Tiểu luận Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

1. Nền kinh tế dộc lập tự chủ 3

2. Hội nhập kinh tế quốc tế 5

II. CƠ SỞ THỰC T Ế 7

1.Toàn cảnh thế giới trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế 7

2.Hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoỏ kinh tế những thuận lợi và thỏch thức 8

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 12

1. Theo quan điểm của chủ tịch HỒ CHÍ MINH 12

3. Thực trạng đất nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 14

4. Những đề xuất ,kiến nghị để giải quyết vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế 16

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách. Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay. Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát triển của lực lượng sản xuất chi phối. Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là các chủ thế tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình. Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường. Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã cuốn hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời và hoạt động [theo năm 1999] Đây là sự phát triển mới chưa từng có. Lịch sử đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng không thể sản xuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta không quên 100 năm về trước Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để rồi phải chịu sự thụt lùi về mọi mặt. Thành tựu có được như ngày nay là nhờ vào mở cửa kinh tế.Như vậy rõ ràng xu thế này là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được. Chỉ có những quốc gia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển. Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển. II. Cơ sở thực t ế 1.Toàn cảnh thế giới trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong hơn thập kỉ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển không đồng đều. Trên thế giới đã xảy ra mấy cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính nổ ra năm 1997. Vị thế các nước và các khu vực thay đổi theo hướng: kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục trong nhiều năm và đến 2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu hiện không còn phát triển nhanh như các thập kỉ trước; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối ra; các nước thuộc Liên Xô trước đây và nước Đông Âu rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài, vài năm gần đây tăng trưởng tương đối khá; kinh tế Trung Quốc phát triển ngoạn mục; Đông Nam á và Đông á phát triển nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỷ trước, tuy nhiên vừa qua đã rơi và suy thoái và nay đang hồi phục; Nam Á và Châu Phi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài; kinh tế Mỹ latinh có khá hơn song cũng không ổn định. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang tác động đến tất cả các nước trên thế giới với những mức độ khác nhau, đưa lại những thành quả cực kỳ to lớn cho nhân loại và những hậu quả xã hội hết sức sâu sắc. Công nghệ thông tin đang là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Công nghệ sinh học là bước đột phá vào thế giới đầy bí hiểm của sự sống, tạo ra một tiềm năng to lớn cho việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ … mở ra một tiềm năng mới cho loài người chinh phục tự nhiên, chinh phục vũ trụ. Tự động hoá trong sản xuất ngày càng giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ xã hội. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả các dân tộc trên thế giới. Ngày nay các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tuỳ thuộc vào nhau. Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng. Nền sản xuất thế giới mang tính toàn cầu. Phân công lao động quốc tế đạt tới trình độ ngày càng cao. Phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, qua đó phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của các nước, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn tới sự ra đời, rồi hợp nhất của nhiều tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu âu (EU), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (AFTA)… Hiện nay, các nước lớn, nhỏ đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. Nay những nước có tiềm năng và thị trường lớn như Trung Quốc, Nga, ấn Độ, Mỹ…và cả một số nước vốn khép kín, theo mô hình tự cung tự cấp cũng dần dần mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế… Tuy nhiên trong xu thế đó, các nước công nghiệp phát triển, đứng đầu là Mỹ, do có ưu thế về thị trường, nắm được tiến bộ khoa học- công nghệ, có nền kinh tế phát triển cao, đã ra sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt điều kiện với những nước chậm phát triển hơn, thậm chí dùng nhiều biện pháp thô bạo như bao vây cấm vận, trừng phạt, làm thiệt hại lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước tình hình đó các nước đang phát triển đã từng bước tập hợp nhau lại, đấu tranh chống chính sách tăng cường quyền áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế bình đẳng, công bằng. ở khu vực Đông Nam á đó diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính trầm trọng trong thời gian 1997 -1998, song vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng do vị trí địa lý chính trị và địa lý kinh tế của mình, dung lượng thị trường lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, được đào tạo tốt, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Toàn bộ tình hình trên đem lại nhiều thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với nước ta trong quá trình phát triển đất nước nói chung và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. 2.Hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoỏ kinh tế những thuận lợi và thỏch thức Những mặt thuận lợi: Nhìn một cách tổng quát, toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phổ biến theo hướng nhất thể hoá trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động, những mô hình – cấu trúc trong lĩnh vực kinh tế và cả khoa học, kỹ thuật. Trong đó các nước đang phát triển tham gia với động lực cơ bản là nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo mối liên kết thương mại giữa các quốc gia, các khu vực với nhiều hình thức phong phú, hoạt động có hiệu quả. Và cho đến nay, một số các quốc gia đang phát triển đã đạt được những tiến bộ vượt bậc ví như : ở khu vực Đông Nam á có Thái Lan, Malayxia, Singapo đã chuyển mạnh sang kinh tế hướng về xuất khẩu và thu được những thành quả tốt. Xét về việc mở rộng và đa dạng các mối liên kết thương mại thì chính sách tỷ giá, chính sách giảm thuế xuất nhập khẩu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan đã làm cho hoạt động thương mại tại các nước mở rộng thị trường và tăng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế,điều chúng ta thấy rõ là thị trường vốn có mối liên kết chặt chẽ hơn nhiều. Các nước đang phát triển có cơ hội hội nhập với thị trường tài chính toàn cầu. Nhờ vậy mà loại bỏ việc kiểm soát đối với đồng vốn chảy vào, đồng thời cũng bãi bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịch thông qua tài khoản. Hiện nay, nhiều nước đã chấp nhận thả nổi đồng tiền, đã làm cho đồng vốn đổ vào các nước này tăng nhanh. Mặt khác, hội nhập kinh tế trong thời gian qua có tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều quốc gia đang phát triển đã mở cửa thị trường thu hút vốn, một mặt thúc đẩy công nghiệp hoá, một mặt tăng tích luỹ từ đó cải thiện mức thâm hụt ngân sách. Chính sự ổn định kinh tế vĩ mô này đã tạo niềm tin cho các chương trình phát triển hỗ trợ cho những quốc gia thành công trong cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư. Chính những mặt thuận lợi này mà hội nhập kinh tế quốc tế có sức mạnh to lớn. Nó kéo tất cả các quốc gia dù lớn, dù nhỏ, dù giàu hay nghèo đều bị cuốn vào. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá kinh tế nói riêng thành quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Bởi vậy, tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển, đều phải tìm kiếm các đối sách để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy nghịch lý. Những thách thức đặt ra:Sau hàng thế kỷ đấu tranh kiên cường, anh dũng, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đã thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành được độc lập dân tộc và chủ quyền. Mặc dù vậy, bức tranh kinh tế – xã hội của các nước chậm phát triển và đang phát triển vẫn đang ngày càng có nhiều biểu hiện đáng lo ngại về sự tụt hậu so với trình độ của các nước phát triển. Khoảng cách ấy không những không được khắc phục, rút ngắn mà còn thực sự trở thành nguy cơ chia cắt thế giới làm hai nửa khác biệt: vài chục quốc gia tiên tiến đã vượt hơn 100 quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” hàng vài thập niên phát triển hoặc gấp trăm lần chênh lệch về thu nhập bình quân GDP tính theo đầu người. Các nước này tuy đã giành được độc lập, đó là một thành quả vô cùng quan trọng, song các nước này hầu hết lại là các nước nghèo, còn lạc hậu. Cho nên, họ vẫn bị phụ thuộc vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản : từ khai thác – sử dụng tài nguyên, quy trình sản xuất, vốn, kỹ thuật – công nghệ đến thị trường tiêu thụ cũng như phân công lao động quốc tế… Các nước đang phát triển đang phải đối diện trước thách thức của nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế. Bởi một cơ cấu kinh tế còn nhiều bất hợp lý, trong đó tỷ trọng công nghiệp nhỏ bé trong tổng giá trị thu nhập quốc dân, cộng thêm với trình độ thấp kém về năng suất lao động, cho nên tốc độ phát triển kinh tế của đa số các nước đang phát triển thấp và bấp bênh. Trong thập niên 60, các nước đang phát triển đạt mức tăng trưởng 5,7%, thập niên 70 đạt 5,3% thì đến thập niên 80 là 2% và những năm vừa qua của thập niên 90 tuy tình hình có được cải thiện, song cũng chỉ đạt mức trên 4% trong khi tỉ lệ tăng dân số vẫn còn ở mức trên 2%/năm. Không những thế vấn đề nợ nước ngoài cũng trở thành gánh nặng đối với các nước đang phát triển. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, nợ nước ngoài của các nước này đã tăng hơn 300 lần trong 4 thập niên qua : từ 6 tỉ năm 1995 lên trên 2000 tỉ đầu năm 2000. Trong đó, có những nước mà tổng số nợ đã vượt xa so với tổng thu nhập quốc dân. Những bi kịch về nợ nước ngoài của các nước đang phát triển không chỉ được biểu hiện ở tổng số nợ khổng lồ mà còn là tình trạng nhiều nước không có khả năng thanh toán dù chỉ là lãi suất hằng năm, trong khi dó tốc độ của các khoản vay vẫn gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm bớt. Cùng với nợ nần là tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển. Chỉ tính riêng qua trao đổi không ngang giá, các nước phát triển mỗi năm thu về món lợi hàng chục tỉ USD. Mặt khác, vẫn tiếp tục diễn ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa – sản phẩm của các nước đang phát triển khi thâm nhập thị trường các nước phát triển. Qua con đường đầu tư, chuyển giao kỹ thuật – công nghệ, các cường quốc tư bản không chỉ thu lợi do bán các thiết bị công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm mà còn khống chế nhiều huyết mạch kinh tế quan trọng của các nước đang phát triển. Còn các nước đang phát triển, do áp lực bức bách của nhu cầu cải thiện đời sống kinh tế, đã dễ dàng chấp nhận “chào đón” bất kỳ sự cải tiến kỹ thuật – công nghệ nào, bất kỳ nguồn vốn tư bản nào. Sự đơn giản dễ dãi này, mặc dù trước mắt có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song rất có thể phải trả giá đắt bởi các hậu quả kinh tế xã hội khó lường. Do vậy, lựa chọn kỹ thuật – công nghệ, cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế – xã hội đang đặt ra những tiêu chuẩn phức tạp hơn để có thể tận dụng mọi cơ hội phát triển cho cả ngày mai, không chỉ vì những cái lợi tức thời trước mắt. Đó là những vấn đề trên con đường hợp tác giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, vậy còn hợp tác giữa các nước đang phát triển với nhau thì sao? Con đường này cũng gặp nhiều trở ngại bởi lẽ các nước này đều có sự tương đồng về trình độ phát triển cũng như các lợi thế về nguồn tài nguyên, nhân lực và thị trường…trong khi tất cả đều thiếu vốn, kỹ thuật – công nghệ và tri thức quản lý hiện đại. Hơn nữa, những lợi thế nêu trên dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hoá hiện nay không còn có vai trò, ý nghĩa nổi bật như các thập niên trước đây. Điều đó cho thấy, các nước đang phát triển cần thiết phải có cách tiếp cận mới trong hợp tác cùng nhau. Chỉ có như vậy, khuôn khổ và cơ chế hợp tác mới thực sự trở nên hữu ích và thiết thực đối với các nước đang phát triển. Đồng thời, nó đóng góp và việc phối hợp các nỗ lực chung của các nước đang phát triển nhằm từng bước khắc phục và hạn chế những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá cũng như trong quá trình xúc tiến quan hệ với các nước phát triển. Phát triển các mối quan hệ này sẽ dẫn đến một kết cục là: các hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải giảm thiểu theo các nguyên tắc của các tổ chức trên, các công ty nước ngoài được phép vào Việt Nam hoạt động một cách bình đẳng với các công ty Việt Nam và ngược lại các công ty Việt Nam cũng được phép hoạt động bình đẳng tại các nước đối tác. Trong điều kiện đó việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ nên được hiểu như thế nào là thích hợp. Liệu có mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng kinh tế độc lập tự chủ? Qua phõn tớch ta thấy rừ hội nhập kinh tế bờn cạnh tạo ra rất nhiều lợi thế thỡ nú cũng cú mặt trỏi của nú. Đũi hỏi ta phải cú những chớnh sỏch, chiến lược cụ thể để khắc phục mặt trái,vận dung tối đa những nguồn lực cú thể để xây dựng nền kinh tế đủ sức đứng vững trờn đấu trường quốc tế. III. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế 1. Theo quan điểm của chủ tịch HỒ CHÍ MINH Ngay sau khi nước ta dành độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chỉ thị: "Chỳng ta phải thực hiện ngay:1. Làm cho dân có ăn2. Làm cho dõn cú mặc3. Làm cho dõn cú chỗ ở. 4. Làm cho dõn cú học hành. Mục đích chúng ta đi đến chính là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập".Trong những lời giản dị đến nôm na này: chứa đựng những tư tưởng cực kỳ sâu sắc 4 việc phải thực hiện ngay ấy cũng là nhiệm vụ chiến lược của việc xây dựng đất nước, tuỳ theo từng điều kiện và sự phát triển cụ thể nhưng ở thời nào, ăn, mặc, ở, học hành cũng luôn luôn là mục đích của con người. Hồ Chí Minh - vị lónh tụ khụng bao giờ hứa hẹn điều gỡ cao xa trỏi lại. Người bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu thiết thực của người lao động. Tự do độc lập là điều kiện cơ bản của mỗi quốc gia, hơn nữa là điều kiện tiên quyết để xây dựng một nền kinh tế - xó hội CNH - HĐH theo định hướng XHCN. Nhưng Người cũng biết rằng "Chúng ta giành được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thỡ tự do độc lập cũng không làm gỡ". Đi vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế hôm nay, đương nhiên khụng cũn hiện tượng chết đói, chết rét nhưng nếu nền sản xuất kinh doanh của chúng ta vẫn yếu kém, thiếu khả năng cạnh tranh giữa một thị trường rộng lớn và đầy thách thức thỡ cũng khú mà đảm bảo độc lập tự chủ thực sự. Đi tới một sự phồn vinh đích thực về kinh tế là để "nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập". Rừ ràng hai yếu tố phỏt triển kinh tế và giữ vững độc lập tự chủ liên quan chặt chẽ với nhau, "giỳp sức" cho nhau. Đằng sau những lời lẽ bỡnh thường, không bác học của Hồ Chớ Minh là tầm nhỡn xa rộng của nội thiờn tài và trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cỏi nhỡn ấy cũng đúng! Theo con số thống kê gần đây, nước đó tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đó chiếm 90% tổng thương mại toàn cầu .việc tham gia WTO là tất yếu là đũi hỏi cấp bỏch để phát triển kinh tế - xó hội "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhưng trong hoàn cảnh đó, chúng ta giữ vững độc lập tự chủ với tư cách là một nguyên tắc bất di bất dịch như thế nào? Chắc chắn là trước hết phải có một đường lối, chính sách độc lập tự chủ về phát triển kinh tế xó hội, cú thực lực và tiềm lực kinh tế đủ mạnh ở mức cần thiết. Đồng thời phải có một số yếu tố vật chất thiết yếu để bảo đảm an toàn và điều kiện cơ bản cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững cũng như sự độc lập. Làm chủ về kinh tế trong tỡnh huống phức tạp như bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, mức cần thiết về kết cấu hạ tầng. an toàn môi trường v.v... Đó là những vấn đề cực lớn và vừa phải làm ngay, vừa thực hiện lâu dài . 2. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa đó trở thành một xu thế lớn của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế từ vài thập niờn trở lại đây. Nó là một xu thế khách quan, có những tác động sâu sắc và toàn diện tới các nước và toàn bộ quan hệ quốc tế. Quá trỡnh này sẽ tiếp tục phỏt triển và cú ảnh hưởng lớn tới tương lai của nhân loại. Đại hội lần thứ IX Đảng ta đó nhận định: Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Nhận thức rừ xu thế phỏt triển khỏch quan đó, Đảng ta chủ trương tích cực tiến hành đổi mới đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Về thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của dân tộc, phát triển kinh tế đất nước, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh. Quá trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua đó thu được nhiều kết quả tích cực góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xó hội của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà chúng ta đó tận dụng được - thông qua việc tham gia vào xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do tác động tiêu cực của quá trỡnh toàn cầu húa. Tỏc động có tính hai mặt của toàn cầu hóa thể hiện cả trong quá trỡnh xõy dựng và duy trỡ nền kinh tế độc lập tự chủ của nước ta. Về khái niệm kinh tế độc lập tự chủ Toàn cầu hóa (kinh tế) là quá trỡnh phỏt triển ở mức cao của cỏc quan hệ kinh tế quốc tế, được biểu hiện chủ yếu thông qua sự gia tăng mạnh mẽ các dũng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và nhân công giữa các nước; và là sự hỡnh thành, phỏt triển của cỏc thiết chế, tổ chức quốc tế nhằm điều tiết, quản lý các dũng lưu chuyển quốc tế này. Do vậy, toàn cầu hóa cũng có nghĩa là quá trỡnh xúa bỏ cỏc rào cản đối với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và nhân công giữa các nước, làm cho các thị trường quốc gia mất dần biên giới, hỡnh thành những thị trường khu vực chung và tiến tới hỡnh thành một thị trường thống nhất trên toàn cầu. Nhỡn ở góc độ phân công lao động thỡ cú thể núi, toàn cầu húa thực chất là sự phỏt triển cao và mở rộng quỏ trỡnh phõn cụng lao động trên phạm vi các khu vực và toàn thế giới. Để phát triển trong bối cảnh như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một đũi hỏi khụng thể né tránh đối với các nước. Đây là con đường đi phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, cho phép các nước tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi mà quá trỡnh toàn cầu húa tạo ra để phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều khó khăn, thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. Vỡ lợi ớch trước hết của chính mỡnh, hầu hết cỏc nước đều đó và đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng ngoài xu thế này sẽ không những không tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phỏt triển, mà cũn tự tước đi khả năng đối phó với những thách thức do quá trỡnh toàn cầu húa đặt ra cho tất cả các nước, bất kể có tham gia hay không, thông qua sự hợp tác giữa các thành viên trong những cơ chế liên kết kinh tế rất đa dạng. 3. Thực trạng đất nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chủ trương của Đảng về tiến trỡnh hội nhập Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Đại hội VII (năm 1991) đó thụng qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xó hội 10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vỡ hoà bỡnh, độc lập và phát triển. Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 (khoá VII) đó ra chuyờn đề Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đại hội VII nêu ra, đánh dấu bước khởi đầu của tiến trỡnh hội nhập của Việt Nam. Đại hội VIII (năm 1996) đó khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trỡnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đó đưa ra một khẩu hiệu: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vỡ hoà bỡnh, độc lập và phát triển”. Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từng bước được hỡnh thành cựng với sự phỏt triển của đất nước. Các bước đi trong quá trỡnh hội nhập Về các bước đi trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng ta cần xem xét đến hai mặt. Đối với bên ngoài: chúng ta đó thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là: Năm 1993 đó khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đó cú tỏc động tích cực đối với quá trỡnh đàm phán của Việt Nam); ngày 25/7/1995 đó chớnh thức gia nhập Hiệp hội cỏc nước Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trỡnh thuế quan ưu đói cú hiệu lực chung (CEPT); 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ...và thành cụng gần đõy nhất là Việt Nam gia nhập WTO,một bước ngoặt lớn cho vấn đề hội nhập nền kinh tế Việt Nam. Đối với trong nước: Chúng ta đó làm 3 việc cơ bản: Quốc hội đó thụng qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phự hợp cho hội nhập (Vớ dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Cụng ty, Luật Đầu tư nước ngoài...); thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa phự hợp với luật phỏp và tập quỏn quốc tế; để thống nhất việc chỉ đạo quá trỡnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo và điều hành các bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết quả đó đạt được trong tiến trỡnh hội nhập Nước ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, kinh nghiệm cũn hạn chế nhưng cũng đó mang lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là: Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đó thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và vùng lónh thổ, với hầu hết cỏc tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. Đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch. Tạo được thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế. Khắc phục được tỡnh trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xó hội chủ nghĩa ở Liờn Xụ (cũ) và cỏc nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997, đồng thời cũng đó mở rộng được thị trường xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.DOC