MỤC LỤC
Trang
A: Đặt vấn đề 2
I- Quan điểm về xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 3
1. Thế nào là xây dựng một nền kinh tế độc lâp tự chủ? 3
1.1. Khaí niệm nền kinh tế độc lập tự chủ: 3
1.2. Sự cần thiết phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ. 3
1.3. Một số nhiệm vụ để bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế. 4
2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan. 5
2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? 5
2.2. Hệ quả tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá 8
II. Thực trạng về mối quan hệ giữa xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. 11
1. Việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 11
1.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cùng với việc thúc đẩy mạnh quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế xuất phát từ một số luận cứ sau: 11
1.2. Nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 12
1.3. Ba đặc trưng để thực hiện độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế. 12
1.4. Nguyên tắc của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập 14
2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam va`các nước hiện nay. 15
2.1. Những kết quả đạt được. 15
2.2. Quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. 16
2.3. Thực trạng kinh tế nước ta nhìn duới góc độ hội nhập kinh tế thế giới cũng bộc lộ một số điểm đáng chú ý: 17
3. Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn. 18
3.2. Từng bước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá,nước ta khi tiến hành hội nhập luôn đứng trước cả những thách thức và cơ hội: 20
III- Các phương thức và giải pháp để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập hiện nay 22
C. Kết luận 24
D. danh mục tài liệu tham khảo 25
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giũa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá
2.2.1. Hệ quả tích cực
+ Toàn cầu hoá thức đẩy sự phát triển và xã hôik hoá các lực lượng sản xuất đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao.
- Toàn cầu hoá làm tăng nhanh tổng sản lượng thế giới:ngày nay tổng sản phẩm của thông tin ước tính khoảng 30.000 tỷ USD,gấp 23 lần tổng sản phẩm thế giới vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX(1.300 tỷ USD)
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu có những thay đổi cơ bản.Nếu năm 1960, nông lâm thuý sản chiếm 10,4%;cây công nghiệp chiếm28,1%và dịch vụ chiếm 50,4% thì đến năm 1990,cơ cấu GDP của thế giới tương ứng đã là 4,4%,21,4%và 62,4%
- Sự liên kết thị trương thế giới thành một hệ thống hữu cơ ngày cang tăng,với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trưởng sản xuất
- Hệ thống thông tin toàn cầu phát triển nhanh chóng,kết nối các vùng đia lý trên trái đất vào một hệ thống,góp phần tác động có hiệu quả vào các quá trình khinh tế –xã hội –chính trị.
+ Toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại
- Toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại sẽ làm giảm hoặc huỷ bỏ các hàng rào thương mại làm cho hàng hoá mỗi nước có thị trường tiêu thụ quốc tế rộng hơn,do đó kích thích sản xuất phát triển.Nhờ đó sẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hoá,làm cho các nguồn lực ở mỗi nước và trên thếgiới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.
- Tự do hoá thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế,phát huy lợi thế của mình và hạn chế những rủi ro,thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt.
+ Toàn cầu hoá gia tăng các luồng chuyền giao vốn và công nghệ
Toàn cầu hoá làm gia tăng các hoạt động đầu tư quốc tế,chủ yếu là FDI,với những đặc điểm chính là luồng vốn đầu tư ngày càng tăng;chủ thể đầu tư và chủ thể thu hútđầu tư ngày càng đa dạng;lượng lưu đọng vốn cho vay tăng rất nhanh;tự do hoá đầu tư trởthanh mục tiêu chính sách đầu tư quốc tế của tất cả các nươc.
Toàn cầu hoá thực hiện chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu của khoa học công nghẹ,tổ chức quản lý,kinh nghiệm kinh doanh,sản xuất cho các nước được đầu tư phát triển.
+ Toàn cầu hoá củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế,thúc đẩy sự xich lại gần nhau giữa các dân tộc.
Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá,các thể chế quốc tế ngày được tăng cường để đảm bảo điều tiết và quản lý các quan hệ quốc tế
Chính nhờ toàn cầu hoá liên kết các nước kại với nhau,làm tăng sự tuỳ thuọcc lẫn nhau giữa các nước về nhiều mặt,nên lợi ích của mỗi quốc gia gắn với lợi ích của nhiều quốc gia.Hơn nữa các thể chế quốc tế cũng ràng buộc lợi ích và nghĩa vụ của các quốc gia.Tất cả những điều nói trên giúp hạn chế những hành vi dễ gây xung đột giữa các nước,góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Qua quá trình giao lưu quốc tế,sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thuộc các châu lục giữa con người với con người càng được tăng cường;thông tin cập nhật khắp các vùng và góp phần tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện trên thế giới.
2.2.2. Hệ quả tiêu cực.
+Toàn cầu hoá mở rộng thêm khoảng cách giàu nghèo,trong từng nước và giữa các nước.
Các mối lợi thu được từ toàn cầu hoá kinh tế được phân phối không đồng đều và không công bằng.Các quốc gia phát triển có lợi thế thường thu lợi nhiều trong kinh tế,thương mại...
Tất cả những thành tựu của toàn cầu hoá kinh tế trong mấy thập kỷ qua không những không thu hẹp mà còn làm doãng ra khoảng cách về mức sống và trình độ phát triển kinh tế,khoa học công nghệ giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển;làm trầm trọng sự bất công trong xã hội;đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước.Về nhiều mặt,dân chúng ở 85 đang phát triển hiện có mức sống thấp hơn so với cách đây 10 năm và toàn thế giới hiện nay vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo.
+Toàn cầu hoá tạo nên sự thách thức mới đối với nền độc lập,chủ quyền quốc gia; làm xói mòn quyền lực Nhà nước –dân tộc
- Toàn cầu hoá làm thay đổi khái niệm độc lập và chủ quyền quốc gia,đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.Toàn cầu hoá làm suy yếu chức năng kinh tế của nhà nước dân tộc.
- Chủ quyền quốc gia bị hạn chế một cách tương đối, tính độc lập của các quốc gia bị giảm dần; nhiều quyền lực của Nhà nước bị xói mòn, các Chính phủ không còn quyền độc lập tuyệt đối trong việc hoạch định chính sách vì nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước (Các luồng di chuyển vốn, các luồng thông tin, các tập đoàn xuyên Quốc gia, môi trường sinh thái...)
+ Toàn cầu hoá làm cho nhiều mặt hoạt động và đời sống của con người trở nên kém an toàn, từ an toàn kinh tế, văn hoá, tài chính, xã hội, môi trường đến an toàn chính trị.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á 1997-1998 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo dài và toàn diện đến các nước này. Tính không an toàn trong đời sống kinh tế gia tăng: Sự đổ vỡ nhiều ngành sản xuất và phá sản hàng loạt Xí nghiệp; lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nền sản xuúat phải cơ cấu lại, những thể chế bảo hộ xã hội bị phá vỡ. Tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là khi nền kinh tế lầm vào khủng hoảng, các tệ nạn ma tuý, mại dâm, HIV lan tràn.
Toàn cầu hoá làm gia tăng giao lưu Quốc tế trong đời sống văn hoá tinh thần, nhiều tinh hoa văn hoá của các dân tộc được truyền bá, sự xâm nhập lẫn nhau của các nền văn minh thúc đẩy tiến độ xã hội. Song, do lợi thế của các nước có nền kinh tế mạnh, nên ảnh hưởng của các nước này đối với các nước đang phát triển rất mạnh. Vì vậy, nhiều giá trị riêng của các dân tôc, đặc biệt là của các nước đang phát triển bị xói mòn; nhiều truyền thống dân tộc bị huỷ hoại, các quan hệ gia đình bị phá vỡ.
II. Thực trạng về mối quan hệ giữa xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
1. Việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cùng với việc thúc đẩy mạnh quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế xuất phát từ một số luận cứ sau:
Một là: tất cả các nước tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đều xuất phát từ mục tiêu ben trong,phục vụ cho yêu cầu,nhiệm vụ trong nước.Toàn cầu hoá,tự do hoá làm cho các nền kinh tế phụ thuộc đan xen vào nhau,đó là điều ko thể phủ nhận.Tuy nhiên,trong sự ràng buộc về lợi ích đó không có sự ràng buộc thuần tuý,vô diều kiện mà chính là vì phải biết chia sẻ lợi ích một cách hợp lý,nhằm mục đích cuối cùng là thu được nhiều hơn lợi ích cho đất nước mình,dân tộc mình,giữ được tính độc lập của nền kinh tế qua mối quan hệ ràng buộc,phụ thuộc lẫn nhau,một sự ràng buộc đa phương về lợi ích.
Như vậy đủ thấy là mỗi nước sẽ không thể thực hiện được những mục đích đã đề ra nếu không có một nền kinh tế của chính mình và đủ mạnh.
Hai là:vì sự phát triển vững chắc và bảo đảm tính an toàn cho mỗi nền kinh tế.Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện naỷn chúa rất nhiều những yếu tố bất ổn,khôn lường và bất công mà mức độ cũng như khả năng phòng tránh,khắc phục nó phụ thuộc rất nhiều ở trình độ phát triểcủa các nền kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế có những tác động tích cực đồng thời nó cũng đặt ra những vấn đề,buộc người ta ngày càng phải cảnh giác hơn,càng có nhiều băn khoăn hơn với quá trình này.Toàn cầu hoá kinh tế làm lây lan nhanh chóng và trên quy mô lớn những cuộc khủng hoảng tài chính,tiền tệ,kinh tế;làm trầm trọng thêm những vấn đề mang tính toàn cầu mà cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm được lối thoát...Điều đó cũng có nghĩa là các nền kinh tế dễ biến động,bất ổn định hơn trước.
Ba là:trong khi tham gia vào cuộc chơi chung toàn cầu hoá kinh tế nước nào cũng muốn thu được nhiều lợi và nắm công cụ hiện đại là công nghệ hiện đại.
Hiện nay,tiêu chí sản phẩm hàng hoá cùng với các thiết chế,luật lệ kinh tế đang trở thành luật chơi trong sân chơi toàn cầu.Muốn tham gia vào cuộc chơi có kết quả nhất định mỗi nước phải biết tự vươn lên,phải tìm được vị trí cho mình ở đâu.Điều quan trọn nhất trong cuộc chơi này là làm sao tạo ra được nhiều sản phẩmmà ai cũng thấy cần và được chấp nhận.Sức cạnh tranh,cung cầu trên thương trường,thế mạnh của nền kinh tế mỗi nước được định đoạt như vậy.Một trong những yếu tố mang tính quyết định giúp cho việc giành giữ ngôi thứ và vị trí trong nền kinh tế toàn cầu là công nghệ hiện đại.Mặt khác,quan trọng hơn,là phải phá được bức rào cản do các công ty đa quốc gia nắm trong tay công nghệ hiện đậi lại chỉ muốn chuyển giao công nghệ cho các nước khác trong phạm vi rất hạn chế để luôn bảo đảm vị tríđộc quyền của nó.
Bốn là, bản thân nguyên lý của cuộc chơi toàn cầu hoá cũng phải có sự thay đổi do sự phát triển về bề rộng và chiều sâu của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.
1.2. Nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.1. Xu thế hoà bình và hợp tác phát triển đã trở thành xu thế chính.
Xu thế hoà bình và hợp tác phát triển đã trở thành xu thế chính thay cho sự đối đầu giữa các siêu cường,sự xung đột chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống xã hội đối lập;các hình thức chủ nghĩa thực dân cũ và mới,các cuộc chiến tranh xâm lược đã bị lên án khắp nơi.Đây là một điều kiện rất quan trọng giúp cho các quốc gia có thểmở cửa đất nước,tham gia hội nhập kinh tế quốc tế,và do vậy có thể phát triển các quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau.Mô hình kinh tế phát triển trong xu thế hoà bình,hợp tác đang thay thế cho mô hình kinh tế phát triển trong tình trạng đối đầu và chiến tranh lạnh.Một nền kinh tế được xây dựng trong điều kiện phải luôn ứng phó với các cuộc chiến tranh dù là lanhj đã khác hoàn toàn với một nền kinh tế phát triển trong xu thế hoà bình và hợp tác.Một bên phải thực thi chính sách tự cung tự cấp,công nghiệp phải gắn bó với quốc phòng,khi xây duiựng các công trình phải tính đến khả năng chịu đựng được chiến tranh tàn phá v.v...nghĩa là một nền kinh tế có tính chiến tranh chi phí cao, hiệu quả thấp;còn một bên khác thực thi chính sách hợp tác,hội nhập quốc tế sâu rộng,lấy việc tăng hiệu quả kinh tế,tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế là quốc sách hang đầu.
1.2.2. Xu hương toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh chóng
Xu hương toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh chóng sẽ dẫn tới hệ quả là biên giới kinh tế của các quốc gia ngày càng giảm,do hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ dần,một nền kinh tế toàn cầu không biên giới sẽ xuất hiện,các quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển,các thể chế kinh tế toàn cầu sẽ hình thành v..v..Trong điều kiện đó,một nền kinh tế muốn không lệ thuộc vào bên ngoài,muốn tự đảm bảo lấy các nhu cầu thiết yếu,chắc chắn là sẽ không có chỗ đứng chân.Một nền kinh tế phát triển hiệu quả sẽ phải là một nền kinh tế gồm những nghành có lợi thế cạnh tranh cao, và đương nhiên là phải tuỳ thuộc vào thị trường thế giới.
1.3. Ba đặc trưng để thực hiện độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc xây dựng kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới đã và đang đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức.Trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai,Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế như AFTA,APEC,WTO...Từ đó,phát triển các quan hệ thương mại rộng rãi với mọi quốc gia,các công ty xuyên quốc gia cũng như các trung tâm kinh tế thế giới.Việc phát triển các mối quan hệ này sẽ dẫn tới việc giảm thiểu cáchàng rào thuế quan và phi thuế quan.Các công ty nươc ngoài được vào Việt Nam hoạt động bình đẳngvới các công tyViệt Nam và ngược lại các công ty Việt Nam cũng được hoat động bình đẳng tại các nước đối tác.Do đó,việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cấp thiết.
Muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hiện nay phải đảm bảo ba yếu tố:
Thứ nhất: phải có đường lối,chính sách độc lập tự chủ có nghĩa là chúng ta tự mình lựa chọn hưóng phát triển,tự mình xác định chủ trương chính sách và mô hình kinh tế,không bị động và lệ thuộc bên ngoài,không chịu sức ép của bất cứ ai vì mục đich không lành mạnh của họ và phải đảm bảo lợi ích phát triển quốc gia ở mức cao nhấtcó thể được.Đại hội IX của Đảng xác định đường lối kinh tế của nước ta là:đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp:ưu tiên phát triển lực lương sản xuất,đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa;phát huy cao độ nội lực,đồng thời tranh thủ nguồn nhân lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để phát triển nhanh,có hiệu quảvà bền vững:tăng cường kinh tếđi liền với phát triển văn hoá,từng bước cải thiẹn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường;kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.
Thứ hai: sức cạnh tranh của nền kinh tế phải dược cải thiện và tăng dần.Sức cạnh tranh này phải được thể hiện ở các mặt:Thể chế chính trị, kinh tế,xã hội phải đủ mạnh, đủ tạo ra một môi trương đầu tư,kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, rủi ro thấp khả năng sinh lợi lớn.Cơ cấu kinh tế gồm các nghành có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng tự điều chỉnh tự rút khỏi những nghành kém khả năng cạnh tranh.Cơ cấu doanh nghiệp cũng phải gồm những doanh nghiệp có sức mạnh công nghệ và trí lực,đủ sức mạnh cạnh tranh trên thương trường.Nguồn nhân lực trong nước phải được đào tạo phát triển tốt và sử dụng có hiệu quả.
-Toàn bộ giá trị sản xuất trong nước phải đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và co phânf tích luỹ cần thiết từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế.
- Phải có thể chế kinh tế xã hội bền vững có cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu công nghệ,phát huy được lợi thế so sánh có đủ khả năng tạo ra sức cạnh tranh và hiệu quả,trả được nợ,tạo được tich luỹ,đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước,chiếm lĩnh và giữ được thị trường ngoài nước;bảo đảm được nhịp độ tăng trưởng nhanh,ổn định,bền vững.Cơ cấu kinh tế này gồm cơ cấu các nghành sản xuất và dịch vụ;cơ cấu các vùng lãnh thổ;cơ cấu các thành phần kinh tế:cơ cấu kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;cơ cấu về xuất nhập khẩu;cơ cấu đầu tư
- Phải có một năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ nhập khẩu và sáng tạo công nghệ mới của Việt Nam,bảo đảm cho sự trao đổi bình đẳng về kinh tế và công nghệ với bên ngoài,nhất là trong điều kiện ngày nay,khi sức cạnh tranh kinh tế ngày càng dựa vào thế mạnh và khả năng về khoa học,công nghệ.
- Phải có một số yếu tố vật chất bảo đảm an toàn và điều kiện cơ bản cho phát triển.Trước hết là các yếu tố:an ninh lương thực,an toàn năng lượng,an toàn môi trường,kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội được xây dựng đòng bộ và tương đối có chất lượng.Đồng thời có một số nghành và cơ sở công nghiệp nặng, công nghiệp có tính chất nền tảngđể tạo sức mạnh công nghiệp quốc gia, đặc biệt là nếu phải đương đầu với những tình huống gay cấn,phức tạp như bị bao vây cấm vận,chiến tranh xâm lược...
Thứ ba: là có khả năng ứng phó có hiệu quả với những chấn động chính trị,kinh tế xã hội bên ngoài.
Xây dựng nền kinh tế XHCN đòi hỏi phải bền vững và đảm bảo phát triển cao.Nền tảngcủa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là kinh tế Nhà nước,kinh tế tập thể cùng với sự phát huy cao nhất toàn bộ tiềm năng của các thành phần kinh tế khác,chúng ta phải tập trung củng cố,phát triển,đổi mới nền kinh tế Nhà nước để nền kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo,cùng với kinh tế tập thể làm nền tảng,việc đó là hoàn toàn đúng đắn.Củng cố bằng được kinh tế Nhà nước,kinh tế tập thể thì mới liên kết được các thành phần kinh tế khác,đột phá thắng lợi các nhiệm vụ chủ yếu,xủ lý kịp thời các tình huống phức tạp và tăng cường sức cạnh tranh có hiệu quả.Không quan tâm củng cố kinh tế Nhà nước,kinh tế tập thể là từ bỏ kinh tế XHCN,là không giữ vững được độc lập tự chủ,chủ quyền quốc gia về kinh tế.
1.4. Nguyên tắc của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập
Thứ nhất, chủ động hội nhập phải đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ động cũng bao hàm cả tự tin, có đường đi nước bước, không vội vàng hấp tấp nhưng không chậm chạp để lỡ thời cơ. Chủ động cũng là sự biết người biết ta, là việc nắm vững tình hình trong nước và quan hệ kinh tế đối ngoại. Chủ động mang tính tích cực nhưng có bản lĩnh, mang tính thận trọng nhưng quyết đoán không để mất thời cơ.
Thứ hai, hội nhập quốc tế phải dựa trên cơ sở vững vàng về chính trị, ổn định xã hội, không ngừng phát huy nội lực phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế đất nước, của từng ngành và của mỗi doanh nghiệp. Mỗi hội nhập, quan hệ kinh tế với bên ngoài, phải đảm bảo vững chắc những tiền đề bên trong, tăng cường sức mạnh và tiềm lực kinh tế phát triển kinh tế toàn diện ở tầm vĩ mô. Đồng thời chú trọng đến từng cơ sở, từng doang nghiệp tham gia hợp tác kinh tế, xuất khẩu hoặc liên doanh, sao cho mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp đều phải có sự chuẩn bị tốt, đảm bảo có thể cạnh tranh thắng lợi đảm bảo phát triển bền vững.
Thứ ba, trong quá trình hội nhập phải kiên trì và giữ vững phương châm bình đẳng cùng có lợi, bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo phương châm này một mặt, cần kiên quyết không để nước ta bị thiệt thòi về lợi ích mà lẽ ra phải được, mặt khác phải chấp nhận chia sẻ lợi ích hợp lý với các đối tác. Cũng theo phương châm này, trong hợp tác cần nắm vững nguyên tác vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Thứ tư, thực hiện nhất quán phương châm đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ quốc tế, không để bất cứ quốc gia nào, tập đoàn kinh tế nước ngoài nào chiếm vị trí độc quyền ở bất cứ lĩnh vực nào trong nền kinh tế nước ta. Ngược lại, phải bằng mọi cách tạo ra sự cạnh tranh ngay giữa các đối tác nước ngoài khi kinh doanh ở nước ta để tạo lợi thế giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Thứ năm, phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập, thực hiện “ Diễn biến hoà bình”, phá hoại,lật đổ chế độ. Thực tiễn cho thấy điều cơ bản có tính quyết định bảo đảm an ninh quốc gia là niềm tin, sự gắn bó của dân với Đảng, với Nhà nước tạo sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Đặc biệt coi trọng những ngành, những vùng thuộc chiến lược an ninh quốc gia, những vị trí trọng yếu của quốc phòng.
2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam va`các nước hiện nay.
2.1. Những kết quả đạt được.
Những kết quả của công việc đổi mới đạt được trong 10 năm qua có thể nói là chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Tổng sản phẩm trong nước GDP trong thời kỳ 1991-2000 đạt tăng bình quân hàng năm 7,4% theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990, GDP theo đầu người tăng 1,8 lần.
Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá trên nhiều lĩnh vực, giá trị sản lượng toàn ngành tăng bình quân hàng năm 5,6% (trong đó Nông nghiệp tăng 5,4%, thuỷ sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1%)
Nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1triệu tấn, sản lược lương thực năm 2000 đạt 3,4triệu tấn, mức lương thực bình quân đầu người từ 294,9kgs/năm 1990 lên đến 439kgs/năm 2000. Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực hàng năm trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới.
Sản lượng của một số cây công nghiệp trong thời kỳ 1999-2000 đã tăng khá cao: Càphê 4,7 lần, cao su 4,5 lần...
Sản lượng thuỷ sản tăng bình quân trong 10 năm là 8,85%: giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân 10 năm qua khoảng 12,8%/năm.
Công nghiệp chế biến đã có tốc độ tăng trưởng khá và chiếm tới 60,6% giá trị toàn ngành công nghiệp năm 1999.
Dầu khí có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp, sản lượng dầu thô năm 2000 tăng gấp 6 lần năm 1990...
Hoạt động xuất khẩu cũng có mức tăng trưởng nổi bật. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm qua tăng bình quân hàng năm 18,2%, gấp 5,3 lần năm 1990.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến quí I năm 1999 đã có 2624 Dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 35,8tỷ USD Trong 10 năm qua, vốn FDI đã chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong Nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi được dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng một số cây công nghiệp và ăn quả có tiềm năng xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế như cà phê, điều, chè... Tốc độ phát triển chăn nuôi tăng nhanh hơn cây trồng trọt.
Trong công nghiệp, các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được xây dựng, nhiều ngành công nghiệp mới đã hình thành như Ôtô, xe gắn máy, điện tử...
2.2. Quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt.
Hội nhập hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN về lĩnh vực thương mại,UBTVQH đã ban nghị quyết số 292/NQ/UBTVQH ngày 8/11/1995 về chương trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung(CEPT) của ASEAN và ngày 15/12/1995 tại Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ 5,Việt Nam đã ký nghị định như cam kết thực hiện CEPT nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA)
Việc cắt giảm thuế quan của Việt Nam được ASEAN đánh giá cao và thể hiện quyết tâm của chúng ta trong việc đẩy nhanh tiến trình hoành thành AFTA.Trong quá trình thực hiện CEPT/AFTA,chúng ta đã lựa chọn các mặt hàng và mức giảm thuế thích hợp nên không ảnh hưởng đến nguồn thu ngaan sách và vẫn bảo hộ hợp lý,có chọn lọc,có điều kiện,có thời hạn sản xuất trong nước...
- Hội nhập và diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương(APEC)
Tháng 11/1998 Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của APEC.Ngay tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC họp ở Ma-lai-xi-a,Việt Nam đã đưa ra bản kế hoạch hành động quốc gia cam kết thực hiện 14/15 lĩnh vực chủ yếu nhất theo quy định của APEC,với 3 nội dung chính:cập nhật những thay đổi về tình hình và cơ chế quản lý hiện tại đôíi với 14/15 lĩnh vực cam kết;tổng kết việc thực hiện những cam kết ngắn hạn mà Việt Nam đã làm;đưa các hoạt động bổ sung về các nội dung có liên quan đến mục tiêu tự do hoá thươngmại và đầu tư trong APEC.
Quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Tháng 6 /1994,Việt Nam được công nhận là quan sát viên của Hiệp định chung về thếu quan và Thương mại GATT(các ddiều khoản của nó trở thành một phần của Tổ chức Thương mại thế giới WTO từ ngày 1/1/1995)Ngày 4/1/1995 chúng ta đã nộp đơn xin gia nhập WTO.
2.3. Thực trạng kinh tế nước ta nhìn duới góc độ hội nhập kinh tế thế giới cũng bộc lộ một số điểm đáng chú ý:
Một là,trong hai thời kỳ kế hoạch 5 năm của 10 năm (1991-200) đã diễn ra hai xu hướng trái ngược nhau.
- Thời kỳ 1991-1995 là lúc mà ở trong nước thì nguồn vốn vật chất còn hạn hẹp,kinh nghiệm quả lý Nhà nước và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường còn chưa nhiều;ở ngoài nươc thì tình hình quốc tế nhìn chung là bất lợi.
- Thời kỳ 1996-2000 là thời kỳ có nhiều nhân tố thuận lợi hơn;ở trong nước thì nền kinh tế đang trên đà phát triển với tốc độ khá cao,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhìn chung được cải thiện,hoạt động của thị trường nội địa khá sôi động,nền tài chính tiền tệ đã được ổn định;ở ngoài nước thì với việc gia nhập ASEAN,tham gia AFTA,ký Hiệp định chung với EU và bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào tháng 7/1995,cũng như thành viên của APEC vào tháng 11/1998,vị thế nước ta trên quốc tế đã được cải thiện rõ rệt.Trong bối cảnh đó,trừ chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp,các chỉ tiêu kinh tế khác của kế hoạch 1996-2000 đạt thấp hơn nhiều so với mức dự kiến.
Tình hình kinh tế nước ta trong vài năm gần đây chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực;nhưng cũng không nên vì thế mà coi nhẹ nguyên nhân chủ quan như chậm đổi mới cơ chế,chính sách,hoàn thiện hệ thống pháp luật,chậm khắc phục tình trạng yếu kém của bộ máy nhà nước,chậm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh...
Hai là: khoảng cách về trình độ phát triển của nước ta so với các nước trong khu vực chậm được thu hẹp nhuư mong muốn
Những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong thập niên này là đáng khích lệ, nhưng so với tình hình phát triển của nhiều nước cho đến năm 1997 là năm chưa chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế,thì tốc độ phát triển của nước ta vẫn chậm hơn.
Ba là, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp nước ta còn yếu hơn nhiều nước trong khu vực
Năng lực cạnh tranh là một yếu tố quyết định trong việc mở rộng thị trường,hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả,bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp và mỗi nước.
Năng lực cạnh tranh của mỗi nước là năng lực tạo lập môi trường cạnh tranh kinh tế của nước đó có thể thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư và kinh doanh,trong đó Nhà nước đóng vai trò quyết định.Nó liên quan đến hàng loạt yếu tố quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô,xu hương tự do hoá thương mại và đầu tư,khuyến khích cạnh tranh và chống độc quyền,các định chế tài chính,tiền tệ,hệ thống thông tin và các chủ thể được tiếp cận thông tin,cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội,dịch vụ công,thị trường lao động,thể chế,luật pháp chính sách, cơ cấu bộ máy Nhà nước và năng lực của công chức trong bộ máy đó.
Trước thực trạng tình hình kinh tế như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35509.doc