Việc thực hiện các điều ước quốc tế, trước hết phải xuất phát từ đặc điểm tình hình, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đề ra tiến trình, các biện pháp tổ chức thực hiện điều ước trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế quản lý việc thực hiện điều ước, quản lý nguồn tài chính, kể cả những đóng góp, tài trợ quốc tế cho việc thực hiện điều ước quốc tế cũng phải được vạch ra một cách cụ thể.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12540 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều ước quốc tế đa phương. Ngày 10/10/2001 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế. Điều 26 Phần III Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servanda như sau: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý”. Đồng thời, Công ước Viên cũng đã xác định mối quan hệ giữa pháp luật trong nước và việc tôn trọng các điều ước quốc tế mà quốc gia đã cam kết, như sau: “Một bên kết ước không thể viện những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do để không thi hành một điều ước mà mình đã cam kết” (Điều 27 - Công ước Viên) . Việt Nam cũng đã ban hành Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Điều 24, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 của Việt Nam cũng đã quy định nguyên tắc tuân thủ điều ước quốc tế (Pacta sunt servanda) như sau: “Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế mà mình đã ký kết là thành viên của Công ước Viên 1969, Việt Nam cam kết thực thi những “điều ước quốc tế được ký kết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các quy định của Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế). Nhìn tổng thể vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam đều được ghi nhận bằng một công thức chung nhất đó là: trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của luật (Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định) này, thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế ( Khoản 2, Điều 795, Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 3, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997; Khoản 2, Điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Khoản 2, Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; Điều 5 Luật Hải quan năm 2001; Điều 5, Luật Thương mại năm 2005; Điều 8, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 v.v...). Như vậy, Việt Nam đã chấp nhận quan điểm về giá trị ưu thế của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia so với pháp luật trong nước và coi điều ước quốc tế là một bộ phận cấu thành của pháp luật Việt Nam, và về phương diện hiệu lực thi hành, điều ước quốc tế giữ vị trí thứ hai sau các quy định của hiến pháp và trước các quy định của bộ luật. Tuy vậy, việc xác định vị trí cụ thể của điều ước quốc tế trong pháp luật trong nước là chưa được quy định một cách rõ ràng.
Về việc (cách thức) áp dụng các quy phạm điều ước quốc tế, cho đến nay pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, việc quy định áp dụng điều ước quốc tế, trường hợp nào thì áp dụng trực tiếp, trường hợp nào phải thông qua thủ tục chuyển hoá bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, cần phải được quy định rõ và cần có cách tiếp cận linh hoạt, mềm dẻo. Nên chăng chỉ chuyển hoá những điều ước quốc tế có nội dung quá phức tạp hoặc chỉ quy định các nguyên tắc chung, còn các điều ước quốc tế có các nội dung quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết thì nên áp dụng trực tiếp mà không cần phải thông qua thủ tục chuyển hoá nhằm giảm bớt gánh nặng của công tác lập pháp, lập quy của Nhà nước vốn đã rất đồ sộ hiện nay.
Tóm lại, về vị trí của quy phạm điều ước quốc tế, cũng như phương thức áp dụng điều ước quốc tế cần phải được quy định rõ ràng và chặt chẽ trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta - Hiến pháp, và đạo luật chuyên ngành - Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Như vậy, một đòi hỏi cấp bách và không thể trì hoãn là cần tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 của Nhà nước ta. Làm được điều đó, là góp phần tạo lập một hành lang pháp lý cần thiết, làm bệ đỡ cho công cuộc hội nhập một cách sâu sắc và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật và tập quán quốc tế hiện đại.
4. Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế ở Việt Nam được quy định tại Luật số 41/2005/QH11 về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Chủ tịch nước công bố ngày 24/6/2005 và Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (ban hành ngày 12/11/1996, được sửa đổi, bổ sung ngày 16/12/2002).
Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 là văn bản luật điều chỉnh một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến công tác điều ước quốc tế của Việt Nam. Liên quan đến mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế, Luật quy định về nguyên tắc, thứ bậc cũng như việc áp dụng điều ước quốc tế.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy chủ yếu điều chỉnh việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước, tuy nhiên cũng quy định việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải cân nhắc, tính toán đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
4.1. Vị trí của điều ước quốc tế
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng về việc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có vị trí như thế nào trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế (Khoản 1). Do đó, các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia sẽ được thực thi kể cả trong trường hợp pháp luật Việt Nam còn chưa quy định đầy đủ.. Từ quy định này, có quan điểm cho rằng điều ước quốc tế có vị trí sau Hiến pháp, trên các văn bản luật, pháp lệnh.
Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Bên cạnh đó, năm 2001 Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước. Điều 26 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servand quy định "mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý". Nguyên tắc này đã được chuyển hoá vào quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên" (Khoản 6 - Điều 3).
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng đều thấy rõ giá trị ưu thế của điều ước quốc tế, chẳng hạn:
+ Theo Khoản 2 Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 "trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó ".
+ Theo Khoản 2 Điều 2 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em "trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.".
+ Theo Điều 3 Luật di sản văn hoá: "Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Có thể thấy rõ công thức chung được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam là nếu pháp luật trong nước (từ luật trở xuống) có quy định khác hoặc trái với điều ước quốc tế về quyền con người mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập, thì điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên áp dụng. Từ đó cho thấy, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có giá trị pháp lý ưu tiên hơn so với pháp luật trong nước.
4.2. Áp dụng điều ước quốc tế
Khoản 3 Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 quy định Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước để thực hiện điều ước quốc tế đó. Quy định này thể hiện Việt Nam chấp nhận cả hai phương pháp thực hiện điều ước quốc tế: áp dụng trực tiếp và chuyển hoá điều ước vào văn bản quy phạm pháp luật quốc nội.
Một ví dụ điển hình là việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó quyết định : "2. Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm."
4.3. Trình tự thực hiện điều ước quốc tế.
Khi đề cập đến trình tự thực hiện điều ước quốc tế, vấn đề quan trọng đặt ra đối với Việt Nam là làm cách nào để bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ điều ước. Trên cơ sở quy định tại Chương VI của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, có thể nêu lên một số nội dung quan trọng sau đây liên quan đến trình tự thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, phù hợp với nguyên tắcPacta sunt servanda như sau:
- Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế. Theo quy định tại Điều 71 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây: Lộ trình thực hiện điều ước quốc tế; Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện điều ước quốc tế; Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế; Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện điều ước quốc tế; Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế.
Việc thực hiện các điều ước quốc tế, trước hết phải xuất phát từ đặc điểm tình hình, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đề ra tiến trình, các biện pháp tổ chức thực hiện điều ước trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế quản lý việc thực hiện điều ước, quản lý nguồn tài chính, kể cả những đóng góp, tài trợ quốc tế cho việc thực hiện điều ước quốc tế cũng phải được vạch ra một cách cụ thể.
- Xác định cơ quan có trách nhiệm thực hiện điều ước quốc tế. Nghĩa vụ thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người, trước hết là thuộc về Nhà nước. Nhưng trong bộ máy nhà nước, nghĩa vụ này chủ yếu thuộc về các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, ngành và các cấp chính quyền có trách nhiệm đề ra kế hoạch cụ thể và biện pháp bảo đảm khả thi các cam kết mà Việt Nam đưa ra trong điều ước quốc tế. Việc thực hiện từng loại điều ước lại phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi Bộ, ngành. Trong trường hợp phát sinh khó khăn, bất cập, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương cần phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị Chính phủ những biện pháp cần thiết để khắc phục, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế phát sinh trên cơ sở điều ước. Đồng thời, hàng năm và khi có yêu cầu, các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Chính phủ, Chủ tịch nước về tình hình thực hiện điều ước quốc tế rong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành. Nghĩa vụ phối hợp thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi chung đối với tất cả các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương; không một Bộ, ngành hoặc cơ quan nhà nước nào có thể đứng ngoài nghĩa vụ này.
Qua phân tích pháp luật Việt Nam, có thể kết luận các điều ước quốc tế đã được Việt Nam ký kết và gia nhập thì có hiệu lực pháp lý bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện ngay cả trong trường hợp điều ước quốc tế đó có quy định trái với quy định của pháp luật trong nước. Bằng việc “nội luật hoá” các quy định của điều ước quốc tế, thì ở những mức độ khác nhau, đã có thể coi các quy định của điều ước quốc tế đó là một bộ phận cấu thành của pháp luật trong nước. Chính vì thế, điều ước quốc tế giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống các quy phạm pháp luật quốc gia của Việt Nam.
II) Vấn đề nội luật hóa (chuyển hóa)
1.Cơ sở pháp lý và thực tiễn
Để đi đến ký kết một điều ước quốc tế, Bộ Tư pháp đã phải tiến hành một quy trình thẩm định kỹ lưỡng về tính hợp hiến, mức độ tương thích các quy định pháp luật trong nước… Nhưng khi nội dung của điều ước được thi hành trong thực tiễn thì hoàn toàn vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn giữa quy định của hai hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế. Thực tế này có thể là do tình trạng văn bản hướng dẫn thi hành có nội dung không thống nhất với văn bản được hướng dẫn dẫn đến làm vô hiệu hóa luật. Thực trạng này thậm chí còn xảy ra ở cả các văn bản pháp luật trong nước. Nguyên nhân thứ hai có thể dẫn ra ở đây đó là trong quá trình giải thích luật mới phát hiện ra các mâu thuẫn có thể có nhưng chưa phát hiện được trong quá trình thẩm tra, phê duyệt.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ phải đối mặt với các ĐƯQT có nội dung trái Hiến pháp. Mà theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nội dung ĐƯQT mà Việt Nam ký kết phải “phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ”. Theo đó, có thể hiểu, pháp luật Việt Nam không chấp nhận những điều khoản trong các điều ước có nội dung trái với Hiến pháp. Điều này xét về một phương diện nào đó hoàn toàn không có lợi cho các quan hệ ngoại giao của Việt Nam . Như vậy đòi hỏi chúng ta cần phải có cách xử lí khéo kéo cho vấn đề này để đảm bảo được các quyền tự chủ và dân tộc tự quyết mà vẫn thể hiện được chủ trương hội nhập quốc tế “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”
Nghĩa vụ chuyển hoá các quy định của điều ước quốc tế nói chung và điều ước quốc tế về nhân quyền nói riêng đã được ghi nhận trong bản thân các công ước mà Việt Nam là thành viên cũng như pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong nước.
Khác với nhiều nước, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) không quy định về việc chuyển hoá điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết vào pháp luật trong nước. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.
Khoản 3 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 quy định: "Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó."
Các phương thức nội luật hóa
Việc nội luật hoá (hay chuyển hoá điều ước quốc tế) được thực hiện theo các phương thức phổ biến sau:
Sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế. Theo quy định tại khoản 10 Điều 14 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
Như vậy, để thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ điều ước quốc tế mà cần phải sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành, thì cơ quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế phải chủ động phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc này.
Trong công tác xây dựng pháp luật, theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, một trong những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới là phải "không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên." Đây cũng là một biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ điều ước quốc tế được tuân thủ nghiêm túc tại Việt Nam
Tiến hành chuyển hoá quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến vấn đề chuyển hoá (nội luật hoá) các điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Mục đích cơ bản của vấn đề chuyển hoá là bảo đảm thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là một bên ký kết. Như vậy, nhận thức về nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế đã đạt được sự thống nhất cao, được thể chế hoá thành pháp luật, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chỉ đạo của Chính phủ và việc thực hiện của các cơ quan nhà nước.
Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, Nhà nước của mỗi quốc gia là thành viên của ĐƯQT đều có quyền hạn và trách nhiệm xác định cách thức thực thi các điều khoản của ĐƯQT trong phạm vi quyền lực pháp lý của mình. Hành vi này được các chuyên gia về luật quốc tế gọi là “chuyển hóa ĐƯQT vào luật quốc gia” (với các tên gọi khác nhau: “incorporation”, “transformation”, “reception”). Thực tế thực thi ĐƯQT tại các quốc gia hiện nay thường tồn tại hai cách thức chuyển hóa ĐƯQT vào pháp luật quốc gia: chuyển hóa trực tiếp và chuyển hóa gián tiếp.
Trong pháp luật Việt Nam, tại Khoản 3 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có quy định:
“Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi,bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó.”
Từ quy định này có thể thấy pháp luật Việt Nam thừa nhận hai cách thức áp dụng ĐƯQT vào thực tiễn pháp luật đó là: áp dụng trực tiếp và áp dụng gián tiếp.
Áp dụng trực tiếp
Áp dụng trực tiếp có nghĩa là khi ĐƯQT đã được ký kết và có hiệu lực thì mọi cá nhân, tổ chức là đối tượng điều chỉnh của điều ước đó đều có nghĩa vụ thi hành và công dân hoàn toàn có thể viện dẫn các quy định của ĐƯQT đó trước Tòa án để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Đây là cách thức thực thi ĐƯQT được áp dụng rộng rãi trong pháp luật các nước trên thế giới từ giữa thế kỉ XX. Nhưng cho đến nay hãy còn khá mới mẻ đối với pháp luật Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi lâu nay tâm lí chung của cả các cơ quan hữu quan và người dân Việt Nam thường hiểu chưa đúng rằng pháp luật chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chứ không bao gồm cả các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là hệ quả của công tác tuyên truyền các ĐƯQT còn chưa thực sự sâu rộng .
Tuy nhiên trong thực tiễn cũng đã có một số quy định của ĐƯQT được áp dụng trực tiếp vào đời sống pháp luật. Chẳng hạn như trong Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO đã liệt kê các quy định liên quan đến nội dung cam kết được áp dụng trực tiếp của Việt Nam là: Luật doanh nghiệp, Luật luật sư, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh. Hoặc Hiệp định về thuế chẳng hạn, đây là loại hiệp định luôn có hiệu lực cao hơn nội luật và được áp dụng trực tiếp, bởi lẽ có hay không có hành vi chuyển hóa hầu như không có ý nghĩa thực tế trong trường hợp áp dụng mức thuế đã cam kết giữa các quốc gia.
2.2. Áp dụng gián tiếp
Áp dụng gián tiếp là việc quốc gia thành viên ban hành một đạo luật để chuyển hóa các quy định của điều ước quốc tế vào nội luật. Trường hợp này xảy ra khi nội dung của ĐƯQT chưa đủ cụ thể, rõ ràng để có thể áp dụng trực tiếp vào thực tiễn pháp luật hoặc nội dụng điều ước đó có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong Hiến pháp.
Cách thức này đã được tiến hành để chuyển hóa một số điều ước về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự trong pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; chuyển hóa nội dung Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào trong Luật Bình đẳng giới. Nhiều quy định của các ĐƯQT khác cũng đã được chuyển hóa thành các quy định trong các đạo luật của Việt Nam, nhất là từ khi chúng ta gia nhập WTO như: Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật cạnh tranh, Luật thương mại…có nhiều quy định tương thích với các quy định của Công ước BERN về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Pháp lệnh về công nhận và thi hành của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hài hòa với các quy tắc của Công ước New York năm 1958…
Nếu như trước kia, việc chuyển hóa ĐƯQT vào pháp luật quốc gia còn chưa được quy định cụ thể, thì với việc Quốc hội thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT năm 2005, vấn đề áp dụng trực tiếp ĐƯQT vào đời sống pháp luật đã chính thức được thừa nhận. Theo đó, trong trường hợp nội dung của ĐƯQT đã cụ thể, rõ ràng, Nhà nước sẽ không cần phải thực hiện các thủ tục chuyển hóa ĐƯQT bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật truyền thống vừa phức tạp, vừa tốn kém, mà chỉ cần ra quyết định thừa nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung của ĐƯQT đó để nội dung điều ước có thể đi vào thời kỳ thực hành. Điều này hứa hẹn đem đến những biến chuyển to lớn cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay.
Vấn đề nội luật hóa điều ước quốc tế
Cho dù theo cách suy luận của chủ nghĩa nhất nguyên hay theo thiết chế của chủ nghĩa nhị nguyên, thì các quốc gia đều có nghĩa vụ là làm cho pháp luật quốc gia mình phù hợp với pháp luật quốc tế. Về vấn đề này hiện nay có hai quan điểm chính, quan điểm thứ nhất cho rằng điều ước quốc tế có hiệu lực trực tiếp trong các lĩnh vực của pháp luật quốc gia mà không cần phải có sự chuyển hoá (nội luật hoá) các điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia; còn theo quan điểm thứ hai, thì pháp luật quốc tế không áp dụng trực tiếp trong các lĩnh vực của pháp luật quốc gia; điều ước quốc tế, muốn phát huy hiệu lực của mình ở trong các nước thì đòi hỏi phải được chuyển hoá vào nội luật, nghĩa là toàn bộ hoặc một phần nội dung của điều ước đó phải được chuyển đổi dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật (phương thức chuyển hoá điều ước quốc tế thường được quy định trong hiến pháp và các đạo luật quan trọng về điều ước quốc tế của các quốc gia).
Học thuyết về chấp nhận.
Học thuyết về sự chấp nhận hiệu lực trực tiếp của quy phạm điều ước quốc tế rất gần với chủ nghĩa nhất nguyên. Học thuyết này khước từ việc ban hành một văn bản thi hành của Nhà nước như là cầu nối giữa quy phạm pháp luật quốc tế và sự áp dụng nó ở trong nước. Theo học thuyết này, các quy phạm pháp luật quốc tế được áp dụng trực tiếp ở trong nước. Tuy nhiên, các quy phạm này khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia.doc