MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: 3
Chương I: Những vấn đề về trục lợi trong bảo hiểm 3
I/ Một số khái niệm chung . 3
1. Trục lợi trong bảo hiểm 3
2. Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới 3
II. Các hình thức trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới. 3
1. Hợp lý hóa ngày xảy ra tai nạn và hiệu lực bảo hiểm 3
2. Khai tăng số tiền tổn thất. 3
3. Thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn. 3
4. Lập hồ sơ hiện trường giả 3
5. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần 3
6. Cố ý gây tai nạn 3
7. Các loại khác 3
III/ Hậu quả của hành vi trục lợi bảo hiểm. 3
1/ Đối với công ty bảo hiểm 3
2. Đối với xã hội 3
Chương II:Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại các công ty Bảo hiểm Việt Nam 3
I/ Sự cần thiết phải phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới 3
1. Số vụ gian lận ngày càng tăng lên. 3
2. Tính chất nghiêm trọng trong mỗi vụ càng ngày càng phức tạp 3
3. Những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới. 3
II/ Nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi bảo hiểm. 3
1. Nguyên nhân khách quan 3
2. Nguyên nhân chủ quan 3
III/ Đánh giá về tình hình chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới của các công ty Bảo hiểm hiện nay. 3
Chương III:Các giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại các công ty bảo hiểm ở Việt Nam 3
I/ Các giải pháp cụ thể 3
1/ Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm 3
2/ Về phía khách hàng tham gia bảo hiểm 3
3/ Về phía những người có liên quan trong vụ tai nạn 3
4/ Về phía các cơ quan chức năng 3
II/ Giải pháp trong các nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể. 3
1/ Các dấu hiệu đặt nghi vấn có gian lận bảo hiểm 3
2/ Các giải pháp nhằm chống lại hành vi trục lợi. 3
III/ Kiến nghị 3
1/ Đối với Nhà nước và Bộ Tài Chính 3
2/ Đối với Tổng Công Ty Bảo Hiểm Việt Nam 3
KẾT LUẬN 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp nhằm phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới ở các công ty bảo hiểm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng được một xã hội thật sự công bằng, văn minh.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nếu các hành vi trục lợi tiếp diễn sẽ làm rối loạn an ninh, xã hội và tác động xấu đến môi trường kinh doanh ở một số lĩnh vực. Sự hoạt động kém hiệu quả của các công ty bảo hiểm kéo theo đó là nguồn vốn đầu tư giảm, làm giảm các hoạt động đầu tư ở một số lĩnh vực.
Thứ ba, hậu quả to lớn nhất là nguy cơ về đạo đức, bởi tính chất phát triển và quy mô tổ chức của những vụ trục lợi sẽ kéo theo sự tha hóa, biến chất của những cán bộ trong ngành bảo hiểm. Những hành vi tiêu cực, thông đồng với nhau trục lợi của các Công ty Bảo hiểm sẽ tạo tiền đề cho hành vi tham nhũng phát triển ở cả những ngành khác trong nền kinh tế.
Chương II:
Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại các công ty Bảo hiểm Việt Nam
I/ Sự cần thiết phải phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới
Trên thực tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn về tài chính của Nhà nước. Thực tế cho thấy, trục lợi bảo hiểm xuất hiện ngay từ khi có bảo hiểm. Thị trường càng phát triển, thủ đoạn trục lợi càng tinh vi, trước mắt khó có thể loại trừ tận gốc rễ tình trạng trục lợi mà chỉ có thể ngăn chăn và giảm đến mức tối thiểu các hiệu quả tiêu cực do trục lợi bảo hiểm gây ra. Để đạt được mục tiêu này cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm, coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật
Bảng 1 : TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
(Từ năm 1995 đến năm 2004)
Năm
Số vụ tai nạn
Số người bị chết
Số người bị thương
1995
7.282
2.642
7.214
1996
9.470
3.077
10.048
1997
11.682
4.180
11.854
1998
13.760
5.197
14.174
1999
15.376
5.530
16.920
2000
19.075
5.581
21.556
2001
19.159
5.780
21.905
2002
20.783
6.394
22.989
2003
21.420
7.061
24.171
2004
23.327
7.924
15.963
(Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải)
Theo thông tin của Hiệp hội Bảo hiểm Anh( ABI) thì số chi bồi thường cho các vụ bồi thường “giả” của năm 2001 lên đến 1,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2000. Trong đó :
+ Bảo hiểm xe cơ giới là 481 triệu USD.
+ Bảo hiểm tai nạn con người và du lịch là 287 triệu USD.
+ Bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực kinh doanh là 14 triệu USD.
Như vậy, số tiền bị trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới là lớn nhất, chiếm 43,73%. Theo đà này, ở Việt Nam, tình hình gian lận trong bảo hiểm xe cơ giới cũng ngày càng trở nên phức tạp. Việc phòng chống gian lận trong bảo hiểm xe cơ giới trở thành một vấn đề cần thiết có tính chất tất yếu khách quan vì một số lý do sau:
1. Số vụ gian lận ngày càng tăng lên.
Đến năm 2004, trước tình hình trục lợi bảo hiểm trong cả nước ngày càng lớn, đặc biệt là trong bảo hiểm xe cơ giới, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã yêu cầu các Công ty thành viên của mình làm báo cáo về tình hình khiếu nại trục lợi bảo hiểm xe cơ giới. Và kết quả cho thấy chỉ tính riêng năm 2003, Bảo Việt đã phát hiện ra 224 vụ trục lợi, số tiền ước tính bị trục lợi là 1 tỷ đồng. Mà hiện trên thị trường bảo hiểm Việt Nam không chỉ có Bảo Việt hoạt động mà còn có Bảo Minh, PJICO, PTI,…Do đó, không thể biết đựoc con số chính xác trong 1 năm về các vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện là bao nhiêu?
Bảng 2: SỐ VỤ TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI PHÒNG BẢO HIỂM PHƯƠNG TIỆN ( Từ năm 2003 đến năm 2006 )
STT
Hình thức gian lận
Năm
2003
Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006
1
Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm
1
2
1
1
2
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần
1
1
1
-
3
Thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn
2
3
4
1
4
Lập hồ sơ hiện trường giả
-
-
-
-
5
Khai tăng số tiền tổn thất
5
4
6
2
6
Cố ý gây tai nạn
-
-
-
-
Cộng:
9
10
12
4
(Nguồn : Phòng bảo hiểm Phương tiện – Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
2. Tính chất nghiêm trọng trong mỗi vụ càng ngày càng phức tạp
Từ hành vi gian lận ban đầu mang tính chất “tiện thể” thường hay gặp trong các vụ có thiệt hại nhỏ. Theo luật pháp của Việt Nam thì các hành vi này chưa đủ để cấu thành tội phạm nhưng nó cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới.
Việc trục lợi người tham gia bảo hiểm thường xảy ra ở vùng sâu, vùng xa và thời điểm ban đêm với mức độ tổn thất... vừa phải. Do không có công an lập biên bản, mà chỉ cần có giấy xác nhận của người làm chứng nên rất dễ thực hiện. Đôi khi tai nạn xảy ra, các lái xe đã thoả thuận với nhau, mà không trình báo cảnh sát giao thông và sẵn sàng có "nhân chứng thật" chứng kiến vụ việc xảy ra. Và rồi, họ có thể đưa ra những lý do rất "hợp lý, hợp tình" nào là bị phương tiện, khác đâm rồi bỏ chạy, hoặc do tránh người nên đã lao vào cây cối, vỉa hè... Sau đó họ báo với cơ quan bảo hiểm. Tất nhiên kẻ được lợi ở đây chính là chủ phương tiện bởi vừa được tiền bồi thường của người gây ra tai nạn, lại vừa có tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm. Có khi chủ xe lại thông đồng với các ga -ra để thay đổi và nâng giá trị các phụ tùng nhằm kiếm tiền chênh lệch.
Sau đó la` đến các hành vi mang tính chất “lợi dụng”, tức là các hành vi trục lợi dân sự.
Theo bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trong Điều 142: “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”.
Ở đây, người gian lận dùng các cách thức khác nhau để cho nhà bảo hiểm hiểu rằng tổn thất họ gặp phải là lớn hơn trên thực tế hòng đòi được số tiền bồi thường lớn hơn. Bao gồm các hành vi:
+ Lập hồ sơ đòi bồi thường khai tăng giá trị tổn thất. Ví dụ, hạng mục sửa chữa vẫn đúng nhưng khai tăng giá trị thay thế.
+Khai báo sai chất lượng thực tế của hạng mục tổn thất trước tai nạn. Ví dụ, ban đầu là đồ cũ, chất lượng kém khai thành đồ mới chất lượng cao.
+Khai thêm hạng mục tổn thất không do tai nạn gây ra. Ví dụ, khai những hư hỏng do hao mòn tự nhiên.
+ Khai báo sai giá trị sử dụng của đối tượng, thành phần, bị tổn thất: Radio trên xe bị hỏng trước khi tai nạn nhưng khai báo hoạt động tốt.
Cho đến các hành vi gian lận mang tính chất “chiếm đoạt”, cấu thành tội phậm hình sự.
Theo Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Điều 134: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù...”.
Điều 157: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù…”.
Ở đây, những kẻ trục lợi đã cố tình gian dối, lừa đảo để chiếm đoạt một số tiền từ nhà bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng. Đó là các trường hợp rủi ro gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm không thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm (ngoài phạm vi bảo hiểm, ngoài thời hạn bảo hiểm) nhưng cố ý tạo lập hồ sơ giả để đòi bồi thường:
+ Lập hồ sơ tai nạn giả cho trường xe có giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực để thu lợi bất chính.
+ Lập giấy chứng nhận bảo hiểm ghi lùi ngày hiệu lực cho xe bị tai nạn trước đó.
+ Lập giấy chứng nhận bảo hiểm cho xe bị tai nạn trước đó rồi làm hồ sơ tai nạn ghi lùi ngày tai nạn.
+ Lập hồ sơ giả mạo về nguyên nhân tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm để đòi bồi thường cho một thiệt hại không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
3. Những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với các công ty bảo hiểm, thì hiện tượng trục lợi bảo hiểm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường. Khi trục lợi bảo hiểm xảy ra, các doanh nghiệp là người đầu tiên chịu thiệt hại, song đó chỉ là những thiệt hại trước mắt. Trên thực tế chính bên mua bảo hiểm mới là người bị thiệt, vì trục lợi bảo hiểm sẽ làm cho chi phí bồi thường gia tăng và hậu quả là các doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng phí bảo hiểm để bù đắp chi phí. Như vậy, người gánh chịu cuối cùng lại là những người tham gia bảo hiểm.
Còn đối với xã hội, nó làm tha hóa, biến chất về mặt đạo đức của một số cán bộ, làm rối ren kỷ cương pháp luật và làm mất công bằng trong xã hội.
Vì vậy, phòng chống trục lợi trong bảo hiểm nói chung và trong bảo hiểm xe cơ giới nói riêng là hoàn toàn cần thiết và mang tính tất yếu khách quan.
II/ Nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi bảo hiểm.
Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy hành vi trục lợi bảo hiểm được xuất phát từ lòng tham của con người. Để đạt được mục đích kiếm lợi bất chính, người ta sẵn sàng thực hiện mọi hành vi từ vi phạm pháp luật cho tới phi đạo đức. Sở dĩ họ có thể thành công là do một số nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan vừa là nhân tố thúc đẩy, vừa là phương tiện để họ đạt được mục đích của mình.
1. Nguyên nhân khách quan
Các nguyên nhân khách quan phải kể đến là ácc nguyên nhân gián tiếp làm người ta nảy sinh ý đồ gian lận. Bao gồm:
Thứ nhất, hành lang pháp lý hiện nay thiếu tính tổng quát, toàn diện. Công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý đại lý, cán bộ còn bị buông lỏng; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; các quy trình nghiệp vụ, quy trình ra quyết định kinh doanh, quản lý tài chính, hạch toán, kế toán, đầu tư, giải quyết bồi thường v.v. chưa chặt chẽ và còn có những lỗ hổng có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Vai trò kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cổ đông đối với hoạt động hàng ngày của giám đốc doanh nghiệp còn chưa được phát huy đầy đủ. Ví dụ như nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định là bắt buộc trong Nghị Định 115/CP ngày 17/12/1997 của chính phủ, nhưng việc thực hiện không triệt để, do đó số lượng xe đang tham gia giao thông nhưng không tham gia bảo hiểm vẫn còn rất lớn.
Ngoài ra, việc ít có vụ trục lợi bảo hiểm được phát hiện, điều tra truy tố và đưa ra xét xử trước pháp luật cũng phần nào làm giảm tác dụng răn đe của các chế tài xử phạt.
Thứ hai, thị trường bảo hiểm vẫn đang là một thị trường còn non trẻ nhưng cạnh tranh hết sức sôi động. Nguyên tắc bí mật thương mại còn bao trùm lên hầu hết các công ty bảo hiểm, do đó việc trao đổi các thông tin cần thiết về các khách hàng tham gia bảo hiểm giữa các công ty không có. Giữa các Doanh Nghiệp Bảo hiểm chưa có cơ chế hợp tác, phối hợp, chia sẻ thông tin hoặc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và tranh thủ sự ủng hộ của công luận...Vì vậy, có trường hợp tai nạn xảy ra, khách hàng đòi bồi thường ở hơn một công ty bảo hiểm mà vẫn không bị phát hiện. Hoặc nếu có vụ việc nào bị phát hiện thì các công ty không có thông tin trao đổi cho nhau để đúc rút kinh nghiệm cũng như đề phòng. Do đó đối tượng gian lận dùng một thủ đoạn nhưng có thể áp dụng trên nhiều địa bàn hoặc trong nhiều địa bàn mà vẫn không bị phát hiện.
Thứ ba, một bộ phận người tham gia Bảo hiểm không ý thức được trách nhiệm đạo đức và pháp lý của mình và một số người còn cho rằng quỹ bảo hiểm tương tự như một quỹ phúc lợi. Vì vậy, nhân chứng sữ không ngần ngại khi nói sai sự thật để giúp nạn nhân lúc khó khăn. Đã từng có trường hợp một ông chủ tịch xã xác nhận cho người chết trong giấy chứng tử khác ngày chết thực tế, do vậy cái chết vẫn xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. Khi sự việc được làm sáng tỏ, được hỏi thì ông ta trả lời rằng ông chỉ có ý định giúp đỡ cho nạn nhân có thể nhận được tiền bảo hiểm cho họ đỡ khó khăn.
Thứ tư, không gian địa lý cũng là một nguyên nhân thúc đẩy trục lợi bảo hiểm. Đối với những vụ việc xảy ra nơi hoang vắng ít người qua lại, khó có thể tìm được nhân chứng hay những nơi khó có thể giữ nguyên được hiện trường sẽ không khó cho việc tạo ra một hiện trường mới hay thay đổi một vài tình tiết trên hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm nhằm thu được số tiền bảo hiểm lớn hơn. Ví dụ, người lái xe không ngần ngại khi thay thế hết đồ cũ cho xe của mình, sau đó cho lao xuống vực để đòi tiền bảo hiểm. Hay sau tai nạn có thể phá hỏng thêm một vài bộ phận nhằm đòi nhà bảo hiểm thay mới. Hay một người ở giữa rừng đã không ngần ngại châm chửa đốt nhà của mình sau đó đòi nhà bảo hiểm bồi thường.
2. Nguyên nhân chủ quan
Bao gồm các nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy hành vi trục lợi bảo hiểm.
Thứ nhất, do lỗi vô tình của người làm bảo hiểm. Có thể do vô tình ghi sai ngày trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Hoặc do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kém nên không phát hiện ra hành vi trục lợi, hay giám định xác định sai tỷ lệ tổn thất trong khi khách hàng ngày càng có thủ đoạn tinh vi nhằm qua mắt nhà bảo hiểm. Hoặc do thiếu trách nhiệm đã không kiểm tra kỹ đối tượng bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm, đặc biệt trong bảo hiểm xe cơ giới người bán bảo hiểm thường không kiểm tra thực tế xe.
Thứ hai, do lỗi cố ý của người làm bảo hiểm. Có thể do thông đồng với khách hàng ghi sai ngày trên giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc đánh giá cao tỷ lệ tổn thất hoặc bỏ qua việc kiểm tra tính pháp lý của một số giấy tờ cần thiết, lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng Bảo hiểm hay quy trình nghiệp vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm để thu lợi bất chính. Nghiêm trọng nhất là trường hợp rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng người làm bảo hiểm vạch đường đi nước bước, các thủ tục giấy tờ cần thiết để người tham gia có thể nhận được tiền bảo hiểm.
Thứ ba, có sự thông đồng giữa người gian lận và những người có liên quan (VD: Cảnh sát giao thông, bác sĩ…) để qua mặt người làm bảo hiểm. Nhiều truờng hợp khách hàng mua chuộc cảnh sát giao thông để hợp lý hóa thời gian cũng như các tình tiết trong vụ tai nạn nhằm làm rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm hay tổn thất lớn hơn so với tổn thất thực tế. Hoặc có trường hợp khách hàng mua chuộc bác sĩ để dựng nên bệnh án giả hay kê các đơn thuốc đắt tiền hòng đòi số tiền bồi thường lớn hơn.
Thứ tư, bản thân người tham gia bảo hiểm bằng cách này hay cách khác làm gian dối hồ sơ bồi thường, các bộ bảo hiểm không phát hiện được hoặc có phát hiện được nhưng không đủ lý lẽ cũng như bằng chứng để phủ nhận các chứng từ mà người tham gia bảo hiểm đưa ra nên buộc phải bồi thường.
Thứ năm, từ phía doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty Bảo hiểm đã phát hiện ra các hành vi trục lợi nhưng chỉ dừng ở việc từ chối bồi thường thay vì truy tố trước pháp luật về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân hay tài sản xã hội chủ nghĩa. Bởi một mặt công ty đã đảm bảo đuwocj lợi nhuận bằng cách giảm thiểu các chi phí bồi thường “rởm” hay các chi phí quản lý khác. Mặt khác, nếu làm mạnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra, các công ty luôn bị đe doạn từ phía khách hàng về việc không tái tục hợp đồng. Vì thế, biện pháp giữ khách hàng này của các Công ty lại làm cơ sở, làm nền móng cho các ý tưởng gian lận của các khách hàng về sau bởi khách hàng luôn có ý nghĩ “cứ đòi bồi thường, nếu được thì tốt, không được thì cũng chẳng sao”, tạo thêm cơ hội mới cho các vụ trục lợi tiếp theo.
Khi thực hiện hành vi gian lận của mình, người gian lận chỉ nhìn thấy lợi ích cá nhân của mình mà không thấy được hậu quả gây ra bởi hành vi ấy.
III/ Đánh giá về tình hình chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới của các công ty Bảo hiểm hiện nay.
Như báo Sài Gòn Giải Phóng đã đưa tin, trong 2 ngày 11 và 12-6-2005, tại thị xã Hội An (Quảng Nam), Bộ Tài chính và Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tổ chức hội nghị chuyên ngành về “Bồi thường trong bảo hiểm” với sự tài trợ của Công ty Bao hiểm Quốc tế Mỹ - AIA. Tại hội thảo, một vấn đề rất “nóng” đã được các đại biểu đưa ra thảo luận, đó là tình hình trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt là trong Bảo hiểm xe cơ giới. Cho dù xảy ra ở đâu, mức độ thiệt hại đến đâu, song xét về trước mắt cũng như lâu dài, trục lợi bảo hiểm đều để lại những tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của thị trường Bảo hiểm, các Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Thực tế cho thấy, tại VN, thời gian qua đã xuất hiện những dấu hiệu trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ của vấn đề, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số vụ trục lợi bảo hiểm, như những thiệt hại về vật chất do các hành vi trục lợi bảo hiểm gây ra. Một số hình thức trục lợi chủ yếu trong Bảo hiểm (BH) đã phát hiện trong thời gian qua tại VN bao gồm các hình thức như sau: Che giấu tình trạng sức khỏe của người được BH, đại lý BH chiếm đoạt trái phép số phí BH đã thu của khách hàng mà không nộp lại cho DNBH; đại lý BH thông đồng với người được BH để lập hồ sơ khống đòi bồi thường...
Một trường hợp điển hình của hành vi trục lợi bảo hiểm, gây xôn xao trong giới bảo hiểm trong suốt những năm gần đây, chính là vụ gian lận hàng chục tỷ đồng của Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). Qua kết quả xác minh, Tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh và cấp phó bị bắt do đã chỉ đạo ký hợp đồng bảo hiểm hàng hoá cho 16 tấn tôm đông lạnh sau khi tàu vận chuyển đã bị cháy. Xét về khía cạnh nghiệp vụ, Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm Viễn Đông, ông Nguyễn Tiến, cho rằng Luật Bảo hiểm quy định khách hàng không được phép ký hợp đồng khi đã biết rõ thiệt hại, vì thế đây có thể coi là hành vi trục lợi. Theo ông Tiến, từ khâu lập hợp đồng đến chi trả bồi thường thiệt hại thường rất chặt chẽ vì phải qua rất nhiều bộ phận, trong đó quan trọng nhất là giám định bồi thường... "Ở nước ngoài, khi phát hiện trục lợi bảo hiểm sẽ phạt tù và phạt tiền ngay. Luật quy định có thể phạt án hình sự và dân sự với hành vi trục lợi bảo hiểm để tham nhũng, tuy nhiên ở VN từ trước đến nay mới xử lý dân sự chứ chưa có án hình sự nào để răn đe kẻ xấu", ông Tiến nói.
Thành lập ngày 15/6/1995, PJICO là công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam. 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của Nhà nước, trong đó Petrolimex nắm cổ phần lớn nhất (51%), tiếp đến là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (10%), Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (8%), Tổng công ty Thép Việt Nam (6%)... Số vốn điều lệ của công ty hiện là 70 tỷ đồng, ngoài ra các quỹ dự phòng nghiệp vụ có giá trị 300 tỷ đồng. Báo cáo tài chính 2003 của công ty cho thấy, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 24 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 16,5 tỷ đồng. Sau vụ bê bối này, đảm nhận vị trí Tổng giám đốc thay ông Vinh, la` ông Nguyễn Anh Dũng, nguyên là một thành viên của Hội đồng quản trị. Bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng đã nhận định qua vụ việc trên “Bảo hiểm là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, có thể dẫn đến những phản ứng dây chuyền và hậu quả sẽ rất lớn nếu khách hàng đồng loạt thông báo cắt hợp đồng. Vì vậy, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - cổ đông lớn nhất - và Chủ tịch hội đồng quản trị PJICO có ngay biện pháp chấn chỉnh hoạt động; đồng thời cung cấp thông tin cho khách hàng cũng như các cơ quan truyền thông để thị trường không bị nhiễu thông tin”
Như vậy, mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên ở một thị trường mới, năng động cũng tiềm ẩn nhiều bất trắc. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Ngoài những khó khăn do cơ chế chính sách bảo hiểm chưa hoàn thiện thì nguy cơ rủi ro ngay trong các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, do các phương pháp cạnh tranh cũng như kinh nghiệm quản lý còn non kém.
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI (từ năm 2001 đến năm 2006)
Năm
Chi bồi thường
Chi/thu
2001
6.330
51,76
2002
8.335
49,89
2003
9.655
49,10
2004
10.300
50,52
2005
9.600
44,85
2006
10.899
50,92
(Nguồn : Công ty Bảo Việt Hà Nội)
Theo Thạc sỹ Trịnh Thanh Hoan - Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), để tránh rủi ro, các công ty bảo hiểm trước khi phát hành một đơn bảo hiểm đều phải tiến hành đánh giá rủi ro được bảo hiểm, xem xét các yếu tố dẫn đến sự tăng giảm rủi ro... Từ đó mới đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối rủi ro, với phạm vi bảo hiểm như thế nào, tỷ lệ phí bảo hiểm là bao nhiêu cho phù hợp. Hiện các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ đánh giá được rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, nhưng nhiều DN bảo hiểm vẫn chưa xem xét một cách chu đáo những rủi ro tiềm ẩn trong chính bản thân doanh nghiệp mình.
Cũng theo ông Hoan, ở Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức nào đánh giá chất lượng hoạt động của các công ty bảo hiểm, cụ thể là công ty đánh giá xếp loại, xếp hạng doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, có tình trạng là khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không tương xứng với giá trị tài sản được bảo hiểm mà vẫn nhận bảo hiểm. Từ đó dẫn đến trách nhiệm và lợi ích của công ty bảo hiểm là không tương xứng, làm nảy sinh tình trạng một số công ty chạy theo dịch vụ, tìm mọi cách để càng bán được nhiều bảo hiểm càng tốt mà không tính toán đến khả năng tài chính của mình. Thêm vào đó, việc cạnh tranh không lành mạnh về hạ phí bảo hiểm dưới mức an toàn, tăng hoa hồng quá mức quy định của Bộ Tài chính... càng làm tăng độ rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Nguy cơ phá sản, làm ăn thua lỗ, không thu xếp được tái bảo hiểm (do hạ phí quá thấp...), mất uy tín, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh... là không loại trừ.
Trên thế giới lâu nay đã có nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm. Các tổ chức có uy tín và được công nhận phải kể đến như A.M.Best, Standard & Poores... . Các tổ chức này hoạt động một cách khách quan, không phụ thuộc vào bất kỳ một công ty bảo hiểm nào. Hàng năm họ căn cứ vào khả năng tài chính, chỉ tiêu chất lượng hoạt động của các công ty bảo hiểm ở nhiều khu vực trên thế giới để có đánh giá, phân loại, xếp hạng cho các công ty bảo hiểm này theo một chuẩn mực đã quy định. Đây là cơ sở để khách hàng quyết định lựa chọn nên tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm nào và cũng có thể là cơ sở để nhận bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Hiện nay vấn đề trục lợi bảo hiểm đã trở thành một vấn đề nhức nhối, một thách thức với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở nhiều nghiệp vụ bảo hiểm. Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia bảo hiểm có xu hướng muốn trục lợi. Do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm có thể ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro. Cũng có thể nhân viên hoặc đại lý bảo hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm: đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc “vẽ đường...” cho khách hàng lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi...
Thêm vào đó hiện tượng kê khai thông tin không đầy đủ của khách hàng hay khai sai, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm, bằng việc thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người liên quan như: y, bác sĩ, công an, những người làm chứng trong các vụ tổn thất... đang khá phổ biến ở Việt Nam. Từ đó làm nảy sinh những vấn đề không lành mạnh trong đánh giá rủi ro, giám định bồi thường. Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm tại cùng một thời điểm để trục lợi cũng không phải là hiếm (như vụ ông Nguyễn Văn U ở Hải Dương tham gia bảo hiểm tại hai doanh nghiệp bảo hiểm lớn với tổng số tiền bảo hiểm lên tới trên 1 tỷ đồng Việt Nam, khi bị tai nạn ông U đã đến cả 2 công ty bảo hiểm này đòi bồi thường ...)
Đối với một số lĩnh vực bảo hiểm, nhiều khách hàng thường xuyên thực hiện hành vi trục lợi. Cụ thể trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyền, trục lợi bảo hiểm được thực hiện thông qua việc hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm. Trên thực tế, còn có việc tạo hiện trường giả các vụ tai nạn xe cơ giới, cháy hoặc chìm tàu, cố ý gây tai nạn trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, gian lận đối với người thứ ba: không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm...
Về phía quản lý từ các công ty, những năm gần đây, với cơ chế mở cửa nền kinh tế, sức cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày một gay gắt. Để giành được dịch vụ, một số doanh nghiệp bảo hiểm khi tính tỷ lệ phí bảo hiểm không theo giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm, mà hạ phí (không theo quy định của Bộ Tài chính về biểu phí bảo hiểm), nhiều đơn bảo hiểm quy định không rõ ràng, chưa chặt chẽ, thiếu đầy đủ hoặc quá bài bản, dẫn đến tình trạng khách hàng không hiểu rõ hoặc hiểu chưa đúng bản chất vấn đề, gây khó khăn trong việc giải quyết các hợp đồng Bảo hiểm.
Chương III:
Các giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại các công ty bảo hiểm ở Việt Nam
I/ Các giải pháp cụ thể
Các hành vi gian lận, trục lợi trong bảo hiểm là hành vi phạm pháp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm, quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia bảo hiểm chân chính, góp phần dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội. Do đó, cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi này bằng các biện pháp đồng bộ.
1/ Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, cần tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu rõ ràng, công khai, minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật trong quản trị và điều hành doanh nghiệp. Theo hướng đi này, cần khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng đủ điều kiện để ra niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát đối với các hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35833.doc