MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: .2
1. Lý do chọn đề tài .2
2. Mục đích nghiên cứu . .4
3. Nhiệm vụ của đề tài .4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .4
5. Phương pháp nghiên cứu .4
PHẦN NỘI DUNG.6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT .6
1.1 Cơ sở lý luận . 6
1.2 Cơ sở pháp lý .10
1.3 Cơ sở thực tiễn .12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT PHÙ LƯU, TỈNH TUYÊN QUANG . .14
2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường và một số kết quả đã đạt được
trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học .14
2.2 Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học .19
2.3 Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học 21
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT PHÙ LƯU, TỈNH TUYÊN QUANG .22
3.1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho
cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị
dạy học . .22
3.2 Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận BGH, tổ
chuyên môn, cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh
trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học . .24
3.3 Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ phòng thí nghiệm .29
PHẦN KẾT LUẬN.34
I. Đánh giá quá trình thực hiện 34
II. Một số kiến nghị .34
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 36
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 27015 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Phù Lưu – tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở cho việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
Như vậy, TBDH tạo điều kiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
1.1.5. Yêu cầu và tính chất của CSVC và TBDH
- Yêu cầu :
+ Phù hợp đối tượng : Phải xem xét đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, khi tổ chức và thiết kế cơ sở hạ tầng trường học,lựa chọn các mẫu TBDH, nguyên vật liệu cho công tác giảng dạy, học tập.
+ Phù hợp khả năng và đặc điểm tư duy học sinh : Sự hỗ trợ của các TBDH để vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu.
- Tính chất:
+ Tính khoa học: là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực
+ Tính sư phạm: sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu.
+ Tính kinh tế: giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục-đào tạo.
1.1.6. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.
1.1.7. Nội dung của quản lý thiết bị dạy học
Bao gồm phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành; thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu…) mô hình tự nhiên nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo qui luật, các sự vật hiện tượng tự nhiên), các phương tiện kỹ thuật. Những điều kiện hỗ trợ khác (điện, nước, phòng chuẩn bị v.v…)
1.1.8. Chức năng của quản lý thiết bị dạy học
Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, sửa chữa, bảo quản TBDH; tổ chức việc thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra.
1.2. Cơ sở pháp lý.
1.2.1. Điều 3 chương I - Luật giáo dục 2005 quy định nguyên lý giáo dục Việt Nam là: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
1.2.2. Điều 106 chương VII, mục 2 luật giáo dục 2005 phần đầu tư cho giáo dục nêu rõ: “Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”.
1.2.3 Chương IV Điều lệ trường trung học về Quy chế thiết bị giáo dục trường học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
“Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy”.
"Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục”.
- "Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao”.
"Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản”.
1.2.4. Hướng dẫn thực hiện thông tư số 26/2004/TT-BGD&ĐT ngày 10/8/2004 về việc ban hành quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, ban hành theo quyết định số 32/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định:
- Điều 3: Phòng học bộ môn
Mục 1: Phòng học bộ môn được thiết kế đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Điều 5: Thiết bị dạy học
+ Phải đảm bảo đủ thiết bị dạy học cho từng môn học theo danh mục TBDH tối thiểu để ban hành của Bộ GD&ĐT.
+ Có bản hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng.
+ Ngoài các TBDH quy định, hàng năm phải bổ sung TBDH tự làm của giáo viên và học sinh.
- Điều 9-10: Về quản lý phòng học bộ môn: bao gồm bảo quản, kiểm kê, thanh lý.
1.2.5. Hướng dẫn số 7720/BGDĐT-GDTH ngày 22/8/2008 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 đối với giáo dục trung
học, chỉ rõ:
“Các Sở Giáo dục Đào tạo tổ chức kiểm tra rà soát thực trạng CSVC và TBDH để có kế hoạch sửa chữa và bổ xung, đồng thời tổ chức sử dụng thiết bị hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Khuyến khích sử dụng các phần mềm dạy học, thiết bị dạy học điện tử, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa”.
Như vậy việc quản lý thiết bị dạy học đã có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện đảm bảo việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục.
1.3. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay một số nước phát triển trên thế giới đã bước sang thời kỳ của nền kinh tế tri thức, dựa trên cơ sở phát triển mạnh như vũ bão về khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan của nền kinh tế thị trường. Đất nước ta có nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế. Muốn "đi tắt, đón đầu", hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người - sản phẩm của nền giáo dục - đào tạo - đóng vai trò quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát triển nền giáo dục theo hướng: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục.
Để thực hiện được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Đảng và Nhà nước. Phải chuẩn bị nhiều điều kiện trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng của quá trình dạy học.
Trong điều kiện hiện nay của các trường, cơ sở vật chất đã có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Nhưng thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đảm bảo, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học (nhất là thiết bị hiện đại) còn hạn chế. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học hiện có của các trường còn nhiều hạn chế về nhận thức của cán bộ giáo viên, về vai trò và ý nghĩa của thiết bị dạy học trong quá trình đổi mới.
Những khó khăn và bất cập của thiết bị dạy học mâu thuẫn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, với nguyện vọng của giáo viên và học sinh. Có thiết bị dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học và nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động, rèn luyện kỹ năng thực hành. Đây là cơ sở thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Chương II
Thực trạng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
ở trường THPT Phù Lưu - tỉnh Tuyên quang
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số kết quả đã đạt được trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THPT Phù Lưu nằm trên địa bàn xã Phù Lưu, phía đông bắc huyện Hàm Yên, cách thị xã Tuyên Quang 60 km về phía bắc, là một xã thuộc vùng 135, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Xã có diện tích 8.855 ha, dân số hơn 8.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Giáy, Hoa), trong đó người kinh chỉ chiếm 14,8%, người Tày chiếm 64,8%, người Dao chiếm 16,2%, còn lại là các dân tộc khác. Đời sống của người dân ở mức thấp, thu nhập chủ yếu từ nghề làm ruộng, nghề làm vườn và nghề trồng rừng.
Trường THPT Phù Lưu được thành lập ngày 08/1995, tiền thân của trường là trường cấp II-III Phù Lưu, tháng 12/2004 trường được tách, thành lập trường THPT Phù Lưu (vẫn chung CSVC với trường THCS Phù Lưu). Địa bàn tuyển sinh của nhà trường tương đối rộng (từ 8 xã lân cận), phần lớn học sinh ở xa trường, nơi xa nhất cách trường 30 km, điều kiện đi lại, ăn ở của học sinh gặp nhiều khó khăn, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ (2/3 số giáo viên dưới 30 tuổi, 1/3 số giáo viên mới vào nghề) nên tay nghề chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế. việc sử dụng các thiết bị dạy học chưa thường xuyên và chưa sử dụng hết công suất các thiết bị dạy học được trang cấp.
Tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 như sau:
* Đội ngũ cán bộ giáo viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên: 66 ; Nam : 27/66 = 41% ; Nữ : 39/66 = 59%.
- Số giáo viên trong biên chế : 40 ; Số giáo viên hợp đồng : 20.
- Cán bộ quản lí : 03 người
- Giáo viên : 60 người. ( tỉ lệ giáo viên/lớp : 1,9)
- Nhân viên : 03 người ( kế toán: 01; thư viện: 01; thí nghiệm: 01)
* Học sinh:
- Tổng số: 32 lớp + Khối 10: 12 lớp: 415 học sinh
+ Khối 11: 10 lớp: 353 học sinh
+ Khối 12: 10 lớp: 380 học sinh
Tổng số: 1.148 học sinh
- Học sinh dân tộc: 70,7 %
* Cơ sở vật chất:
- Diện tích trường: 19.000 m2
- Phòng học: 22 phòng có đủ bàn ghế, bảng, ánh sáng, quạt phục vụ dạy và học 2 ca ( 10 phòng học kiên cố, 12 phòng học là nhà gỗ)
- Phòng nghe, nhìn: 02 phòng
- Phòng thực hành bộ môn: 01 phòng
- Phòng thiết bị dạy học,thí nghiệm: 01phòng
- Thư viện: 01 phòng
- Phòng máy tính: 02 phòng có 50 máy vi tính (48 máy cho học sinh và 02 máy cho giáo viên)
* Thiết bị dạy học:
Là trường ở vùng đặc biệt khó khăn, từ năm 2006 đến nay nhà trường được cấp phát toàn bộ sách giáo khoa và các thiết bị dạy học theo qui định của Bộ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa THPT như sau:
- Tổng số thiết bị của mỗi khối.
STT
Loại thiết bị
Khối 10
Khối 11
Khối 12
TB dùng chung
1
Tranh ảnh (tờ)
97
54
113
2
Mô hình, mẫu vật (bộ)
14
4
22
3
Dụng cụ (loại)
73
50
43
4
Hoá chất (loại)
66
74
61
5
Đĩa CD (đĩa)
20
08
12
6
Đầu video
06
7
Máy chiếu hắt
04
8
Máy ghi vật thể
02
9
Ti vi màn hình tinh thể lỏng
02
10
Giá để thiết bị
08
* Sách giáo khoa, sách giáo viên: Đủ cho học sinh và giáo viên mỗi người 1 bộ của chương trình sách giáo khoa mới.
a) Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền. Trường có cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy và học. Lãnh đạo nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo và quản lý phù hợp để khuyến khích, động viên các thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy, động viên các em học sinh tích cực học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục tối thiểu của Bộ quy định. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. Nhà trường đã giáo dục được nhiều học sinh quyết tâm học tập,có ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng.
b) Khó khăn:
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, cụ thể:
Thiết bị dạy học được cung cấp với số lượng tương đối lớn, chủng loại đa dạng, phục vụ cho tất cả các môn học cơ bản, cho cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho dạy tự chọn, nhưng chưa có đủ phòng học bộ môn, hay phòng đa chức năng.
Phòng thí nghiệm chỉ là kho chứa thiết bị dạy học, các loại thiết bị hiện đại rất ít, thiết bị lại thiếu đồng bộ, độ chính xác không cao.
Nhận thức về việc sử dụng TBDH của giáo viên còn hạn chế (ngại sử dụng, chỉ dùng khi có dự giờ ....) kỹ năng sử dụng các TBDH của giáo viên còn nhiều lúng túng, bất cập.
Cán bộ phòng thí nghiệm 01 người, mới qua đào tạo sơ cấp, nên việc quản lí thiết bị, thí nghiệm còn nhiều hạn chế.
Điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn đặc biệt khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong dân còn hạn chế. Nơi trường đóng không có cơ sở công nghiệp, nên việc tổ chức ngoại khoá (thăm quan, thực hành...) và tranh thủ sự giúp đỡ về vật liệu, kỹ thuật cho việc bổ sung, sửa chữa, cải tiến thiết bị dạy học không thuận lợi.
2.1.2. Một số kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
* Việc quản lý công tác bảo quản thiết bị dạy học:
Nhà trường có 01 phòng để bảo quản thiết bị dạy học, phòng được trang bị giá để, tủ đựng, hòm chứa thiết bị, đảm bảo các yêu cầu về độ ẩm, ánh sáng, phòng cháy, điện. Các thiết bị được sắp xếp ngăn nắp, khoa học tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Thiết bị được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử dụng, hàng năm có kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước.
* Việc quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học:
Trước yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học là một điều kiện quan trọng, để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả. Cán bộ giáo viên trong nhà trường đã có nhận thức đúng đắn hơn trong việc sử dụng các TBDH.
Việc quản lý thiết bị dạy học từ Ban giám hiệu đến các tổ bộ môn, giáo viên đã dần đi vào nề nếp. Việc sử dụng các thiết bị dạy học (nhất là những thiết bị hiện đại) đã được giáo viên quan tâm và bàn bạc nhiều hơn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Mỗi giáo viên đã tích cực tự làm đồ dùng dạy học và được sử dụng rộng rãi trong nhà trường.
Hàng năm nhà trường đều cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị một số môn: Lý, Hoá, sinh, công nghệ, những giáo viên này khi về trường sẽ phát huy và vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu và làm nòng cốt trong tổ chuyên môn, nhóm bộ môn.
Phân tích các số liệu ở sổ mượn thiết bị dạy học của nhà trường, từ năm học 2005-2006 đến nay, tỉ lệ thiết bị dạy học được sử dụng so với thiết bị nhà trường hiện có của một số môn năm sau cao hơn năm trước.
Năm học
Toán
Lý
Hoá
Sinh
Công nghệ
Sử
Địa
Ngoại ngữ
Tin học
2005-2006
40%
60%
70%
65%
65%
65%
80%
60%
0%
2006-2007
45%
63%
75%
75%
70%
67%
85%
65%
50%
2007-2008
50%
65%
75%
80%
77%
70%
85%
70%
100%
Bảng số liệu cho thấy tỉ lệ sử dụng thiết bị giữa các môn là không đều, nhưng đã ở mức khá cao và đang tăng lên.
* Việc quản lý công tác tự làm thiết bị dạy học:
Tuy có sẵn các thiết bị được trang cấp nhưng mới chỉ là các TBDH tối thiểu. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn đòi hỏi giáo viên phải làm thêm các TBDH phù hợp, đem lại hiệu quả tối đa cho từng bài giảng, nên hằng năm nhà trường đều tổ chức cho cán bộ giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, thành lập hội đồng chấm và có cơ cấu giải thưởng hợp lí. chọn những đồ dùng có chất lượng cao để tham dự cuộc thi cấp tỉnh và dã đạt giải.
2.2. Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
2.2.1. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên về việc quản lý và sử dụng TBDH còn hạn chế. Tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học còn khá phổ biến, nhất là các thiết bị mới được trang cấp, các thiết bị chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Tài liệu hướng dẫn chủ yếu là tiếng nước ngoài. Số lượng lớn, chủng loại phức tạp. Một số dụng cụ, thiết bị rất nhỏ hoặc sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày hay có thể làm đồ chơi, kích thích sự tò mò của học sinh, trong quá trình sử dụng khó bảo quản cũng là một cản trở người sử dụng. Khi chưa có nhận thức đúng đắn, chưa thấy hết vai trò quan trọng của TBDH trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên sẽ không tự giác thực hiện, hoặc sử dụng một cách hời hợt (mang lên lớp cho có TBDH, cho học sinh xem để biết… hoặc dùng nó như vật trang trí cho giờ học, chứ không phải sử dụng TBDH như một phương tiện hữu ích trong chuyển tải thông tin, kiến thức cho học sinh.
2.2.2. Do trình độ và điều kiện tiếp cận những tri thức hiện đại về tin học và ngoại ngữ còn bất cập nên số thiết bị hiện đại được trang cấp ít được sử dụng và hiệu quả sử dụng cũng chưa cao (trừ máy vi tính dạy cho học sinh).
2.2.3. Nhà trường chưa có phòng thí nghiệm, việc triển khai thử nghiệm và thực hành thí nghiệm đều phải thực hành trên lớp, các lớp học lại ở xa, nên khó khăn cho việc vận chuyển và bảo quản khi sử dụng. Trường đã có một cán bộ phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệm, nhưng việc phục vụ cho một buổi học với số lượng TBDH cần huy động (môn nào cũng phải sử dụng TBDH) rất lớn cũng là một khó khăn để việc sử dụng TBDH chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.4. Chưa có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, khi sử dụng còn lúng túng, thời gian để chuẩn bị cho thí nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, phương pháp của giờ lên lớp. Cá biệt có một số thiết bị bị mất hoặc hỏng ngay sau khi sử dụng do kỹ năng và việc quản lý thiết bị của giáo viên chưa tốt.
2.2.5. Việc tham mưu cho cấp trên để bổ sung kinh phí cho việc xây dựng các phòng bộ môn, phòng đa năng, phòng thí nghiệm (theo trường chuẩn quốc gia) còn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả còn do nguồn kinh phí mà nhà nước cấp cho quá hạn hẹp, công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả qua kiểm kê tài sản (12/2008) thì tỉ lệ thiết bị chưa được sử dụng hết công suất của các môn như sau:
2.2.6. Việc chỉ đạo công tác tự làm thiết bị dạy học còn hạn chế. Chất lượng thiết bị dạy học tự làm chưa đảm bảo, tính khoa học, tính thẩm mỹ chưa cao.
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và sử dụng TBDH.
Xuất phát từ những kết quả đạt được và một số tồn tại trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học chúng tôi nhận thấy có 3 vấn đề cần đặt ra trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học như sau:
2.3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
2.3.2. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
2.3.3. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ phòng thí nghiệm.
Chương III
Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Phù Lưu, tỉnh Tuyên Quang
3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động
* Chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Trường.
Kết hợp với các văn kiện của Đảng, Nhà nước về quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các giờ học, nhất là các giờ thực hành giáo viên phải phổ biến cho học sinh cách sử dụng thiết bị, các điểm cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị có sử dụng hoá chất, sử dụng hệ thống điện trên lớp, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường cho học sinh.
* Vận động giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng , nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do nhà trường tổ chức như lớp tin học, ngoại ngữ, cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học làm nòng cốt cho tổ, nhóm bộ môn.
* Khuyến khích việc cải tiến, sưu tầm, huy động TBDH phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh.
* Vận động giáo viên mỗi năm tự làm ít nhất 01 đồ dùng dạy học, hay có một sáng kiến cải tiến hoặc kinh nghiệm sử dụng ít nhất một loại thiết bị dạy học.
3.1.2. Biện pháp hành chính.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng "Quy chế sử dụng thiết bị dạy học" với các nội dung sau:
- Mỗi nhóm môn cử một giáo viên phụ trách TBDH của bộ môn mình, giáo viên có nhiệm vụ kết hợp với cán bộ phòng thí nghiệm sắp xếp, kiểm tra, phân loại thiết bị theo lớp, theo bài, cùng giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm, giúp nhà trường quản lý sổ thiết bị của bộ môn mình.
- Việc sử dụng TBDH là bắt buộc đối với tất cả giáo viên, kiểm tra đánh giá chuyên môn nếu không sử dụng TBDH mà nhà trường có thì không xếp loại trung bình; có sử dụng nhưng không thành thạo, thí nghiệm không thành công thì xếp loại trung bình.
- Giáo viên tự bảo quản thiết bị khi mượn, tránh để mất mát, hỏng, mượn trả thiết bị đúng quy định.
- Mỗi bộ môn trong năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề bàn về các giải pháp hay kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả TBDH. Dành thời gian thích hợp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về cách sử dụng TBDH.
- Đảm bảo giảng dạy đúng, đủ yêu cầu các giờ thực hành, giờ ngoại khoá theo phân phối chương trình.
3.2. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng TBDH.
Thiết bị dạy học là vật dụng cụ thể dùng phục vụ cho quá trình dạy học trong suốt năm học, thuộc nhiều bộ môn, chịu sự quản lý, sử dụng trực tiếp của các đối tượng: cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh. Vì vậy phải có sự phối hợp một cách nhịp nhàng và khoa học giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, cán bộ thí nghiệm, tổ chuyên môn, giáo viên mới tận dụng hết tần suất sử dụng và đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhiều giáo viên trong một môn, ở cùng thời điểm một hoặc hai ngày.
Quá trình sử dụng lại qua nhiều khâu, từ phòng bảo quản - cán bộ phòng thí nghiệm - giáo viên và học sinh - các lớp học và theo chiều ngược lại, đồng thời việc bảo quản, sử dụng còn liên quan đến các bộ phận khác nhau (cán bộ quản lý, kế toán). Thấy rõ mức độ phức tạp trong quản lý bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Người quản lý phải xây dựng qui chế quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả, để gắn kết các bộ phận: Ban giám hiệu - kế toán - cán bộ phòng thí nghiệm - tổ chuyên môn, giáo viên - học sinh tạo thành dây chuyền khép kín, vận hành đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng TBDH của giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
3.2.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
a) Ban Giám hiệu:
- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, sửa chữa, bổ sung TBDH.
- Chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình (theo nội quy hoạt động của phòng thí nghiệm).
- Tổ chức thực hiện và điều chỉnh những khó khăn trong quá trình sử dụng TBDH.
- Tổ chức việc tự làm và phổ biến kinh nghiệm tự làm TBDH.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cán bộ phòng thí nghiệm, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên.
Để việc sử dụng có hiệu quả và tiện lợi, tận dụng hết tần suất sử dụng, trong quá trình sắp xếp thời khoá biểu, bố trí giờ thực hành phải hết sức khoa học.
b) Tổ chuyên môn:
- Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo tháng, tuần, theo phân phối chương trình.
- Theo dõi việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách giáo khoa cho các giáo viên giảng dạy.
- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học cho các bài thực hành bắt buộc theo phân phối chương trình.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, vật tư thiết bị.
- Quản lý chuyên môn và hành chính đối với các thành viên trong tổ.
c) Cán bộ phòng thí nghiệm:
Là người trực tiếp quản lý tài sản được giao.
- Chuẩn bị đầy đủ các TBDH cho giáo viên, tiến hành các thí nghiệm cho giáo viên.
- Trực tiếp ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng qui định.
- Hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý và thực hiện thí nghiệm trong quá các giờ học, giờ thực hành.
- Kết hợp với các tổ chuyên môn: phổ biến, hướng dẫn cách sử dụng (kỹ năng sử dụng) TBDH.
- Lau chùi, bảo quản, sắp xếp TBDH một cách khoa học theo môn, theo lớp, theo trình tự của phân phối chương trình.
- Báo cáo kết quả bảo quản, sử dụng thiết bị của giáo viên theo từng kỳ và báo cáo kịp thời khi có sự cố.
d) Đối với giáo viên và học sinh.
- Tuân thủ nội quy, qui định về sử dụng và bảo quản TBDH.
- Sử dụng TBDH có hiệu quả đúng mục đích, đúng yêu cầu của phân phối chương trình.
- Kết hợp với cán bộ phòng thí nghiệm chuẩn bị và thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH.
- Kết hợp với tổ bộ môn xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, sử dụng TBDH của cá nhân hoặc của nhóm bộ môn.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và qui chế bảo quản và sử dụng TBDH.
- Xây dựng qui chế bảo quản và sử dụng TBDH dựa trên qui chế bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào qui chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 32/2004/QĐ-BGD&ĐT : qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn sử dụng TBDH đối với từng đối tượng cụ thể: Cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên và học sinh.
- Kế hoạch chuẩn bị và tiếp nhận TBDH do Bộ cấp ngay từ đầu năm về:
+ Phòng bảo quản thiết bị: 01 phòng với đầy đủ các yêu cầu về ánh sáng, độ ẩm, phương tiện bảo vệ, tủ đựng, giá để,.. và 02 phòng máy tính.
+ Phòng nghe nhìn : 02 phòng với đầy đủ yêu cầu về điện, quạt, ánh sáng, độ ẩm, bàn ghế theo qui định.
+ Tiếp nhận TBDH do Bộ cung cấp từ các đơn vị cung cấp thiết bị theo danh mục thiết bị tối thiểu, kết hợp với tổ chuyên môn, 1 giáo viên bộ môn kiểm tra lại số lượng và chất lượng của thiết bị, có biên bản bàn giao. Lập hồ sơ quản lý chi tiết, cụ thể đối với từng loại thiết bị.
+ Chỉ đạo cán bộ phòng thí nghiệm sắp xếp TBDH một cách khoa học, dễ thấy, dễ lấy, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Đây là khâu quan trọng để hạn chế tâm lý ngại sử dụng TBDH.
+ Chỉ đạo bộ phận kế toán thường xuyên theo dõi các loại hoá đơn, chứng từ nhập thiết bị và coi đây là một phần quản lý tài sản của Nhà nước.
+ Kết hợp với hiệu phó phụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Download sáng kiến kinh nghiệm, tiểu luận kết thúc khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên-quản lý giáo dục- Một số biện pháp.doc