Tiểu luận Mối quan hệ giữa Pháp luật và Tôn giáo

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề chung về pháp luật và tôn giáo 2

Chương 2: Mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo 4

2.1. So sánh pháp luật và tôn giáo 4

2.1.1. Những điểm giống nhau giữa pháp luật và tôn giáo 4

2.1.2. Những điểm khác nhau giữa pháp luật và tôn giáo 4

2.2. Tác động qua lại giữa pháp luật và tôn giáo 6

2.2.1. Tác động tích cực 6

2.2.1.1. Pháp luật tác động tích cực đến tôn giáo 6

2.2.1.2. Tôn giáo tác động tích cực đến pháp luật 7

2.2.2. Tác động tiêu cực 8

2.2.3. Tác động khác 11

2.2.4. Vai trò của pháp luật đối với tôn giáo 11

2.3. Mức động ảnh hưởng của tôn giáo đối với pháp luật 11

2.3.1. Tại các quốc gia có một tôn giáo là quốc giáo 11

2.3.2. Tại các quốc gia đa tôn giáo 13

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tôn giáo tại Việt Nam 14

3.1. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải quán triệt và cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo 14

3.2. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải là công cụ đảm bảo sự bình đẳng giữa các tôn giáo 16

3.3. Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; vừa là phương tiện đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, bài trừ mê tín, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc 17

3.4. Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, vừa đảm bảo mọi hoạt động tôn giáo phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật 19

3.5. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải là công cụ xác định đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội, đề cao lợi ích của Tổ quốc, dân tộc 20

 

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11912 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa Pháp luật và Tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như là một biện pháp trừng phạt vô hạn. Các quy định của pháp luật thường chặt chẽ, chính xác và thống nhất hơn so với tín điều tôn giáo. Các quy định của pháp luật luôn phải được nhận thức và thực hiện, áp dụng chính xác, thống nhất trong phạm vi hiệu lực của nó. Sự chính xác đến từng chi tiết, từng mô hình hành vi là đòi hỏi cần thiết của pháp luật trong xã hội văn minh. Các quy định của tôn giáo trong nhiều trường hợp lại rất chung chung và không thống nhất nên đôi khi sự đánh giá và phạm vi áp dụng có sự thay đổi tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Trong một đất nước chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật duy nhất do Nhà nước ban hành nhưng có thể tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau. Mục đích của pháp luật mang tính hiện thực, còn tôn giáo là ngoài mục đích hiện thực, thường có lý tưởng cao xa hơn nhiều. Ví dụ: nghĩ về chốn thiên đàng, chuẩn bị cho kiếp sau… Cách thức và cơ chế điều chỉnh của pháp luật và tôn giáo cũng có những điểm khác nhau. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi con người bằng cách quy định cho chủ thể tham gia các quan hệ đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nói cách khác là quy định những hành vi được phép, những hành vi bắt buộc và những hành vi bị cấm đoán. Tôn giáo điều chỉnh hình vi của tín đồ của mình bằng cách quy định nghĩa vụ, bổn phận của họ, xác định cho họ những hành vi nên làm, không nên làm, cần phải làm, không được làm. Mặt khác, trong pháp luật, sự cho phép, bắt buộc hay cấm đoán luôn được xác định rất rõ ràng. Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể, Nhà nước quy định các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Ngược lại, hầu hết những nghĩa vụ, bổn phận của tín đồ thường không mang tính xác định một cách chặt chẽ. Đó chỉ mới là những lời răn của tín điều tôn giáo đối với tín đồ: nên, không nên hay cần phải, không được… Tác động qua lại giữa pháp luật và tôn giáo Từ lâu, pháp luật và tôn giáo đã có mối quan hệ gắn bó, chúng tác động qua lại lẫn nhau: Tích cực và tiêu cực. Phần sau đây sẽ làm rõ những tác động cụ thể đó. Tác động tích cực Pháp luật tác động tích cực đến tôn giáo Thứ nhất: Pháp luật hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn. Khi một tôn giáo có các tư tưởng, quan niệm, giáo điều không phù hợp với xã hội hiện tại, gây cản trở, kìm hãm sự phát triển, tác động xấu đến xã hội thì pháp luật sẽ, bằng các biện pháp của mình, điều chỉnh hay loại bỏ. Thứ hai: Pháp luật tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển. Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của Nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả trên quy mô lớn. Ví dụ như: Điều 70 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 đã quy định: “Công dân có quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự đo tín ngưỡng, tôn giáo…”. Đã góp phần tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, pháp luật còn trừng trị những kẻ xâm hại đến lợi ích và bảo vệ quyền lợi của tôn giáo. Tôn giáo tác động tích cực đến pháp luật Thứ nhất: Tôn giáo giúp xây dựng pháp luật. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì rất nhiều tín điều tôn giáo được “pháp luật hóa”, chúng trở thành những quy phạm pháp luật được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Ví dụ như: Trong đạo thiên chúa có quy định về việc kết hôn “một vợ, một chồng”, quy định này phù hợp với xã hội và được nâng lên thành luật trong Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam. Thứ hai: Tôn giáo giúp pháp luật phát triển và hoàn thiện. Trong quá trình phát triển của tôn giáo, sẽ có lúc pháp luật dự báo trước được những nguy cơ tiềm tàn mà tôn giáo đem đến hay phát hiện ra những kẽ hở, thiếu sót trong trong pháp luật hiện hành. Sau đó, pháp luật sẽ tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu và từ đó hoàn thiện mình hơn. Thứ ba: Tôn giáo san sẻ một phần gánh nặng cho pháp luật. Hầu hết các tôn giáo đều có các giáo lý, giáo điều luôn khuyên răn con người trong thế giới trần gian này phải biết làm điều thiện, giúp đỡ người khó khăn, tránh xa cái ác. Khi các giáo dân thực hiện theo các giáo lý đó thì đã phần nào đã giúp xã hội ổn định và phát triển. Trong một số tôn giáo, cái chết chỉ là sự thay đổi về hình thái và địa điểm sinh sống, điều này giúp con người giải thoát khỏi nỗi sợ lớn nhất – cái chết, giúp họ dễ dàng chấp nhận cái chết hơn, ít lo sợ và sống vui vẻ hơn. Và xã hội sẽ bình yên hơn nếu mọi người đều sống mà không lo sợ về cái chết (điều này thì pháp luật không làm được). Ngoài ra, do một số các tín điều tôn giáo đã được nâng thành luật nên chỉ cần giáo dân nghe theo các tín điều tôn giáo đó thì cũng giống như họ đang chấp hành pháp luật. Từ các điều trên có thể thấy nhờ có tôn giáo mà công việc quản lý, kiểm soát xã hội của pháp luật đã nhẹ đi phần nào. Tác động tiêu cực: Về cơ bản pháp luật không đối lập, không ngăn cấm, không loại trừ tín điều tôn giáo, không tác động xấu đến tôn giáo. Trong quá trình phát triển của mình, đôi khi tôn giáo có các tín điều, giáo lý hay hoạt động không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, danh dự, tính mạng của cá nhân hoặc trái với đạo đức, văn hóa, không phù hợp với tiến bộ xã hội. Lúc đó pháp luật sẽ sẽ ngăn cấm, kìm hãm hoặc loại bỏ nó. Vì thế trong phần này, chúng tôi sẽ không đề cập cập về vấn đề pháp luật tác động tiêu cực đến tôn giáo. Như đã trình bày ở trên, tôn giáo vẫn có những giáo lý gây ra không ít phiền toái, tác hại cho mỗi người và xã hội. Chưa kể là một số người đã cố tình lợi dụng tôn giáo để làm những điều xấu với mục đích vụ lợi vật chất hay chính trị, gây ra tổn hại về tiền của, tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường hay nghiêm trọng hơn là sức khỏe và tính mạng của con người. Phần sau đây sẽ chủ yếu trình bày những tác động tiêu cực của các hoạt động tôn giáo trong phạm vi Việt Nam là chủ yếu. Thứ nhất: Vi phạm trong cách thức thành lập: Ở Việt Nam, những năm gần đây, hoạt động tôn giáo diễn ra không chỉ diễn ra sôi nổi trong phạm vi toàn quốc mà còn mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Một số tôn giáo mới thâm nhập vào Việt Nam; nhiều tổ chức và hội đoàn tôn giáo trong nước phục hồi, phát triển mà không xin phép chính quyền. Các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam khi chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cho phép hoạt động thì sẽ phải tan rã, không được duy trì. Dù biết rằng hoạt động mà không xin phép như vậy là trái pháp luật nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn cứ làm. Thứ hai: Một số lễ nghi tôn giáo vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Như đã biết, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là nguồn giải tỏa những bức xúc, ham muốn mà con người không hoặc chưa thể thực hiện được. Tôn giáo dựng lên một đấng siêu nhiên có thể làm mọi thứ để mọi người có thể cầu xin giúp đỡ hay phù hộ. Đương nhiên, cùng với những thỉnh cầu thì sẽ cần cúng tế hay hiến tế. Trong lịch sử, đã ghi lại nhiều cuộc hiến tế của thổ dân Aztec. Và hiện nay một số ít các tôn giáo ở các quốc gia nghèo khó, lạc hậu vẫn còn duy trì hành động “giết người” này chỉ để “cầu mưa” hay “cầu mùa vụ”. Gần đây nhất là vụ hiến tế người hàng loạt ở Uganda, đối tượng bị hiến tế chủ yếu là trẻ em. Họ hiến tế đơn giản vì họ tin rằng khi dâng cúng máu và các bộ phận con người cho thần linh thì họ sẽ được “phù hộ” để nhanh chóng trở nên giàu có. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tác động đến quyền cơ bản của con người mà không ai có thể xâm phạm: Quyền được sống. Thứ ba: Vi phạm trong lĩnh vực in ấn, xuất bản sách kinh tôn giáo. Ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, số kinh sách, tài liệu, văn hóa phẩm tôn giáo dù được nhập vào trong nước rất nhiều, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ nhưng việc in ấn xuất bản, nhập khẩu không xin phép vẫn tiếp tục diễn ra. Các ấn phẩm đó không có xuất xứ, không có giấy phép rõ ràng (chủ yếu do photocopy), từ đó vi phạm các luật và công ước về bản quyền. Thứ tư: Vi phạm trong xây, sửa nơi thờ tự. Hiện nay, ở một số địa phương của Việt Nam việc sửa chữa, xây dựng mới nơi thờ tự (như: chùa, nhà thờ, tháp tôn giáo,…) mà không xin phép hay làm không đúng nội dung xin phép vẫn diễn ra rất nhiều. Mặc dù Điều 12 Nghị định số 26 của Chính phủ đã quy định: “Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, việc khôi phục công trình thờ tự bi hoang phế, bị hủy hoại do chiến tranh, do thiên tai, rủi ro; việc tạo lập cơ sở thờ tự; việc xây dựng công trình thờ tự (nhà tượng, bia, đài, tháp và các công trình nhằm mục đích thờ tụ) phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Một số giáo hội cố tình vi phạm, khi chính quyền phát hiện, giáo hội thường xin phạt hành chính để các công trình xây dựng sai vẫn tồn tại, làm cho mọi chuyện như đã rồi. Nếu chính quyền không chấp nhận thì họ dùng quần chúng tín đồ để gây sức ép, buộc chính quyền phải đồng ý. Điều này không những vi phạm pháp luật về xây dựng mà còn tác động xấu đến hành vi của giáo dân, vì họ sẽ nhìn từ hành vi của giáo hội mà thực hiện theo. Thứ năm: Hoạt động tôn giáo bị lợi dụng để chống phá Nhà nước. Ngày nay, khi mà các hoạt động tôn giáo cũng đang toàn cầu hóa thì việc các thế lực thù địch sử dụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu để chống phá một quốc gia là hết sức phổ biến. Tôn giáo là một lĩnh vực khá nhạy cảm, có thể tạo ngòi nổ gây mất ổn định chính trị, xã hội. Đơn cử như Việt Nam chúng ta. Các thế lực thù địch bên cạnh hoạt động xuyên tạc chủ trương, chính sách tôn giáo của Nhà nước, còn tăng cường vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền; ráo riết kích động, chỉ đạo các thành phần cực đoan, phản động trong giáo hội chống đối, nhằm gây ra tình hình phức tạp về an ninh, trật tự dẫn tới xung đột chính trị ở các vùng tôn giáo, tạo cớ quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để can thiệp, gây sức ép về kinh tế, chính trị - xã hội đối với đất nước. Điển hình là vụ linh mục Vũ Thanh Cảnh, chánh xứ Hàm Long, Hà Nội đã ký đơn cho số cầm đầu hội đoàn và nhiều giáo dân đi khiếu kiện đòi lại nhà nguyện Fatima 193 Bà Triệu. Hay ở Nghệ An giáo hội đã huy động hội viên các đoàn hội, đặc biệt là hội phụ nữ tập trung nằm lỳ hàng tháng trời để chiếm giữ, đòi lại khu đất nhà thờ Cầu Rầm… Thứ sáu: Cá nhân, tổ chức lợi dụng niềm tin tôn giáo để trục lợi riêng. Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của giáo dân để tuyên truyền mê tín, dị đoan. Từ đó, lừa đảo hoặc tước đoạt vật chất, trục lợi cho riêng mình. Ở Kon Tum đã từng có một sự kiện được dựng lên để tuyên truyền mê tín dị đoan: “Đức Mẹ hiện hình”. Tin đồn “Đức Mẹ” hiện hình và nhập vào một bà cô chữa được bách bệnh nhanh chóng lan rộng. Vậy là mọi người đổ xô về để được “Đức Mẹ” chữa bệnh và tất nhiên là phải có “phí”. Sau đó, công an vào cuộc điều tra thì phát hiện rằng đây là “Đức Mẹ” giả và cũng không có chút kiến thức gì về khám chữa bệnh. Tác động khác: Trong các trường hợp đặc biết, có sự mâu thuẫn giữa pháp luật và tín điều tôn giáo trong việc giải quyết cùng một vấn đề thì các tín đồ, giáo dân và tổ chức tôn giáo phải thực hiện theo pháp luật, nghĩa là, theo nguyên tắc thì luật phải có tính tối cao so với các tín điều tôn giáo. Ở đây, pháp luật có tác động cưỡng chế đối với tôn giáo. Ví dụ: Khi một cơ sở thờ tự nằm trong khu quy hoạch thì cũng phải chịu sự di dời của cơ quan chính quyền. Vai trò của pháp luật đối với tôn giáo: Giúp thể chế hóa đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng. Pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện sự quản lí của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Là phương tiện bảo vệ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và hoạt động bình thường của các tôn giáo. Là phương tiện đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia. Mức độ ảnh hưởng của tôn giáo đối với pháp luật Tại các quốc gia có một tôn giáo là quốc giáo: Mức độ ảnh hưởng của tôn giáo đối với pháp luật là rất lớn. Pháp luật và tôn giáo phát triển cùng nhau, thống nhất với nhau. Chẳng hạn trong kinh Coran ở các nước theo đạo Hồi hoặc trong kinh Cựu Ước ở Israel, các tín điều tôn giáo thường có vị trí như pháp luật hoặc có liên kết rất mật thiết với pháp luật. Cho nên, ở một mức độ nào đó một số tín điều tôn giáo có sự thống nhất với pháp luật, tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, nhất là đối với việc giáo dục, đòi hỏi con người phải làm việc thiện, việc có ích cho cộng đồng và xã hội. Ở các quốc gia này, số người dân tham gia vào quốc giáo là rất lớn vì thế chỉ cần các tín đồ tôn giáo tuân theo các giáo lý thì cũng chính là họ đã tuân thủ pháp luật. Sau đây là bảng thống kê các quốc gia có dân số đông tham gia vào quốc giáo: (Xem bảng trang sau) Tên quốc gia Tôn giáo được xem là quốc giáo Phần trăm người dân tham gia vào quốc giáo Vương quốc Ảrập-Xêút Hồi giáo 100% Cộng hòa Hồi giáo Iran Hồi giáo 99% Nhà nước Hồi giáo Ápganixtan Hồi giáo 99% Cộng hòa Italia Công giáo 95% Vương quốc Thái Lan Phật Giáo 95% Vương quốc Campuchia Phật Giáo 95% Liên bang Mianma Phật Giáo 89% Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Srilanca Phật giáo 70% Vương quốc Anh Anh giáo(**) 57% (Nguồn: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Trần Minh Thư) (**) Anh giáo: được dùng để chỉ những giáo hội tuân giữ các truyền thống tôn giáo được thiết lập và phát triển bởi Giáo hội Anh Quốc. Tại các quốc gia đa tôn giáo: Ví dụ như: Việt Nam hiện nay là quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau và không có tôn giáo nào chiếm vị trí độc tôn. Tuy là quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại song song với nhau nhưng mỗi tôn giáo vẫn có mức độ ảnh hưởng nhất định đối với pháp luật. Vẫn có những tín điều tôn giáo được nâng lên thành luật nhưng ảnh hưởng của tôn giáo đến sự hình thành của pháp luật không sâu sắc như các quốc gia được nêu ở phần trên. Nhìn chung thì pháp luật và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và hoàn thiện. Ở một phương diện nào đó, chúng đều là những công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, có một số chức năng tương tự nhau để duy trì, quản lí đời sống xã hội phục vụ mục đích chung của cộng đồng. Đương nhiên chúng cũng có nhiều khác biệt. Song, vì lượng kiến thức còn hạn hẹp và mối quan hệ giữa pháp luật, tôn giáo là khá phức tạp nên phần trình bày ở trên chỉ nêu lên được một số vấn đề cơ bản nhất giữa tôn giáo và pháp luật mà thôi. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải quán triệt và cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo: Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: "Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân thủ theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng". Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo, cần quán triệt sâu sắc những quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo. Cụ thể là những quan điểm sau đây: Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta khẳng định: "Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân lao động" và "Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân". Việc xác định "tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân", có nghĩa là Đảng ta đã xác nhận sự tồn tại của tôn giáo trong đời sống xã hội. Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời và thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để bảo vệ và tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ hai, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, tôn giáo nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ giáo lý tôn giáo răn, dạy tín đồ hướng thiện, làm điều lành, tránh điều ác. Còn mặt tiêu cực thể hiện ở chỗ nó làm cho con người sống an phận và chấp nhận, thậm chí hạn chế họ tham gia vào quá trình cải tạo, xây dựng xã hội bằng các phương pháp cách mạng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng ta đã khai thác, phát huy những mặt tích cực vốn có của đạo đức tôn giáo phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Thừa nhận "đạo đức tôn giáo còn có nhiều điều phù hợp với quá trình xây dựng xã hội mới", có nghĩa là thừa nhận vai trò tích cực nhất định của tôn giáo với đời sống xã hội. Trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề đạo đức xã hội đang bị xuống cấp nghiêm trọng thì những giá trị nhân bản, đạo đức và văn hóa vốn có trong văn hóa, đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, đạo đức tốt đẹp trong đồng bào tôn giáo ở nước ta. Thứ ba, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử đối với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối trật tự công cộng và xâm phạm an ninh quốc gia. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) chỉ ra một cách sâu sắc và cụ thể: Đảng, Nhà nước nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ, cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải là công cụ đảm bảo sự bình đẳng giữa các tôn giáo: Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, phát triển nên việc đối xử bình đẳng với các tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đoàn kết đồng bào theo đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tôn giáo ở Việt Nam có quá trình hình thành, phát triển khác nhau, có tôn giáo nội sinh (như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo), có tôn giáo ngoại nhập (như Công giáo, đạo Tin Lành, Phật giáo, Hồi giáo); mỗi tôn giáo đều có giáo lý, giáo luật và những lễ nghi thờ cúng khác nhau, nhưng tất cả đều tồn tại đan xen, hòa đồng trên cùng một địa bàn dân cư, không có sự kỳ thị và xung đột tôn giáo như ở một số quốc gia khác. Có thể lấy 2 đại lễ của Phật giáo và Thiên chúa giáo là Phật Đản và Noel làm ví dụ điển hình cho sự hòa hợp giữa các tôn giáo ở Việt Nam. Không phân biệt là người có theo tôn giáo hay không, cũng không hề có sự phân biệt giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Tất cả đều hòa hợp, giao lưu vui vẻ trong các lễ hội tôn giáo, họ coi đó như một dịp để giao lưu văn hóa, học tập những nét đẹp của các tôn giáo khác, các bạn trẻ coi đó như một dịp để vui chơi, hẹn hò… Có được kết quả đó là nhờ chủ trương đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ đó phần nào ngăn chặn, hạn chế được âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam. Thực tiễn công tác tôn giáo ở nước ta cho thấy, nếu không có chính sách, pháp luật bình đẳng với các tôn giáo, thì chúng ta không thể tập hợp được quần chúng tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân và sẽ tạo kẽ hở để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá ta quyết liệt hơn. Thực tiễn công tác tôn giáo ở nước ta cho thấy, nếu không có chính sách, pháp luật bình đẳng với các tôn giáo, thì chúng ta không thể tập hợp được quần chúng tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân và sẽ tạo kẽ hở để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá ta quyết liệt hơn. Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; vừa là phương tiện đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, bài trừ mê tín, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền tự do đó được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, vì vậy là bất khả xâm phạm. Đối với đồng bào là tín đồ các tôn giáo, quyền tự do đó bao hàm quyền được hành đạo, quản đạo và truyền đạo. Các quyền này là một nhu cầu tinh thần của tín đồ, chức sắc và nhà tu hành các tôn giáo. Song trên thực tế, ở một số địa phương vẫn còn có hiện tượng ép buộc người dân bỏ đạo hoặc theo đạo. Sự vi phạm đó đã gây phản ứng bất bình trong nhân dân, tạo sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích động chống đối. Vì vậy, phải tiếp tục quán triệt quan điểm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo là rất cần thiết ở Việt Nam trong tình hình hiện nay. Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, pháp luật về hoạt động tôn giáo phải được xây dựng trên tinh thần thực sự tôn trọng đức tin (niềm tin) tôn giáo của tín đồ. Mỗi tín đồ đều có quyền tin vào những vị thần, vị thánh và thực hiện những nghi lễ thờ cúng theo giáo lễ, giáo luật của tôn giáo mà họ theo. Đối với những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, hợp pháp của tín đồ và tổ chức tôn giáo cần phải được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ; chống mọi tư tưởng đánh đồng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với hoạt động mê tín dị đoan, với hoạt động bị lợi dụng rồi gây khó khăn cho các hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp. Phải giúp cho các hoạt động tôn giáo phát huy được những mặt tích cực của mình thể hiện trong giáo lý, giáo lễ của tôn giáo. Tính hướng thiện, từ bi, bác ái, vì con người... của tôn giáo phải khơi dậy trong ứng xử giữa mọi người trong xã hội. Tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia cùng Nhà nước và xã hội giải quyết những vấn đề của xã hội đang đặt ra, như vấn đề xã hội hóa giáo dục, y tế, cứu trợ thiên tai... Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn phải giúp cho quần chúng tín đồ từng bước xóa bỏ đức tin mù quáng, luật lệ khắt khe trong tôn giáo. Các chính sách, pháp luật phải nhằm làm cho mọi người trong đó có đồng bào các tôn giáo có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an toàn ngay trên trần thế, được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì những niềm tin lệch lạc trong tôn giáo mới có thể bị đẩy lùi, những luật lệ tôn giáo khắt khe trói buộc con người mới bị dỡ bỏ. Tuyệt đối không dùng các biện pháp hành chính mệnh lệnh, sự trói buộc của pháp luật để cản trở, can thiệp thô bạo vào niềm tin tôn giáo. Xuất phát từ tình hình trên đây, đòi hỏi hệ thống pháp luật về hoạt động tôn giáo phải là công cụ sắc bén trong phòng ngừa, đấu tranh với mọi hành động lợi dụng tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam. Một nội dung nữa của quan điểm này đòi hỏi trong quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo phải nghiêm cấm các hoạt động lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mê tín, dị đoan là hoạt động xuất phát từ nhận thức mù quáng, trái với giáo lý, giáo luật của các tôn giáo. Hoạt động này thường gây tâm lý hoang mang, tốn kém tiền của, lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe cho nhân dân. Thời gian qua, các tôn giáo ở nước ta đều phục hồi phát triển mạnh mẽ, các hoạt động và lễ hội của các tôn giáo diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức, nội dung phong phú ở các nơi thờ tự, góp phần đáp ứng nhu cầu của quần chúng tín đồ. Song bên cạnh đó, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng tiến hành các hoạt động mê tín để trục lợi (như xem bói, lên đồng, gọi hồn, chữa bệnh bằng phép lạ, sấm truyền những tin gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...), phá hoại truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Vì vậy, pháp luật về hoạt động tôn giáo của ta phải có những quy định ngăn cấm và xử lý nghiêm với những người có hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để hoạt động mê tín, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, vừa đảm bảo mọi hoạt động tôn giáo phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật: Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước. Theo quan điểm cơ bản này, đối với những tôn giáo đã được Nhà nước cho phép hoạt động, Nhà nước không chỉ bảo hộ, tôn trọng mà còn không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Nguyên tắc tôn trọng và không can thiệp vào nội bộ tôn giáo ở đây phải được hiểu là Nhà nước tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ hoàn toàn mang t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa Pháp luật và Tôn giáo.doc