MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
PHẦN 1: Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường 3
1. Khái niệm về môi trường 3
2. Khái niệm về phát triển kinh tế 3
3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 4
PHẦN 2: Thực trạng môi trường sinh thái nước ta trong quá trình phát triển kinh tế, đổi mới vừa qua 4
1. Thực trạng 5
1.1. Số liệu tổng quan 5
1.2. Số liệu và thực trạng cụ thể hiện nay 6
2.Những vấn đề đang đặt ra 8
2.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay 8
2.2. Một số hội nghị về kinh tế và môi trường trước các vấn đề trên 9
PHẦN 3: Một số giải pháp cơ bản kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở nước ta 10
1. Giải pháp về giáo dục 10
2. Giải pháp về phát triển các mô hình kinh tế sinh thái 11
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ 11
4. Giải pháp về luật pháp và chính sách 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỤC LỤC 16
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp cơ bản kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc, lâu dài, mang tính toàn diện, mang tầm vĩ mô trong quá trình phát triển của nước ta. Giải quyết tốt vấn đề này, chúng ta sẽ giải quyết được một loạt các vấn đề khác vừa liên quan đến kinh tế lại vừa liên quan đến xã hội. Từ đó chúng ta thấy rõ vai trò chiến lược, quan trọng của vấn đề này đối với toàn thế giới, và càng cấp bách hơn đối với nước ta hiện nay. Và đây cũng chính là cơ sở đề tài của bài viết này.
2.Như vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế đang nổi lên như một vấn đề cấp bách, trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh lớn ở nước ta hiện nay. Đã, đang và sẽ có rất nhiều tài liệu, giáo trình, sách báo,... liên tục, thường xuyên đề cập, bàn luận, nghiên cứu... về vấn đề này. Hòa vào thực trạng nóng bỏng đó, bài viết này cũng muốn góp thêm một tiếng nói, dù là rất nhỏ, vào“tiếng chuông cảnh tỉnh” ấy. Bài viết nhằm mục đích phần nào giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường. Trong khuôn khổ có hạn, bài viết xin được đề cập tới một số nội dung sau:
* Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường.
* Thực trạng môi trường sinh thái trong quá trình đổi mới vừa qua ở nước ta.
* Một số giải pháp cơ bản kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
nội dung
Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường .
Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu và có nhiều quan điểm khác nhau. Môi trường thường được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau như sinh quyển, môi trường sinh - địa - hóa, môi trường sống và được gọi chung là môi trường sinh thái. Ngày nay các nhà khoa học đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường là các yếu tố vật chất, tự nhiên, nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết với nhau và tác động lẫn nhau, tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển”. Hiểu một cách đơn giản môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống. Khái niệm môi trường, nếu hiểu theo nghĩa “môi trường lớn”, bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và cả môi trường đời sống... Song ở đây ta chỉ đề cập đến môi trường tự nhiên, đó là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như: bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản,...
Khái niệm về phát triển kinh tế
Theo các nhà kinh tế học, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng ( tức là sự tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện ở cả 3 nội dung cơ bản sau: sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân; sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; mức độ thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu cơ bản của xã hội . Phát triển kinh tế là một tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của một nền kinh tế . Cho đến nay, trong việc lựa chọn đường lối phát triển kinh tế của các nước vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Nếu nhìn một cách tổng thể, có thể nêu ra 3 loại quan điểm sau: Thứ nhất là quan niệm nhấn mạnh vào tăng trưởng. Thứ hai là quan điểm nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng xã hội. Và cuối cùng là quan điểm phát triển toàn diện. Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên: vừa nhấn mạnh về số lượng, vứa chú ý đến chất lượng phát triển. Đó cũng là quan điểm phát triển của Đảng ta.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Theo nguyên lí về mối liên hệ phổ biến ( mà cơ sở là tính thống nhất vật chất của thế giới), chúng ta dễ dàng thấy: phát triển kinh tế và môi trường là 2 yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau, gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau, thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là bất cứ một sự biến đổi nào của môi trường cũng kéo theo sự biến đổi của kinh tế, và các hoạt động của kinh tế là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi môi trường. Môi trường có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế . Ngược lại, phát triển kinh tế cũng có tác động mạnh mẽ trở lại môi trường.
Trước hết, môi trường đóng vai trò cực kì to lớn, có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển kinh tế. Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự phát triển này (mặc dù vai trò của nó ở những giai đoạn lịch sử khác nhau được thể hiện một cách khác nhau). Môi trường quan hệ trực tiếp với kinh tế qua một số chức năng cơ bản sau: Bảo đảm điều kiện sống cho con người, cung cấp tài nguyên, hấp thụ các chất thải ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Có thể ví phát triển kinh tế giống như một người leo núi, môi trường giống như nước, thực phẩm, không khí... cần dùng. Nếu như không có không khí để thở, nước để uống, thức ăn để ăn ... thì chắc chắn người leo núi không thể leo lên được. Tương tự với phát triển kinh tế và môi trường.Nếu như không có nguồn tài nguyên môi trường giúp đỡ đắc lực thì bất cứ nước nào cũng không thể đẩy nền kinh tế lên được. Một nước có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng trưởng trong điều kiện ổn định, trong khi những nước ít may mắn về tài nguyên phải căng thẳng điều chỉnh sự lên xuống của giá cả khi phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu.Hơn thế nữa, môi trường còn là nơi chứa đựng và hấp thụ các chất thải do quá trình sản xuất và tiêu thụ của con người tạo ra. Vai trò này cũng không kém phần quan trọng so với vai trò cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Như vậy, nếu môi trường hài hòa, kinh tế cũng phát triển nhịp nhàng bền vững, nếu môi trường suy thoái, hệ sinh thái bị phá vỡ, thì kinh tế sẽ trì trệ đi xuống.
Ngược lại , phát triển kinh tế cũng có tác động trở lại môi trường. Chính hoạt động phát triển kinh tế của con người đã tác động vào sinh quyển, làm biến đổi môi trường. Sự tác động này diễn ra theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy ngay, khi kinh tế phát triểnvà công nghệ phát triển, sẽ làm cho chúng ta sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của môi trường một cách có hiệu quả hơn, có nghĩa là giảm tới mức tối thiểu một đơn vị tài nguyên trên đơn vị công suất - đó là nguyên nhân làm cho các tài nguyên sẵn có kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế mà con người sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm môi trường ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, chất thải không được xử lý hợp lý nên môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng tới môi trường. ở những nước có trình độ phát triển kinh tế cao, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do lượng chất thải công nghiệp đưa vào môi trường quá nhiều. Ngược lại ở các nước nghèo đói, trình độ kinh tế kém phát triển, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lại chủ yếu do khai thác cạn kiệt quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Song cả hai nguyên nhân trên, do cả trình độ kinh tế phát triển hay không phát triển, đều có nguồn gốc sâu sa từ sự tăng trưởng kinh tế không chú ý tới bảo vệ môi trường.
Như vậy, thoạt nhìn, mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường có quan hệ mâu thuẫn, đối lập nhau, vì để tăng trưởng kinh tế thì chắc chắn con người phải khai thác và sử dụng tài nguyên. Song sự đối lập đó chỉ trong trường hợp là biểu hiện cụ thể của hoạt động con người vì lợi ích trước mắt. Còn nếu xét trên bình diện mục đích và lợi ích lâu dài, thì 2 vấn đề này hoàn toàn thống nhất với nhau. Đó là 2 mặt bổ sung cho nhau của cùng một quá trình hoạt động duy nhất-hướng về sự tồn tại và phát triển của con người.
Thực trạng môi trường sinh thái nước ta trong quá trình phát triển kinh tế , đổi mới vừa qua.
Thực trạng
Nước ta vốn có ưu thế về tài nguyên môi trường. Song mấy chục năm qua, trong quá trình đổi mới, một mặt nước ta chưa khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nên dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên, mặt khác còn gây nên ô nhiễm môi trường.
1.1Số liệu tổng quan:
Xột về độ an toàn của mụi trường, Việt Nam đứng cuối bảng trong số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trờn tổng số 117 nước đang phỏt triển . Một bỏo cỏo cụng bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra ở Davos, Thuỵ Sĩ cho thấy như vậy.
Nếu tớnh cả 29 quốc gia phỏt triển thuộc Tổ chức phỏt triển và hợp tỏc kinh tế (OECD), thỡ thứ hạng này của Việt Nam cũn thấp hơn nữa.
Sau đây là bảng xếp hạng chỉ số bền vững mụi trường ( 2005 Environment Sustainability Index) trong khối ASEAN trong bản tổng kết gần đây nhất :
Thứ tự
Tờn nước
Điểm số
1
Malaysia
54,0
2
Myanmar
52,8
3
Lào
52,4
4
Campuchia
50,1
5
Thỏi Lan
49,7
6
indonesia
48,8
7
Philippines
42,3
8
Việt Nam
42,3
Bên cạnh đó, qua bản tổng kết gần đây nhất, cho thấy tỉ lệ chất thải trong phát triển kinh tế là lớn nhất: lượng chất thải hằng ngày là 49.134 tấn, trong đó tỉ lệ chất thải của y tế là 1%, của sinh hoạt là 44%, và công nghiệp chiếm tới 55%, hiện nay nước ta ước tính có trên 800.000 cơ sở công nghiệp với khoảng 70 KCX-KCN tập trung.Theo dự đoán lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng gấp 2,4 lần bây giờ.
1.2Số liệu và thực trạng cụ thể hiện nay
Thực trạng cụ thể được thể hiện rõ ở từng môi trường như sau:
Mụi trường đất: Cú xu thế thoỏi hoỏ do xúi mũn, rửa trụi, mất chất hữu cơ; khụ hạn, sa mạc hoỏ, ngập ỳng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoỏ, phốn hoỏ... dẫn đến nhiều vựng đất bị cắn cỗi, khụng cũn khả năng canh tỏc và tăng diện tớch đất bị hoang mạc hoỏ. Trên 50% diện tích đất(3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng đồi núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. ở đồng bằng, thách thức về môi trường đất là nạn ngập úng, lũ, phèn hóa, mặn hóa, xói mòn, sạt lở, đặc biệt là ô nhiễm đất, vắt kiệt độ phì nhiêu của đất để thu lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn nhất. ở miền núi, suy thoái môi trường cũng chủ yếu do nhu cầu kinh tế, đồng thời do trình độ kinh tế kém phát triển nên phương thức canh tác còn thô sơ lạc hậu, chặt phá rừng bừa bãi.
Mụi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu cỏc con sụng cũn khỏ tốt nhưng vựng hạ lưu phần lớn bị ụ nhiễm, nhiều nơi ụ nhiễm nghiờm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiờu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiờu chuẩn cho phộp nhiều lần. Chẳng hạn,tại thành phố Hồ Chớ Minh cú 25 khu cụng nghiệp tập trung với tổng số 611 nhà mỏy trờn diện tớch 2298 ha đất. Theo kết quả tớnh toỏn, hoạt động của cỏc khu cụng nghiệp này cựng với 195 cơ sở trọng điểm bờn ngoài khu cụng nghiệp, thỡ mỗi ngày thải vào hệ thống sụng Sài Gũn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải cụng nghiệp, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ụxy sinh hoỏ), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ụxy hoỏ học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Còn ở Hà Nội, những nhà mỏy như:Dệt Minh Khai và Nhà mỏy Sợi rất "tớch cực" đúng gúp nước thải chưa qua xử lý ra sụng. Tiếp đú là Nhà mỏy Búng đốn Rạng Đụng, Nhà mỏy Cao su, Cụng ty Pin Văn Điển, Nhà mỏy Phõn lõn nung chảy Văn Điển, Tổng Cụng ty Rượu- Bia - Nước giải khỏt... cũng là những đơn vị đứng vào hàng "đại gia" trong việc đổ nước thải ra sụng. Bỡnh quõn một ngày, thành phố Hà Nội sản sinh 250.000m3 nước thải, trong đú nước thải ở cỏc khu cụng nghiệp chưa qua xử lý chiếm 90.000m3.
Mụi trường khụng khớ: Chất lượng khụng khớ ở Việt Nam núi chung cũn khỏ tốt, đặc biệt là ở nụng thụn và miền nỳi. Thế nhưng vấn đề bụi lại đang trở thành vấn đề cấp bỏch ở cỏc khu đụ thị và cỏc khu cụng nghiệp. Việc gia tăng cỏc phương tiện giao thụng cũng đang gõy ụ nhiễm khụng khớ ở nhiều nơi. Nồng độ chỡ, khớ CO khỏ cao. Chỉ tớnh riờng ở thành phố Hồ Chớ Minh, hàng năm cỏc phương tiện vận tải trờn địa bàn thành phố tiờu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đó thải vào khụng khớ khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chỡ, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chớnh vỡ thế, tại nhiều khu vực trong cỏc đụ thị cú nồng độ cỏc chất ụ nhiễm lờn khỏ cao. Tại Hà Nội, ở khu cụng nghiệp Thượng Đỡnh, đường kớnh khu vực ụ nhiễm khoảng 1700 một và nồng độ bụi lớn hơn tiờu chuẩn cho phộp khoảng 2-4 lần; nồng độ SO2 trong khụng khớ vượt tiờu chuẩn cho phộp 2-4 lần, xung quanh cỏc nhà mỏy thuộc khu cụng nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ụ nhiễm cú đường kớnh khoảng 2500 một và nồng độ bụi cũng cao hơn tiờu chuẩn cho phộp 2-3 lần.
Rừng và độ che phủ thảm thực vật: Rừng nguyên thủy chiếm diện tíc gần bằng diện tích cả nước, nhưng hiện nay còn khoảng trên 1/5, cụ thể 66.432km2 , trong đó rừng bảo vệ là 7635km2 . Độ che phủ của rừng hiện nay đã tụt xuống mức báo động( dưới 30%), chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm. Rừng tự nhiờn đầu nguồn và rừng ngập mặn bị tàn phỏ nghiờm trọng.
Đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong mười quốc gia cú đa dạng sinh học thuộc dạng cao nhất trờn thế giới. Tuy nhiờn, những năm gần đõy, đa dạng sinh học nước ta bị suy giảm mạnh do chỏy rừng, do chuyển đổi mục đớch sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế, làm thu hẹp nơi cư trỳ của cỏc giống loài. Do mục đích kinh tế, cho nên nạn khai thỏc và đỏnh bắt quỏ mức, buụn bỏn trỏi phộp động vật, thực vật quý hiếm vẫn tiếp diễn... Nhiều loại động vật, thực vật quí hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Mụi trường biển: Việt Nam cú bờ biển dài hơn 3.260km nhưng trong vũng 20 năm qua, diện tớch rừng ngập mặn nước ta giảm khoảng 75%. Lũ quột, triều cường, súng biển dẫn tới sạt lở bờ biển làm cho cỏc loài sinh vật bị mất nơi cư trỳ, suy giảm mạnh về chủng loại và số lượng, song chủ yếu vẫn do hoạt động phát triển vùng kinh tế ven biển đã làm cho việc đánh bắt quá mức, việc sử dụng các công cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt. Nước biển lại bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt... Đồng thời, liên tục diễn ra các sự cố dầu tràn càng làm ô nhiễm môi trường biển.Không những thế, việc khai thác và vận chuyển dầu trên biển cũng làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm. Gần đây nhất là vụ sự cố dầu tràn ở TP Hồ Chí Minh. Vào ngày 21/ 01/2005, chiếc tàu mang tên Kasaco chở 30.000 tấn dầu, trong lúc cập cảng tại xí nghiệp lọc dầu Sài Gòn, đã để dầu tràn, theo ước tính có thể lên tới 100tấn. Biển Đông hiện nay đang đứng trước tai họa “thủy triều đen”(ô nhiễm dầu lửa) và nạn “thủy triều đỏ” (ô nhiễm do các chất thải).
Khoáng sản: Nói đến khoáng sản không thể không kể đến các tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hóa thạch, các vật liệu xây dựng...; có thể kể đến mỏ than ở Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí, Na Dương; mỏ thiếc ở Bắc Lũng, Sơn Dương; mỏ sắt ở Trại Cau, Apatit ở Lào Cai..., nhưng chỉ đa dạng chứ không giàu, trữ lượng thấp. Do đó trong quá trình hoạt động kinh tế, một số loại đã cạn kiệt, các loại qúy hiếm như vàng, bạc, đá quí, thiếc, vonfram, sắt, titan bị khai thác không có kế hoạch. Song nguồn nguyên liệu hóa thạch quan trọng nhất hiện nay còn khá phong phú là dầu hỏa và than đá. Đó là nguồn tài lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Những vấn đề đang đặt ra
2.1.Những vấn đề đặt ra hiện nay
Do thực trạng cấp bách trên mà nước ta hiện nay nảy sinh rất nhiều vấn đề cần giải quyết kịp thời. Vấn đề chung nhất đặt ra đó là ngăn chặn và giảm đến mức tối thiểu sự cạn kiệt và độ ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. Về môi trường đất, cần chống thoái hóa đất, hóa mặn, phèn, bạc màu, đặc biệt là nạn ô nhiễm đất do hóa chất trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp, quá trình đô thị hóa; nâng cao hiệu quả sản xuất và tính bền vững của đất. Song song với vấn đề về đất, vấn đề về nước cũng rất cấp thiết. Đó là tình trạng thiếu nước và thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng, nạn ô nhiễm nước mặt ở các con sông, nước ngầm... Cần giải quyết vấn đề về hệ thống xử lí khí thải để giảm ô nhiễm không khí. Đồng thời, vấn đề về khai thác và bảo vệ rừng cũng cần giải quyết triệt để: phải nâng cao khả năng quản lý rừng bền vững, tăng thêm diện tích trồng rừng để chống lũ, chống xói mòn, bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và đa dạng sinh học. Đối với môi trường biển, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ nguồn lợi gắn liền với bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng ngập mặn cũng như chống ô nhiễm nước biển. Một vấn đề cũng không kém phần nóng bỏng, đó là việc đảm bảo kĩ thuật trong quá trình khai thác các khoáng sản trong lòng đất cũng như dưới đáy biển, cần có một hệ thống đồng bộ, kĩ thuật khai thác hiện đại để tránh tình trạng cạn kiệt cũng như ô nhiễm môi trường.
2.2.Một số hội nghị về kinh tế và môi trường trước các vấn đề trên
Trước những vấn đề cấp bách trên, để nghiên cứu, thảo luận và bàn bạc về các vấn đề đó, trong thời gian gần đây , ở nước ta đã liên tục diễn ra các hội nghị về vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Đầu tiên phải kể đến sự kiện , từ 29-31/03/2004, nước ta đã tham dự hội nghị quốc tế về môi trường tại đảo Chêchu (Hàn Quốc) để thảo luận giải pháp phát triển môi trường bền vững. Đồng thời nước ta đã phối hợp với Đại học Liên hợp quốc, Đại Học Bách khoa Lausanne, Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ, Hội quốc tế về Hóa phân tích môi trường để tổ chức Hội nghị quốc tế châu á Thái Bình Dương lần thứ hai về phân tích và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Dự án môi trường Việt Nam - Canada tại Thái Bình Dương được đánh giá đang hoạt động rất hiệu quả, đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải, khí thải ở các khu công nghiệp. Tiếp đó, chúng ta cũng tham dự Hội nghị môi trường Honda của các nước ASEAN lần thứ hai, tập trung thảo luận vấn đề mở rộng phát triển nhà máy Xanh, lập kế hoạch mở rộng chương trình “mua hàng xanh”, góp phần bảo vệ môi trường. Tiếp đó, vào 6/4/2005, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị sơ kết về tình hình hoạt động của quí 1 năm 2005 và thông qua kế hoạch hành động thời gian tới của chương trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển về hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý môi trường và đất đai (SEMLA), nhờ đó quản lý môi trường tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế. Và gần đây nhất, nước ta vừa tổ chức hội nghị môi trường toàn quốc vào ngày 21&22/4/2005 tại trung tâm hội nghị quốc tế và khách sạn Sheraton ở Hà Nội.
Một số giải pháp cơ bản kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở nước ta
Đứng trước thực trạng như trên, mỗi chúng ta đều nhận thức rõ sự cần thiết, cấp bách, kịp thời về việc đưa ra các giải pháp để kết hợp phát triển kinh tế với môi trường. Chúng ta cần thực hiện đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các giải pháp sau đây:
Giải pháp về giáo dục
-Triển khai các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, trước hết về các luật pháp, chính sách của nhà nước về môi trường, rồi đến việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên: xây dựng phương án thống nhất bao quát trên toàn bộ hệ thống giáo dục trong và ngoài nhà trường, tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt cần đưa việc giáo dục môi trường thành bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục ở nhà trương thuộc tất cả các cấp.
-Nâng cao trình độ nhận thức cho các doanh nghiệp, công đoàn về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
-Đào tạo đội ngũ cán bộ về môi trường: Về chuyên môn, cần có nhiều chuyên gia về quản lí các lĩnh vực tài nguyên, kinh tế môi trường. Về kỹ thuật, cần có nhiều công nhân có trình độ, được đào tạo để hiểu được mối quan hệ giữa sinh thái và kinh tế
-Thực hiện tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng, khuyến khích mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần tham gia các phong trào sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Giải pháp về phát triển các mô hình kinh tế sinh thái
-Điều hòa sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, các miền nhằm giảm áp lực đối với tài nguyên.
-Nghiên cứu và áp dụng hệ thống sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp liên hoàn, có khả năng tuần hoàn lớn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường. Ví dụ: khuyến khích những phương thức sản xuất kết hợp với chăn nuôi: thường kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, có thể cả nuôi trồng thủy sản: vì trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, rác thải của súc vật lại cung cấp phân bón tự nhiên cho cây cối.
-Trong khai thác khoáng sản, cần xây dựng mô hình khai thác gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Ví dụ, ở mỏ Bắc Lũng, trong khi khai thác quặng thiếc đã tạo ra một qui trình hoàn thổ: nơi nào khai thác xong, đất được lấp trở lại, đất màu tải đều lên trên và đưa ngay vào trồng cấy ngay cho kịp thời vụ.
-Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án và quản lí tổng hợp; xây dựng qui hoạch thống nhất sử dụng tài nguyên
-Tăng cường đầu tư, khôi phục, tái tạo, cải thiện tình hình tài nguyên. Chẳng hạn thực hiện tốt công tác bảo vệ và trồng rừng. Không chỉ trồng rừng, cần phát triển mô hình trồng cây ở mọi vùng, trồng cả cây ngắn ngày, cả cây dài ngày, ở cả thành thị và nông thôn.
-Lồng ghép một cách linh hoạt chương trình phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên với chương trình phát triển kinh tế xã hội thích hợp trong điều kiện cụ thể của từng vùng, để vừa phát huy được thế mạnh trong phát triển kinh tế và bảo vệ được môi trường của vùng đó.
Giải pháp về khoa học và công nghệ
-Tăng cường áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ trong khai thác, sản xuất, chế biến. Nghiêm cấm nhập các công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ, tuy rẻ tiền nhưng gây tác động xấu tới môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
-áp dụng các biện pháp kĩ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học,...)
-Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ xử lí chất thải (nước thải, khí thải), cải tiến các giai đoạn: xử lí cơ học, hóa học, sinh học, bùn. Sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất, có biện pháp để tái sử dụng nguồn tài nguyên, ví dụ như nước thải, khuyến khích áp dụng các công nghệ tái chế chất thải để tái phân bón vi sinh, tạo chất mùn phục vụ sản xuất, giảm diện tích chôn lấp chất thải.
-Nghiên cứu đánh giá để lựa chọn nhiên liệu thay thế nguyên liệu gây nhiều ô nhiễm như gỗ, củi; và đề xuất việc sử dụng hữu hiệu các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí ga tự nhiên , năng lượng thủy điện...Đẩy mạnh việc phát triển và sử dụng năng lượng địa nhiệt, gió và sóng, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời qui mô nhỏ,...
-Tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực để tiếp thu, học hỏi những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường để phát triển kinh tế.
Giải pháp về luật pháp và chính sách
-Tiếp tục bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật về quyền sử dụng, quản lí, kinh doanh các tài nguyên. Xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh về môi trường: xây dựng các tiêu chuẩn môi trường quốc gia về tài nguyên, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, xử phạt nghiêm minh các trường hợp phạm luật.
-Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan các cấp địa phương và cho cộng đồng trong việc quản lí và giám sát, sử dụng tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế. -Kiện toàn hệ thống quản lí nhà nước về tài nguyên.Rà soát lại chức năng quản lí của các cơ quan khác nhau để tránh chồng chéo, trùng lặp; đồng thời nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí tài nguyên mang tính thống nhất và liên ngành.
-Huy động sự tham gia rộng rãi của người sử dụng vào quá trình lập kế hoạch, vận hành và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về tài nguyên.
-Xây dựng chính sách, luật pháp quản lí tổng thể các tài nguyên quốc gia, xem xét nhu cầu khác nhau về sử dụng, quản lí tài nguyên để cân đối những nhu cầu này với lợi ích kinh tế và tổ chức quản lí hệ sinh thái.
-Có chế độ, chính sách ưu đãi (miễn giảm thuế) đối với những cơ sở dám vay vốn hay tái đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lí chất thải đạt chất lượng cao.
-Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính, tài chế pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả hơn Luật bảo vệ môi trường. Cần áp dụng và thực hiện nguyên tắc Trả tiền ô nhiễm và Trả tiền sử dụng, đồng thời dùng các công cụ kinh tế như : lệ phí, thuế tài nguyên, trợ cấp, giấy phép chuyển nhượng, phiếu cam kết để khích lệ những người làm kinh tế sử dụng tài nguyên đúng đắn.
-Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc sử dụng và quản lí, bảo vệ tài nguyên dùng chung giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Lồng ghép tốt hơn nữa việc kết hợp các chính sách quốc gia với kế hoạch hành động quốc tế trong việc bảo vệ bền vững môi trường cùng phát triển kinh tế bền vững.
kết luận
Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay nó đang nổi lên như một vấn đề cấp bách của thời đại. Xác định rõ vai trò của vấn đề này, trong những năm vừa qua, hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế đã từng bước được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu, góp phần vào thành tựu của đất nước trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, nhìn chung vẫn tiếp tục cạn kiệt, suy thoái, ô nhiễm, một số nơi còn trầm trọng.Vì thế, trong điều kiện nước ta hiện nay, cần có các chiến lược và giải pháp hoàn chỉnh, đầy đủ, thống nhất, hợp lí để vừa phát triển kinh tế đồng thời môi trường vẫn được bảo vệ. Điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35723.doc