MỤC LỤC
Mở đầu 2
Phần I: Một số vấn đề về lý luận chung 3
1.Vì sao phải có lý luận chung 3
2.Những khái niệm cơ bản: Đô thị, đô thị hóa, quản lý đô thị 3
a, Khái niệm đô thị 3
b. Khái niệm đô thị hóa. 5
c. Khái niệm quản lý đô thị. 5
3.Các mô hình phát triển đô thị, các mô hình quản lý đô thị. 5
a, Các mô hình phát triển đô thị 5
b.Các mô hình quản lý đô thị. 6
4.Những nội dung cần quản lý ở đô thị 9
a, Quản lý đất đô thị. 9
b.Quản lý kinh tế đô thị. 9
c.Quản lý dân số, lao động và việc làm. 9
d.Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng. 9
e. Giao thông và thông tin đô thị. 9
f.Quản lý môi trường xây dựng. 10
g. Quản lý tài chính nhà nước. 10
5.Bộ máy quản lý đô thị, những nguyên tắc tổ chức 10
a.Bộ máy quản lý đô thị. 10
b. Nguyên tắc tổ chức bộ máy. 10
Phần II 12
Một số đánh giá cơ bản về thực trạng phân công công tác 12
của các thành viên UBND thành phố Hà Nội 12
1. So với nghị định 174 12
2. So với yêu cầu lý thuyết 14
3. Những đối tượng quản lý bị chia cắt, chồng chéo. 15
4.Những cơ chế để thực hiện bản phân công. 16
Phần III-Giải pháp 17
1.Mục đích yêu cầu. 17
2.Giải pháp. 17
a) Xác định lại nội dung quản lý 17
b) Điều chỉnh lại nhiệm vụ của các thành viên 17
3. Bổ sung : Quy định cơ chế làm việc và cơ chế phối hợp các Phó chủ tịch và các thành viên 19
4. Biện pháp cụ thể 19
Kết luận 25
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số đánh giá cơ bản về thực trạng phân công công tác của các thành viên UBND thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phần.
+Điều kiện vận dụng:
Áp dụng cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam
Hệ thống đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh
Nền kinh tế chưa phát triển, dân trí chưa cao
Hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc chưa hiện đại
+Ưu điểm của mô hình:
Ổn định kinh tế- xã hội, không gây xáo trộn lớn. Nhờ có chủ trương cổ phần những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả mà chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội.
Có khả năng tập trung vốn cho cơ sở hạ tầng có trọng điểm.
+Nhược điểm của mô hình:
Quản lý chồng chéo: Mỗi doanh nghiệp bị UBND quản lý thông qua sở chuyên ngành, sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản quản lý…mỗi vấn đề của đô thị như đất đai , công trình do nhiều cơ quan quản lý.
Pháp luật lỏng lẻo: Như ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng bị lấn chiếm khi thu hồi Nhà nước lại phải đền bù như mua với giá thị trường.
Tình trạng buôn lậu , trốn thuế, tham nhũng gia tăng. Ở Việt Nam, cộng hòa liên bang Nga trong thời kì chuyển đổi nạn buôn lậu, trốn thuế phát triển nhanh chóng.
4.Những nội dung cần quản lý ở đô thị
a, Quản lý đất đô thị.
Có 7 yếu tố cơ bản của quản lý đô thị mà Nhà nuwóc chịu trách nhiệm:
Quản lý thông tin đất đai
Sở hữu đất đai
Đăng ký đất đai
Chính sách phát triển đất đai
Quy hoạch không gian đô thị
Luật sử dụng đất
Các hoạt động mang tính tổ chức và pháp lý của phát triển đất đai
Phân tích thị trường đất đai
b.Quản lý kinh tế đô thị.
Đô thị có thể coi nhủ một nền kinh tế quốc dân, nó có mối quan hệ trao đổi kinh tế với nền kinh tế quốc gia và địa phương. Hoạt động kinh tế là cơ sở của đời sống đô thị, là nguồn gốc của mọi vấn đề đô thị. Kinh tế phát triển, xã hội văn minh, khả năng cạnh tranh cao của đô thị là mục tiêu chung của các đô thị. Qnảu lý kinh tế đô thị là công tác xây dựng kế hoạch và các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế khai thác hết tiềm năng vế lao động lợi thế kinh tế chính trị của các đô thị
c.Quản lý dân số, lao động và việc làm.
Dân số đô thị luôn là vấn đề cần quan tâm tren các góc độ: quy mô, cơ cấu, chất lượng. Quy mô dân số có liên quan đến vấn đề về môi trường, cung cấp dịch vụ, nhà ở…quy mô dân số có liên quan đến vấn đề cung cấp nguôn lao động cho đô thị. Đô thị muốn có nguồn lao động dồi dào chất lượng cao nhưng không muốn quá tải về dân số, chính vì vậy người ta cố gắng tìm kiếm một quy mô dân số tối ưu cho mỗi đô thị.
d.Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng.
Việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng là một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Các vấn đề chính trong việc quản lý các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị trong một nền kinh tế thị trường là:
Xác định những thiếu hụt của hệ thống cơ sở hạ tầng
Quy hoạch cơ sở hạ tầng
Kỹ thuật , công nghệ :chọn công nghệ
Chiến lược vận hành và bảo dưỡng
Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và lưu trữ các hồ sơ
e. Giao thông và thông tin đô thị.
Hệ thống giao thông và thông tin đô thị là huyết quản và mạch máu của các đô thị. Không có hệ thống giao thong và thông tin hiệu quả, các thành phố sẽ dần mất đi tính cạnh tranh và sự thu hút đầu tư. Sự hiệu quả của quản lý dịch vụ giao thông và thông tin đô thị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Hệ thống giao thông
Dịch vụ giao thông
Cơ sở hạ tầng của hệ thồng thông tin liên lạc
Quản lý môi trường đô thị
f.Quản lý môi trường xây dựng.
Các công trình chiếm một nửa đầu tư cơ bản trong thành phố. Sự quản lý hiệu quả môi trường xây dựng của các đô thị phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau:
-Thiết kế đô thị
- Quản lý các công trình di sản văn hóa
- Chất lượng và số lượng nhà ở
- Vật liệu xây dựng
g. Quản lý tài chính nhà nước.
Hình thức tìa chính của các dịch vụ đô thị do Nhà nước cung cấp đóng cai trò thiết yếu đối với sự sống của đô thị. Bốn khu vực sau của quản lý tài chính nhà nước của đô thị phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo thành phố sẽ được quản lý một cách hiệu quả:
Thu thuế
Cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng
Tài chính giữa các tổ chức nhà nước
Quản lý nguồn lực đô thị
5.Bộ máy quản lý đô thị, những nguyên tắc tổ chức
a.Bộ máy quản lý đô thị.
Bộ máy quản lý Nhà nước đối với đô thị là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, là một hệ thống cơ quan chức năng thống nhất (với đầy đủ quy định pháp lý về mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạncó cơ cấu tổ chức- bộ máy quản lý cúng đội ngũ công chức và tài chính, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật tương ứng ) để thực hiện các chức năng hành pháp trên tất cả các mặt, các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa- xã hội, đối nội, an ninh, quốc phòng; khoa học, công nghê, tài nguyên thiên nhiên, môi trường; tài chính, ngân sách, tài sản, công sản,kế toán, kiểm toán, thống kê, thị trường chứng khoán;công vụ, chế độ công chức;tổ chức bộ máy, nhân sự; quy hoạch đô thị, cung cấp các dịch vụ công cho cư dân đô thị…nhằm phát triển đô thị bền vững\, phat huy vai trò vị trí, chức năng đặc thù của đô thị trong đời sống xã hội hiện đại.
b. Nguyên tắc tổ chức bộ máy.
- Nguyên tắc chung
Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đô thị cũng phải tuan theo những nguyên tắc chung của lý thuyết khoa học tổ chức sau đây:
Phân nhóm tổ chức theo chức năng
Phân cáp theo chức năng kết hợp với phân cấp quản lý
Phân công lao động và hớp tác
Thồng nhất chỉ huy và tính hệ thống thứ bậc
Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm
Phạm vi kiểm soát hợp lý
Bộ máy tinh giảm
- Các nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính
(1) Các nguyên tắc chính trị : phục tùng đường lối chủ trương đúng đắn trong cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền, nguyên tắc dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, nguyên tắc cơ cấu tổ chức hoạt động các ngành, văn hóa- xã hội… phải phù hợp gắn với thực tiễn đời sống cư dân địa phương và các đơn vị cơ sở.
(2) Các nguyên tắc của khoa học tổ chức nền hành chính nhà nước:
- Nguyên tắc hoàn chỉnh thứ nhất
- Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý, hài hòa
-Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền, giữ quyền hạn với trách nhiệm, giữ nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện.
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực và sở trường của mọi công chức trong tổ chức.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
- Nguyên tắc tạo điều kiện để các công dân và cộng đồng liên quan được tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ.
Phần II
Một số đánh giá cơ bản về thực trạng phân công công tác
của các thành viên UBND thành phố Hà Nội
1. So với nghị định 174
Quyết định số 99/2004/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc phân công công tác của các thành viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009 được đưa ra căn cứ theo:
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về quy định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp;
Quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 28/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009 và quyết định số 529/QĐ-TTg ngày 28/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn các Phó chủ tịch và thành viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009.
Như vậy, quyết định trên có tính hiệu lực và tính pháp lý do nó được đưa ra dựa trên những quy định của pháp luật, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được bảo đảm thực thi bởi các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền. Tại điều 1 của Nghị định số 174-CP ngày 29/09/1994 của Chính phủ về quy định cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân và số Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định UBND thành phố Hà Nội gồm có 1 Chủ tịch, 4 Phó chủ tịch, 8 ủy viên, các thành viên được phân công phụ trách từng lĩnh vực công việc cụ thể. Tuy nhiên theo quyết định nêu trên thì UBND thành phố Hà Nội gồm có 1 Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch, 5 ủy viên. Như vậy, so với Nghị định 174 thì cơ cấu thành viên UBND thành phố Hà Nội tăng thêm 1 Phó chủ tịch và giảm đi 3 ủy viên. Việc tăng thêm Phó chủ tịch và giảm đi các ủy viên không làm cho bộ máy hoạt động kém hiệu quả mà ngược lại nó đã làm tăng thêm tính trách nhiệm của mỗi cá nhân trước những hành động cho tập thể. Đồng thời, việc tinh giảm biên chế này làm cho bộ máy không còn cồng kềnh mà vẫn có thể quản lý mọi mặt đời sống xã hội của thành phố.
Quyết định cũng đã chỉ rõ những nhiệm vụ của mỗi thành viên, những yêu cầu và các nguyên tắc cần tuân thủ. Quyết định đã xác định rõ yêu cầu công việc đối với Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên. Trong đó, vai trò của Chủ tịch là tổng hợp nhất, phụ trách chung, lãnh đạo và điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND Thành phố. Vai trò của từng Phó chủ tịch cũng đã được chỉ rõ: mỗi Phó chủ tịch phụ trách một lĩnh vực nhất định của các mặt đời sống xã hội. Các Ủy viên cũng được giao trách nhiệm đối với từng lĩnh vực chuyên môn. Sự cụ thể hóa nhiệm vụ của từng thành viên UBND làm cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc phân công công tác cho từng thành viên không có nghĩa là giữa các thành viên không có mối liên hệ mà ngược lại, giữa các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện tốt công tác quản lý thành phố. Đặc biệt mối liên hệ này sẽ giúp cho hoạt động của các thành viên có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Bởi trong thực tế, tuy chúng ta chia nhỏ các mặt đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng… nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vì thế cần có mối liên hệ giữa các thành viên trong bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Vai trò của vị Chủ tịch luôn là phụ trách chung, lãnh đạo và điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND thành phố. Nghị định 174 cũng đã chỉ rõ: “Chủ tịch UBND phụ trách chung; nội chính; quy hoạch đô thị (có kiến trúc sư trưởng trực tiếp giúp việc quy hoạch và thiết kế đô thị)”. Bất kì một tổ chức nào cũng cần phải có một người lãnh đạo với vai trò thống nhất ý kiến, đại diện cho tổ chức khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Với vai trò là người lãnh đạo, Chủ tịch sẽ giữ trọng trách ở tầm vĩ mô, sẽ trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác như an ninh quốc phòng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội... Tại điều 2 của quyết định nói trên đã quy định rõ các nguyên tắc chủ yếu trong phân công công tác giữa Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố. Nguyên tắc đầu tiên đó là: “các Phó chủ tịch thay mặt Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo điều hành từng lĩnh vực công tác thuộc phạm vi các ngành, các cấp theo sự phân công của Chủ tịch UBND thành phố, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các Phó chủ tịch không xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cấp, ngành thành phố”. Một lần nữa cần nhấn mạnh quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức, mỗi thành viên sẽ phụ trách một số lĩnh vực nhất định và thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ trong phạm vi cho phép. Nguyên tắc này cho thấy sự chuyên môn hóa ngay trong khâu tổ chức của bộ máy. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Phó chủ tịch chủ động giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về quyết định của mình. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi thành viên phải ý thức rõ về trách nhiệm của mình trước mỗi quyết định được đưa ra. Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Phó chủ tịch khác phụ trách thì các Phó chủ tịch chủ động phối hợp với nhau để giải quyết , đảm bảo sự thống nhất chung. Trong trường hợp giữa các Phó chủ tịch còn có những vấn đề chưa thống nhất ý kiến thì Phó chủ tịch đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Chủ tịch quyết định. Các Phó chủ tịch được thay mặt Chủ tịch UBND thành phố ký các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực được phân công. Nguyên tắc này đã chỉ rõ các Phó chủ tịch sẽ chủ động giải quyết các công việc trong phạm vi và quyền hạn của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước những quyết định mà mình đưa ra, điều này cho thấy sự công minh, rạch ròi, đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong công tác quản lý thành phố. Trong quá trình giải quyết các công việc không thể tránh khỏi có liên quan đến các ngành khác, vì vậy cần có sự phối hợp hoạt động giữa các ngành với nhau để cùng thực hiện tốt các công việc đề ra. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ chế phối hợp như thế nào để hoạt động cho hiệu quả? Điều này sẽ được nói rõ ở mục 3 phần III. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân sẽ giúp cho bộ máy hoạt động thật hiệu quả và vai trò của mỗi thành viên UBND cũng sẽ được nâng cao, tự chịu trách nhiệm về những quyết định mà mình đưa ra sẽ hạn chế được việc lợi dụng quyền hạn và chức vụ để trục lợi cá nhân, làm hại đến tổ chức, ảnh hưởng đến tập thể mà cuối cùng trách nhiệm lại không ai gánh chịu. Đây chính là ưu điểm của quyết định này. Bất kỳ một bộ máy nào tồn tại cũng phải có mục đích và hoạt động phục vụ cho mục đích đó. UBND thành phố Hà Nội cũng như vậy. Nó tồn tại với mục đích quản lý mọi mặt đời sống xã hội và những hoạt động của nó là nhằm để phục vụ cho mục đích đó. Công việc của bộ máy lãnh đạo là xây dựng các chương trình công tác trọng tâm tháng, quý, năm đồng thời chỉ đạo các thành viên thực hiện. Thông qua các báo cáo hằng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm để đánh giá nhận xét những gì đã, đang, chưa làm được, từ đó rút ra những bài học, những kinh nghiệm cho công tác quản lý về sau. Quyết định này cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ của từng ủy viên trong ban lãnh đạo là điều hành các mặt công tác thuộc các ngành, lĩnh vực được phân công, đồng thời cũng nhấn mạnh việc mỗi ủy viên phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về các quyết định liên quan đến việc thực hiện các công việc. Bất cứ một ai cũng vậy thôi, khi gắn trách nhiệm và quyền hạn với nhau thì sẽ làm việc có hiệu quả và trách nhiệm hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà bộ máy sẽ hoạt động có hiệu quả.
2. So với yêu cầu lý thuyết
Như mục 4 phần I đã nêu ra các nội dung cần quản lý ở đô thị, nó bao gồm các lĩnh vực sau:
Quản lý đất đô thị
Quản lý kinh tế đô thị
Quản lý dân số, lao động và việc làm
Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng
Giao thông và thông tin đô thị
Quản lý môi trường xây dựng
Quản lý tài chính Nhà Nước
Bảy lĩnh vực quản lý này đã được cụ thể hóa thành các nội dung công tác thuộc phạm vi thành phố Hà Nội và đã được định hướng theo mối quan hệ ngành, gồm:
Nội chính, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Qui hoạch, Tổng hợp;
Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Hội nhập quốc tế;
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất;
Xây dựng, Quản lý đô thị, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông;
Văn hóa-Xã hội, Giáo dục-Đào tạo;
Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thương mại, Du lịch.
Các nội dung công tác này đã được phân công cụ thể tới từng thành viên của bộ máy chính quyền, mỗi thành viên có nhiệm vụ quản lý nội dung công tác được giao và có nhiệm vụ phối hợp với các thành viên khác để nắm rõ thông tin, đưa ra được các quyết định hiệu quả. Việc bám sát các nội dung cần quản lý ở đô thị để đề ra nhiệm vụ công tác cho từng thành viên là rất hợp lý, sẽ quản lý được mọi mặt của thành phố, nhằm thúc đẩy thành phố phát triển đi lên.
3. Những đối tượng quản lý bị chia cắt, chồng chéo.
Trong quá trình phân công công tác, nhiệm vụ của các Phó chủ tịch đã bị chồng chéo, chia cắt. Điều này đã dẫn đến tình trạng các Phó chủ tịch khi giải quyết các công việc sẽ khó khăn hơn vì công việc đó thuộc thẩm quyền xử lý của ngành này một ít, ngành kia một ít và khi có sai phạm thì trách nhiệm lại được quy cho nhiều tổ chức mà thực tế thì không có một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình cả, việc xử lý vi phạm chỉ mang tính chất hình thức, kỷ luật không nghiêm minh, quản lý quá lỏng lẻo, còn mang nặng tính bao cấp, đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều cá nhân lợi dụng chức quyền để trục lợi cho bản thân. Vì vậy nhiệm vụ của bản báo cáo này là chỉ ra những điểm chồng chéo, chia cắt trong phân công công tác cho các Phó chủ tịch và từ đó tìm ra các giải pháp để phân công lại cho các thành viên, tránh hiện tượng chồng chéo, chia cắt và bộ máy hoạt động thực sự hiệu quả. Đơn cử là nhiệm vụ của Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Văn Ninh, nhiệm vụ của ông là chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND thành phố, HĐND thành phố về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động: thu, chi ngân sách, xác lập, ổn định giá cả, tổ chức thị trường tài chính, quản lý và xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế…Tóm lại là chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên, đồng thời ông cũng chịu trách nhiệm về chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng mà đáng lẽ ra nhiệm vụ này nên thuộc thẩm quyền xủ lý của vị Phó chủ tịch phụ trách về vấn đề giao thông công chính và đô thị của thành phố là ông Đỗ Hoàng Ân. Mặt khác ông Vũ Văn Ninh cũng không nên theo dõi và chỉ đạo các cơ quan là Quỹ đầu tư phát triển đô thị và Ban công nghệ thông tin mà trách nhiệm này thuộc về ông Đỗ Hoàng Ân, bởi vì trách nhiệm của vị Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân là quản lý thành phố đối với các lĩnh vực: xây dựng và phát triển nhà ở và chie đạo thực hiện các chính sách về xây dựng nhà ở; quản lý, phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng các công trình công cộng, công viên và các khu vui chơi giải trí. Mặt khác, vị Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Quý Đôn không nên chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực Nhà đất mà lĩnh vực này nên thuộc thẩm quyền xử lý của đồng chí Đỗ Hoàng Ân vì bản thân vị Phó chủ tịch này đã có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông công chính và hạ tầng đô thị. Vì vậy các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như công tác địa chính, quản lý nhà đất sẽ thuộc thẩm quyền của đồng chí Đỗ Hoàng Ân. Việc phân công lại này sẽ làm rõ ràng trách nhiệm của từng đồng chí, hạn chế sự chồng chéo và chia cắt trong phân công công tác. Đồng thời trách nhiệm kinh doanh và dự trữ lương thực vốn trước kia thuộc về đồng chí Vũ Văn Ninh thì nay nên điều chỉnh lại nhiệm vụ, nó nên thuộc thẩm quyền xử lý của đồng chí Lê Quý Đôn vì bản thân đồng chí Lê Quý Đôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trên đây là những điểm chồng chéo, chia cắt trong phân công công tác của UBND thành phố. Vấn đề đặt ra là cần giải quyết những điểm chồng chéo, chia cắt này để bộ máy lãnh đạo hoạt động hiệu quả hơn.
4.Những cơ chế để thực hiện bản phân công.
Nhận thấy được những điểm chồng chéo, chia cắt trong phân công công tác của các Phó chủ tịch là một điều quan trọng, giải quyết được vấn đề càng quan trọng hơn. Vì có như thế thì bộ máy làm việc mới hiệu quả, phát huy được khả năng lãnh đạo của từng cá nhân, mới mong thúc đẩy xã hội phát triển.Vậy để đạt được điều này thì chúng ta cần phải làm gì? Hay nói một cách cụ thể hơn là cơ chế nào để thực hiện bản phân công này?
Cơ chế đầu tiên mà chúng ta nhắc đến ở đây là giao ban hàng tuần. Trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như các công ty tư nhân hay đã cổ phần hóa thì công việc giao ban hàng tuần đều được thực hiện. Giao ban được hiểu nôm na là giao việc cho các phòng ban, và thực tế là vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, các cơ quan sẽ họp các trưởng phòng hoặc đại diện để đánh giá những gì đã làm được trong tuần qua và những công việc cần làm trong tuần này. Như vậy việc quản lý sẽ được cụ thể hóa, công việc luôn được rà soát thường xuyên tránh việc bỏ sót trong khâu quản lý và nhờ vậy mà hiệu quả công việc cũng được nâng lên.
Cơ chế thứ hai là báo cáo hàng tháng. Cũng tương tự như công việc giao ban nhưng cơ chế này được thực hiện theo tháng. Tại đây, các Phó chủ tịch sẽ nghe báo cáo về công việc của tháng trước, những gì đã và chưa làm được từ đó tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề đồng thời đề ra công việc cho tháng tới. Ngoài ra, báo cáo còn được thực hiện theo quý, năm… để kịp thời nắm bắt và có những đánh giá sát thực nhất với tình hình của tổ chức để có thể đề ra được những phương án thực hiện.
Trong quá trình thực hiện luôn cần có sự phối hợp giữa các Phó chủ tịch về các nội dung liên quan để tìm cách giải quyết và xử lý vấn đề. Đồng thời cần ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý để tinh giảm bộ máy lãnh đạo mà vẫn giữ được hiệu quả của các hoạt động của công tác quản lý thành phố. Ngoài ra phải thường xuyên thực hiện rà soát đội ngũ cán bộ về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất để đưa ra những điều chỉnh kịp thời trong việc phân công công tác cho các thành viên của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Phần III-Giải pháp
1.Mục đích yêu cầu.
Như chúng ta đã biết, một tổ chức muốn hoạt động tốt thì cần phải có một bộ máy lãnh đạo thông suốt hoạt động đồng bộ và ăn khớp.Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại WTO, để xứng đáng là trung tâm cả nước về chính trị, văn hóa, kinh tế..Hà Nội đã đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đón nhận được nhiều cơ hội mới nhưng cũng phải đối mặt với vô khối những thách thức không lường trước. Hơn lúc nào hết bộ máy lãnh đạo của UBND Thành phố cần phát huy hiệu quả cao độ.Hà Nội đã có nhiều chương trình cải cách bộ máy lãnh đạo như chống tham nhũng, chú ý bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài…và đặc biệt là chính sách cải cách hành chính. Đây là việc làm không phải một sớm một chiều, mà đòi hỏi thời gian dài tập trung cao với ý chí cải cách mạnh mẽ. Cải cách trên từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp. Phân công công việc cụ thể nhưng không chồng chéo, rà soát công việc một cách tỉ mỉ không bỏ sót và phù hợp với khả năng từng người
Với mục đích đó,và sau khi phân tích ưu nhược điểm của quyết định nhóm chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến như sau
2.Giải pháp.
a) Xác định lại nội dung quản lý
Nội dung công tác thuộc phạm vi Thành phố Hà Nội được định hướng theo mối quan hệ ngành gồm:
1. Nội chính, Kế hoạch, Tổng hợp bao gồm các công tác tổ chức kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
2. Kinh tế, Tài chính,Ngân hàng,
3. Nông nghiệp và phát triển nông thôn,Tài nguyên môi trường
3. Xây dựng, Quy hoạch,Quản lý đô thị, giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông
4. Văn hóa-xã hội, Giáo dục-Đào tạo
5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,phát triển doanh nghiệp,du lịch
b) Điều chỉnh lại nhiệm vụ của các thành viên
1. Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu
Giống như bản phân công công tác cũ.
2. Phó chủ tịch UBND Thành phố Vũ Văn Ninh
Về nhiệm vụ công tác có một số thay đổi như sau:
- Chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của Thành phố
- Chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của thành phố
- Thôi giữ chức Trưởng ban chỉ đạo chương trình công nghệ thông tin
- Thôi theo dõi và chỉ đạo cơ quan: Ban công nghệ thông tin và các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này.
-Theo dõi và chỉ đạo Thanh tra Thành phố
3. Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Quang
Nhiệm vụ giống bản phân công công tác cũ
4. Phó chủ tịch UBND Thành phố Đỗ Hoàng Ân
Về nhiệm vụ có một số thay đổi so với bản phân công công tác cũ:
- Trưởng ban quản lý phố cổ
- Trưởng ban chỉ đạo đền bù và giải phóng mặt bằng.
- Quản lý nhà đất các chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
- Trưởng ban kiểm tra quản lý và sử dụng đất.
- Chủ tịch hội đồng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Theo dõi và chỉ đạo ban quản lý phố cổ và các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý
- Nhà nứơc thuộc ngành này.
- Chủ tịch hội đồng nhà chính sách Thành phố.
5. Phó chủ tịch UBND Thành phố Lê Quý Đôn
Về nhiệm vụ, có một số điểm khác so với bản phân công công tác cũ:
- Thôi giữ chức quản lý về lĩnh vực nhà đất
- Thôi giữ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư
- Thôi giữ chức chỉ đạo công tác khiếu nại tố cáo của Thành phố.
- Thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng giải quyết nhà chính sách của Thành phố
- Thôi giức chứcChủ tịch Hội đồng tư vấn giao quyền sử dụng đất và cho thuê đất
- Thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thôi giữ chức Trưởng Ban kiểm tra về quản lý và sử dụng đất
- Thôi theo dõi Thanh tra Thành phố.
6. Phó chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng
Về nhiệm vụ, có một số thay đổi so với bản phân công công tác cũ như sau:
-Thôi giữ chức Trửong Ban quản lý phố cổ
- Thôi theo dõi và chỉ đạo Ban Quản lý phố cổvà các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này.
- Quản lý và giải quyết các vấn đề về lao động- thương binh- xã hội của Thành phố.
7. Về nhiệm vụ của các ủy viên
Theo ý kiến của nhóm chúng tôi, đối với bộ máy quản lý UBND Thành phố Hà Nội có 3 ủy viên
- Một ủy viên phụ trách giúp việc trong các vấn đề hành chính, đối nội, đối ngoại
- Một ủy viên phụ trách về công tác quốc phòng, an ninh.
- Một ủy viên phụ trách về vấn đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý, tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ, Thường trực ban chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính Thành phố…
3. Bổ sung : Quy định cơ chế làm việc và cơ chế phối hợp các Phó chủ tịch và các thành viên
-Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay công nghệ là một yếu tố hết sức cần thiết đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó thâm nhập và được ứng dụng rộng rã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số đánh giá cơ bản về thực trạng phân công công tác của các thành viên UBND thành phố Hà Nội.docx