Tiểu luận Môi trường tự nhiên và quản lý lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

MỤC LỤC

Chương 1

TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG .7

1.1. Khái niệm lưu vực sông .7

1.2. Môi trường tự nhiên 7

1.2.1. Đặc điểm địa lý . .8

1.2.2. Vài nét về cây lục bình .8

Chương 2

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG 9

2.1. Thực trạng lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông 9

2.2. Lục bình ở Củ Chi TP HCM 10

2.3. Thực trạng của hoạt động sản xuất 11

2.3.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất trên lưu vực sông 11

2.3.2. Công tác đánh giá môi trường của các tỉnh trên lưu vực 12

2.3.3. Thực trạng một số công ty trên lưu vực sông 13

2.3.4. Nước thải Khu Công Nghiệp Trảng Bàng - Tây Ninh 15

2.3.5. Nhà máy đường Hiệp Hòa – Long An 15

2.4. Những hậu quả của ô nhiễm 17

2.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân 17

2.4.2. Hiện tượng cá chết 17

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 19

3.1. Môi trường tự nhiên Vấn đề Lục Bình 19

3.2. Những lợi ích kinh tế của lục bình 19

3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng 19

3.2.2. Dùng làm cảnh 19

3.2.3. Thuộc nhóm thức ăn xanh 20

3.2.4. Nguyên liệu sản xuất hang thủ công mỹ nghệ 20

3.2.5. Dùng làm phân hữu cơ 21

3.2.6. Dùng làm thức ăn gia súc 21

3.3. Hiện trạng của việc xử lý lục bình 21

3.3.1. Đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh 21

3.2.2. Dùng máy cắt lục bình 22

3.4. Thực trạng qản lý hoạt động sản xuất của một số công ty 24

3.4.1. Xử lý ô nhiễm của nhà máy đừơng Hiệp Hòa – Long An 24

3.4.2. Một số biện pháp bảo vệ môi trường của tỉnh Long An 25

3.4.3. Công tác xử lý ô nhiễm của tỉnh Tây Ninh 26

Chương 4

KẾT LUẬN 27

4.1. Môi trường tự nhiên 27

4.2. Vấn đề lục bình 27

4.3. Quản lý hoạt động của các công ty 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

SUMARY 30

KEY WORDS 30

PHỤ LỤC 31

 

doc34 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môi trường tự nhiên và quản lý lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Và giải quyết vấn đề Lục Bình ra sao để hạn chế những tác hại của Lục Bình. Nhưng cũng có người cho rằng “Lục Bình trên sông Vàm Cỏ Đông – nguồn lợi chưa được khai thác”. Thực hư của vấn đề này ra sao chúng ta sẽ được tìm hiểu trong chương 2 của bài này. Hoạt động sản xuất trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Tổng quan về hoạt động sản xuất Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông là một trong những nơi có nhiều công ty, xí nghiệp mới thành lập, dân cư tăng nhanh…vì vậy khối lượng chất thải đổ ra môi trường cũng ngày một ra tăng, làm cho môi trường nơi này đang trong tình trạng báo động. Nước thải từ các khu đô thị với trên tổng lưu lượng nước thải ước khoảng 32.020m3/ ngày (số liệu cập nhật đến tháng 12/2004) và nước thải sinh hoạt từ các hộ gia dình thuộc khu vực phi đô thị. Thành phần của nước thải chủ yếu gồm: Các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD…); cặn lơ lửng, các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ phi khoáng, vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, Coliform). Nước thải chăn nuôi còn có thêm trứng giun sán… Các hoạt động canh tác nông nghiệp trên vùng đất phèn nước thải còn có thêm Axit, phèn dầu nhớt. Nước mưa chảy tràn tren bề mặt lưu vực còn cuốn trôi bùn đất, cát dầu mỡ, dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các dạng tồn lưu trong chiến tranh. [2]. Nước thải từ các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp tập trung trên lưu vực… Nguồn thải làm cho nguồn nước ô nhiễm bởi các chất: BOD, COD; SS. N, P, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật, các chất thải axit hoặc kiềm, kim loại nặng, các chất độc hại khác và vi sinh vật gây bệnh. Các nguồn tư liệu sau sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về vần đề này tại một số khu vực tiêu biểu thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Sư đánh giá môi trường của các tỉnh thuộc trên lưu vực sông Tại Tây Ninh Ngày 7-10 – 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã thành lập đoàn thanh tra về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Đoàn sẽ kiểm tra tình hình xử lý chất thải công nghiệp tại 34 cơ sở sản xuất, chế biến mủ cao su, tinh bột khoai mì trên lưu vực thuộc đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn – đoạn đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh. Trong các cơ sở sản xuất trên, có 4 nhà máy sản xuất tinh bột củ mì xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Vàm Cỏ Đông mà Báo SGGP số ra ngày 6 và 7-10 đã phản ánh. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch thuộc tỉnh Tây Ninh hiện có gần 400 cơ sở chế biến tinh bột khoai mì, mủ cao su, cồn công nghiệp đang hoạt động và hầu hết đều không có hệ thống xử lý nước thải. [5] Tại Long An: Sáng ngày 3-6-2008, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Long An cho biết, đơn vị phối hợp các ngành chức năng vừa bắt quả tang Công ty Cổ phần Nivl (Công ty Mía đường Ấn Độ) bơm nước thải ra kênh xáng lớn tiếp nối với sông Vàm Cỏ Đông.      Quá trình kiểm tra còn phát hiện nước thải sản xuất của nhà máy không qua hệ thống xử lý mà chảy trực tiếp vào đường thoát nước mưa. Được biết, trước đó Phòng cảnh sát môi trường cũng đã bắt quả tang 5 xe bồn và 1 ghe tic chứa nước thải sản xuất chưa qua xử lý của nhà máy cồn thuộc Công ty Cổ phần Nivl xả ra môi trường. Hành vi này đã bị UBND tỉnh Long An xử phạt hành chính hơn 85 triệu đồng Liên Xuân. [3]. Thực trạng một số công ty trên lưu vực Vụ Công ty Vedan xả nước thải không qua xử lý ra sông Thị Vải được báo chí phản ánh thời gian qua đã gây bức xúc cho người dân cả nước. Từ các xã biên giới của huyện Châu Thành và Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), nơi đầu nguồn con sông Vàm Cỏ Đông chảy qua, PV Báo SGGP đã thực hiện cuộc điều tra về những “tiểu Vedan” – những nhà máy chế biến củ mì (lò mì) cung cấp nguyên liệu cho Công ty Vedan – đang ngày đêm xả hàng ngàn m³ nước thải nguy hại xuống sông Vàm Cỏ Đông, biến một vùng sông nước hiền hòa dọc con sông này thành những “cánh đồng chết”. Xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên trong chiến tranh chống Mỹ là vùng căn cứ cách mạng với các địa danh Lò Gò, Xóm Giữa, suối Bà Sự… nằm sát bên dòng sông Vàm Cỏ Đông – nơi có đường biên giới Việt Nam – Campuchia chạy qua. Chỉ cách nay hơn chục năm, xã biên giới Hòa Hiệp vẫn còn ngút ngàn những cánh rừng già nối với Khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò – Xa Mát. Nhưng nay, thay vào đó là những cánh đồng mì xanh rì, ngút mắt và kéo theo đó là các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì mọc lên. Đầu tiên là lò mì của Công ty Hiệp Long Hương với công suất vài trăm tấn/ngày; sau đến lò mì Sầm Nhất, Sầm Nhị (ấp Hòa Bình), rồi Minh Tuyền (ấp Hòa Đông B)… đều có công suất từ 500 – 700 tấn/ngày. Một thanh niên ấp Hòa Bình, dẫn đường cho PV Báo SGGP thâm nhập những “vùng cấm” tại các lò mì dọc theo suối Bà Sự, suối Cạn, suối Tre… Biệt danh “vùng cấm” bởi nhà máy nào phía sau cũng được bố trí hệ thống dẫn nước thải từ nhà máy ra các hầm chứa rồi đổ xuống suối qua các van giấu kín dưới lòng đất. Để qua mắt được bảo vệ các nhà máy, PV Báo SGGP phải giả làm người đi soi ếch, bám theo dòng suối lần tìm “đường ra” của các ống xả rồi ngược tới các hầm chứa thứ nước đen xì, hôi thối không sao tả nổi được giấu kín trong những rặng cây, vạt cỏ đã bị cháy sém vì ô nhiễm. PV Báo SGGP đã men theo suối Bà Sự đoạn từ cầu Bà Sự để thâm nhập vào “vùng cấm” của lò mì Sầm Nhất và Sầm Nhị. Vượt qua đoạn bờ suối nhô lên dưới rặng tre, chúng tôi phát hiện một “cửa ra” nằm sâu dưới lòng đất. Gạt những cành tre phía trên và chỉ bới lớp lá, hệ thống van đã lộ ra. Chỉ cần gạt nhẹ cánh van, dòng nước đen ngòm từ những hầm chứa cách đó hơn chục mét đã ùng ục chảy ra dòng suối. (xem hình 2. Phụ lục 2. Tr 32) Lách sang bờ suối bên phải, PV Báo SGGP phát hiện một rãnh nước thải lộ thiên chảy ra thứ nước trắng xát. Lội ngược theo rãnh nước với hai bên vạt cỏ đã vàng cháy, Tiến bảo: “Nước thải của lò Sầm Nhị chảy ra đây”. Đi vào đống củi phía trong lò, PV Báo SGGP phát hiện một đường nước chảy ngầm thoát ra. Đây chính là hệ thống xả nước thải mà Nhà máy Sầm Nhị chưa kịp chôn dưới đất và cứ thế “lộ thiên” chảy thẳng xuống suối Bà Sự. Rời suối Bà Sự, PV Báo SGGP qua xã Tân Phong nằm sát quốc lộ 22B đi Tân Biên. Gần tới ngã ba Cây Gòn, mùi hôi thối đã nồng nặc bốc ra. Chỉ cách ngã ba hơn trăm mét là tới cổng chính của Công ty LD Tapioca Việt Nam chuyên chế biến tinh bột khoai mì cho Công ty Vedan. Từ cầu D.14, men theo dòng suối Cạn, chúng tôi thâm nhập “vùng cấm” nằm phía sau nhà máy. Đi tiếp gần cây số, là những bờ đất bao quanh như con đê. Và phía bên kia là những hầm chứa nước thải. Để tìm “cửa ra” của những hầm chứa này, PV Báo SGGP khi đi thêm một đoạn gần 1km nữa mới phát hiện những đường nước được làm rất kín, ẩn dưới vạt cỏ, bờ tre. Có tới gần chục hầm (mỗi hầm có diện tích khoảng vài ngàn m²) chứa những thứ nước đen đặc, hôi thối nồng nặc, kết thành từng khối như tảng băng. Vào sát nhà máy, PV Báo SGGP phát hiện một đường ống lộ thiên ào ạt đổ ra một dòng nước trắng xát, đặc sệt. Khu hầm chứa này ước khoảng hơn chục ha và mỗi ngày có gần 1.000m³ nước thải từ đây chưa qua xử lý được đổ thẳng xuống suối Cạn. Đặc điểm của các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì là bao giờ cũng nằm gần sông, suối. Ngay như suối Bà Sự, đoạn đi qua ấp Hòa Bình và Hòa Đông B cũng đã có 3 nhà máy, có nhà máy chỉ cách nhau vài chục mét. Hệ thống nước thải của các nhà máy này thường được thiết kế theo dạng bậc thang Từ nhà máy, nước thải được chảy lộ thiên, hoặc trong những đường ống rồi dẫn ra một hầm chứa. Từ đây, nước thải được phân ra thành nhiều nhánh, đi qua từ 2 đến 3 hầm chứa nữa rồi “nằm” lại, sau đó xì qua những cửa van chảy thẳng ra suối. Nhà máy mì Sầm Nhất và Sầm Nhị đặt bên suối Bà Sự chỉ cách sông Vàm Cỏ Đông vài trăm mét. Chỉ mươi phút sau khi hầm chứa mở van là thứ nước đen đục, nhờ nhờ sẽ tuôn ra, hòa vào dòng nước sông Vàm Cỏ Đông. Còn các lò mì nằm phía suối Cạn và suối Tre nước thải phải chảy vòng qua ngã Ba Vịnh mất 3 – 5km, sau đó mới đổ ra sông Vàm Cỏ Đông. Từ xã Hòa Hiệp, PV Báo SGGP đi về phía hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông. Đến địa phận xã An Cơ (huyện Châu Thành) đã thấy xuất hiện 2 tháp nhà máy chế biến tinh bột khoai mì cao ngất nằm ngay trong khu dân cư thuộc ấp An Lộc. Một người dân cho biết, hai anh em Sầm Phát, Sầm Hên đã xây 2 nhà máy này gần chục năm qua. Hai nhà máy mì Sầm Nhất và Sầm Nhị mà chúng tôi đề cập ở phần trên là tên hai anh em ruột, con của chủ lò mì Sầm Hên. Thâm nhập vào “vùng cấm” của lò mì Sầm Phát và Sầm Hên, chúng tôi phát hiện hệ thống chứa nước thải cũng giống y như lò Sầm Nhất và Sầm Nhị. Chỉ có điều, hệ thống dẫn nước và hầm chứa của lò Sầm Phát và Sầm Hên được xử lý có vẻ “bài bản” hơn nhờ các hầm chứa giữ nước lâu hơn mới xả ra suối. Nếu lò Sầm Phát xả nước thải ra kênh Bà Đằng, thì lò Sầm Hên xả ra kênh Tiêu. Tất cả thứ nước đen đặc, hôi thối nồng nặc đó đều được xả hết ra sông Vàm Cỏ Đông. Và trên đường chảy của nó, thứ nước thải độc hại kia đi đến đâu là “tàn sát” môi trường đến đó. [4] Nước thải Khu công nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh Khu công nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh rộng 1.650 ha với 112 dự án sản xuất, kinh doanh trên diện tích 250 ha vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Do chỉ được các nhà máy xử lý sơ bộ nên lượng nước thải tại hầm chứa có màu đen sẫm, bốc lên mùi hôi kinh khủng. Suốt các năm hình thành và hoạt động của mình, toàn bộ nước thải từ các nhà máy trong Khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng sau khi đưa ra hầm chứa đã được thải thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông qua con rạch Trảng Chừa thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. (Xem Hình 3. Phụ lục 2. Tr 33). Ngoài ra, chất thải rắn tại KCN Trảng Bàng cũng là một mối nguy hại khác cho môi trường. Thay vì được phân loại, xử lý theo quy định, toàn bộ chất thải rắn, chất thải nguy hại ở đây được gom lại “bán ve chai” cho một đơn vị thu mua đưa về TP.HCM. Chọn lựa xong, những chất thải rắn không bán được bị quẳng ra bãi rác. [8]. Nhà máy đường Hiệp Hòa, Long An: Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa (sau đây gọi là Nhà máy đường Hiệp Hòa) ở thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.(Xem hình 1. Phụ lục 2. Tr 32) Mặc dù Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) đã đề nghị đóng cửa nhà máy này tới bốn lần, nhưng đến nay nhà máy vẫn được UBND tỉnh cho phép hoạt động. Nhà máy đường Hiệp Hòa nằm ngay bên cạnh con sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Mùi mật rỉ đường đặc trưng xộc ra khu dân cư ở cạnh nhà máy rất khó chịu. Ông Hai Hòa, một người dân địa phương, nói cư dân ở đây đã phải ngửi mùi này cả chục năm nay. Những lúc sông cạn sẽ thấy nước thải màu nâu đỏ từ bên trong nhà máy tuôn ra, đục ngầu. Cho đến nay Nhà máy đường Hiệp Hòa vẫn chưa xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, nên toàn bộ nước thải đều xả thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông. Nếu kể cả nước thải làm mát máy và nước thải sản xuất cồn thì nhà máy này xả ra sông không dưới 200m3/ngày. Từ năm 2003 đến nay thanh tra sở đã 12 lần kiểm tra và thanh tra đột xuất sáu lần tại nhà máy này. Lần nào cũng phát hiện vi phạm xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. VÂN TRƯỜNG. [11]. 2.3. Những hậu quả do ô nhiễm 2.3.1. Ảnh hưởng đến con người Một số người dân, làm ruộng ngay cạnh ngã ba nơi con kênh giao với rạch Trảng Chừa, bất bình: “Chính nước thải của KCN đã biến con rạch này thành “con rạch đen” nồng nặc mùi hóa chất, làm hư lúa và cá chết nổi đầy mặt nước. Đêm qua, sau khi đi cắt lúa về bị dính phải nước thải trên, tôi đã mất ngủ vì ngứa. Chân tay tôi nổi đầy mụn đỏ và tôi đã gãi đến chảy máu mà vẫn chưa hết ngứa!”. Cách rạch Trảng Chừa chừng 300 m là Trường tiểu học Đặng Văn Trước và khu dân cư Lộc Thành. Người dân nơi đây cho biết: “Khi nước lớn, nước thải bị thủy triều đẩy ngược lên hướng cầu Trảng Chừa (đường Xuyên Á, thị trấn Trảng Bàng) khiến nhiều hộ dân phải sống chung với ô nhiễm, trẻ con bị ghẻ lở khắp người... [8]. 2.3.2. Hiện tượng Cá chết Bè nuôi cá diêu bông hồng trên sông Vàm Cỏ Đông (huyện Đức Hoà, Long An) của bà Nguyễn Thị Tây đã có hàng chục nghìn con chết đột ngột. Còn người dân sống ven sông cũng không có nước dùng vì nguồn nước bị ô nhiễm. Theo bà Tây, chủ bè tại bến đò Lộc Giang, nửa đêm 29/1/2008, bà ra cho cá ăn thấy chúng nổi rất nhiều, cho người lặn xuống đáy thì phát hiện cá chết nằm xếp lớp. Khoảng 1h sau, anh Nguyễn Văn Hài, chủ bè gần đó cũng phát hiện cá của mình chết đột ngột. Anh Hài liền dùng máy nổ kéo các bè ngược về thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông, tạm trú trên huyện Trảng Bàng, Tây Ninh để lánh nạn. Biên bản ghi nhận hiện trường ngày 30/1 của chính quyền ấp Lộc Chánh, xã Lộc Giang, có đoạn: "Qua trình bày của các hộ nuôi cá và thông tin của người dân ven sông Vàm Cỏ Đông, mỗi năm vào lúc Nhà máy đường Hiệp Hoà hoạt động, xả nước phế thải không được xử lý làm nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt". Nhà máy đường có 3 hệ thống xả chất thải trực tiếp ra sông. Phía bên phải (hướng ra mặt sông) là kênh xả chất thải của xưởng sản xuất ván ép, xưởng keo và rượu. Nước thải của kênh có lúc đen nhớt, bốc mùi hôi thối. Phía bên trái là ống cống bằng xi măng xây lộ thiên, xả chất thải của xưởng sản xuất đường. Nước tại đây màu đỏ, rất thối. Ở giữa cũng có đường mương đâm xuyên qua bờ tường. Cỏ chung quanh của đường mương này cháy đỏ như tôm luộc và tàn lụi. Còn Ông Lâm Văn Phò, 82 tuổi sống cạnh con sông này mà phải dùng thuyền chở nước nơi khác về ăn uống, tắm giặt... [11]. Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG 3.1. Môi trường tự nhiên – Vấn đề Lục Bình Lục bình là thực vật thủy sinh, sinh sản rất nhanh, xâm lấn các dòng chảy chính. Như đã nêu ở trên, với sự phát triển quá mức thì cây Lục Bình đã gây rất nhiều tổn thất về kinh tế các trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Hiện nay, lục bình đang xâm lấn khu vực sông Vàm Cỏ Đông làm tắc dòng chảy, cản trở sự đi lại của thuyền bè và gây khó khăn cho hầu hết các hoạt động trên sông. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể bỏ qua những nguồn lợi do loài cây này đem lại, mà trước nay chúng ta chưa quan tâm hoặc chưa khai thác triệt để. Nhằm góp phần làm giảm tình trạng trên và tận dụng được các tiềm năng vốn có của cây Lục Bình, cũng như biến góp phần biến khó khăn thành tiềm năng. Tôi xin cung cấp một số thông tin về cây để bà con và quý độc giả tiện tham khảo. 3.2. Lợi ích kinh tế của Lục Bình 3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng Lục bình còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, bào sen. Lá đơn, lá mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi còn non, trưởng thành cuống thon dài. Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một đốm vàng. Cây thân cỏ sống lâu năm, nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn, rễ dài và rậm. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường có nhiều hay ít chất màu, sinh sản bằng con đường vô tính. Từ các nách lá, đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập. Ao, hồ, đầm nước lặng nhiều màu thì lục bình phát triển rất nhanh, có thể cho 150 tấn chất khô /héc ta/năm. [7]. 3.2.2. Trồng làm cảnh Rễ bèo phơi khô làm vật liệu để chèn lót rất tốt, có sức đàn hồi cao, chịu được các hoá chất thông thường và ít bị nát vụn. Ở Nhật Bản người ta dùng lục bình để làm giấy và ép thành một thứ bìa nhẹ và cứng, dùng lục bình làm thuốc, chống ô nhiễm nguồn nước, có khả năng cung cấp năng lượng: cho lên men bằng vi khuẩn… 3.2.3. Lục bình thuộc nhóm thức ăn xanh Lục bình chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng. Có thể sử dụng lục bình cho gia súc khi thiếu thức ăn xanh. Lượng chất khô thấp (6-7%), lượng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng số cũng cao (180 – 190g/kg chất khô) nên giá trị năng lượng thấp (1800 – 1900 Kcal) ứng với 7.6 – 8.0 Mj/1 kg chất khô (Nguyễn Văn Thưởng, 1992). [7]. 3.2.4. Sử dụng lục bình trong sản xuất thủ công mỹ nghệ Hiện nay, nghề đang lục bình đã phát triển mạnh ở đồng bằng sông cửu long, đặc biệt ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp – phát triển nghề này đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thuần nông. Do đó, cây lục bình cũng được khai thác mạnh để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Các nghiên cứu đánh giá và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả có sự tham gia của nông dân cho thấy việc khai thác cây lục bình đã tạo thu nhập tăng thêm đáng kể cho nông hộ. Tỉnh An Giang được tổ chức Joint Grass-Root Fukuoka (Nhật Bản) tài trợ từ năm 2005, cung cấp kỹ thuật khai thác lục bình, cung cấp nguyên với sản lượng nguyên liệu thô cho thị trường sản xuất hàng TTCN từ lục bình, nhưng sản lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường này. Trong thời gian tới, nếu dự án phát triển tốt Joint Grass-Root Fukuoka cam kết sẽ hỗ trợ sản xuất lục bình và thành lập hợp tác xã sản xuất và se sợi lục bình nhằm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở đan thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng nước ngoài, kết hợp đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động địa phương. Đây là cách phát triển sinh kế hiệu quả giúp những nông hộ thụ hưởng từ dự án ổn định sản xuất, tăng thu nhập và phát triển bền vững. [7]. 3.2.5. Sử dụng Lục bình làm phân hữu cơ Lục bình cũng có thể ủ làm phân hữu cơ để giảm chi phí sản xuất, an toàn cho môi trường và người sử dụng. Ủ phân hữu cơ này khá đơn giản, dễ thực hiện. Bà con có thể chọn nền đất bằng phẳng, trải bạt hoặc vật dụng không thấm khác để lót nền, rải một lớp nguyên liệu lục bình với chiều cao từ một tấc đến vài tấc. Sau đó, tưới một lớp mỏng dung dịch chế phẩm sinh học TRICO-ĐHCT (đã được hòa tan với lượng nước thích hợp), rồi trải lên trên một lớp nguyên liệu lục bình làm phân. Cứ một lớp nguyên liệu lại tưới một lớp dung dịch, làm khoảng 1m3. Sau đó, đậy kín đống ủ bằng bạt và đảo đều trong thời gian 6 tuần. Cuối cùng, tưới dung dịch có chứa các vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân vào, đảo đều và tiếp tục ủ khoảng 2 tuần là sử dụng được. So với cách ủ theo tập quán của nông dân, phương pháp này giúp phân trong thời gian ủ không có mùi hôi khó chịu, không mất chất dinh dưỡng và có thời gian ủ ngắn hơn. [7]. 3.2.6. Sử dụng Lục bình làm thức ăn gia súc Nông dân tận dụng nguồn lục bình sẵn có ở địa phương và phụ phẩm của trồng trọt như tấm, cám, kết hợp với thức ăn công nghiệp chất lượng cao để tạo ra hỗn hợp thức ăn có giá thành thấp mà có hiệu quả để nuôi heo, nhằm tăng tính ngon miệng và giảm chi phí thức ăn. Lục bình được sử dụng để làm thức ăn cho chăn nuôi bò, dê, heo, ở dạng tươi, ủ chua hay nghiền thành bột lá. Khi sử dụng để nuôi heo, nên lấy những cây còn non, vì cây già có nhiều chất xơ. Trong trường hợp thiếu thức ăn xanh như mùa đông thì có thể sử dụng lục bình già nhưng phải băm nhỏ, giả nát, nấu chín trộn với thức ăn khác. Để nâng cao giá trị làm thức ăn của lục bình, người ta ủ lục bình lên men chua bằng cách phơi nắng rồi ủ chua theo tỉ lệ 4 lục bình 1 mật đường làm thức ăn cho heo là kinh tế hơn, giảm được chi phí dùng mật đường, dự trữ được nhiều ngày. [7]. 3.3. Hiện trạng của việc xử lý Lục Bình 3.3.1. Đoạn đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh Trước tình trạng Lục Bình dày đặc và gây ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống người dân, chính quyền nơi đây đã vận động người dân tham gia trục vớt lục bình nhưng việc làm trên đã không được thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng con sông nàybị "quá tải" bởi lục bình. Đến nay bài toán lục bình vẫn đang chờ những lời giải mới! [12]. Năm 2008, trong cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh tại Bến Sỏi xã Thành Long sát biên giới Cam pu chia, bà con nông dân có đề xuất ý kiến nhà nước hỗ trợ dân "xử lý" lục bình, mặc dù đã có dự án tốn hơn 1tỉ đồng nhưng ngân sách tỉnh thì hạn hẹp. Chính vì vậy, Ông Tư Đảnh – một nông dân ấp 5 Bến Sỏi đã đề xuất một biện pháp "xử lý” lục bình trên sông bằng cách: Dùng dây cáp chăng ngang mặt sông nơi dòng chảy hẹp nhất, lục bình trôi về mắc lại dày đặc có thể đi bên trên. Bấy giờ dùng nhân công lùa lục bình chảy về hướng Long An, gặp nước mặn là chúng tự chết, hoặc có một máy tời chúng lên bờ, cho nhà máy phân bón làm phân vi sinh. Rồi uỷ ban tỉnh cấp cho ông Tư hơn 4 triệu đồng mùa 200m cáp nhựa phi 80 làm thí điểm. Nhưng rồi thất bại mặc dù lãnh đạo tỉnh ủng hộ ông, nhưng khi ông trình dự án tới cơ quan chức năng thì không được chấp nhận. 3.3.2. Máy cắt rong, bèo trên kênh rạch Đó là sản phẩm phát minh của ThS. Bùi Trung Thành và các cộng sự tại Trung tâm nghiên cứu & chuyển giao công nghệ máy công nghiệp, Trường đại học công nghiệp TP.HCM đã được công bố chế tạo thành công. Hệ thống máy này có thể thực hiện việc cắt rong, cỏ dại, bèo tây (lục bình) kết hợp vớt rác nổi trong lòng sông, kênh, mương, hồ chứa nước. Đây là lần đầu tiên hệ thống máy này được các nhà khoa học trong nước chế tạo thành công. Hệ thống máy đã được đưa vào vận hành thử nghiệm tại kênh Tây của hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng (ấp Phước Hậu, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) cho kết quả rất tốt. Thành công này không chỉ thiết thực góp phần thay thế lao động thủ công trong việc cắt rong, cỏ dại, bèo tây... mà còn mở ra một triển vọng có thể xuất khẩu thiết bị nói trên sang Lào, Campuchia. . Đây là đề tài được thực hiện theo đơn đặt hàng của tỉnh Tây Ninh. Được coi như là hệ thống “máy hút bụi” cho kênh rạch. Để có được thiết bị này, nhóm nghiên cứu của anh đã phải mất gần 5 năm nghiên cứu hiện trạng các loài rong, cỏ dại, bèo tây (lục bình) trên các hệ thống sông, kênh, rạch ở Tây Ninh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, tham khảo các mẫu máy của Trung Quốc, Mỹ… để tìm ra một công thức thiết kế tối ưu cho máy cắt rong, bèo trên kênh rạch. Máy có năng suất cắt rong, cỏ, bèo tây từ 0,2 đến 0,24 hecta/giờ; tốc độ di chuyển khi hoạt động khoảng 1,8 km/ giờ; dao cắt rộng từ 1,4 đến 2 mét; chiều sâu cắt từ 1 đến 1,5 mét. Cỏ, rong, bèo tây sau khi được cắt sẽ được vận chuyển lên bờ bằng máng trượt, năng suất vận chuyển từ 90 đến 140 m3/giờ... (phế phẩm này sẽ được người dân tận dụng làm phân bón). Sau khi chứng kiến máy cắt thử nghiệm rong, cỏ, bèo tây tại hệ thống kênh Tây (Tây Ninh), ông Lê Thành Công, giám đốc Công ty khai thác công trình thủy lợi Tây Ninh nhận xét: “Bước đầu như thế này là quá tốt, nếu chỉnh sửa thêm một vài chi tiết như: đa dạng hơn kích thước của thiết bị để phù hợp hoạt động ở những hệ thống sông, kênh, rạch; dao cắt cần cắt sâu hơn (sát gốc) để lục bình chậm mọc lại... thì hệ thống máy này có thể đưa vào sử dụng được, với nhu cầu thực tế hiện nay thì riêng Tây Ninh không chỉ 1 máy mà là vài chục máy…”. Ở Tây Ninh có 3 hệ thống kênh chính là kênh Tây, Đông, Bắc (thuộc hệ thống hồ thủy lợi Dầu Tiếng). Toàn bộ các hệ thống sông (Vàm Cỏ Đông), kênh, rạch của Tây Ninh dài gần 1.000 km. Trước đây thì ít, nhưng gần chục năm trở lại đây có lẽ do ảnh hưởng của nước thải sản xuất nông nghiệp nên rong, cỏ, nhất là bèo tây phát triển rất nhanh, mọc đầy trên sông, kênh, rạch. Hậu quả gây ra có khi làm tắc nghẽn giao thông, giảm lưu lượng nước chứa trong lòng kênh, rạch. Cho đến hiện nay việc cắt rong, cỏ, bèo tây vẫn phải thực hiện bằng thủ công, năng suất thấp và thời gian rong, cỏ, bèo tây mọc trở lại rất nhanh. Tính ra hàng năm Tây Ninh phải tốn khoảng hơn 2 tỷ đồng để thực hiện việc dọn dẹp vệ sinh (cắt rong, cỏ, lục bình, rác nổi…) trên hệ thống sông, kênh, rạch. Rong, cỏ, bèo tây ở Tây Ninh có tốc độ phát triển rất khủng khiếp, ở một số đoạn sông, lục bình mọc dày đặc làm tàu, bè không thể đi được; một vài đoạn kênh, rạch, lục bình kết thành mảng dày đến nỗi có thể đi bộ, hay dắt xe gắn máy đi ngang qua kênh, rạch mà không sợ bị chìm. Đã có lúc các cơ quan chức năng tính đến việc dùng hóa chất để kềm hãm bớt tốc độ phát triển của rong, cỏ, bèo tây, song vì sợ ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên không thể tiến hành. ThS. Bùi Trung Thành cho hay, sau thời gian vận hành thử nghiệm tại Tây Ninh, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu và điều chỉnh những hạn chế của thiết bị. Dự kiến cuối năm nay sẽ chuyển giao ngay thiết bị đầu tiên này cho Tây Ninh. Ngoài Tây Ninh, một vài tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long nhu cầu về thiết bị này. Không chỉ là trong nước, khảo sát bước đầu cho thấy thị trường Lào, Campuchia cũng có nhiều tín hiệu rất hứa hẹn. [6]. 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất một số công ty Trước tình trạng dòng sông Vàm Cỏ Đông đang "hấp hối" vì nạn xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông. Các cơ quan chức năng 2 tỉnh Tây Ninh và Long An đã có những biện pháp mạnh đối với nạn xả nước bẩn xuống sông 3.4.1. Xử lý ô nhiễm của Nhà máy đường Hiệp Hòa Long An Chỉ riêng năm 2006 và mười tháng đầu năm 2007, thanh tra sở đã phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực môi trường đối với nhà máy này 26 triệu đồng. Sở TN-MT và UBND tỉnh Long An đã nhắc nhở doanh nghiệp này xây dựng hệ thống xử lý nước thải năm 2003. Đến ngày 14-2-2005, UBND tỉnh Long An có văn bản cho phép Nhà máy đường Hiệp Hòa mở rộng diện tích thêm 2,3ha để xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hoàn thành ngày 30-12-2005. Sau đó nhà máy xin gia hạn thời gian hoàn thành đến cuối tháng 12-2006. Hết hạn, Sở TN-MT Long An đến kiểm tra nhưng vẫn không thấy hệ thống xử lý nước thải. Mặc dù vậy, UBND tỉnh vẫn cho gia hạn đến ngày 31-5-2007. Sau đó lại tiếp tục gia hạn... Ngày 28-9, giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Văn Thiệp có văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh quyết định đóng cửa nhà máy vì đã nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMôi trường tự nhiên & quản lý lưu vực sông vàm cỏ đông.doc
Tài liệu liên quan