Tiểu luận Một số điểm bất cập cơ bản của Luật thuế về đất đai ở nước ta hiện nay

Hệ thống pháp luật về thuế hiện hành không đánh thuế lũy tiến đối với các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng nhiều thửa đất cũng như sử dụng thửa đất có diện tích lớn hơn hạn mức đất ở theo qui định của pháp luật về đất đai. Ví dụ: với giá thóc là 2.500đ/kg thì mức nộp thuế sử dụng đất đối với 1m2 đất đô thị ở vị trí giá trị nhất hiện tại chỉ khoảng 40.000 đ/m2/năm (32 lần x 0,5 kg/m2/năm x 2.500đ/kg thóc). Với mức thuế này, một căn nhà 50m2 ở vị trí “tốt” của khu đô thị thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng chỉ phải nộp khoản thuế sử dụng đất 2 triệu đồng/năm. Trong khi đó, giá cho thuê nhà, đất tại đô thị ở vị trí này khoảng 25–30 USD/m2/tháng, tương đương gần 5 triệu đồng/m2/năm. Như vậy, thuế sử dụng đất mới chỉ chiếm 0,8% mức sinh lợi so với việc tài sản nhà, đất đó được đưa vào khai thác, kinh doanh

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số điểm bất cập cơ bản của Luật thuế về đất đai ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“mất trắng” thì không có thu hoạch trong khi đó có lúc mức thuế suất quy định trong luật vẫn áp dụng đối với người nông dân canh tác trên loại đất này. Như vậy, quy định của Luật về định thuế suất áp dụng vào điều kiện cụ thể đối với loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) trong nhiều trường hợp không phù hợp với thực tế. Về hạng đất tính thuế, hạng đất tính thuế được xếp hạng từ năm 1994 căn cứ vào năm yếu tố : chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết, tưới tiêu. Nhưng đến nay một số các yếu tố đó đã trở nên không còn phù hợp trong tình hình hiện nay khi có chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả sử dụng đất thay đổi rất lớn như đất trồng nông nghiệp hàng năm xếp hạng 6 nay chuyển sang nuôi tôm, giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều (đạt từ 50-100 triệu đồng/ha) thì số thuế phải nộp quá thấp đối với hạng 6 đã chuyển sang nuôi tôm. Đến nay vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời, thiếu sự hướng dẫn chi tiết cách phân loại hạng đất gây lúng túng trong việc tổ chức thực hiện. Việc quy định phân hạng đất tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 về mặt hình thức là rất khoa học, tuy nhiên trên thực tế, việc phân hạng đất thường mang tính chất đối phó, áp đặt theo ý chí chủ quan của các cơ quan quản lý (ngay cả khi muốn tính toán chính xác để phân hạng thì điều kiện kỹ thuật, nhân lực, vật lực cũng còn nhiều hạn chế). Từ đó, có thể dẫn đến trường hợp xác định hạng đất nông nghiệp ở hai địa phương không đồng nhất mặc dù cùng trên một khu đất nên mức thuế áp dụng sẽ khác nhau. Hơn nữa, Thuế suất được tính bằng đơn vị kg thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất nhưng thu thuế tính bằng tiền theo giá thóc tại thời điểm thu thuế nên dẫn đến nếu cùng hạng đất thì số thuế nộp ở vùng này lại cao hơn ở vùng kia, thậm chí có lúc giá thóc ở miền núi cao hơn ở vùng đồng bằng. Về thu thuế, nộp thuế: Luật thuế sử dụng đất nông nhiệp năm 1993 có quy định: thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương; Nghị định 74/1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định: thuế tính cả năm nhưng thu mỗi năm từ 1 đến 2 lần tuỳ theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Như vậy, việc thu thuế có thể được tiến hành 2 lần trong một năm theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Việc quy định như vậy là không khả thi khi mà khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp một năm là không lớn so với các loại thuế khác, mà tiến hành thu thuế 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây thì sẽ càng làm tăng chi phí hành thu, rườm rà hơn trong công tác thu thuế. Nghị định 74 quy định: đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần thì thuế tính theo sản lượng khai thác và theo giá bán thực tế. Giá trị sản lượng tính thuế của cây lâu năm thu hoạch một lần (gỗ, tre, nứa, song, mây...) tính theo giá bán thực tế của từng loại cây. Quy định là hợp lý vì trên thực tế có lúc người canh tác có thể trồng một lần và thu hoạch một lần rồi chuyển sang trồng loại cây khác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hơn nữa giá trị sản lượng có thể chênh lệch so với việc căn cứ vào hạng đất để tính thuế theo cách tính bằng thóc, thu bằng tiền. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không chỉ là đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần mà loại cây lâu năm thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) cũng thường có giá trị sản lượng để tính thuế chênh lệch (thấp hoặc cao hơn) so với việc căn cứ vào hạng đất để định thuế suất. Ví dụ: một vụ thu hoạch của cây chè có thể lên đến 98,8 tạ/ha, giá trị thu nhập bình quân của người làm chè có thể tăng lên trên 50 triệu đồng/ha và tại các vùng chè đặc sản có thể đạt trên 100 triệu đồng/ha (theo đánh giá của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên về đề án phát triển chè giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh); với giá trị sản lượng này thì cho dù là đất hạng 1 hay đất hạng 6 thì cũng chênh lệch so với cách thu thuế tính bằng thóc, thu bằng tiền như quy định của pháp luật hiện nay... Trên đây là một số điểm bất cập cơ bản của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành. Những bất cập này cũng xuất phát từ sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội trong khi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành cách đây hơn 15 năm, do đó khó tránh khỏi một thực tế là Luật không đáp ứng hết “nhu cầu” cần điều chỉnh của các quan hệ về thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay. 2. Về Thuế nhà đất a. Khái quát chung về thuế nhà, đất Thuế nhà, đất là loại thuế thu vào chủ thể trực tiếp sử dụng hoặc việc có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Một cách chính xác, có thể gọi loại thuế này là thuế đất vì tới nay nhà nước vẫn tạm thời chưa thu thuế nhà (theo như quy định của pháp lệnh thuế nhà, đất 1992 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế nhà, đất 1994). Và đến năm 2012, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được ban hành năm 2010 có hiệu lực thì cũng chưa quy định về thu thuế đối với nhà ở. Loại thuế này không thu vào đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồn thủy sản và đất làm muối. Về nguyên tắc, mọi chủ thể có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình hợp pháp đều có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Việc thu thuế nhà, đất góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước song mục đích trước hết khi ban hành thuế nhà, đất là phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất ở, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, phù hợp với quy định của Luật đất đai. Căn cứ tính thuế nhà, đất là diện tích đất, hạng đất và mức thuế trên một đơn vị diện tích. Diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm diện tích mặt đất xây nhà ở, công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất ở; đất xây dựng công trình bao gồm cả diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống. Hạng đất tính thuế và mức thuế đất được xác định có sự phân biệt giữa đất ở, đất xây dựng công trình ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn với khu vực ven đô thị, ven đầu mối giao thông, ven trục giao thông chính và đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi. Nguyên tắc xác định mức thuế là: khu vực nào đất đai có khả năng sinh lợi càng lớn thì mức thuế (so với mức thuế sử dụng đất nông nghiệp) càng cao. Một đặc trưng của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành là ở chỗ, việc xác định mức thuế nhà, đất cần phải dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. Đây là điểm tương đối đặc trưng trong cách thức xác định thuế nhà, đất ở Việt Nam so với nhiều quốc gia trên thế giới – vốn coi diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất mới là những yếu tố cấu thành nên căn cứ tính thuế. Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hành từ năm 1992, sửa đổi bổ sung một lần vào năm 1994 và được áp dụng cho tới hiện nay. Ra đời và tồn tại tính đến nay là gần 20 năm, Pháp lệnh thuế nhà, đất cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra khi ban hành Pháp lệnh như: Pháp lệnh thuế nhà, đất đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất; góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm phù hợp với quy định pháp luật về đất đai; góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng cần được ưu đãi; động viên sự đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương (thuế nhà, đất có số thu bình quân khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm và tốc độ tăng bình quân hàng năm 13%. Đây là nguồn thu ổn định, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương (1) – theo Đặc san tuyên truyền pháp luật số 11/2010 về chủ đề luật thuế sử dụng đất nông nghiệp của hội đồng hợp tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ )... Một số bất cập của pháp luật thuế nhà, đất Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nhà ở, đất ở càng cao, trong bối cảnh nhiều nguồn thu ngân sách bị giảm sút do Việt Nam phải đáp ứng những cam kết hội nhập, tất yếu cần phải chú trọng hơn nữa vai trò tạo nguồn thu ngân sách của thuế nhà, đất. Số thuế thu trên thực tế hiện nay chưa phản ánh đúng khả năng tạo nguồn thu mà thuế nhà, đất có thể đem lại cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, so với nhiều sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…thì thuế đất là loại thuế đảm bảo được tính công bằng cao, khả năng trốn thuế là thấp hơn do tính không chuyển dịch của đối tượng chịu thuế. Chính vì vậy, so với việc quản lý hoạt động kinh doanh, việc quản lý về đất đai rõ ràng có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, pháp luật về thuế nhà, đất ngày càng yếu kém trong việc thể hiện vai trò quản lý của mình. Bên cạnh kết quả đạt được như nêu trên, Pháp lệnh thuế nhà, đất đã bộc lộ một số hạn chế cần được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới. Về đối tượng chịu thuế Theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất, đối tượng chịu thuế là đất ở và đất xây dựng công trình. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 13 của Luật đất đai năm 2003 xác định nhóm đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng; đất làm gốm); đất sử dụng vào mục đích công cộng (giao thông, thuỷ lợi, công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá); đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng...). Tuy nhiên, Pháp lệnh thuế nhà, đất lại điều chỉnh đối với đất ở và đất xây dựng công trình; việc thu thuế chỉ đối với đất ở và đất xây dựng công trình không phù hợp việc phân loại đất của Luật Đất đai năm 2003. Hơn nữa, trên thực tế do sự phát triển của kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được phát triển, họ có sử dụng đất nhưng không để ở hoặc xây dựng công trình mà còn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác như kinh doanh kho bãi, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm…việc sử dụng đất từ những hoạt động này sinh lợi rất lớn nhưng họ lại không phải đóng thuế sử dụng đất (vì họ cũng không thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp). Điều này thể hiện sự hạn chế trong việc đảm bảo công bằng xã hội của việc thu thuế nhà, đất hiện nay. Về căn cứ tính thuế Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành quy định: Căn cứ tính thuế dựa trên cơ sở thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích đất, hạng đất và mức thuế. Trong đó: - Hạng đất tính thuế được xác định căn cứ vào các yếu tố chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu... là phù hợp với việc phân loại để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng không phù hợp với việc tính thuế sử dụng đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Hơn nữavề việc phân chia hạng đất tính thuế không còn phù hợp với tốc độ phát triển, đặc biệt là các khu đô thị. Yếu tố hạng đất theo quy định hiện hành được xác định căn cứ vào loại đô thị (từ I đến VI), loại đường phố (dựa vào vị trí đất ở khu vực trung tâm, cận trung tâm hay ven đô), các điều kiện có lợi trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt…Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, quy định này từ năm 1994 đã không còn hoàn toàn phù hợp, nhất là gây khó khăn cho những địa phương mới được xếp hạng lên đô thị loại cao hơn. - Mức thuế được tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất căn cứ vào mục đích sử dụng và khả năng thu hoa lợi trên đất, nay không còn phù hợp trong điều kiện chính sách tài chính liên quan đến đất đai thực hiện thống nhất theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (sử dụng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong khung giá của Chính phủ làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất...). Mức thuế đất phi nông nghiệp được áp dụng bằng từ 3 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng, nếu tính ra số tiền phải nộp trên 1m2 là rất thấp. Ví dụ: Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất là 650 kg thóc/1 ha/năm (tương đương với 0,065kg thóc/m2/năm); với giá thóc tính thuế khoảng 4.000 đồng/kg thì thuế đất phải nộp đối với 1m2 đất ở vị trí số 1, đường loại 1, đô thị loại đặc biệt sẽ là 0,065 (kg) x 4.000 (đồng/kg) x 32 (lần) = 8.320 đồng/m2/năm, trong khi giá cao nhất của loại đất này theo khung giá của Chính phủ là 67.500.000 đồng/m2 thì số thuế phải nộp hàng năm chỉ bằng 0,0123% giá đất. Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp thấp nhất là 0,008kg thóc/m2/năm, theo đó, thuế đất phải nộp đối với 1m2 đất ở nông thôn sẽ là 0,008 (kg) x 4.000 (đồng/kg) x 1 (lần) = 32 đồng/m2/năm, tương ứng với giá đất thấp nhất theo khung giá của Chính phủ là 2.500 đồng/m2 thì số thuế phải nộp hàng năm bằng 1,28% giá đất. Với số thuế này là quá ít so với giá đất của nó trên thực tế. Hệ thống pháp luật về thuế hiện hành không đánh thuế lũy tiến đối với các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng nhiều thửa đất cũng như sử dụng thửa đất có diện tích lớn hơn hạn mức đất ở theo qui định của pháp luật về đất đai. Ví dụ: với giá thóc là 2.500đ/kg thì mức nộp thuế sử dụng đất đối với 1m2 đất đô thị ở vị trí giá trị nhất hiện tại chỉ khoảng 40.000 đ/m2/năm (32 lần x 0,5 kg/m2/năm x 2.500đ/kg thóc). Với mức thuế này, một căn nhà 50m2 ở vị trí “tốt” của khu đô thị thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng chỉ phải nộp khoản thuế sử dụng đất 2 triệu đồng/năm. Trong khi đó, giá cho thuê nhà, đất tại đô thị ở vị trí này khoảng 25–30 USD/m2/tháng, tương đương gần 5 triệu đồng/m2/năm. Như vậy, thuế sử dụng đất mới chỉ chiếm 0,8% mức sinh lợi so với việc tài sản nhà, đất đó được đưa vào khai thác, kinh doanh. Như vậy, có thể thấy áp dụng căn cứ tính thuế nhà, đất trên cơ sở tính thuế của thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ động viên thuế nhà, đất quá thấp so với thuế sử dụng đất nông nghiệp vì quy định mức thuế đất cao nhất là bằng 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp, không phản ánh được giá trị thật mà đất ở, đất xây dựng công trình mang lại. Giá đất ở, đất xây dựng công trình cao hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp và những lợi nhuận mà nó mang lại có khi gấp hàng trăm lần đất nông nghiệp. Theo kết quả tổng hợp của cơ quan thuế, năm 2000, tỷ lệ động viên (ngân sách nhà nước) vào đất ở, đất xây dựng công trình hạng cao nhất là 0,23%, đất nông nghiệp hạng cao nhất là 0,42% tức mức động viên thuế đất thấp hơn 18,2 lần so với mức động viên vào thuế sử dụng đất nông nghiệp ở cùng hạng. Trong khi đó, mức chênh lệch giữa giá đất đô thị loại cao nhất với giá đất nông nghiệp loại cao nhất là 595 lần. Mức động viên thực tế càng bất hợp lý: đất vùng núi cao hơn đất đồng bằng, đất nông thôn cao hơn đất đô thị, đất khu vực kém thuận lợi cao hơn đất ở khu vực thuận lợi. Ngoài ra, đối với đất ở các vùng giáp ranh, việc xác định số thuế đất phải nộp gặp rất nhiều vướng mắc, cụ thể: 2 mảnh đất ở cùng một vị trí, giá đất như nhau nhưng thuộc 2 địa phương khác nhau thì số thuế đất phải nộp là khác nhau do mức thuế khác nhau (do 2 mảnh thuộc 2 loại đô thị khác nhau) và giá thóc tính thuế khác nhau (do giá thóc tính thuế của mối địa phương là khác nhau). Hơn nữa, giá đất phi nông nghiệp có đặc điểm là phụ thuộc vào loại đô thị, loại đường phố, đặc biệt là vị trí của thửa đất nên giá đất của từng thửa đất rất khác nhau trong khi thuế đất của 2 thửa đất tuy cùng thuộc một loại đô thị, cùng thuộc một loại đường phố, có vị trí khác nhau, nhưng lại cùng nộp mức thuế đất như nhau là không hợp lý; thuế lúc thiên tai mất mùa lại cao hơn lúc được mùa do giá thóc lúc mất mùa cao hơn lúc được mùa. Pháp lệnh thuế nhà, đất chưa có sự điều tiết cao đối với những đối tượng có quyền sử dụng đất với diện tích lớn để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và hạn chế đầu cơ về đất, cụ thể là: Không phân biệt giữa việc sử dụng đất trong hạn mức và vượt hạn mức; không phân biệt giữa người có quyền sử dụng một thửa đất với người có quyền sử dụng nhiều thửa đất; không phân biệt giữa người có đất đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ với người có đất nhưng bỏ hoang, không đưa vào khai thác sử dụng... Về chính sách miễn, giảm thuế Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định miễn thuế đối với gia đình thương binh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước, nhưng không miễn giảm đối với các đối tượng là người có công với cách mạng như: người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh 2/3, 3/3 dẫn đến chưa công bằng trong quá trình thực hiện. Về phương thức thu thuế Thuế đất (áp dụng đối với cả thuế sử dụng đất nông nghiệp) ghi thu bằng thóc nhưng quy đổi ra tiền theo giá thóc của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng mùa vụ đã dẫn đến thiếu công bằng trong việc động viên thuế: có nơi miền núi cao hơn miền xuôi (vì giá thóc ở miền núi, trung du có khi lại cao hơn ở vùng đồng bằng và miền xuôi), lúc thiên tai mất mùa phải nộp thuế nhiều hơn lúc mùa vụ bình thường (do giá thóc lúc mất mùa cao hơn lúc mùa vụ bình thường). Giá thóc trên thị trường ở các thời điểm khác nhau cũng gây khó khăn cho công tác thu thuế và không khuyến khích người dân nộp thuế sớm. Ngoài ra, có trường hợp cùng hạng đất có cùng định suất thuế, nhưng giá thóc giữa các địa phương khác nhau, nên việc quy định giá thóc thu của các địa phương khác nhau, tạo thêm sự bất bình đẳng trong chính sách thu. Thuế nhà, đất được tính theo hệ số so sánh với định suất thuế hạng đất nông nghiệp, kết quả tính thuế đất theo số lượng kilogam thóc trong khi thuế đất lại thu bằng tiền nên phải quy đổi theo giá thóc. Quy định này vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước vừa tạo ra tính lũy thoái ngoài mong muốn của thuế nhà, đất với tính chất là một loại thuế trực thu, bởi trong khi giá đất ở, đất xây dựng công trình có xu thế tăng nhanh chóng thì giá thóc tăng không đáng kể, thậm chí giữ nguyên hoặc giảm đi. Do vậy, việc tính thuế đất bằng thóc theo giá thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ cuối năm trước liền kề năm tính thuế vô hình chung khiến cho mức thuế đất tỷ lệ nghịch với giá thực tế của đất ở, đất xây dựng công trình. Về quản lý thuế Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật Quản lý thuế đã bãi bỏ các quy định về quản lý thuế trong các luật, pháp lệnh về thuế (như đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế, xử lý vi phạm về thuế, khiếu nại, thời hiệu... ), trong khi đó Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định cả nội dung về chính sách thuế và quản lý thuế là không còn phù hợp. Mặt khác, với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay nhà ở vẫn chưa được liệt vào đối tượng chịu thuế là vấn đề còn có nhiều bàn cãi. Đến Luật sử dụng đất phi nông nghiệp ban hành năm 2010 và sẽ có hiệu lực vào năm 2012 cũng chưa quy định đánh thuế đối với nhà ở. Tuy nhiên, phải công nhận một thực trạng hiện nay đó là cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phân hoá giầu nghèo ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở việc có rất nhiều biệt thự, ngôi nhà giá trị được xây dựng. Việc Nhà nước không thu thuế đối với nhà ở dẫn đến tình trạng có nhiều đối tượng sở hữu nhiều nhà nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, gây lãng phí cho xã hội. Cộng với việc mức thuế đối với đất ở, đất xây dựng công trình tại nhiều nơi (đặc biệt khu vực đô thị) còn quá thấp so với thực tế, không có tác dụng điều tiết đối với qui mô diện tích, giá trị cụ thể của mỗi tài sản nhà, đất cũng như không điều tiết nổi những người có nhiều bất động sản. Nếu có sự phân hoá hợp lý, việc thu thuế đối với nhà không những đem lại nguồn thu cho ngân sách mà còn đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. 3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thuế đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới a. Đối với luật thuế sử dụng đất nông nghiệp Về việc xác định đối tượng áp dụng miễn, giảm trong tình hình mới Các quy định về đối tượng miễn, giảm thuế về cơ bản giữ nguyên và thực hiện chế độ như quy định trong Nghị quyết số 55/2010/QH12 đã có hiệu lực từ đầu năm 2011. Tuy nhiên, với sự biến động trong vận hành nền kinh tế, điều chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nên vẫn cần thực hiện công tác rà soát quá trình thực thi việc miễn, giảm; căn cứ vào tình hình mới, đặc biệt là những định hướng mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước để có điều chỉnh phù hợp trong các năm tiếp theo. Miễn, giảm thuế thực chất là chính sách ưu đãi về thuế, vì vậy, việc miễn, giảm cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực cụ thể, tránh ưu đãi dàn trải, kém hiệu quả. Cần phân loại đối tượng được miễn, giảm thuế theo mục đích sử dụng đất (đất trồng lúa, làm muối, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,…), tiếp tục nghiên cứu trong vấn đề phân kỳ sử dụng đất (mới đưa vào sử dụng hoặc đã canh tác lâu năm) để tiếp tục có chính sách miễn, giảm phù hợp trong thời gian tới. Về bảo đảm miễn, giảm thuế theo đúng mục đích sử dụng Trên thực tế, việc quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có đất nông nghiệp những năm qua còn nhiều hạn chế. Nhiều diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, tình trạng hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai diễn ra ở một số địa phương. Đặc biệt, việc sử dụng đất ở một số nông, lâm trường đang là vấn đề bức xúc trong dư luận do không kiểm soát được quỹ đất, buông lỏng quản lý dẫn đến trục lợi từ đất đai, thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả thực tế của chính sách miễn, giảm thuế, đi đôi với việc ban hành chính sách, cần tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông trường, lâm trường, đồng thời quy định rõ về việc chỉ thực hiện miễn, giảm thuế cho diện tích đất nông nghiệp được sử dụng đúng mục đích; kiên quyết thu hồi và áp dụng các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật đối với diện tích đất bỏ hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí. Về định thuế suất Như đã đề cập ở trên, việc định thuế suất được tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất (từ I đến VI) hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Hơn nữa hiện tại chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được tăng cường, đối tượng miễn, giảm được mở rộng hơn rất nhiều. Do đó, thiết nghĩ cần có sự thay đổi trong quy định về định thuế suất, nó không phù hợp với chính sách miễn, giảm thuế hiện hành, cũng sẽ không còn là căn cứ áp dụng để tính thuế của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực vào năm 2012, vì kể từ ngày Luật này có hiệu lực thì căn cứ tính thuế không còn như Pháp lệnh thuế nhà đất nữa...Nếu quy định về định thuế suất thì nên quy định theo hướng định thuế suất đối với hạng đất từ loại 1 đến loại 4, và giảm mức thuế suất tính bằng kg thóc trên 1 ha so với quy định của luật hiện hành. Về vấn đề người dân chuyển đất nông nghiệp hạng 6 sang nuôi tôm để tăng năng suất kinh tế, cần xem xét, đánh giá lại mức thuế suất tính đối với những đối tượng này đề đảm bảo tính công bằng trong chính sách thu thuế. Tuy nhiên, để khuyến khích được người dân làm giàu chính đáng, chuyển đổi mô hình để nâng cao năng suất kinh tế thì hiện tại, dù người nuôi tôm ở các khu đất hạng 5, hạng 6 có thu nhập cao hơn do chuyển đổi từ đất trông cây hàng năm sang thì mức đánh thuế nếu có áp dụng cao hơn thì theo em cũng chỉ cao hơn không quá 1,2 lần so với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Có như thế mới khuyến khích người dân tự vươn lên thoát khỏi nghèo; thậm chí còn cần phải có chế độ miễn giảm thuế trong thời gian họ mới chuyển đổi mô hình, vì người nuôi tôm cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, có thể lỗ vốn, mất vốn... Về thời hạn miễn, giảm thuế Để tạo căn cứ pháp lý ổn định cho chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp trong nhiều năm tiếp theo, động viên nông dân yên tâm sản xuất, trong nghị quyết 55/2010 vừa có hiệu lực từ đầu năm 2011 quy định thời hạn miễn, giảm là 10 năm (2011 - 2020). Tuy nhiên, theo em sau 5 năm miễn, giảm (giai đoạn 5 năm đầu tiên) cần có tổng kết, đánh giá toàn diện và ban hành một luật chung về chính sách thuế đối với đất đai (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Trong đó các quy định về chế độ miễn, giảm thuế sử dụng đất được sắp xếp tương ứng với phần quy định về thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Về thu thuế, nộp thuế: việc Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 và Nghị định 74 hướng dẫn Luật này, quy định: thuế có thể được tiến hành thu 2 lần trong một năm theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương là bất cập (như đã phân tích ở trên), do đó cần quán triệt trong Luật thuế chỉ được tiến hành thu một lần trong một năm, còn giá trị các vụ thu hoạch được kê khai và có chế độ quản lý riêng của nhà nước đối với việc kê khai. Pháp luật hiện hành quy định đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần thì thuế tính theo sản lượng khai thác và theo giá bán thực tế , giá trị sản lượng tính thuế của cây lâu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích những bất cập của pháp luật thuế về đất đai hiện hành và hướng hoàn thiện.doc
Tài liệu liên quan