MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
A / Phần mở đầu 1
B / Phần nội dung Từ 2 11
I / Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu Từ 2 4
II / Tình hình mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Từ 4 9
III / Một số biện pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu Từ 9 11
C / Kết luận 12
D / Tài liệu tham khảo 13
E / Mục lục 14
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay khi nước ta đang cố gắng tập trung sức lực để vượt qua những khó khăn của một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, lạc hậu, vươn lên phát triển tới nền kinh tế công nghiệp hiện đại, hơn lúc nào hết hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu buôn bán trao đổi với nước ngoài, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong chiến lược đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Chỉ thông qua hoạt đọng xuất khẩu mới khai thác hết được tiềm năng phong phú trong nước, mới tạo ra được cơ hội để tiếp xúc, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về khoa học công nghệ cũng như về phát triển của các nước khác. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.
Hoạt động xuất khẩu ở ngành cà phê Việt Nam không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tuy hàng năm sự đóng góp về giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước không lớn, nhưng đối với ngành cà phê hoạt động xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì chỉ thông qua hoạt động xuất khẩu mới có thể tiêu thụ được sản phẩm, khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt, tạo ra nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho nhân dân, đặc biệt là khai thác những tiềm năng quý báu ở vùng cao và phát triển ổn định vùng núi. Bên cạnh đó nước ta có thế mạnh về trồng cà phê do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, đất đỏ bazan rất thích hợp với cây cà phê được phân bổ rộng khắp lãnh thổ trong đó tập trung nhiều ở hai vùng: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu mặt hàng
cà phê của việt nam
*********************
I/ Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu.
1. Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đó không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu là buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho Ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác những ưu thế tiềm năng của đất nước. Hoạt động xuất khẩu là chiếc chìa khoá mở ra những con đường thâm nhập và phát triển thị trường của một quốc gia trên thương trường quốc tế.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Các nhân tố thuộc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu như: các nhân tố chính trị, các nhân tố pháp luật, các nhân tố văn hoá xã hội và các chính sách kinh tế lớn…
a- Các nhân tố pháp luật: Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế, xã hội đang tồn tại và phát triển trong nước đó. Nhìn chung thì hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về các mặt sau:
+ Các quy định về thuế, giá cả, về chủng loại, khối lượng của từng mặt hàng, các quy định về quy chế sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi.
+ Các quy định về giao dịch hợp đồng, bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu, các quy định về cạnh tranh độc quyền.
+ Các quy định về tự do mậu dịch, hay xây dựng nên các hàng rào thuế quan chặt chẽ, các quy định về chất lượng, về quảng cáo, vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn về sức khoẻ…
b- Các nhân tố văn hoá - xã hội: Các yếu tố này tạo nên các hình thức khác nhau của nhu cầu thị trường đồng thời nó cũng là nền tảng của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng hay nói cách khác nó chính là nhân tố quyết định đến đặc điểm của nhu cầu, qua đó thể hiện trình độ văn hoá đặc điểm trong tiêu dùng và phong tục tập quán trong tiêu dùng.
c- Các nhân tố về kinh tế: Các yếu tố về kinh tế sẽ là nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động xuất khẩu. Trên bình diện môi trường vĩ mô các nhân tố này là các chính sách kinh tế, các hiệp định về kinh tế đối ngoại, sự can thiệp thay đổi tỉ giá của các đồng tiền… cũng sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi hay khó khăn hơn.
d- Các nhân tố khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cũng làm cho sự giao lưu trao đổi giữa các đối tác ngày càng thuận lợi hơn, do vậy sự tiết kiệm về chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng ngày càng nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công hoá và hợp tác lao động quốc tế mở rộng quan hệ giữa các quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
e- Các nhân tố chính trị: Các nhân tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, nó có thể là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Một đất nước ổn định về chính trị thì các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ổn định, phát triển và theo đó hoạt động xuất khẩu cũng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.
g- Các nhân tố về cạnh tranh quốc tế: Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế rất lớn mạnh và khốc liệt. Hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài đối phó với các nhân tố khác thì sự thắng lợi các đối thủ cạnh tranh là thách thức và là bước rào cản nguy hiểm nhất. Chính vì vậy vượt qua các yếu tố cản trở của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu phát triển hiệu quả hơn.
II/ Tình hình mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1/Những quốc gia xuất khẩu cà phê chủ yếu trên thế giới
a- Tình hình sản xuất cà phê của Mêhico
Cà phê là nguồn thu nhập chủ yếu của hơn 700.000 hộ gồm tổng cộng 3 triệu người. Điều này là cho cà phê trở thành cây trồng chiến lược trong chính sách của chính phủ về việc làm, thu nhập là phát triển nông thôn. Trong 2 năm 1996 - 1997 đóng góp của cà phê trong GDP và trong cán cân thương mại tương ứng là 0,2% và 0,73%. Cà phê là nguồn thu chính trong trao đổi buôn bán với nước ngoài của các sản phẩm nông nghiệp.
Diện tích trồng cà phê: 690.077 ha trong năm 1997-98. Tỉ lệ tăng hàng năm của diện tích này là 2,6%. Khoảng 9% của diện tích này là cà phê non.
Khách hàng chính: Hoa Kỳ mua gần 80% hàng xuất khẩu trong những năm 1994-1998, tiếp đó là Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản và Nauy.
b- Tình hình xuất khẩu cà phê của Braxin
Theo nhà phân tích Safras e Mercado, xuất khẩu cà phê hạt của Braxin 5 tháng đầu năm nay đạt 7 triệu bao (1 bao = 60kg), tăng 13% so với 6,2 triệu bao xuất cùng kỳ năm trước . Tuy nhiên, xuất khẩu hồi phục mạnh trong nửa cuối năm 2000/01 đạt 15,7 triệu bao, giảm 7% so với 16,9% triệu bao xuất cùng kỳ năm 1999/2000. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Braxin 7 tháng đầu năm 2000/01 giảm tới 30%, xuống còn 1,2 tỷ USD do giá cà phê thế giới ở mức kỷ lục.
Tháng 8/2001, xuất khẩu cà phê của Braxin vượt qua mức 2 triệu bao (60kg/bao), tăng mạnh so với mức 1,61 triệu bao tháng 7/2001 và 1,58 triệu bao xuất khẩu tháng 8/2000. Theo số liệu mới nhất của Hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Braxin (Cecafe, 1,29 triệu bao cà phê(60kg/bao) đã được đăng ký để xuất khẩu vào ngày 16/8/2001, tăng 37% so với mức 936.758 tấn cùng thời gian này tháng 7/2001. Hơn nữa, nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới này sẽ sớm từ bỏ kế hoạch tạm trữ cà phê toàn cầu của Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) với mục đích vực dậy giá cà phê thế giới thông qua việc giảm 20% lượng xuất khẩu. Braxin sẽ tăng việc tạm trữ cà phê do một số nước sản xuất cà phê, đặc biệt là các nước Đông Nam á đã không tích cực ủng hộ cho kế hoạch này. Theo các thương nhân, chương trình này có thể sẽ bị bãi bỏ chính thức khi Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) nhóm họp tại London vào tháng 24/9/2001 tới đây.
c- Tình hình xuất khẩu cà phê của ấn Độ.
Năm 2001, giá cà phê thị trường thế giới liên tục sụt giảm là một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê của ấn độ giảm. Trong niên vụ 2000/01 lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu cà phê giảm 114 triệu USD so với niên vụ trước mặc dù khối lượng cà phê xuất khẩu tăng. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2000/01 chỉ đạt 333,35 triệu USD so với 447,33 triệu USD trong niên vụ 1999/2000. Cuối tháng 10/2000 cho tới 20/8/2001, khối lượng cà phê xuất khẩu đạt 221.341 tấn, giảm 12,6% so 241.906 tấn cùng kỳ niên vụ 1999/2000.
2. Tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
a- Thị trường cà phê Việt Nam.
Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đi 59 nước, trong đó thiếp lập được quan hệ với 5 nước đứng đầu về nhập khẩu cà phê và là những bạn hàng lớn tương đối ổn định: gồm Hoa Kỳ, Italia, CHLB Đức, Tây Ban Nha và Bỉ. Số nước này đã mua tới 399.500 tấn cà phê nhân mỗi năm, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt nam trong 8 tháng đầu năm 2001
Thị trường nhập khẩu
Tháng 8/2001
8 tháng đầu năm
Lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Ai Cập
-
-
324
179.237
Ai Len
-
-
119
99.900
Anh
1413
519577
43.859
19.547.808
áo
74
29970
434
195.624
Ba Lan
912
340460
11.159
4.965.913
Bỉ
5522
1942213
77.959
34.138.119
Bồ Đào Nha
149
59274
1.425
658.390
Đức
6041
2327101
85.454
40.997.545
Hà Lan
2109
730771
32.659
14.824.575
Mỹ
3752
1357185
96.848
42.739.010
Nga
-
-
293
156.444
Nhật Bản
3755
1447104
28.669
13.549.291
Ôxtrâylia
470
177.92
6.299
2.766.160
Phần Lan
56
19.753
133
57.769
Pháp
2723
1.016.869
23.681
10.943.466
Philippin
2099
775.966
7.038
2.910.823
Trung Quốc
524
194.905
3.533
1.558.176
Ucraina
401
161.810
813
359.146
Thị trường Mỹ nhu cầu mỗi năm cỡ 3,5 tỷ USD, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ từ năm 1994, kim ngạch năm 1999 là 60 triệu USD và xuất khẩu 420 sang thị trường chung Châu Âu năm 1999.
Việt Nam đứng thứ 7 trong các quốc gia bán cà phê cho Mỹ. Cà phê không nằm trong qui định của Hiệp định mậu dịch vì hàng này chịu thuế suất 0% khi nhập vào Mỹ nên tuỳ thuộc rất nhiều vào phẩm chất cà phê và cách tiếp thị của Việt Nam để kim ngạch có thể gia tăng trong thời gian tới.
Các nước nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam nhất trong 8 tháng năm 2001 là: Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hà Lan và Philipin.
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay
Năm
Sản lượng xuất khẩu (1000 tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
1990
89.6
76.16
1991
93.8
74
1992
116.2
92
1993
122.6
110.6
1994
177
328.2
1995
248.1
595.5
1996
181.4
420
1997
391.6
497.5
1998
382
593.8
1999
487.5
592
2000
734
501
2001
750
495
Theo số liệu của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, vừa qua ta có tới 129 công ty lớn nhỏ tham gia xuất khẩu. Trong đó 18 doanh nghiệp xuất khẩu từ 10 ngàn tấn/ năm trở lên, 14 doanh nghiệp có kim ngạch từ 10 triệu USD trở lên. Điển hình là Vinacafe, công ty XNK 219 Đắc Lắc, Inexim Đắc Lắc, Intimex công ty XNK Gia Lai, công ty cà phê Phước An, công ty TNHH Đoàn Kết … với khoảng 700 ngàn tấn cà phê sản xuất hàng năm ở Việt Nam.
Năm 2000 cả nước xuất khẩu được khoảng 686 ngàn tấn cà phê (tăng 69%) song giá cà phê giảm nên tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu số cà phê nói trên chỉ tăng 4,7% so với niên vụ trước.
Tám tháng đầu năm 2001, Việt Nam đã xuất được 651,476 tấn cà phê, trị giá 297,38 triệu USD, tăng 46,16% về lượng nhưng lại giảm 16,29% về trị giá so với cùng kỳ năm 2000. Chủ yếu xuất sang các nước: Mỹ, Đức, Bỉ và Thụy Sĩ.
3. Dự báo thị trường cà phê năm 2005.
a- Sản xuất
Sản lượng cà phê thế giới dự báo tăng trung bình 2,7%/năm từ 1995 đến 2005, cao hơn chút ít so với mức tăng 10 năm trước đó, đạt 7,31 triệu tấn (122 triệu bao) vào năm 2005 so với 5,43 triệu tấn năm 1995.
Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới có thể vẫn là Mỹ la tinh và Caribee. Dự báo tới năm 2005 sản lượng của khu vực này đạt 4,78 triệu tấn.
Tại trung Mỹ, sản lượng cà phê có thể tăng 1,82% hàng năm, từ dưới 1 triệu tấn năm 1995 lên 1,17 triệu tấn năm 2005, chủ yếu tăng ở các nước Ônđurát, Mêhicô và Nicaraqua. Sản lượng ở châu Phi tăng 2,1%, đạt 1.09 triệu tấn so với 873.000 tấn, chủ yếu do năng suất thu hoạch tăng hơn là do diện tích tăng.
Về khu vực, sản lượng cà phê 2001/2002 dự đoán sẽ tăng 5,7% so với vụ trước ở Trung Mỹ, lên 21,74 triệu bao và tăng 2% ở Châu Phi, lên 18,40 triệu bao, Ngược lại, sản lượng cà phê vụ 2001/2002 dự đoán sẽ giảm 3% ở châu á, còn 25,88 triệu bao và ở Nam Mỹ giảm 1%. Tại bốn nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất, sản lượng cà phê vụ 2001/2002 dự đoán sẽ giảm mạnh nhất ở Indonexia, giảm 6,6% so với vụ trước, còn 5,6 triệu bao; kế đó là Việt Nam giảm 4,5%, còn 14,6 triệu bao; lại Braxin và Colombia giảm 2,6 - 3,2% còn 33 triệu bao và 11,2 triệu bao.
b- Tiêu thụ.
Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,7% hàng năm lên 6,74 triệu tấn vào năm 2005 từ 5,63 triệu tấn năm 1995, thấp hơn mức tăng trưởng tiêu thụ 2,3%/năm của 10 năm trước đó. Tiêu thụ giảm chủ yếu là ở các nước tiệu thụ truyền thống ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tiêu thụ cà phê của các nước đang phát triển có thể tăng lên 2,03 triệu tấn từ 1,55 triệu tấn năm 1995, đạt mức tăng trưởng 2,5% hàng năm. Thị phần tiêu thụ của các nước này sẽ tăng lên 30% từ 17% nhờ thu nhập và dân số tăng.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới vụ 2001/2002 dự đoán sẽ tiếp tục tăng gần 1% so với vụ trước, lên 108,2 triệu bao nhưng sẽ thấp hơn sản lượng 4,2 triệu bao. Như vậy, thị trường cà phê thế giới vụ 2001/2002 dự đoán sẽ tiếp tục dư thừa và đưa tồn kho cuối vụ tăng thêm 4%, lên 54,15 triệu bao, đáp ứng tới 50% tổng nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới.
c. Mậu dịch.
Đến năm 2005, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự tính đạt 5,7 triệu tấn trong khi nhu cầu nhập khẩu cho tiêu thụ (không để dự trữ) chỉ có 5,7 triệu tấn. Mỹ La tinh và các nước Caribe tiếp tục là khu vực xuất khẩu cà phê hàng đầu chiếm 66% tổng xuất khẩu toàn cầu, tương đương 3,73 triệu tấn. Châu Phi chỉ chiếm 16%, còn nhỉnh hơn một chút là Châu á, chiếm 17%.
III/ Biện pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu
1. Về giống.
Cần tuyển chọn, tạo nhập giống cà phê nhất là cà phê arabica bằng các giống có năng suất, chống sâu bệnh tốt như Bourbon, Mundonovo… ở một số vùng có thể trồng giống Catimor F6, TN1, TN2, TN3, để phục vụ cho chương trình phát triển 60.000 ha cà phê chè đến năm 2005, từng bước thay thế các vườn cây đã thoái hoá. Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu giống, nhập giống mới.
Tiếp tục đầu tư thâm canh vườn cây hiện có trên cơ sở áp dụng kỹ thuật, cơ cấu phân bón hợp lý, từng bước chuyển đổi giống, chọn loại cà phê phù hợp với sinh thái, điều kiện đất đai từng vùng .
2. Giải pháp trong khâu chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Đây là khâu quan trọng và quy định chính đến chất lượng cà phê xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu nhưng cũng phù hợp với điều kiện hiện có thì thực hiện những giải pháp sau:
+ Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho những đơn vị kinh doanh có hiệu quả, xây dựng thêm kho tàng, phương tiện để thu mua, chế biến, bảo quản cà phê xuất khẩu như: Công ty Cà phê Việt Đức, Công ty đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây nguyên, Công ty Dịch vụ XNK cà phê 2, Công ty XNK cà phê II Nha Trang.
+ Chỉ đạo tốt quy trình, quy phạm thu hái, chế biến, bảo quản cà phê, lựa chọn thiết bị, công nghệ chế biến cà phê tiên tiến, nhất là công nghệ chế biến cà phê chè, gắn công nghệ chế biến với vấn đề môi trường.
3. Những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu vốn cho thu mua và thực hiện xuất khẩu.
Như đã đề cập ở phần trên vốn cho hoạt động xuất khẩu là vô cùng quan trọng đối với ngành cà phê. Theo tôi có những giải pháp sau có thể phần nào khắc phục được tình trạng đó là:
- Nên bằng mọi biện pháp tận dụng và phát huy vốn nội bộ, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong toàn ngành và của người sản xuất, vay vốn của cán bộ công nhân viên bằng nhiều hình thức như góp vốn, tham gia góp cổ phần hoặc là vay với lãi suất ưu đãi v.v
- Tận dụng của người sản xuất bằng cách như góp cổ phần bằng sản phẩm hoặc cho nông dân vay vốn với lãi suất thích hợp.
- Phương pháp tận dụng triệt để và bổ sung thêm nguồn vốn lưu động hiện có, khai thác và điều hoà hợp lý nguồn vốn khấu hao của các đơn vị thành viên, sử dụng các nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận hàng năm bổ sung quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi.
- Trên đây là một số giải pháp phần nào góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê, còn sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực phấn đấu, phát huy sáng tạo của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn ngành.
4. Giải pháp và kiến nghị đối với cà phê của Việt nam.
- Cần đa dạng hoá chủng loại mặt hàng có chất lượng cao như các loại cà phê arabica giống chất lượng cao, các loại cà phê hữu cơ, cà phê hảo hạng…
- Đẩy mạnh chương trình phát triển cà phê arabica.
- Quan tâm hỗ trợ sản xuất và đời sống của người nông dân trồng cà phê, không để vì giá thấp như hiện nay mà không chăm sóc cà phê, thậm chí chặt phá vườn cà phê.
- Xây dựng quỹ bảo hiểm cà phê xuất khẩu do Hiệp hội ngành hàng phụ trách.
- Ngâng cao chất lượng sản phẩm cà phê thông qua khâu thu hái, xử lý sau thu hoạch.
- Thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9002.
- Đổi mới công tác bao bì mẫu mã, tránh tình trạng cà phê Việt Nam không có nhãn mác trong nhiều lô hàng đang xuất khẩu như hiện nay.
Để cà phê Việt Nam đứng vững trên thị trường thế giới, rất mong các Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng UBND các tỉnh sớm quy hoạch, lập dự án đầu tư cụ thể cho chế biến, phơi sấy và bảo quản cà phê. Bảo đảm hết năm 2002 hoàn thành cơ bản đầu tư trong lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh xuất khẩu thật tốt ra thị trường thế giới.
Kết luận
Ngành cà phê Việt Nam luôn luôn đóng vai trò hàng đầu trong sự hình thành và phát triển sản xuất cũng như thị trường sản phẩm ở Việt Nam. Cũng như hoạt động xuất khẩu ở ngành cà phê Việt Nam luôn đóng vai trò chủ yếu và mang lại hiệu quả kinh doanh cao, ngày càng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,chế biến và mở rộng thị trường cũng như ổn định phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường nông sản xuất khẩu ở Việt Nam, góp phần kích thích phát triển sản xuất cà phê làm ổn định đời sống và việc làm cho người lao động ở các khu vực miền núi và nông thôn còn nhiều khó khăn phức tạp ở nước ta.
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu ở toàn ngành ngày càng lớn mạnh và phát huy hiệu quả kinh tế cao. Đây chính là công lao của những nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn ngành cà phê và có phần đóng góp rất lớn của các cơ quan chủ quản, sự khuyến khích sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự đóng góp của nhân dân sản xuất trong cả nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn cần khắc phục như về tổ chức liên kết sản xuất và xuất khẩu, khó khăn về vốn, về chất lượng cà phê cho xuất khẩu… nhưng với quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ công nhân, mục tiêu lãnh đạo sắc bén và hợp lý của cán bộ lãnh đạo trong ngành và bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các cơ quan đoàn thể, quần chúng nhân dân. Chắc chắn trong tương lai hoạt động xuất khẩu sẽ ngày càng phát triển hơn và ngày càng xứng đáng với vị trí và tầm quan trọng của nó trong ngành cà phê nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế ngoại thương (NXBGD - Trường Đại học Ngoại thương)
Giáo trình Marketing - ĐHKTQD
Báo cáo của HĐQT Hiệp hội cà phê Việt Nam - Đại hội lần thứ 3
Các báo cáo của ban xuất nhập khẩu tại các hội nghị tổng kết ở Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
Thông tin chuyên đề cà phê - TCT cà phê Việt Nam.
Tạp chí thương mại số 7,9,11,12,15 năm 1997
Tạp chí Cộng sản số 6 (tháng 12/2002)
Thời báo kinh tế Việt Nam
Các tài liệu tổng hợp của ngành cà phê - Bộ KH & ĐT
Đánh giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (NXB Thống kê, Hà Nội 1992)
Tạp chí Con số và Sự kiện - số 8 năm 2001
Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ - tháng 11/2001
Mục lục
Tiêu đề
Trang
A / Phần mở đầu
1
B / Phần nội dung
Từ 2 à 11
I / Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu
Từ 2 à 4
II / Tình hình mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Từ 4 à 9
III / Một số biện pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu
Từ 9 à 11
C / Kết luận
12
D / Tài liệu tham khảo
13
E / Mục lục
14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35588.doc