nên rẻ tương đối so với vốn, điều đó đã khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất hướng vào các sản phẩm thâm dụng lao động, vô hình chung tạo ra nhu cầu lao động tương đối lớn,kể cả lao động có kỹ năng thấp, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động dư thừa ở khu vực nông thôn,nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao phúc lợi cho toàn xã hội do nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả hơn.Từ đó góp phần giảm đói nghèo trong xã hội.
1.2. Phân phối lại các loại tài sản một cách năng động bằng cách khuyến khích hình thành các loại tài sản mà người nghèo có thể sở hữu được:
Một trong những nguyên tắc quan trọng giúp giảm đói nghèo là trao cho người nghèo quyền tự chủ trong sản xuất vì đó chính là động lực giúp người nghèo phấn đấu làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn để vươn lên thoát nghèo. Quyền tự chủ ở đây được hiểu là quyền tự quyết định sản xuất sản phẩm gì, cho ai, sản xuất như thế nào và phân phối ra sao. Ngoài ra, quyền tự chủ còn là quyền sở hữu, quyền tự định đoạt tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất...Hiệu quả của mô hình này đã được kiểm chứng một cách cụ thể thông qua lịch sử của đất nước ta, những năm trước đổi mới, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp theo phương thức tập trung hợp tác xã, hiệu quả thấp kém, phân phối cào bằng, làm thui chột đi động lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống nhân dân đói kém, vất vả. Kể từ ĐH Đảng lần thứ X, sau khi tiến hành chủ trương cải cách, khoán đất cho nông dân, tạo cho người nông dân được quyền sở hữu và sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình, điều đó đã thực sự thúc đẩy họ hăng say sản xuất, hăng say làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động,gia tăng thu nhập, giảm nghèo đói và thực hiện công bằng xã hội.
1.3. Tăng cường giáo dục để nâng cao hiểu biết, kỹ năng và khả năng tiếp cận với nền kinh tế hiện đại.
Trong thế kỷ XXI, thời đại mà khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, và thay đổi từng ngày thì tri thức khoa học càng trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tri thức là chìa khóa để con người nắm bắt thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra thêm nhiều của cải cho xã hội, từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động và từng bước tiến tới giảm đói nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Chính vì lẽ đó, việc tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao kỹ năng, rèn luyện tay nghề và tạo điều kiện để giúp người nghèo được tiếp cận với tri thức, kiến thức và giúp họ tự vươn lên thoát nghèo được xác định là một mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, hết sức quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong công tác xóa mù chữ mà cả thế giới đều công nhận và đánh giá cao như là một hình mẫu để các nước đang phát triển khác học tập, noi theo. Cụ thể, năm 1990, tỷ lệ mù chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 9,49% , đến năm 2000, giảm xuống chỉ còn 6,61% trong khi các quốc gia khác trong khu vực lên tới 12% - 15%.
1.4. Hệ thống thuế lũy tiến cao hơn:
Bên cạnh mục tiêu tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, để tiến tới giảm đói nghèo và thực hiện công bằng xã hội, chính phủ cũng đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp khác nhằm xóa bỏ sự bất công bằng trong phân phối thu nhập, cụ thể là tăng cường nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng xóa bỏ dần các loại thuế gián thu không cần thiết, tạo điều kiện cho người nghèo được mua sắm hàng hóa với giá rẻ hơn, từ đó góp phần nâng cao đời sống xã hội. Bên cạnh đó, chuyển sang hình thức thuế trực thu với mức thuế lũy tiến dần theo quy mô thu nhập và mở rộng đối tượng thu thuế. Như vậy, một mặt vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác tạo nên sự công bằng hơn trong toàn xã hội. Đây là mô hình đã phát huy hiệu quả cao ở các nước tiên tiến và ngày nay, hầu hết các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới đều học tập theo mô hình này.
1.5. Cung cấp công khai các loại hàng hóa tiêu dùng cho người nghèo, chẳng hạn như các loại lương thực cơ bản:
Để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, chính phủ cũng không quên chú trọng tới công tác bảo trợ xã hội, bằng việc thành lập các quỹ vì người nghèo và tích cực vận động quần chúng nhân dân, các ban ngành, tổ chức trong xã hội ủng hộ cho quỹ. Nguồn quỹ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hon ch7881nh.doc