MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Khái quát chung về xuất khẩu 2
1. Khái niệm 2
2. Vai trò ý nghĩa 2
2.1. Phân loại 2
2.2. ý nghĩa 2
II. Tổng quan về thuỷ sản Việt Nam 3
1. Thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản 3
1.1. Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 3
1.2. Khai thácvà chế biến trong thời gian qua 4
2. Vai trò của thuỷ sản đối với xuất khẩu 5
III. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua 5
1. Thực trạng xuất khẩu 5
2. Nguyên nhân 6
IV. Giải pháp 7
1. Với doanh nghiệp 7
1.1. Phân loại và lựa chọn thị trường xuất khẩu 7
1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu 8
1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm 8
2. Với Nhà nước 8
Kết luận 10
Danhmục tài liệutham khảo 11
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đây là bước mở đầu cho kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.
Với mục tiêu: “Cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2010”, Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể cho phát triển kinh tế của các nghành nói chung và nghành thuỷ sản nói riêng.
Từ năm 1980 đến nay, được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và thử nghiệm cơ chế “ tự cân đối, tự trang trải” nhất là chú trọng nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển.
Xuất khẩu thuỷ sản nói chung, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ nói riêng đang là một trong những hoạt động quan trọng của đất nước và nghành thuỷ sản. Để góp phần trình bày rõ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Với điều kiện cho phép và trình độ còn nhiều hạn chế, bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy giáo ,cô giáo để bài viết được tốt hơn. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo,TS Trần Thanh Toàn đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin cảm ơn.
I. Khái quát chung về xuất khẩu.
1.Khái niệm
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Đây là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khoá” mở ra giao dịch kinh tế quốc tế, tạo nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu cho Nhà nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
2.Vai trò-ý nghĩa
2.1. Phân loại
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Ngày nay, xuất khẩu diễn ra dưới rất nhiều hình thức, tuy nhiên có một số hình thức chủ yếu sau:
- Xuất khẩu hàng hoá hữu hình.
- Xuất khẩu hàng hoá vô hình.
- Xuất khẩu trực tiếp do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận.
- Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận.
2.2. Ý nghĩa
Ngày nay, xuất khẩu không còn là một cụm từ xa lạ với bất kì một quốc gia hay doanh nghiệp nào khi nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển.Vai trò của xuất khẩu ngày càng được thể hiện rõ nét hơn:
Xuất khẩu kích thích các nghành kinh tế phát triển, khai thác các triệt để các lợi thế của đất nước.
Mở rộng sản xuất, tăng tích luỹ vốn, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.
Bên cạnh đó, xuất khẩu còn làm thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổng quan về thuỷ sản Việt Nam.
Thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản.
1.1.Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
Với một lợi thế đặc biệt là bờ biển dài 3260 km với gần 1 triệu km2 thềm lục địa và nhiệt độ vùng biển tương đối ấm thì nghành thuỷ sản Việt Nam có cơ hội trở thành nghành sản xuất chính trong các nghành kinh tế.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt nam rất đa dạng và phong phú với nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thế giới.
Nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh với tổng diện tích nuôi trồng là 1,19 triệu ha (theo điều tra và qui hoạch của bộ thuỷ sản).
- Nuôi thuỷ sản nước ngọt, nước lợ:
Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm cho người dân, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của người dân sống trên sông, trên hồ.
Nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ ngày càng phát triển trên diện rộng, có bước chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
Những năm gần đây với việc tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước và trở thành mũi nhọn xuất khẩu.Đây cũng là nguồn cung cấp hàng hoá trong nước đặc biệt là ở các thành phố lớn, trung tâm dịch vụ, góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác, tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu.
-Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn.
Mặc dù hiện nay việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn như nuôi trai lấy ngọc, cá lồng, tôm hùm,…đã có những tiến triển đáng kể song việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn ở nước ta chưa thực sự phát triển. Những khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn giống chưa chủ động nên nghề nuôi trồng thuỷ sản trên biển trong thời gian qua vẫn chưa được phát triển mạnh.
1.2. Khai thác và chế biến trong thời gian qua.
-Khai thác thuỷ sản:
Khai thác luôn giữ vai trò quan trọng trong nghành thuỷ sản và bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. ở Việt Nam, khai thác mang tính nhân dân rõ nét với 99,5% sản lượng khai thác thuỷ sản.
Hiện nay nghề khai thác thuỷ sản ở nước ta rất đa dạng và phong
phú về cả qui mô và chủng loại. Với sự phát triển về số lượng tàu thuyền, công cụ và kinh nghiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/năm). Cơ cấu sản phẩm khai thác có nhiều thay đổi, ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm có giá trị thương mại cao như cá, mực, tôm…góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề đáng báo động hiện nay là tình hình khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến nguồn hải sản. Vấn đề này cần được đặt ra và giải quyết hợp lý.
- Chế biến thuỷ sản:
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Những hoạt động chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo nên sự khởi sắc của nghành thuỷ sản. Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ hai nguồn chính là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là hiện nay việc chế biến, bảo quản thuỷ sản như thế nào để đảm bảo chất lượng tốt nhất, đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.Vai trò của thuỷ sản đối với xuất khẩu.
Hiện nay, thuỷ sản đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu đứng hàng thứ 4 thế giới trong các ngành kinh tế quốc dân (sau dầu, gạo và hàng may mặc).
Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam.Hoạt động xuất khẩu hàng năm đưa về cho Việt Nam một khoản ngoại tệ lớn, rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.
II.Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua.
1.Thực trạng xuất khẩu.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay, Mỹ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và đứng thứ 2 sau Nhật Bản.
Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu chỉ là 6 triệu USD. Từ đó, giá trị xuất khẩu vào Mỹ tăng liên tục qua các năm và đến năm 1998 đã lên tới 82 triệu USD (tăng 14 lần so với năm 1994). Và đến cuối năm 2001, Mỹ lần đầu tiên đứng vào danh sách các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam với giá trị gần 500 triệu USD (chiếm 28,4% thị phần).
Nhìn chung, nhập khẩu các sản phẩm nhập khẩu cá của Việt Nam vào Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhưng trong năm 2001 thì lại giảm 1,5%. Các mặt hàng sản phẩm thuỷ sản cao cấp như tôm, cua, cá phi lê,…có tăng nhiều nhưng giá nhập khẩu lại giảm nhiều.
Tuy nhiên, đến năm 2002 và 2003 thì mặc dù xuất khẩu thuỷ sản có nhích lên so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2000. Vậy nguyên nhân là do đâu?
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp làm giảm giá trị xuất khẩu đó là do tình hình thế giới bất ổn. Sau sự kiện 11/9 thì lo ngại về nguy cơ khủng bố sinh học thì người dân càng chú trọng hơn về vấn đề an toàn thực phẩm. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Irắc đã làm cho người dân Mỹ lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Việc chưa được hưởng qui chế MFN (qui chế tối huệ quốc) thì đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ. Mức thuế MFN là 5% nhưng nếu được hưởng chế độ này thì mức thuế gần như bằng 0%.
-Việt Nam chưa có sự phù hợp cao của mặt hàng xuất khẩu với yêu cầu nhập khẩu của thị trường thuỷ sản Mỹ. Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng cao cấp, tinh chế như ngọc trai, agar,…Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng sơ chế, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng thấp và ngành thuỷ sản của chúng ta còn chủ yếu tập trung vào xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm.
-Thị trường Mỹ là thị trường “khó tính”, hàng hoá nhập khẩu vào mỹ phải được kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo các tiêu chuẩn HACCP (quản lý theo hệ thống để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm). Mặc dù đã được cơ quan FDA của Mỹ công nhận hệ thống HACCP của việt nam nhưng chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ còn nhiều hạn chế do trình độ công nghệ trong chế biến và bảo quản còn thấp.
-Doanh nghiệp Việt Nam không có cơ hội giao thương với nhà phân phối mỹ nhất là để tìm hiểu các luật chơi của thị trường Mỹ do còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp thị. Hơn nữa, hệ thống luật pháp của mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ so với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, nếu không tìm hiểu rõ các qui định pháp luật của Mỹ thì doanh nghiệp Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây thiệt hại nặng nề.
IV.Giải pháp
Với những khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ ta có thể đề xuất một số giải pháp như sau:
1.Với doanh nghiệp:
Phân loại và lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Với một nước có nhiều lợi thế về thuỷ sản như Việt Nam, cùng với việc đẩy mạnh các dự án đánh bắt xa bờ, hợp tác với Asean trong việc khai thác thuỷ sản.Đặc biệt, việc thành công trong việc kí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cần phân loại và chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng để đạt kết quả cao nhất. Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đang gặp một khó khăn rất lớn trong việc lựa chọn và phân loại thị trường đó là mặc dù đã có trên 50 doanh nghiệp việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ nhưng hầu như chưa có doanh nghiệp nào mở được văn phòng đại diện tại Mỹ. Điều này đã làm cho doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có cơ hội tìm hiểu thị trường Mỹ, một thị trường được coi là “khó tính”.
1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ càng, chính xác về nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, lối sống,…của người tiêu dùng tại Mỹ bằng các công cụ, phương pháp nghiên cứu hiện đại, tránh hiện tượng chủ quan.
Với việc ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ vào năm 2000, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng được mở rộng nên nghiên cứu rõ về thị trường ssẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ro trong khi xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ.
1.3.Nâng cao chất lượng sản phẩm
Hiện nay thì yêu cầu quan trọng nhất để doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển bền vững là liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới công nghệ nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; đồng thời nhập công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến công tác quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là chìa khoá cho các doanh nghiệp củng cố và xâm nhập thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Việt Nam cần phải giữ uy tín của mình trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu của quá trính sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm chất lượng hàng hoá, đáp ứng được yêu cầu của HACCP.
Ngoài các giải pháp nêu ra ở trên, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề bao gói sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, tăng giá xuất khẩu, đổi mới công nghệ,…
2.Với Nhà nước
Để góp phần thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ thì không thể thiếu được vai trò của Nhà nước, cụ thể là:
- Nghiên cứu thị trường và tăng cường xúc tiến thương mại nhất là khi doanh nghiệp việt nam còn nhiều bỡ ngỡ trên thị trường Mỹ.
- Thông tin đầy đủ về các yếu tố chính trị, kinh tế, luật pháp,…tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
- Cấp vốn để giúp cho ngành xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng hệ thống trại giống quốc gia, nhập khẩu công nghệ mới.
- Điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến ngư.
- Điều chỉnh chính sách pháp luật phù hợp với sự phát triển kinh tế và góp phần khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển.
KẾT LUẬN
Như ta đã phân tích ở trên, xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tong những năm qua thì kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và mang lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước nhất là ngành xuất khẩu thuỷ sản.
Thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng và rất quan trong trong mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được kí kết.
Mặc dù trong vài năm gần đây xuất khẩu tăng liên tục nhưng nhịp dộ đó là chưa ổn định và còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào thị trường xuất khẩu khó tính như thị trường Mỹ.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ,…Chỉ có như vây thì doanh nghiệp Việt Nam mới đứng vững được trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn ngoại thương trưòng đại học Quản lý kinh doanh.
2.Giáo trình môn ngoại thương trường đại học Ngoại thương.
3.Kinh doanh quốc tế- Môi trường và hoạt động.
4.Một số văn bản của Nhà nước về xuất nhập khẩu.
5.Thời báo kinh tế….
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Khái quát chung về xuất khẩu 2
1. Khái niệm 2
2. Vai trò ý nghĩa 2
2.1. Phân loại 2
2.2. ý nghĩa 2
II. Tổng quan về thuỷ sản Việt Nam 3
1. Thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản 3
1.1. Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 3
1.2. Khai thácvà chế biến trong thời gian qua 4
2. Vai trò của thuỷ sản đối với xuất khẩu 5
III. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua 5
1. Thực trạng xuất khẩu 5
2. Nguyên nhân 6
IV. Giải pháp 7
1. Với doanh nghiệp 7
1.1. Phân loại và lựa chọn thị trường xuất khẩu 7
1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu 8
1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm 8
2. Với Nhà nước 8
Kết luận 10
Danhmục tài liệutham khảo 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ.docx