LỜI MỞ ĐẦU.5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. 6
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (IIAs). 8
1. Bản chất và mục đích của IIAs. 8
1.1. Bản chất.8
1.2. Mục đích. 8
2. Nội dung của các IIAs.8
3. Vai trò của việc ký kết IIAs. 8
4. Xu hướng ký kết IIAs.8
5. Tác động của IIAs. 9
5.1. Tích cực. 9
5.2. Tiêu cực. 9
6. Một số điểm các nước cần lưu ý khi tham gia vào IIAs.9
PHẦN B. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ
THAM GIA.10
Chương I. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
(TRIMs).10
1. Giới thiệu tổng quan về hiệp định.10
1.1. TRIMS là gì?.10
1.2. Mục đích. 10
1.3. Nội dung của hiệp định. 10
2. Thực tiễn áp dụng và tác động đến các ngành công nghiệp ở Việt Nam.10
2.1. Liên quan đến yêu cầu về nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp
ô tô, xe máy và các mặt hàng cơ khí, điện – điện tử.10
2.2. Liên quan đến việc cấp ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa
hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện – điện
tử và phụ tùng ô tô.11
2.3. Liên quan đến yêu cầu dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản
phẩm về sữa, gỗ, dầu thực vật, mía đường phải gắn với phát triển nguồn
nguyên liệu trong nước.11
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế - Chủ đề 4: Các hiệp định Iias quan trọng mà Việt Nam tham gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........18
3. Những tác động của hiệp định đến Việt Nam...............................................18
3.1. Tác động tích cực................................................................................ 18
3.2. Thách thức đối với Việt Nam:............................................................. 20
4. Các nhóm giải pháp giúp Việt Nam thích nghi hơn với hiệp định.............. 20
4.1. Đối với Nhà nước................................................................................ 20
4.2. Đối với các hiệp hội............................................................................ 21
4.3. Đối với doanh nghiệp.......................................................................... 21
PHẦN C: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC IIAs NÓI CHUNG ĐỐI VỚI VIỆT
NAM VÀ RÚT RA ĐÁNH GIÁ.................................................................................. 21
1. Những tác động của IIAs nói chung đối với Việt Nam........................................21
1.1. Tích cực...................................................................................................... 21
1.2. Tiêu cực...................................................................................................... 21
2. Đánh giá............................................................................................................... 22
LỜI KẾT......................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................... 24
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
5
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển và xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động đầu tư quốc tế đã
và đang diên ra sôi nổi. Các hiệp định về tự do thương mại, đàu tư quốc tế đã mở ra lối
đi mới, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của các quốc gia.
Theo đó, Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do song
phong và đa phương, cũng như các hiệp định liên quan đến khuyến khích và bảo hộ
đầu tư – gọi chung là Hiệp định Đầu tư quốc tế (IIAs).
Việc tham gia vào các IIAs góp phần giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong
đầu tư quốc tế, thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài. Các IIAs mang đến
những tác động tích cực đến nền kinh tế, cùng với đó là những thách thức đặt ra đòi
hỏi Chính phủ, doanh nghiệp phải có những giải pháp hữu ích để hội nhập và phát
triển bền vững. Trong phạm vi của đề tài sau đây sẽ nghiên cứu về những IIAs quan
trọng mà Việt Nam tham gia.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2020./.
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
TNVN Tình nguyện viên Nhật Bản
CNH Công nghiệp hóa
IIA International Investment Agreement Hiệp định Đầu tư Quốc tế
TRIMs
Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Hiệp định của WTO về các biện pháp
đầu tư liên quan đến thương mại
AIA ASEAN Investment Area
Hiệp định khung về Khu vực đầu tư
ASEAN
IGA Investment Guarantee Agreement
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu
tư ASEAN
ACIA
ASEAN Comprehensive Investment
Agreement
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
NPO Non-profit Organization Tổ chức phi lợi nhuận
ODA Official Development Assistance Viện trợ Phát triển chính thức
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
JICA
Japan International Cooperation
Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
7
JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản
MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
NT National Treatment Nguyên tắc đối xử quốc gia
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
BITs Bilateral Investment Treaties Hiệp định đầu tư song phương
DTTs Double Taxation Treaties Hiệp định Tránh đánh thuế trùng
TNCs Transnational Corporations Các công ty xuyên quốc gia
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
8
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (IIAs)
1. Bản chất và mục đích của IIAs
1.1. Bản chất
Hiệp định đầu tư quốc tế - IIAs là các thỏa thuận giữa các nước đề cập đến
nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh hoạt động này, trong đó có
FDI.
1.2. Mục đích
Việc ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có
khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Nội dung của các IIAs
Một là, các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư bao gồm: Quy tắc đối
xử tối huệ quốc (MFN); Quy tắc đãi ngộ quốc gia (NT); Điều khoản về đối xử công
bằng và thỏa đáng .
Hai là, các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ đầu tư bao gồm: Quốc hữu hoá
và trưng thu tài sản; Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư; Điều
khoản về giải quyết tranh chấp.
3. Vai trò của việc ký kết IIAs
Một là, tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI hoàn thiện hơn, từ
đó tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Hai là, tạo lập được sự tin tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến
hành đầu tư tại nước tiếp nhận, đây chính là yếu tố tâm lý quan trọng đối với những
quyết định đầu tư.
Ba là, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài thông qua những
khuyến khích hay ưu đãi đầu tư.
4. Xu hướng ký kết IIAs
Xu hướng kí kết ngày càng gia tăng. Trong đó, số lượng IIAs được ký kết bởi
các nước đang phát triển tăng vọt. Hiện nay, IIAs ngày càng điều chỉnh nhiều giao
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
9
dịch kinh tế hơn, bao gồm thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư và dòng chảy vốn,
cũng như sự dịch chuyển của lao động,... vì vậy, số lượng các hiệp định đầu tư song
phương (BITs) cũng như hiệp định tránh đánh thuế trùng (DTTs) tiếp tục được mở
rộng.
5. Tác động của IIAs
5.1. Tích cực
Việc ký kết các hiệp định này giúp các nhà đầu tư dễ dàng mở rộng hoạt động
đầu tư của mình hơn. Khai thác thị trường toàn cầu và đem lại lợi nhuận khổng lồ. Bên
cạnh đó, thì các quốc gia chủ nhà cũng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là
FDI. Việc này giúp nước chủ nhà giải quyết được vấn đề việc làm, gia tăng ngân sách
nhà nước bằng việc thu thuế, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đa dạng hóa sản
phẩm tiêu dùng, cải thiện GDP và cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, việc tồn tại các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài này giúp tăng tính cạnh tranh của thị trường nội địa.
Dẫn đến thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các doanh
nghiệp nước chủ nhà cũng có thể tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ từ
đối tác là nhà đầu tư nước ngoài.
5.2. Tiêu cực
Nước chủ nhà cần phải hết sức thận trọng và kiểm soát các vấn đề tiêu cực như
ô nhiễm môi trường, chuyển giá, không bảo vệ được những ngành công nghiệp non trẻ
trong nước. Ở khía cạnh nhà đầu tư thì cần phải đề phòng vấn đề “ăn cắp công nghệ”.
6. Một số điểm các nước cần lưu ý khi tham gia vào IIAs
Nhà đầu tư cần nắm rõ và phân biệt được chính sách đầu tư quốc gia và quốc tế.
Hiểu rõ luật pháp quốc tế để tránh những tranh chấp trong đầu tư quốc tế. Đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam thì cần phải nỗ lực hội nhập như điều chỉnh lại hệ
thống pháp lý cho phù hợp với luật pháp quốc tế để thúc đẩy tự do hóa đầu tư, đồng
thời cần phải có chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, tránh các tình trạng chuyển giá,
trốn thuế, ô nhiễm môi trường, gây hại cho sự phát triển cách ngành công nghiệp trong
nước. Tích cực cải thiện vị thế, sự uy tín của quốc gia trên trường quốc tế để gia tăng
vị thế trên bàn đàm phán với các nhà đầu tư, đưa ra được những điều khoản ràng buộc
như bắt buộc họ phải liên doanh, chuyển giao công nghệ,...
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
10
PHẦN B. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ
THAM GIA
Chương I. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (TRIMs)
1. Giới thiệu tổng quan về hiệp định
1.1. TRIMS là gì?
Hiệp định TRIMs hay còn gọi là Hiệp định các biện pháp đầu tư có liên quan
đến thương mại (Agreement on Trade-Related Investment Measures) được áp dụng
cho các trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có các quy định gây ảnh hưởng đến
trao đổi hàng hóa (Theo WTO).
1.2. Mục đích
Thúc đẩy việc mở rộng, phát triển tự do hoá đầu tư và thương mại quốc tế để
tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các nước tham gia trên cơ sở tự do cạnh
tranh, đảm bảo lợi ích của bên đầu tư lẫn bên nhận đầu tư, hướng đến mục tiêu cuối
cùng là tạo ra công bằng mậu dịch, áp dụng các công cụ khuyến khích đầu tư dựa trên
cơ sở không phân biệt đối xử.
1.3. Nội dung của hiệp định
Hiệp định bao gồm phần mở đầu, 9 điều hướng tới việc bảo vệ lợi ích, đảm bảo
tăng trưởng kinh tế của các bên tham gia thương mại, tránh các tác động có hại đối với
đầu tư quốc tế và 1 phụ lục kèm theo những biện pháp đầu tư của nước tiếp nhận
không phù hợp về: khối lượng nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, sử dụng nguồn
ngoại tệ, tỉ lệ xuất khẩu đối với hàng hóa trên thị trường nội địa.
2. Thực tiễn áp dụng và tác động đến các ngành công nghiệp ở Việt Nam
2.1. Liên quan đến yêu cầu về nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô,
xe máy và các mặt hàng cơ khí, điện – điện tử
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
11
Các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành oto còn manh mún, thô sơ, thiếu tính
kỹ thuật chuyên sâu, thực tế tỷ lệ nội địa hoá 2% - 7% và tập trung vào các công đoạn
sản xuất đơn giản. Ngành ô tô Việt Nam đang đứng trước khó khăn.
Khác với ô tô, mảng xe máy tại Việt Nam thời gian qua là một ví dụ điển hình
về sự thành công và phát triển ban đầu, đáp ứng được tiến độ và tỷ lệ nội địa hoá như
quy định.
Các ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng phải đối mặt với mức độ cạnh tranh
cao, vốn đã yếu nay còn gặp khó khăn gấp bội.
2.2. Liên quan đến việc cấp ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa
đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện – điện tử và phụ tùng ô
tô
Theo Chương trình hành động thực hiện Hiệp định TRIMs, ngày 01/10/2006,
chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hóa chính thức bãi bỏ, điều này tác động trực
tiếp tới ngành sản xuất và lắp ráp hàng cơ khí, vì đây là ngành công nghiệp nền tảng,
sản xuất các linh kiện và phụ tùng phục vụ cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy.
Trong những năm qua, ngành cơ khí nước ta cũng đã có nhiều nỗ lực tạo sự chuyển
biến, nâng cao khả năng thiết kế, năng lực thiết bị và công nghệ.
2.3. Liên quan đến yêu cầu dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản phẩm
về sữa, gỗ, dầu thực vật, mía đường phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu
trong nước
Gây ra các tác động ngược chiều, ngành công nghiệp chế biến gắn với tạo
nguồn nhiên liệu, như chăn nuôi bò sữa, nguồn nguyên liệu hạn chế, tốc độ tăng
trưởng chậm của đàn bò sữa, doanh nghiệp phải tìm đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
không tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy chương trình phát triển đàn bò sữa ở nông
thôn, gây khó khăn cho nông dân
Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ, doanh nghiệp phải nhập khẩu để chế
biến hàng xuất khẩu, điều này cũng tạo điều kiện bảo vệ môi trường và nâng cao năng
lực xuất khẩu của doanh nghiệp
3. Những tác động của hiệp định TRIMS đến Việt Nam
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
12
3.1. Tích cực
Xóa bỏ rào cản với hoạt động đầu tư nước ngoài, tạo ra hành trang cho Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao sức cạnh tranh cho môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài vào các
ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm mang lợi thế xuất khẩu của nước ta.
Tận dụng được sự phát triển của khoa học công nghệ để hiện đại hóa chuỗi cung
ứng, giảm thiểu chi phí, tăng giá trị
3.2. Thách thức đối với Việt Nam:
Không thể thực hiện các chương trình nội địa hóa bắt buộc để bảo hộ ngành công
nghiệp trong nước phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao, đã khó khăn nay còn khó
khăn gấp bội.
Đồng thời, các công cụ khuyến khích đầu tư nước ngoài như ưu đãi về thuế, tiền
thuê đất,... phải giảm dần và được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa dự
án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
4. Các nhóm giải pháp giúp Việt Nam thích nghi hơn với hiệp định TRIMs
4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến đầu vào của các ngành công nghiệp
Phát triển cơ sở hạ tầng tạo tiền đề thuận lợi cho các công nghiệp; Phát triển các
khu công nghệ và công nghệ cao để góp phần thu hút đầu tư nước ngoài; Cần có chiến
lược khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng
cao năng lực công nghệ quốc gia; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là yếu
tố quan trọng góp phần tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, đồng thời là điều
kiện cần để chuyển giao công nghệ và cải tiến kỹ thuật; Quy hoạch vùng nguyên liệu.
4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Xây dựng quy hoạch phát triển cho các ngành, trong đó định hướng sự phát
triển ngành công nghiệp phụ trợ; Nhà nước tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát
triển bằng cách tạo các điều kiện về đầu vào như đất đai và nguyên vật liệu; Xây dựng
các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
13
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đối với các doanh nghiệp trong nước, cần tạo sản
phẩm chủ đạo, nổi trội .
4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý vĩ mô và chiến lược của doanh
nghiệp.
Tăng cường tính minh bạch và khả năng dự đoán của pháp luật; Xây dựng quy
chế phê duyệt và quản lý dự án đầu tư thông thoáng đơn giản và hiệu quả; Về phía các
doanh nghiệp: chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu đối tác nước
ngoài nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Doanh nghiệp cần xác định
đúng đắn chiến lược đầu tư phát triển của mình phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đầu tư máy móc, thiết bị tạo bước đột phá về chất
lượng và mức giá cả cạnh tranh.
Chương II. Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) 2009
1. Giới thiệu tổng quan về ACIA
1.1. ACIA là gì?
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết 02/2009 và có hiệu
lực từ từ 29/03/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (IGA)
1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998.
Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư,
Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư.
1.2. Mục tiêu và phạm vi điều chỉnh
1.2.1. Mục tiêu:
Thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội
nhập trong ASEAN. ACIA tạo ra cơ chế đầu tư cởi mở và tự do trong ASEAN hướng
tới mục tiêu hội nhập kinh tế trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
1.2.2. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi của Hiệp định là điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đầu tư trực tiếp, không
điều chỉnh đầu tư gián tiếp và những vấn đề liên quan đến đầu tư đã được các hiệp
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
14
định khác của ASEAN điều chỉnh như Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Về cơ
bản, phạm vi điều chỉnh của ACIA vẫn giữ nguyên quy định của hai Hiệp định AIA và
IGA, tuy nhiên đối tượng hưởng lợi của Hiệp định được mở rộng đối với nhà đầu tư
của nước thứ ba có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ của nước thành viên
ASEAN.
2. Thực tiễn áp dụng ACIA tại Việt Nam:
2.1. Giai đoạn 2009 - 2012
Dù được ký kết vào năm 2009 tuy nhiên trong giai đoạn này ACIA vẫn chưa
chính thức có hiệu lực. Vì thế, Việt Nam chủ yếu tích cực xây dựng, hoàn thiện và đổi
mới những cơ chế pháp luật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất và kỹ thuật, tạo nền
tảng để mở rộng và hội nhập quốc tế sâu rộng khi hiệp định chính thức có hiệu lực.
2.2. Giai đoạn 2012 - nay
Từ khi ACIA có hiệu lực, trên cơ sở phát triển các điều khoản của AIA, xu
hướng đầu tư nội khối ASEAN ngày càng phát triển. FDI từ các nước ASEAN vào
Việt Nam năm 2016 đã chiếm 45% tổng vốn FDI vào Việt Nam, tăng khoảng 2,5 lần
so với cùng kỳ năm 2015 và 2014. Dẫn đầu trong khối ASEAN đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam năm 2016 là Singapore với 2,41 tỷ USD. Singapore đứng thứ ba
trong số các quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, chiếm tỷ trọng 9,9%. Tổng
đầu tư của Singapore, Malaysia và Thái Lan vào Việt Nam năm 2016 đạt 4,024 tỷ
USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (ASEAN Investment Report, 2016).
Số lượng các dự án đầu tư ngày càng gia tăng, mở ra nhiều cơ hội đồng thời
cũng là những thách thức đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo báo cáo đầu tư quốc tế World Investment Report 2019, sự tăng trưởng
trong FDI ở Việt Nam ở các nhóm ngành sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là tài chính, bán
lẻ và thương mại bán buôn, bao gồm cả nền kinh tế kỹ thuật số, tiếp tục củng cố dòng
vốn tăng lên cho tiểu vùng này. Các nước ASEAN, đặc biệt là Singapore, Thái Lan
đặc biệt quan tâm và mở rộng đầu tư, thâm nhập thị trường Việt Nam.
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
15
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng những ưu đãi của
ACIA, tranh thủ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài ở nhóm ngành dịch vụ viễn thông, chế
biến,... và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định.
3. Những tác động của hiệp định ACIA đến Việt Nam
3.1. Tác động tích cực
Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN, đối xử bình đẳng giữa nhà
đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước thành viên có cơ hội thu
hút được nhiều FDI hơn nữa từ cả các nước thành viên và các đối tác bên ngoài khối.
Tự do hóa đầu tư là một bước để biến ASEAN trở thành một khu vực sản xuất
thống nhất. Điều này giúp hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng tích hợp trong
khu vực và Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi.
Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia được các nhà đầu tư nước ngoài
tương đối quan tâm. Tính theo chỉ số hiệu quả FDI tiếp nhận/Inward FDI Performance
Index, khi có tính đến độ lớn của nền kinh tế thì Việt Nam là nước có mức độ hấp dẫn
FDI tương đối cao (3.7), chỉ xếp sau Singapore (7.9) và cao hơn mức trung bình của
ASEAN (1.7). Vì vậy, Việt Nam có cơ hội nhận được nhiều FDI hơn khi luồng vốn
FDI vào ASEAN có xu hướng tăng.
3.2. Thách thức đối với Việt Nam
Phần lớn FDI vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
và chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu vực. Tuy nhiên, theo
thời gian lợi thế lao động rẻ sẽ dần mất đi và Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ngày càng
gay gắt với các nước thành viên mới khác bao gồm Campuchia, Lào và đặc biệt là
Myanmar. Khi không còn lợi thế cạnh tranh cho các công đoạn thấp trong chuỗi, Việt
Nam sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh với các nước ASEAN phát triển trước như
Thái Lan, Malaysia, Indonesia trong thu hút FDI ở các công đoạn cao hơn, mà ở đó
yếu tố công nghệ và lao động có chất lượng là yếu tố quyết định.
4. Các nhóm giải pháp giúp Việt Nam thích nghi hơn với hiệp định AIA
4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý của Nhà nước:
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
16
Nhà nước giữ vai trò then chốt trong việc thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ để các
doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở khu
vực ASEAN. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, đẩy mạnh việc cải cách thủ tục
hành chính tinh gọn, nhanh chóng.
4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật:
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để tạo thuận lợi trong giao
thương. Phát triển các khu công nghệ và công nghệ cao để góp phần thu hút đầu tư
nước ngoài tập trung, chuyên nghiệp, hiệu quả.
4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao:
Việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ về chuyên
môn, nghiệp vụ liên quan đến nghiên cứu, phát triển và đầu tư ở các lĩnh vực: công
nghệ, viễn thông, điện tử, chế tạo,... giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, cũng như việc thích nghi và tiếp thu công
nghệ, tri thức từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tập trung thành lập các khu
công nghệ chất lượng cao, đào tạo đội ngũ nhân viên trong nước có trình độ vững, tay
nghề chắc, kiến thức sâu rộng.
Chương III: Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản ký kết năm
2003
1. Giới thiệu tổng quan về hiệp định
1.1. Là gì?
Thời gian kí kết: 14/11/2003.
Nơi kí kết: Tokyo, Nhật Bản.
Quốc gia kí kết: Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Nhật Bản.
“Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về Tự Do, Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư”
được kí kết với mong muốn thúc đẩy hơn nữa đầu tư nhằm tăng cường mối quan hệ
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
17
kinh tế giữa hai quốc gia. Nhằm tạo thêm những điều kiện thuận lợi đối với việc đầu tư
của các nhà đầu tư của nước này trong Khu vực của nước kia.
1.2. Mục tiêu và phạm vi áp dụng
Với mong muốn thúc đẩy hơn nữa đầu tư nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế
giữa hai quốc gia và tạo ra những điều kiện thuận lợi đối với việc đầu tư của các nhà
đầu tư của nước này trong Khu vực của nước kia. Việt Nam và Nhật Bản nhận ra được
rằng sự quan trọng ngày càng lớn của quá trình tự do đầu tư đối với thúc đẩy đầu tư và
sự phồn vinh cho hai quốc gia có thể đạt được mà vẫn không ảnh hưởng đến việc áp
dụng chung các biện pháp an toàn, môi trường và sức khỏe. Vì những lý do đó mà hiệp
định giữa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư được ký kết.
Hiệp định quy định về dành đối xử quốc gia về nguyên tắc trong giai đoạn cấp
phép đầu tư và quy định cấm về mặt nguyên tắc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Hiệp định
này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo tính minh bạch, tính ổn định về pháp luật và
tính dự báo cho nhà đầu tư.
1.3. Nguyên tắc hoạt động
Về nguyên tắc sẽ đảm bảo đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với các nhà
đầu tư và các dự án đầu tư của cả hai quốc gia trong giai đoạn tiền đầu tư, ngăn chặn
các cơ quan chức năng ở mỗi quốc gia áp đặt những “yêu cầu phiền toái để đưa ra
những qui định về tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư”.
2. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam:
2.1. Giai đoạn 2000 - 2010
Song song với hỗ trợ thông qua nguồn vốn ODA, từ năm 2003, “Sáng kiến chung
Việt Nam – Nhật Bản” đã và đang thực hiện dưới hình thức hợp tác công – tư, bắt đầu
được khởi động. Sáng kiến này tạo diễn đàn đối thoại về các vấn đề và giải pháp giữa
ĐSQ Nhật Bản, JICA, JETRO, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản với các Bộ, ngành
liên quan phía Việt Nam, nhằm xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt
Nam
Để hỗ trợ chính sách CNH của Việt Nam, Nhật Bản triển khai cả các dự án về phần
mềm như: tăng cường cơ chế vận hành hệ thống tiêu chuẩn, tăng cường năng lực cho
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
18
các tổ chức tài chính, tiền tệ, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo nhân
lực,...
Từ năm 2003, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin sởi,
sau đó là dự án chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin sởi vào năm 2006. Để có thể
tăng cường khả năng đối phó với mối đe dọa của dịch cúm gia cầm và dịch SARS,
Nhật Bản cũng tiến hành hỗ trợ cho các cơ quan nghiên cứu.
2.2. Giai đoạn 2010 - nay
Tháng 10/2010, hai nước ra Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về Phát triển toàn
diện quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Từ đó 2 nước tăng
cường trao đổi đoàn cấp cao, đưa mối quan hệ hai nước vào chiều sâu.
Ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và thế giới. Việt Nam ủng hộ Nhật Bản
vào Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2016-2017.
Năm 2016, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch
thương mại song phương ước đạt 29,4 tỷ USD. Về FDI, Nhật Bản đứng thứ 2 (sau Hàn
Quốc). Tính đến tháng 1/2017, Nhật Bản có 3.320 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt
Nam và 324 dự án cấp mới, 209 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 2,10 tỷ USD.
Nhật Bản đã cam kết cung cấp thêm khoản ODA vốn vay trong năm tài khóa 2016
cho Việt Nam trị giá khoảng 123 tỷ Yên (tương đương 1,05 tỷ USD) trong các lĩnh
vực an ninh hàng hải, ứng phó với biến đổi khí hậu, thoát nước và xử lý nước thải.
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam và Nhật Bản luôn phát triển trên đà bình đẳng, hỗ
trợ tốt trong các vấn đề về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa.
3. Những tác động của hiệp định đến Việt Nam
3.1. Tác động tích cực
Về kinh tế, từ năm 2003 đến nay, Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam xây
dựng và cải thiện cơ cấu tổ chức, phát triển CSHT và đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ
sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
- Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam theo ba trụ cột kinh tế: Thương mại – Đầu tư – ODA:
Nhóm thuyết trình 04 - ML02 MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
19
+ Tính đến năm 2012 là 28,7 tỷ USD, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài
lớn nhất của Việt Nam (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam).
+ Để giúp Việt Nam xúc tiến đầu tư nước ngoài, Nhật Bản đã nhanh chóng
triển khai hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện, đường xá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_mon_dau_tu_quoc_te_chu_de_4_cac_hiep_dinh_iias_qua.pdf