Tiểu luận Một số giải pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp thương mại

Trong doanh nghiệp thương mại, sự phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sẽ làm cho trình độ lao động của nguồn nhân lực được phát triển, nâng cao, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc đươc giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Đối với nhân viên mới, các doanh nghiệp áp dụng chương trình đào tạo nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc mới của doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đào tạo về trình độ lao động mà cả về mặt thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức. Vì thế người lao động sẽ phát triển một cách hoàn thiện, có khả năng lao động tốt hơn và trở thành những người có ích cho doanh nghiệp và xã hội.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hiện nay với việc sử dụng các thiệt bị khoa học công nghệ, tri thức khoa học và thông tin trở thành bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất, đồng thời đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất trên quy mô toàn cầu đã làm cho nền kinh tế của nước ta phát triển một cách mạnh mẽ. Và trong các doanh nghiệp thương mại hầu như cũng đã sử dụng các thiết bị khoa hoc công nghệ hiên đại nhằm làm cho doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển đi lên. Song để đạt được điều đó là do sự phát triển yếu tố con người, phát triển nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết, hiện nay nguồn nhân lực của nước ta cũng như trong các doanh nghiệp thương mại rất dồi dào, nhưng có điểm yếu là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Muốn cho nền kinh tế của doanh nghiệp phát triển thì doanh nghiệp phải có những biện pháp đúng đắn để đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .Và từ đó nó cũng sẽ làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên. Đây là vấn đề đang được nước ta quan tâm nên em quyết định chọn đề tài này làm bài tiểu luận của mình. Phần nội dung I. Đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực . 1. Vị trí và đặc điểm nguồn nhân lực thương mại Vị trí Do kết quả của sự phân công lao động xã hội, một bộ phận lao động xã hội tách ra khỏi quá trình sản xuất và chuyên thực hiện lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Vì vậy nó làm cho quá trình sản xuất hàng hoa của xã hội diễn ra một cách thông suốt và lưu thông hàng hoá được nhanh hơn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, làm cho nền sản xuất của xã hội ngày càng phát triển . Hiện nay cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá thì số lượng người lao động trong nghành thương mại ngày càng tăng lên, vì vậy nó làm cho nghành thương mại ngày càng phát triển và quá trình tái sản xuất của nước ta diễn ra nhanh hơn. Từ đó ta có thể thấy được nguồn lao động của nghành thương mại giữ vị trí quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: Một bộ phận khá lớn lao động của nghành thương mại thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sx trong lưu thông như : chia nhỏ, bao gói hàng hoá, vận chuyển , bảo quản … Lao động này mang tính chất sản xuất , nó tạo ra giá trị và giá trị mới của hàng hoá. Lao động trong nghành thương mại là một bộ phận lao động cần thiết phục vụ và thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Nó được chuyên môn hoá tổ chức lưu thông hàng hoá nên giải phóng lao động sản xuất khỏi việc thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá và tập trung vào sx, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, nắm chắc nhu cầu thị trường và tổ chức tiêu thụ nhanh chóng hàng hoá . Lao động và dịch vụ thương mại không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hoá của người tiêu dùng, mà còn góp phần giải phóng lao động trong công việc nội trợ của từng gia đình, tăng thời gian nhàn dỗi cho nhân dân để tự nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và thời gian nghỉ ngơi . Đặc điểm Do nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại giữ vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, nên ta có thể thấy rõ được những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại. Hoạt động trong ngành thương mại vừa mang tính chất sản xuất, vừa thực hiện mua bán hàng hoá và vừa mang tính phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân . Để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, hoạt động lao động trong nghành thương mại tổng hợp nhiều lĩnh vực : Khoa học kỹ thuật, tâm sinh lí, văn hoá và nghệ thuật . Lao động thương mại góp phần thiết lập quan hệ giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, quan hệ giữa người sx với người tiêu dùng, giữa người với người trong xã hội thông qua thực hiện mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Do vậy hoạt động lao động trong nghành thương mại mang tính chất xã hội rộng rãi . Trong thời đại hoà nhập và thực hiện chính sách mở cửa thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước, lao động thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước . 2.Phân loại lao động trong ngành thương mại. Như ta đã biết, cấu trúc lao động trong xã hội nước ta rất đa dạng phức tạp với nhiều thành phần khác nhau.Và trong doanh nghiệp thương mại cũng vậy, dường như mỗi doanh nghiệp có nhiều nhóm người khác nhau làm cho việc quản lý lao động trong doanh nghiệp thương mại rất khó khăn và phức tạp. Một trong những vấn đề quan trọng đối với công tác quản lý lao động là người quản lý phải biết rõ được đặc điểm, tính chất của từng loại lao động để áp dụng những biện pháp quản lý thích hợp . Vì vậy, doanh nghiệp thương mại cần phải có sự phân loại lao động để quản lý lao động được tốt hơn, có rất nhiều tiêu thức để phân loại lao động. Trong kinh doanh thương mại, nếu căn cứ vào đặc điểm, tính chất và yêu cầu của công tác quản lý có thể phân loại lao động theo các tiêu thức. Thứ nhất, nếu căn cứ vào chức năng của ngành thương mại và tính chất của lao động trong kinh doanh được chia làm ba bộ phận : +Lao động sản xuất thực hiện tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Bộ phận lao động này tạo ra một phần giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. +Lao động phục vụ trong quá trình lưu thông thuần tuý thực hiện mua bán hàng hoá thuần tuý làm thay đổi hình thái giá trị của hàng hoá từ tiền tệ sang hàng hoá, từ hàng hoá sang tiền tệ. Lao động này không tạo ra giá trị và giá trị mới của hàng hoá. +Lao động cung ứng dịch vụ thương mại mang tính chất dịch vụ có quan hệ đến mua bán hàng hoá và cung ứng các loại dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. Thứ hai, nếu căn cứ vào nghiệp vụ quản lý và kinh doanh lao động trong doanh nghiệp thương mại chia làm ba loại: +Lao động trực tiếp kinh doanh tham gia trực tiếp vào quá trình lưu thông hàng hoá. Tuỳ theo quy mô và cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận này cần tổ chức lao động theo hình thức chuyên môn hoá từng nghiệp vụ kinh doanh, có thể tổ chức thành các bộ phận sau: Bộ phận lao động tổ chức, khai thác nguồn hàng và vận chuyển hàng hoá Bộ phận lao động bảo quản, phân loại chia nhỏ và bao gói hàng hoá… Bộ phận lao động bán hàng, quảng cáo, tiếp thị +Lao động quản lý kinh doanh không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, mà thực hiện những nhiệm vụ quản lý của doanh nghiệp . +Lao động ngoài kinh doanh làm những công việc khác ngoài chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá như y tế, xây dựng cơ bản, bảo vệ . Thứ ba, nếu căn cứ vào mức độ thực hiện chế độ đối với người lao động, lao động trong doanh nghiệp được chia ra: +Lao động hợp đồng dài hạn +Lao động hợp đồng ngắn hạn 3.Vai trò của phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Như ta đã biết, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại luôn đảm nhiệm khâu lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Vì vậy việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẽ làm cho hàng hoá sản xuất ra trong các doanh nghiệp được chu chuyển tốt hơn. Hiệu quả lao động của doanh nghiệp ngày càng tăng lên và phát triển mạnh mẽ. Từ đó nó sẽ kéo theo nền kinh tế của xã hội cũng phát triển. Khi nguồn nhân lực phát triển và được sử dụng một cách hiệu quả sẽ làm cho năng suất lao động của nhân viên tăng lên, và là điều kiện để mở rộng lưu chuyển hàng hoá, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Ngoài ra việc tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp còn góp phần giảm hao phí lao động trong quá trình thực hiện lưu thông hàng hoá, tiết kiệm lao động xã hội. Từ đó nó sẽ nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện lao động và đời sống của người lao động trong ngành thương mại. II.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 1.Sự phát triển quy mô kinh doanh và cơ cấu kinh doanh của ngành thưong mại. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật , thời đại phát triển hợp tác và hội nhập, sự phân công lao động xã hội càng chi tiết và vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia. Do đó trao đổi hàng hoá và lưu thông hàng hoá càng phát triển không những trong phạm vi một quốc gia, mà còn phát triển rộng ra các nước trên thế giới. Vì vậy, việc phát triển về qui mô và cơ cấu kinh doanh của ngành thương mại sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển. Cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất, phát triển qui mô kinh doanh là nói đến sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật và người lao động. Nhưng ở đây là doanh nghiệp thương mại nên cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ các công trình kiến trúc và phương tiện kỹ thuật để thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá, bao gồm: các trung tâm thương mại dịch vụ, hệ thống các chợ, các cửa hàng, các siêu thị, các phương tiện vận chuyển hàng hoá… Người lao động trong doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá. Vì vậy, việc phát triển về qui mô kinh doanh sẽ tạo ra được nhiều phương tiện kỹ thuật để lưu thông hàng hoá, giúp cho người lao động trong doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá nhanh hơn, nhiều hơn và lưu thông hàng hoá được tốt hơn. Sau sự phát triển về qui mô kinh doanh thì việc phát triển về cơ cấu kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Cơ cấu kinh doanh ở đây là nói đến số lượng người là bao nhiêu, trong đó bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, số người lao động tốt là bao nhiêu, số người lao động chưa tốt là bao nhiêu. Từ đó doanh nghiệp sẽ bố trí được lao động một cách hợp lý, chẳng hạn: đối với nam thì làm những công việc nặng , đối với nữ thì làm những công việc nhẹ, còn đối với những lao động chưa giỏi thì doanh nghiệp sẽ có những biện pháp đào tạo làm cho họ có khả năng lao động tốt hơn. 2.Sự phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Trong doanh nghiệp thương mại, sự phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sẽ làm cho trình độ lao động của nguồn nhân lực được phát triển, nâng cao, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc đươc giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Đối với nhân viên mới, các doanh nghiệp áp dụng chương trình đào tạo nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc mới của doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đào tạo về trình độ lao động mà cả về mặt thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức. Vì thế người lao động sẽ phát triển một cách hoàn thiện, có khả năng lao động tốt hơn và trở thành những người có ích cho doanh nghiệp và xã hội. 3.Chính sách pháp luật đới với người lao động. Hiện nay, trong xã hội cũng như trong các doanh nghiệp thương mại không ít người chưa nắm rõ được pháp luật. Vì lợi ích riêng của mình mà họ làm những điều vi phạm pháp luật. Cuối cùng những người đó cũng phải trả giá. Song nó lại làm cho việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trở nên khó khăn. Vì vậy việc áp dụng chính sách pháp luật đối với người lao động sẽ làm cho họ có những hiểu biết đúng đắn về pháp luật và tuân thủ chấp hành theo pháp luật. Nhờ đó, họ sẽ yên tâm lao động mà không cần phải lo sợ về những việc mình làm có bị vi phạm pháp luật hay không và hiệu quả lao động của họ sẽ cao hơn. Như vậy, viêc áp dụng chính sách pháp luật đối với người lao động có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại. 4.Trình độ tổ chức quản lý kinh doanh nói chung và quản lý lao động nói riêng. Trong một doanh nghiệp thương mại nếu có đầy đủ các yếu tố về kĩ thuật, trang thiết bị hiện đại và những người lao động có trình độ cao thì doanh nghiệp đó chưa chắc đã phát triển mạnh mẽ được. Một trong những yếu tố cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là trình độ tổ chức quản lý kinh doanh nói chung và quản lý lao động nói riêng của các doanh nghiệp. Bởi nếu doanh nghiệp nào có trình độ quản lý kinh doanh tốt thì doanh nghiệp đó sẽ trở nên bền vững và thống nhất từ trên xuống dưới, do đó người lao động sẽ tin tưởng doanh nghiệp của mình và họ rất hứng thú hăng say với công việc. Và một khi họ đã hăng say với công việc thì họ sẽ phát huy được hết khả năng lao động của mình, họ rất trung thành với doanh nghiệp. Bởi nếu doanh nghiệp không có trật tự thì người lao động sẽ không muốn làm ở doanh nghiệp đó nữa, và sẽ dẫn đến sự chán nản, đình công. Điều đó sẽ gây ra nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có trình độ tổ chức quẩn lý tốt thì sẽ biết bố trí thời gian và công việc một cách hợp lý. Vì vậy người lao động sẽ có việc làm thường xuyên, nó tránh được sự lãng phí thời gian rảnh rỗi của nhân viên. Như vậy, trình độ tổ chức quẩn lý nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. III.Một số giải pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp thương mại. 1.Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Như ta đã biết nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Muốn cho hàng hoá được cung cấp nhanh và hiệu quả thì người lao động trong doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu thị trường. Từ đó doanh nghiệp sẽ lưu thông hàng hoá được nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả lao động của nguồn nhân lực được nâng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu thị trường rất quan trọng đối với việc phát triển và hiệu quả nguồn nhân lực. 2. Hoàn thiện và phát triển tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động của các bộ phận lao động trong doanh nghiệp. Đối với bất kỳ người lao động nào trong doanh nghiệp và làm công việc gì thì đều phải có những tiêu chuẩn chung đó là trình độ, khả năng lao động để có thể lao động được. Nhưng đối với doanh nghiệp thương mại, muốn cho hiệu quả của nguồn nhân lực phát triển thì doanh nghiệp đó phải hoàn thiện và phát triển tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động. Tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động ở đây là quy định mức độ tối thiểu về năng lực trình độ thành thạo công việc, tư chất chính trị và phẩm chất đạo đức của người lao động. Nó là cơ sở để đánh giá đội ngũ lao động, bố trí lao động và thực hiện chính sách đối với lao động. ở đây em chỉ xét tiêu chuẩn chung của đội ngũ lao động theo tinh thần nghị quyết hội nghị trung ương III, khoá VIII bao gồm: - Có trình độ chính trị, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng và vận dụng nó vào phát triển ngành thương mại, nắm vững chính sách nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nuớc, có trình độ quản lý và kinh doanh thương mại phải biết ngoại ngữ . - Có bản lĩnh chính trị có tinh thần yêu nước, tận tuỵ với công việc phấn đấu thưc hiện có hiệu quả đường lối của Đảng và nhà nước trong hoạt dộng thương mại quốc tế . - Có phẩm chất đạo đức, không tham ô lãng phí, phải đặt lợi ích của cá nhân trong lợi ích của quốc gia, của doanh nghiệp và tập thể có ý thức tổ chức kỷ luật …. Ngoài ra, đối với từng đối tượng thì cần phải có những tiêu chuẩn riêng, phù hợp với từng chức vụ của họ nhằm làm cho hiệu quả nguồn nhân lực càng được nâng cao . 3. Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng lao động. Trên thị trường bây giờ các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức MAKETING và bán hàng tốt cũng như các qui trình nội bộ. Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này họ dựa vào một trong những tài sản lớn nhất của mình - nguồn nhân lực.Vì vậy, muốn phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực doanh nghiệp thương mại cần phải biết lựa chọn những người có trình độ và khả năng lao động tốt, đồng thời hiểu rõ nhưng kĩ năng và kiến thức mình đang có.Và giải pháp đặt ra cho doanh nghiệp là hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng nhân lực. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nhưng cũng rất khó khăn. Song muốn tuyển dụng được tốt thì doanh nghiệp cần phải tuân theo cơ chế: -Tuyển chọn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra một đội ngũ lao động có năng lực để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh . -Tuyển chọn lao động phải đáp ứng những yêu cầu:đảm bảo tuyển chọn đúng tiêu chuẩn của từng loại lao động, đúng số lượng và cơ cấu đã quy định trong kế hoạch, tuyển chọn phải đúng quy trình, phải công khai và khách quan. 4. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động. Như chúng ta đã biết, hiện nay nguồn lao động của nước ta cũng như trong các doanh nghiệp thương mại rất dồi dào, nhưng chất lượng chưa cao. Mà trong các doanh nghiệp thương mại nguồn lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp thương mại muốn phát triển thì cần phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động nhằm nâng cao chất lượng của người lao động, khả năng lao động của nhân viên trong doanh nghiệp tốt hơn. Trong quá trình sử dụng lao động và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng lao động là một yếu tố khách quan nhằm hoàn thiện trình độ khoa học kĩ thuật, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của người lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó sẽ làm cho trình độ của nhân viên được nâng cao, có khả năng lao động tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động. Bồi dưỡng nguồn nhân lực ở đây không chỉ bồi dưỡng về trình độ lao động, mà còn về yếu tố vật chất. Vì vậy người lao động sẽ có hứng thú lao động hơn và hiệu quả lao động đạt kết quả cao. 5. Mở rộng áp dụng hình thức trả lương khoán và các hình thức lương. Bất cứ người lao động nào cũng muốn cho mình có một khoản tiền lương cao. Muốn vậy họ phải hăng say lao động và không ngừng tăng năng suất lao động của mình. Doanh nghiệp thương mại muốn phát triển thì phải có nguồn nhân lực với năng suất lao động và trình độ kĩ thuật cao và giải pháp đặt ra đó là mở rộng hình thức trả lương khoán. Bởi vì hình thức trả lương này gắn với kết quả lao động làm cho người lao động quan tâm cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tận dụng tối đa quỹ thời gian lao động và năng suất lao động không ngừng lao động. Ngoài ra doanh nghiệp còn cần mở rộng hình thức lương khác là trả lương theo thời gian. Vì hình thức này dễ quản lý quỹ lương, thích ứng với công việc khó xác định mức lao động và áp dụng trả lương khoán. Từ đó nó sẽ nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại . C- Kết luận Qua bài viết trên, ta thấy được vị trí, đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại, và những giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển nguồn nhân lực, thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp muốn sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả thì cần phải chú trọng phát triển một cách toàn diện nguồn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay thì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại đóng vâi trò quan trọng. Bởi vì nó làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, làm cho hàng hoá trong các doanh nghiệp chu chuyển tốt hơn, góp phần thúc đẩy quấ trình tái sản xuất xã hội. Do đó chúng ta cần phải giấo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó no sẽ làm cho nền kinh tế của nước ta ngày càng phất triển. Trong quá trình làm bài tiểu luận này, em không thể không tránh khỏi những sai lầm.Em kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Bá Lâm đã giúp em hoàn thành bầi tiểu luận này . Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình thương mại 2. Báo thương mại 3. Báo kinh tế và phát triển 4. Một số báo khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28314.doc
Tài liệu liên quan