Tiểu luận Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2

I Chứng khoán 2

1.1 Khái niệm về chứng khoán 2

1.2 . Phân loại chứng khoán 2

II. Thị trường chứng khoán. 2

2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 2

2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 4

CHƯƠNG II:THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 5

I . Sự cần thiết của thị trường chứng khoán tại Việt Nam 5

II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam 5

2.1. Thuận lợi 5

2.2. Khó khăn 6

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 8

KẾT LUẬN 10

 

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, Việt Nam cần đến khối lượng vốn khổng lồ mà hiện nay thị trường tài chính không thể đáp ứng đầy đủ. Với cơ cấu của nền kinh tế hiện nay, thị trường tài chính chủ yếu đáp ứng được một phần nhu cầu của nền kinh tế về vốn ngắn hạn, trong khi đó quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá lại đòi hỏi bức xúc về vốn dài hạn. Trước những đòi hỏi bức xúc về vốn trung và dài hạn cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới Việt Nam cần phải có những chính sách huy động tối đa mọi nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức. Một trong những giải pháp đó là “phát triển thị trường chúng khoán” Do còn non trẻ nên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chưa hoàn toàn đáp ứng được sự phát triển của đất nước. Trong bài viết này, bằng hiểu biết của bản thân, em đưa ra những ưu_ nhược điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay và một số vấn đề bất cập cùng với hướng giải quyết nó trong thời gian tới. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về thị trường chứng khoán, và do hiểu biết về thị trường chúng khoán cong hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cho bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Chứng khoán và thị trường chứng khoán: I. Chứng khoán : 1.1 Khái niệm về chứng khoán: Chứng khoán là một loại giấy có giá, một loại chứng từ xác nhận quyền sở hữu vốn của người chủ đầu tư và nhờ đó họ được hưởng những quyền lợi từ chủ thể phát hành chứng khoán. 1.2 . Phân loại chứng khoán: Căn cứ vào nội dung kinh tế của chứng khoán, người ta phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Chứng khoán vốn bao gồm các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng và trái phiếu công ty. Chứng khoán vốn bao gồm hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Căn cứ vào hình thức, người ta phân biệt hai loại chứng khoán: chứng khoán ghi tên và chứng khoán không ghi tên. Căn cứ vào lợi tức, người ta phân biệt hai loại chứng khoán: chứng khoán có lợi tức cố định (các loại chứng khoán nợ và các loại cổ phiếu ưu đãi) và chứng khoán có lợi tức cố định (cổ phiếu thường). II. Thị trường chứng khoán: 2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK) là hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu) có tổ chức, theo pháp luật (luật giao dịch chứng khoán). TTCK là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư (người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người muốn mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Bản chất TTCK được thể hiện trong các chức năng của TTCK. Sơ đồ cơ cấu thị trường chứng khoán Các đầu tư cá thể Các tổ chức đầu tư Các NHTM có tài khoản tiền gửi của các tổ chức và cá nhân đầu tư NH thanh toán được chỉ định Trung tâm đào tạo ngành chứng khoán Trung tâm tin học Uỷ ban chứng khoán Các công ty chứng khoán, Công ty lưu ký Sở giao dịch chứng khoán Trung tâm TTBT và LKCK Bộ phận bù trừ Bộ phận thanh toán Bộ phận huỷ ký Bộ phận đăng ký 2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán: Cơ cấu thị trường chứng khoán gồm có: _ Các thị trường chứng khoán _Các công ty chứng khoán _ Các nhà kinh doanh chứng khoán TTCK một nước có hai cấp và hai loại. Hai cấp của TTCK là thị trường cấp một và thị trường cấp hai. Hai loại thị trường là thị trường chính thức và thị trường không chính thứ. _TTCK cấp một: là thị trường chào bán lần đầu các loại chứng khoán. _TTCK cấp hai (thị trường thứ cấp Secondayr Market) là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành trên thị trường cấp một. Đây là nơi giao dịch mua bán, thanh toán hàng ngày giữa những người kinh doanh chứng khoán với nhau. Thị trường cấp hai bao gồm hai thị trường: thị trường chính thức và thị trường không chính thức. Thị trường chính thức là các cơ sở giao dịch chứng khoán (trung tâm hay khu vực). Thị trường không chính thức còn gọi là thị trường tự do hay thị trường trao tay (Over the counter market- OTC). Chương II Thị trường chứng khoán Việt Nam I . Sự cần thiết của thị trường chứng khoán tại Việt Nam: Xuất phát từ thực tế là một nước nghèo, thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển cộng với quy luật cung cầu về vốn và nhu cầu bức xúc đòi hỏi huy động nội lực để đáp ứng vốn đầu tư-quốc gia đã thể hiện bằng sự ra đời của uỷ ban chứng khoán nhà nước theo nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 và đến ngày 28/7/2002 phiên giao dịch đầu tiên của TTCK đã diễn ra. Chính từ đó Thị trường chứng khoán ra đời tại Việt Nam là một điều tất yếu trong sự phát triển kinh tế của đất nước.Việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay còn rất cần thiết bới những lý do sau: _Dưới góc độ kinh tế, với tư cách là một bộ của thị trường tài chính có chức năng phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn, TTCK là trung tâm thu nhận, phân phối và giao lưu các nguồn vốn cho đầu tư và xã hội. Nó gắn bó hữu cơ trong sự phát triển đồng bộ hệ thống tài chính tiền tệ cấu thành nền tài chính quốc gia. _TTCK giúp cho đồng vốn đi vào những ngành, những doanh nghiệp biết tạo ra hiệu quả thông qua sự định hướng của thị trường vốn. _Một TTCK hoạt động tốt sẽ cung cấp những dự báo chính xác về chu kỳ kinh doanh trong tương lai, giúp nhà nước hoạch định các chính sách thích hợp. _TTCK mang lại nhiều lợi ích cho công chúng, giúp cho công chúng có thể đầu tư vào các chứng khoán khác nhau một cách dễ dàng. II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam: 2.1. Thuận lợi: Việt Nam có một nền chính trị ổn định, kinh tế đang phát triển với nhịp độ khá cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội(GDP) bình quân 6-7% năm, lạm phát được khống chế, thu nhập và mức sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội được cải thiện và ra tăng rõ tệt. Đây là môi trường kinh tế vĩ mô hết sức thuận lợi cho việc phát triển thị trường chứng khoán, và uy tín của Đảng ngày càng được củng cố trong các tầng lớp nhân dân. Chính sách đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế của Đảng và nhà nước đang giải phóng mọi năng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Quá trình cải cách đã cho ra đời và phát triển hàng loạt các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tín dụng các tổ chức bảo hiểm. Đây là các tác nhân quan trọng cho sự phát triển thị trường vốn và là tiền đề cho sự phát triển thị trường chứng khoán tại Viêtn Nam. Để đạt được mục tiêu tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người thì nhu cầu vốn của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ 2000-2010 là 543,5tỷ USD. Chính sách kinh tế mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới đã góp phần làm cho nền kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại thu được nhiều kết quả khả quan. Cùng với sự giúp đỡ của các nước trên thế giới, sự học hỏi kinh nghiêm của các nước đi trước đã tác động tích cực cho việc hình thành và phát triển TTCK tại Việt Nam. 2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, TTCK Việt Nam vẫn còn không ít những khó khăn, và đây cũng chính là nguyên nhân làm chậm lại quá trình hình thành TTCK ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ bé với các nước trong khu vục. TCCK nước ta mới chỉ có 25 công ty niêm yết, tổng giá trị thị trường của các công ty niêm yết là 132triệu USD ( ngỏ hơn 434 lần so với Indoneasia) chiếm tỷ trọng o,4% tổng GDP, con số này còn quá khiêm tốn so với hầu hết các TTCK. Do sự hiểu biết về các tổ chức và hoạt đồng của thị trường chứng khoán còn rất hạn chế của người dân, tỷ lệ tiết kiệm và tiêu dùng còn quá chênh lệch, ước tính nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào khoảng 10tỷ USD, nếu biết huy động nguồn vốn này thông qua TTCK để đầu tư cho phát triển kinh tế thì hàng năm chúng ta không phảI vay một lượng tiền khá lớn để đầu tư xho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thêm vào đó, hệ thống pháp lý về TTCK cho đến nay vẫn chưa được hoàn chỉnh,mố số văn bản pháp quy, các luật có liên quan đã ban hành thì trong phần nội dung còn nhiều bất cập, mâu thuẫnvới hệ thống pháp lý về TTCK. Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành TTCK còn non trẻ, thiếu cả về số lượng lẫn kinh nghiệm, kiến thức nghiệp vụ. Nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn có tiềm lực kinh tế vẫn đang đứng ngoài cuộc, chưa sẵn sàng, chưa tích cực tham gia vào TTCK, phần lớn có vốn rất nhỏ, chứa đủ mạnh để tạo ra các “hàng hoá” cần thiết. Sự cung cấp thông tin cho TTCK cũng rất hạn chế,gần như công chúng đặt mua cổ phiếu theo tin đồn. Các bản báo cáo về tài chính của những công ty phát hành cổ phiếu chuận bị rất sơ sài, không cung cấp kịp thời để bgười đầu tư dễ dàng phân tích và đánh giáđúng tình hình trước khi đặt mua. Ngoài ra chính sách thuế của Chính phủ không nhằm mục tiêu phát triển kinh tế thị trường như mức thuế đánh trên giao dịch chứng khoán quá cao hay thuế đánh trên thu nhập cổ tưc của cổ đông. Chính điều đó không khuyến khích phát hành và lưu thành chúng khoán. Hiện nay trên TTCK còn có thực trạng các doanh nghiệp chưa cổ phần hoá (CPH) thì không muốn CPH, doanh nghiệp đã CPH thì lại không muốn “lên sàn” và các doanh nghiệp đã lên sàn rồi thì chưa phát hành cổ phiếu, tráI phiếu ( ngoại trừ Công ty Hapaco đà một lần phát hành thêm cổ phiếu) nguyên nhân là do cơ chế, mặc dù Nghị định 144/CP ra đời đã thông thoáng hơn nhưng lại chưa có văn bản hướng dẫn. ( Theo báo Chứng khoán Việt Nam- số 4 tháng4 năm 2004) Từ những thực trạng thuận lợi và khó khăn trên đòi chúng ta cần phải chuẩn bị mọi mặt chu đáo hơn nữa, tạo ra những điều kiện tiền đề thật hoàn hảo để sớm cho ra đời hoạt động của TTCK Việt Nam. Đây là đòi hỏi vô cùng bức xức, khách quan cho công tác huy động nguồn lực về vốn cho nền kinh tế đất nước, phục vụ cho chủ trương CNH- HĐH mà Đảng, nhà nước đã đề ra Chương III Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam Đầu tiên cần định vị rõ vai trò của hệ thống Thị trường chứng khoán trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự phát triển lâu dài, bền vững của TTCK chỉ có được khi có 1 lực lượng chủ thể- các doanh nghiệp cùng với công chúng rộng rãi nhập cuộc thực sự.Vậy cần phải thúc đẩy mạnh mẽ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là mạnh dạn cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả và gắn việc cổ phần hoá với phát hành chứng khoán ra công chúng. Cần thúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TTCK, có thể áp dụng như ngành thuế đã làm trước đây khi đưa thuế vào đời sống xã hội. Cần tăng cường đào tạo mạnh đội ngũ nhân lực cho TTCK, kể cả cán bộ quản lý và đội ngũ người hành nghề. Nâng cao hệ thống giao dịch, bỏ chế độ đại diện giao dịch tại sàn, cho phép các công ty chứng khoán chuyển lệnh trưc tiếp vào hệ thống giao dịch. Không nên cưỡng ép doanh nghiệp tham gia niêm yết, mà phải làm cho họ thấy được lợi ích của việc niêm yết mà tự nguyện tham gia. Cần tạo cơ chế công bằng về công bố thông tin giữa công ty niêm yết và công ty cổ phần chưa niêm yết. Hoàn chỉnh khung pháp lý cho sự hoạt động của thị trường chứng khoán: có luật chứng khoán, có tính đồng bộ và nhất quán của các đạo luật kinh tế (luật ngân hàng, luật ngân sách, luật chứng khoán), phải tính đến yêu cần hội nhập quốc tế. Có chính sách, cơ chế ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán như: _Các chính sách kích cung cổ phiếu bằng cách miễn giảm thuế thu nhập. _Các chính sách kích cầu cổ phiếu không nên áp đặt một mức thuế đánh vào thu nhập từ mua bán cổ phiếu. _Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cần xây dựng TTCK phi tập trung (OCT) để nhà nước có thể quản lý, kiểm soạt được. Hy vọng rằng thị trường OCT ra đời sẽ góp phần thúc đẩy và cải thiện được những mất cân đối hiện nay của thị trường tập trung. Những giải pháp nêu trên chưa phải là những giải pháp tốt nhất, song hy vọng chúng cũng giúp ích được một phần nào cho việc đẩy mạnh tiến trình phát triển TTCK trong nền kinh tế CNH- HĐH ngày nay. Kết luận Thời gian thành lập chưa được bao lâu nên TTCK của Việt Nam vẫn đang còn rất non trẻ và đang trên đà học hỏi. Việc xây dựng TTCK là một mục tiêu quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách lâu dài và có hiệu quả. TTCK không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường, qua đó các luồng vốn trong và ngoài nước được tập trung sử dụng cho các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế… Tuy nhiên, TTCK cũng không thể tránh được mặt trái của nó. Những tác động nguy hiểm lôi kéo, phá hỏng nền kinh tế khi nó không vận hành theo đúng nguyên tác của thị trường. Nhưng nếu chúng ta biết tìm cách khắc phục được những mặt trái của nó và vận dụng tốt những điểm lợi thế của thị trường chứng khoán bằng những chính sách hợp lý đúng đắn chắc chắn trong tương lai không xa TTCK sẽ phát triển một cách bền vững, đưa nền kinh tế của chúng ta đi lên. MụC LụC Lời nói đầu 1 Chương I: Chứng khoán và thị trường chứng khoán 2 I Chứng khoán 2 1.1 Khái niệm về chứng khoán 2 1.2 . Phân loại chứng khoán 2 II. Thị trường chứng khoán. 2 2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 2 2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 4 Chương II:Thị trường chứng khoán Việt Nam 5 I . Sự cần thiết của thị trường chứng khoán tại Việt Nam 5 II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam 5 2.1. Thuận lợi 5 2.2. Khó khăn 6 Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 1_ Giáo trình tài chính _ trường ĐH Quản Lý Và Kinh Doanh 2_ Báo chứng khoán Việt Nam_số 4 tháng4 năm 2004 3_ Báo chứng khoán Việt Nam _ số5 tháng 5 năm 2004 4_ Báo tài chính doanh nghiệp_ số 11năm 2004 5_ Báo chứng khoán Việt Nam _ số3 tháng 3 năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72266.DOC
Tài liệu liên quan