Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Nội dung này là một phần trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện nhiệm vụ năm học "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học". Căn cứ tình hình thực tế, tôi chỉ đạo làm từ bước khởi điểm, đó là bồi dưỡng cho giáo viên đã biết soạn thảo văn bản tập soạn giáo án điện tử, khi đã tương đối thành thạo tôi chỉ đạo thảo luận, trao đổi kĩ thuật làm sao cho nhanh, dễ sử dụng, tiếp đó đến sử dụng các phần mềm khác như Violet để tạo bài trình chiếu hoặc các bài trắc nghiệm, các trò chơi học tập , khai thác mạng tìm tư liệu và hướng dẫn giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia giải toán trên mạng
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng chung
Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài, không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó không cao.
Một giáo viên tiểu học nhất là giáo viên văn hoá làm công tác chủ nhiệm và dạy các môn của một lớp rất bận. Mỗi tuần dạy 8 buổi, soạn bài, chấm bài, chuẩn bị phương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công việc khác chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn.
Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần, mỗi buổi sinh hoạt trong khoảng 4 giờ, nhưng thực tế có những nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh.
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường tôi đang công tác
Năm học 2008- 2009, trường tôi có 2 tổ chuyên môn.
Tổ 1, 2, 3 có 7 người. Trong đó trình độ Đại học là 1/7 (14,3%); trình độ Cao đẳng là 5/7 (71,4%); trình độ Trung học (dạy Âm nhạc) là 1/7 (14,3%).
Tổ 4, 5 có 6 người. Trong đó trình độ Đại học là 1/6= 16,7%; trình độ Cao đẳng là 5/6= 83,3%.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Cán bộ quản lí và tổ trưởng chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới quản lí trong việc phân cấp, phân quyền làm cho giáo viên khó thực hiện công việc.
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2008- 2009 về đổi mới công tác chỉ đạo dạy và học, thực thi nhiệm vụ của cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn đề này song được sự quan tâm của đồng nghiệp, được sự giúp đỡ của đồng chí Hiệu trưởng, tôi xin đưa ra vấn đề "Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
PHẦN II
NỘI DUNG, MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO
VIỆC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
1. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế.
Năm học này, tôi chỉ đạo tập trung vào vấn đề thực hiện các nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; dạy học hòa nhập đối với học sinh khuyết tật; bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quyết định 14/ 2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007. Tôi chỉ đạo tổ trưởng nghiên cứu về về giáo viên của tổ, những giáo viên nào năm trước đã ở tổ và năm nay mới bổ sung, đặc điểm của mỗi giáo viên đó, nghiên cứu hồ sơ năm trước tổ đã làm được những chuyên đề gì, chuyên đề nào đã áp dụng thành công, chuyên đề nào cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, cần tổ chức mới những chuyên đề nào…
2. Bồi dưỡng cho tổ trưởng
Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được hiệu trưởng tin tưởng, giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ; tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của hiệu trưởng nhà trường.
Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.
Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, năm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu.
3. Chỉ đạo, tư vấn cho tổ trưởng quy hoạch nội dung sinh hoạt chuyên môn, thiết kế và thực thi một buổi sinh hoạt chuyên môn
3.1 Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn
Năm học 2008- 2009, tôi chỉ đạo và tư vấn cho tổ trưởng sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các vấn đề thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dung linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, đánh giá xếp loại học sinh, dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn viết đúng chính tả và sửa ngọng cho học sinh, rèn viết chữ đẹp; thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung giáo dục địa phương. Học tập, bồi dưỡng chuyên môn bằng các hình thức khác như xem băng hình giáo khoa, băng hình bồi dưỡng giáo viên, đọc sách trong thư viện nhằm tăng vốn hiểu biết của giáo viên, nghiên cứu các bài viết, các chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Giáo dục, Giáo dục tiểu học, Thế giới trong ta, Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, các kinh nghiệm sáng kiến do Sở phát hành, khai thác thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài trường. Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương bổ trợ kiến thức cho giáo viên…
Dành quỹ thời gian cố định cho việc học tập các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Tôi chỉ đạo mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường gồm có 2 hoặc 3 phần. Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới (phần này chỉ thực hiện 4 lần vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học). Phần chính là sinh hoạt chuyên môn. Phần thứ ba là các hoạt động bổ trợ kiến thức cho giáo viên.
Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung, duyệt với lãnh đạo nhà trường trước một tuần. Khi đó, tôi mới tư vấn cho tổ trưởng về nội dung để đảm bảo tính kế hoạch của nhà trường. Coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì.
3.2 Một số mô hình sinh hoạt tổ chuyên môn
Trong chuyên đề này, tôi mạnh dạn giới thiệu một số mô hình mà các tổ chuyên môn đã thực hiện thành công như sau:
Mô hình 1. Thảo luận để nắm vững và vận dụng vào thực tiễn công tác những văn bản chỉ đạo như công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 về đổi mới công tác quản lí, phân quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm cho hiệu trưởng và giáo viên; chỉ đạo điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản theo quy định; Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 về Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; công văn 10398/BGD&ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 về việc hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh giỏi ở Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, cách hình thành động cơ học tập cho học sinh…
Mô hình 2. Cả tổ chuyên môn dự giờ 1 tiết, rút kinh nghiệm một cách tỉ mỉ, cụ thể từ lí luận phương pháp dạy học đến điều kiện trang thiết bị dạy học, tình hình thực tế của học sinh trong tổ. Thời gian còn lại bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hóa cho giáo viên.
Mô hình 3. Nghiên cứu, thảo luận 2- 4 tiết dạy khó trong 2 tuần kế tiếp.
Mô hình 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Nội dung này là một phần trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện nhiệm vụ năm học "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học". Căn cứ tình hình thực tế, tôi chỉ đạo làm từ bước khởi điểm, đó là bồi dưỡng cho giáo viên đã biết soạn thảo văn bản tập soạn giáo án điện tử, khi đã tương đối thành thạo tôi chỉ đạo thảo luận, trao đổi kĩ thuật làm sao cho nhanh, dễ sử dụng, tiếp đó đến sử dụng các phần mềm khác như Violet để tạo bài trình chiếu hoặc các bài trắc nghiệm, các trò chơi học tập…, khai thác mạng tìm tư liệu và hướng dẫn giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia giải toán trên mạng, trang
Mô hình 5. Đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng môn đánh giá bằng điểm số sau mỗi kì kiểm tra định kì. Tôi chỉ đạo các tổ và giáo viên thống kê từng kiến thức, kĩ năng một ở mức độ học sinh đạt được, từ đó bàn biện pháp tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh tiến bộ.
Mô hình 6. Tổ chức chuyên đề
Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thương xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh… Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh hoạn tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện. Báo cáo chuyên đề phải được phô-tô-cop-py gửi đến các thành viên tham gia trước 3- 5 ngày để nghiên cứu trước.
Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề:
- Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt.
- Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản.
- Dự giờ dạy minh họa
- Trở lại văn phòng tổ, rút kinh nghiệm cho báo cáo và giờ dạy minh họa. Thống nhất những nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy.
Mô hình 7. Tổ chức các cuộc thi
Các cuộc thi cũng là một hình thức sinh hoạt chuyên môn rất có tác dụng. Tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thi đọc hay, viết đẹp; thi viết bảng, thi soạn giáo án, thi thực hành làm sản phẩm thủ công, kĩ thuật như lắp ghép mô hình kĩ thuật, đan, thêu… để nắm vững hơn kĩ thuật…
4. Tổ chức mẫu một buổi sinh hoạt chuyên môn
Để giúp tổ trưởng nắm vững hơn cách tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ, tôi đã cùng hai tổ trưởng xây dựng một buổi sinh hoạt chuyên môn làm mẫu.
Nội dung: Thảo luận dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, dạy minh họa tiết chính tả lớp 3, bài (nghe- viết) Người lính dũng cảm. Sách TV 3 tập I trang 41.
Chuẩn bị:
Trước khi sinh hoạt, giáo viên đã đọc, ghi chép chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt đối với môn Tiếng Việt trong Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006, Công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 12/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiến hành:
Phần thứ nhất: Thảo luận dạy Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; dạy minh họa tiết Chính tả lớp 3.
- Tổ trưởng tập trung, nêu mục đích của buổi thảo luận.
- Một giáo viên nhắc lại yêu cầu cần đạt sau khi học xong lớp 3 môn Tiếng Việt; hướng dẫn giảng dạy ở công văn 896.
- Nội dung sách giáo khoa, có 1 bài chính tả nghe- viết, 1 bài tập lựa chọn và 1 bài bắt buộc. Xác đinh nội dung cần đạt được sau tiết dạy đối với mỗi học sinh là:
* Như vậy phần viết chính tả đảm bảo tốc độ và sai không quá 5 chữ, biết phát hiện một số lỗi chính tả để sửa, nhớ được chữ và tên chữ theo bảng chữ cái điền vào bảng. Học sinh yếu chỉ cần đạt được như trên, nắm được cách làm bài 2, bài 3, nếu thiếu thời gian có thể dành sang buổi chiều. Với học sinh khá giỏi hoàn thành ngay trên lớp, có thể phát triển thêm, tìm tên các loại hoa viết bằng l/n. Nếu yêu cầu tất cả học sinh bắt buộc phải hoàn thành hết bài tập và chỉ có bài tập trong sách thôi thì không phải dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Cách đánh giá: Từ yêu cầu trên, giáo viên lượng hoá thành điểm để đánh giá như sau:
- Học sinh viết sai đến 4- 5 lỗi là đạt loại Trung bình. Học sinh viết sai 2- 3 lỗi đạt loại Khá. Học sinh viêt sai 1 lỗi hoặc không sai đạt loại Tốt. Cụ thể, mỗi lỗi tính 1 điểm trong thang điểm 10 (Không cho điểm 0 và điểm thập phân)
- Cả tổ lên lớp dự giờ dạy minh họa. Chấm bài của học sinh.
- Trở về văn phòng tổ. Rút kinh nghiệm giờ dạy, tập trung vào nhận xét những nội dung sau:
a) Giáo viên đã xác định đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh chưa?
b) Giờ dạy đã đảm bảo tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, đối với học sinh yếu đã hướng dẫn quan sát, phân tích các hiện tượng chính tả tỉ mỉ chưa, đã quan tâm sửa ngọng nhất là ngọng l/n chưa, đã giúp học sinh củng cố nghĩa từ chưa?
c) Đọc chính tả cho học sinh viết đã đúng kĩ thuật chưa? Học sinh có nghe rõ không?
d) Hướng dẫn làm bài tập có đảm bảo các phương pháp dạy học Tiếng Việt chưa, có sáng tạo không, sáng tạo ở chỗ nào?
e) Kết quả học sinh viết chính tả như thế nào? Có bao nhiêu học sinh viết không sai hoặc sai 1 lỗi, sai 2- 3 lỗi, sai 4-5 lỗi, sai nhiều hơn 5 lỗi là bao nhiêu?
g) Sau khi viết bài, giáo viên có cho học sinh soát lỗi không? Học sinh phát hiện ra lỗi ở mức độ như thế nào?
h) Học sinh khá giỏi được phát triển ở mức độ như thế nào, đã giúp học sinh phát triển khả năng tư duy: phân tích, so sánh, liên tưởng chưa và thực hiện ở mức độ như thế nào?
Phần thứ hai: Làm việc theo nhóm. Các giáo viên cùng khối nghiên cứu, thảo luận dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn…
5. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hàng kì
Mỗi tháng tôi tham gia sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn một lần. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như chuẩn bị tài liệu, báo cáo, phân tích hoặc làm rõ một số điểm mới đối với những văn bản chỉ đạo hoặc những thuật ngữ khó hiểu, hỗ trợ giáo viên khi cần thiết. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính, hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc.
Từ những thông tin thu thập được sau mỗi lần dự sinh hoạt cùng các tổ, tôi chỉ đạo, góp ý cho tổ trưởng cần bổ sung những nội dung nào giáo viên còn yếu, phát huy thế mạnh, năng lực sở trưởng của giáo viên nào để có thể nghiên cứu sâu hơn.
Trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng, tôi đều đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn. Đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được, đánh giá thi đua giữa các tổ. Mỗi năm học có khen thưởng cho tổ chuyên môn làm tốt nhiệm vụ, khen thưởng cho nhóm giáo viên làm chuyên đề có giá trị. Những việc làm đó có tác dụng điều chỉnh và bổ sung kế hoạch tổ chuyên môn và việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, có hiệu quả thiết thực. Tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua tổ, thi đua cá nhân. Khen thưởng đối với những cá nhân có nhiều đóng góp trong sinh hoạt tổ.
PHẦN III
KẾT QUẢ
1. Về tinh thần, thái độ của tổ trưởng và giáo viên
Vai trò của tổ trưởng được phát huy. Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt, chẩn đoán được những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để thiết kế nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo.
Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn, đoàn kết hơn.
2. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, phong trào chung của nhà trường
2.1 Hiệu quả giảng dạy của giáo viên
* Giáo viên đã xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng tiết dạy, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học chu đáo, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động.
* Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. Đã thực hiện được việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu trong các tiết dạy buổi thứ hai bằng hệ thống bài tập từ dễ đến khó.
2.2. Chất lượng học tập của học sinh
* Nhiều học sinh biết tự học, tham gia thảo luận nhóm hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Học sinh nghe, đọc, nói viết và tính toán thành thạo, tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác.
* Nhiều em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống như giải thích một số hiện tượng thiên nhiên, thực hành đo đạc, tính toán chu vi, diện tích, thể tích một số vật thường gặp, thường dùng trong thực tiễn.
* Nhiều học sinh biết trình bày và trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn.
3.3. Hai tổ chuyên môn đã tổ chức được 6 chuyên đề có chất lượng, học tập được các bài viết trên tạp chí Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta, thực hành giải toán và hướng dẫn học sinh giải toán trên Toán tuổi thơ, thành lập được Câu lạc bộ "Em yêu Tiếng Việt" và "Toán học tuổi thơ" ở khối lớp 4, 5; tâp trung dự giờ được 15 tiết; nắm vững các quy định về đánh giá xếp loại học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy phân hóa đối tượng học sinh; giúp học sinh khuyết tật thực hiện tốt kế hoạch giáo dục cá nhân. Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, biết làm một số đồ dùng dạy học, biết thiết kế phiếu học tập và một số giáo viên đã biết sử dụng hiệu quả các phương tiện hiện đại, biết khai thác mạng và tổ chức cho học sinh thi giải toán trên mạng.
Năm học 2006- 2007, trường đã được công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I theo Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5 năm liền trường và các tổ chuyên môn được Uỷ ban nhân dân huyện khen thưởng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.
Cá nhân được công nhận danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở năm học 2005- 2006 có 2 người; 2006- 2007 có 2 người; năm học 2007- 2008 có 4 người.
Học kì I năm học 2008- 2009, có 36/240 học sinh đạt danh hiệu Giỏi, 89/240 học sinh đạt danh hiệu học sinh Tiên tiến. Đảm bảo mức chất lượng tối thiểu, giữ vững chất lượng theo quy định Trường chuẩn quốc gia.
Các phong trào khác của nhà trường được Phong Giáo dục và Đào tạo đánh giá xếp loại Khá và Tốt.
PHẦN IV
KẾT LUẬN CHUNG
1. Bài học kinh nghiệm
Sau khi thực hiện chuyên đề, tôi rút ra bài học như sau:
Công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt nói riêng phải có tính kế hoạch, tổ chức nhân lực phù hợp, chỉ đạo sát sao và thường xuyên kiểm tra đôn đốc.
Muốn cho chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được nâng lên thì người cán bộ quản lí phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực hiện dần dần từng chút một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh.
Để thực hiện đổi mới cơ chế quản lí thì cần phải trao quyền chủ động cho tổ trưởng để tránh sự chỉ đạo chồng chéo làm giảm hiệu lực quản lí, xác định rõ trách nhiệm của tổ trưởng và những công việc cụ thể. Cung cấp cho tổ trưởng và giáo viên đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ trong nhà trường. Định hướng cho tổ trưởng nội dung sinh hoạt mà không áp đặt, càng không buông lỏng quản lí, tổ trưởng và giáo viên muốn thảo luận về vấn đề gì cũng được.
Cần tạo ra không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tự giác tham gia và tham gia nhiệt tình, đó cũng là một biện pháp quản lí và có lẽ đó chính là biện pháp quản lí có hiệu quả cao nhất.
2. Một số ý kiến đề xuất
* Đối với các cấp quản lí giáo dục: cần tăng cường việc kiểm tra hiệu hoạt động của tổ chuyên môn trong đó có nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, các biện pháp chỉ đạo đến kết quả sinh hoạt chuyên môn, thể hiện ở chất lượng học sinh.
* Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phần trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng. Tăng cường nguồn ngân sách để mua sách, thiết bị cần thiết cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn được thuận lợi. Thực thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn.doc