Tiểu luận Môi trường kinh doanh Việt Nam thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

A. Thực trạng 1

1.Dân số 1

2.Kinh tế 2

3.Chính trị-pháp luật 4

4.Văn hoá-xã hội 5

5. Khoa học công nghệ 5

6. Địa lí 7

7.Khách hàng 12

8. Cạnh tranh 12

 Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam 14

 Việt Nam gia nhập WTO: cơ hội và thách thức 18

B.Giải pháp 22

 

 

docx26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môi trường kinh doanh Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ yếu là để mua bán máy móc, thiết bị mới, mà chưa tìm kiếm các bản quyền sáng chế, hoặc tìm gặp các nhà nghiên cứu để đặt hàng là hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Khá đông các nhà khoa học, công  nghệ vào chợ, chủ yếu mới chỉ để "xem cho biết". Trong khi đó, các đối tác nước ngoài tranh thủ cơ hội này để nắm bắt nhu cầu hàng chất xám của các doanh nghiệp ta. Nhà nước đã có chủ trương và các chính sách bước đầu nhằm mở đường cho giới nghiên cứu gắn mình với thực tiễn đời sống rộng lớn, sôi động với những bước phát triển ngày càng nhanh, để từng bước tự trang trải hoặc tiến đến mô hình doanh nghiệp chất xám. Giới khoa học, công nghệ hoan nghênh, nhưng chuyển biến còn chưa mạnh. Tới nay, ở hầu hết các tổ chức khoa học, công nghệ nhà nước, số đề tài nghiên cứu sát với nhu cầu thực tiễn hiện vẫn ít hơn nhiều và gặp trở ngại do thiếu vốn để thực hiện, so với đề tài được giao và được Nhà nước cấp kinh phí. Nhiều tổ chức khoa học, công nghệ chưa chủ động, xông xáo đi tìm kiếm, gõ cửa các doanh nghiệp để tìm các hợp đồng nghiên cứu hiệu quả. Ngay cả việc quảng bá, chào hàng, kêu gọi các giao dịch từ đối tác bằng nhiều cách thức, trên báo chí, trên mạng internet, thì giới khoa học, công nghệ ta cũng chưa làm được là bao. Chúng ta đều hiểu rằng nền kinh tế nước ta chỉ có thể tăng trưởng nhanh, bền vững, với các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, khi thị trường khoa học, công nghệ phát triển cân đối với các loại hình thị trường khác như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ, v.v. Ðể kích hoạt thị trường này, thiết nghĩ vai trò hoạch định chính sách, điều tiết thị trường của Nhà nước là rất quan trọng. Nhà nước đã cho phép lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nên xúc tiến đưa quỹ vào hoạt động, bảo đảm sử dụng quỹ một cách công khai, đầu tư có chọn lọc, đúng việc, đúng đối tượng, có hiệu quả thật sự, với sự quản lý quỹ chặt chẽ, có đánh giá định  kỳ về hiệu quả dùng quỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng trước mắt nên ưu tiên sử dụng quỹ này hỗ trợ cho việc đổi mới công nghệ, sáng tạo các sản phẩm công nghệ mà các lĩnh vực kinh tế nước ta có nhu cầu cấp thiết... Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công việc nghiên cứu - triển khai, và được quyền hợp tác đổi mới công nghệ với các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài (Nghị định 119 của Chính phủ) trên thực tế quả đã tăng sức thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, nếu từng người, từng tổ chức khoa học, công nghệ tự đổi mới, thích ứng nhanh với kiểu cách tổ chức, quản lý cũng như tác phong nghiên cứu gắn với thị trường, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường mà tìm kiếm hợp đồng hoặc nguồn tài trợ mà nghiên cứu có hiệu quả thật sự, vẫn là quan trọng nhất. Danh tiếng, thu nhập cao của một tổ chức cũng như của cá nhân các nhà khoa học, công nghệ có được, sẽ do hiệu quả kinh tế mà sáng tạo của mình đem lại. 6. Địa lí Về vị trí địa lí, Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông Vĩ tuyến: 8º 02' - 23º 23' bắc Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Về Tài nguyên Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. Tài nguyên rừng Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ... Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quí đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên thuỷ hải sản Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc... Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Tài nguyên nước Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống... Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...). Tài nguyên du lịch Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)... Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình)... Về ô nhiễm không khí, theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng không khí ở những khu vực xa thành phố và khu công nghiệp còn trong sạch, các chỉ tiêu chất lượng không khí còn ở dưới giới hạn cho phép. Trong khí đó, chất lượng không khí tại các khu công nghiệp và một số thành phố đã giảm sút, nhiều nơi bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu chất lượng, nồng độ vượt qua giới hạn cho phép. Ngay tại thủ đô Hà Nội, nồng độ bụi từ 2,1 đến 45,8mg/m3, gấp từ 4 đến 90 lần giới hạn cho phép (0,5mg/cm3). Tại Bắc Giang, nồng độ bụi cũng vượt quá giới hạn cho phép từ 2 đến 40 lần (từ 1-19mg/cm3). Việt Tri là nới ít bụi hơn hai địa phương trên nhưng nồng độ bụi lúc cao nhất cũng vượt giới hạn cho phép tơí 24 lần (0,4 đến 11,9 mg/cm3). Nếu giới hạn cho phép về nồng độ NH3 trong không khí là 0,0002 mg/cm3 thì nồng độ NH3 tại Hà Nội cũng từ 0,002 đến 0,05mg/cm3, tại Việt Trì từ 0,001 đến 0,034 mg/cm3, còn tại Bắc Giang tối đa là 0,0017 mg/cm3. Trong 3 địa điểm nói trên, chỉ có nồng độ SO2 là ở mức dưới giới hạn cho phép. Không phải chỉ hoạt động công nghiệp mới làm ô nhiễm không khí do các chất thải, hoạt động nông nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường khí do phát thải các khí NH3, CH4 từ phân hữu cơ, nhất là phân động vật, N2O và NO từ phân đạm, CO2 và các chất khí độc khác do đốt các sản phẩm sinh học, phế thải nông nghiệp, đốt phá rừng làm nương rẫy. Hóa chất là một trong những ngành công nghiệp thải ra nhiều chất độc hại vào cả các môi trường đất, nước và không khí, trực tiếp ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân. Hàm lượng chất độc hại trong không khí khu vực sản xuất của các cơ sở sản xuất hóa chất thường vượt rất xa tiêu chuẩn qui định. Ngành công nghiệp dệt chiếm 65% giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ gồm kéo sợi, dệt, nhuộm. Trong công đoạn tẩy trắng hầu hết đều dùng clo hoặc các hợp chất của clo. Nước thải sau khi nhuộm có thành phần gồm clo, sulfat, nitrat, các acid HCl, H2SO4 và xút. Trong sản xuất, lượng nước thải khoảng 0,13m3 cho một mét vải. Nồng độ bụi của các nhà máy thuộc ngành dệt cũng khá lớn, tức là cao gấp 2 hoặc 3 lần giới hạn cho phép. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất xi mǎng, gạch, vôi, sứ là chủ yếu. Trong ngành này, ô nhiễm chủ yếu là bụi và khói do nhiên liệu cháy và do nguyên liệu khi nung nóng phát ra, nồng độ bụi cao hơn định mức cho phép từ 32 đến 111 lần. Nồng độ bụi trong các xí nghiệp gạch cũng khá cao, cũng có nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn từ 2 đến 64 lần. Trong công nghiệp sứ, xí nghiệp sứ cũng có nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 63 đến 327 lần. Ngày nay môi trường tự nhiên ngày càng có tác động chi phối mạnh hơn tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Qủa vậy, nếu môi trường bị ô nhiẽm nặng thì chi phí kinh doanh sẽ cao, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ kém bền vững và điều quan trọng là các sản phẩm làm ra trong một môi trường như vậy sẽ ít được chấp nhận và kém tính cạnh tranh, nhất là trên thị trường khu vực và thế giới. Điều đáng lo ngại là môi trường ở nước ta đang có xu hướng suy thoái ngày càng nhiều hơn với phạm vi rộng lớn hơn nhưng công tác bảo vệ môi trường còn bất cập cả về nhận thức lẫn trong hành động thực tế. 7.Khách hàng Chính từ việc tăng thu nhập bình quân đầu người và sự phát triển của xã hội, từ năm 2000, doanh số các mặt hàng quần áo, giầy dép và mỹ phẩm tăng với tốc độ bình quân từ 11% tăng lên 14% mỗi năm. Trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng, thị trường tiềm năng cho các sản phẩm giá cao như ô tô, tủ lạnh, máy giặt hiện rất lớn bởi mới chỉ 15% dân số Việt Nam có các sản phẩm này, tốc độ tăng trưởng doanh số của các mặt hàng rất khác nhau, doanh số TV chỉ tăng có 6% mỗi năm, trong khi doanh số máy giặt lại tăng tới 11%/năm. Các sản phẩm dược phẩm cũng đạt tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 13% kể từ năm 2000. Nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh như các sản phẩm sữa, nước hoa quả, đồ hộp... có tốc độ tăng trưởng mạnh và đứng đầu doanh số bán lẻ. Ngoài thực phẩm, nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng. 8. Cạnh tranh Các DN VN còn rất yếu về nội lực, không những yếu về tài chính mà còn non về kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp. Hầu hết nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế chưa có trình độ cao. Việc quảng bá hình ảnh DN còn đơn giản, sơ khai và không hiệu quả. Yếu kém trong quy trình sản xuất (như: năng suất lao động thấp, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao); Chi phí ngoài sổ sách lớn; Thiếu sự liên kết giữa các DN trong nước để xây dựng một thị trường bán lẻ văn minh. Việc tổ chức và cung ứng hàng hóa của các hãng phân phối còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung. Do không có định hướng hợp tác lâu dài mà chỉ vì lợi ích trước mắt, không lường trước thiệt hại nên các nhà sản xuất thường xuyên hủy bỏ hợp đồng khi thị trường có dấu hiệu biến động, dẫn đến nguồn hàng trong các hệ thống phân phối bị bấp bênh, không ổn định. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp VN còn rất rời rạc, yếu kém. Hầu hết những liên kết đang tồn tại hiện nay chỉ chạy theo số lượng, hình thức, chứ chưa chú ý về mặt chất lượng. Điều này dẫn đến việc thiếu minh bạch và cạnh tranh không bình đẳng trên thị trường. Một điểm khác biệt cơ bản khác giữa những doanh nghiệp nước ngoài so với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam với một chiến lược trung, dài hạn. Ngay từ đầu họ đã sẵng sàng bỏ ra một ngân sách đầu tư cần thiết, và thậm chí sẵn sàng chấp nhận lỗ từ 3-5 năm đầu tiên để thâm nhập thị trường và chiếm thị phần đa số. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường được cho là thiếu tầm nhìn chiến lược, bị hạn chế bởi khả năng quản trị và trình độ chuyên môn, họ không đủ sự tự tin và trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng, cũng như tiềm năng của thị trường để mà có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp của mình. Khả năng tài chính hạn hẹp,năng lực tổ chức, quản lí hạn chế cũng là những điểm hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Điểm hạn chế nầy chính là sức ép làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với ưu tiên là có thể tồn tại trong giai đoạn trước mắt hơn là nhắm đến phát triển bền vững lâu dài trong tương lai. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa sang Việt Nam những nhân viên có bề dày kinh nghiệm từ các thị trường gần gủi với Việt Nam như Philippines, Thái Lan, Indonesia và họ tuyển dụng những nhân viên địa phương am hiểu thị trường địa phương để phối hợp với những nhân viên nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, th× các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ có thể sử dụng nguồn nhân lực có sẵn từ địa phương, nguồn nhân lực vốn thích hợp và quen thuộc với nền kinh tế bao cấp hơn là thị trường cạnh tranh tự do. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động bán hàng chủ yếu nhằm đạt mục tiêu bán hàng trong năm hơn là một định hướng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh một cách tuỳ tiện, phát triển thành tập đoàn gồm nhiều nghành nghề không liên quan gì với nhau mà lại không có sự nghiên cứu chu đáo. Bước đi chiến lược nầy tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam Ngày 26/9/2007, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh các nước trên thế giới. Báo cáo của WB năm nay đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện đáng khích lệ nhưng vẫn đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết. Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 (Doing Business 2008) của WB chỉ đánh giá mức độ cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải hiện trạng của lĩnh vực đó. Môi trường kinh doanh mà nhà đầu tư gặp phải khi làm ăn tại một nước được WB đánh giá theo 10 tiêu chí, từ lúc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo một số chỉ số và so sánh với các quốc gia khác để xếp hạng. Tính tổng thể, Việt Nam xếp hạng 91 trong 187 nền kinh tế được khảo sát và thăng hạng 13 bậc so với xếp hạng năm trước. Trong 10 tiêu chí xếp hạng chỉ có 5 tiêu chí có thứ hạng cao hơn năm ngoái; một tiêu chí không đổi và 4 tiêu chí còn lại đều tụt hạng. Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người.Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay. Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái. So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam không thay đổi vẫn ở hạng 97. Tiêu chí 2:Cấp giấy phép Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%. Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay. Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở 6 yếu tố: độ khó khi thuê người, tính khắt khe của giờ làm việc, độ khó khi sa thải lao động, độ khắt khe trong chế độ thuê lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần lương phảibồihoàn). So sánh với các nước trong khu vực, tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng. Tuy nhiên, việc sa thải lao động ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp ở gần như nhóm khó khăn nhất. Cụ thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở Việt Nam là 40%, chi phí sa thải lao động là 87 tuần lương. Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản. Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực này: giao dịch không chính thức vẫn khá phổ biến, quy trình hợp thức hoá hiện còn khó khăn. Quản lý đất đai chưa hiệu quả nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến. Tiêu chí 5: Vay vốn Tiêu chí này xem xét các mức độ quyền lợi theo luật định của người vay và người cho vay, mức độ đầy đủ của thông tin tín dụng, độ phủ của đăng ký công cộng và tư nhân. Ở Việt Nam, năm nay mức độ của quyền lợi theo luật định này được tăng thêm hai điểm 6/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng. Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế. Việt Nam đang xúc tiến việc xây dựng tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân. Khi tổ chức này được hình thành và các điều kiện pháp lý cần thiết cho hoạt động của nó được ban hành chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin tín dụng ở Việt Nam được dễ dàng hơn. Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí 6 xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái. Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178. Tiêu chí 7: Đóng thuế Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc. Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD. Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Năm nay, Việt Nam xếp hạng trung bình 63/178. Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295 ngày và 31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này năm nay Việt Nam đang ở vị trí 40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Việt Nam không nên quá lạc quan về vị trí này bởi vì thực tế việc chấp hành thực thi các phán quyết của toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang là khó khăn lớn. Theo WB, các doanh nghiệp nói chung ít tin tưởng vào hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp hay cưỡng chế thực hiện hợp đồng. Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém hiệu quả, xếp hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động. Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Thông điệp ở đây là: nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145). Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư. Việt Nam gia nhập WTO:cơ hội và thách thức Cơ hội Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Những cơ hội mà việc gia nhập WTO đem lại cho Việt Nam : Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được đối xử bình đẳng. Hệ thống chính sách minh bạch, ổn định sẽ giúp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái với quy định của WTO, bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN và NT, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư vào thị trường tiêu thụ rộng. Việt Nam cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và các chính phủ nước ngoài. Việc thực hiện những cam kết về mở của thị trường dịch vụ chắc chắn cũng sẽ kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế dịch vụ. Đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ đem lại những lợi ích cho nền kinh tế như: - Tạo động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp. - Tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. - Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo.. - Giải quyết việc làm cho lao động trực tiếp và gián tiếp trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDA-100.docx
Tài liệu liên quan