Hiện hàng hoá Việt Nam chất lượng vẫn còn tồn tại một số vấn đề, không chỉ khó
cạnh tranh được với hàng cùng loại của Trung Quốc trên thị trường Trung Quốc và quốc
tế, mà ngay tại thị trường Việt Nam cũng bị lép vế. Để giải quyết bài toán này, một mặt
cần kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực thực sự của Trung Quốc vào liên doanh hoặc bỏ
100% vốn đầu tư, sau đó một phần mặt hàng sản xuất ra sẽ được xuất khẩu ra nước
ngoài. Mặt khác, cũng nên thu hút các tập đoàn lớn của những nước có công nghệ tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý vào đầu tư để nâng cao chất lượng hàng hoá của chúng ta.
Đây là bài học mà nhiều nước trong khu vực đã biết vận dụng thu hút đầu tư của các
nước có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đầu tư vào trong nước những năm 80, 90 của thế
kỷ trước. Đến nay, Trung Quốc có thể nói là thành công, trở thành công xưởng của thế
giới.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp liên quan đến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung Quốc sẽ có giải pháp nhằm ủng hộ các
doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam8. Phía Trung Quốc nhấn mạnh, có biện
pháp thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân đối9. Sau đó, trong chuyến thăm
Việt Nam từ 15 đến 17 tháng 11 năm 2006, hai bên lại ra tiếp Tuyên bố chung Việt Nam
– Trung Quốc trong đó có đề cập đến việc phải: “Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch,
cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều”10.
Mặc dù có sự nỗ lực của các bên như vậy, nhưng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
không những không giảm mà còn ngày càng nghiêm trọng hơn.
6 Chúng tôi tính toán từ số liệu xuất khẩu (39,6 tỷ USD) và số liệu nhập khẩu (44,4 tỷ USD) của Việt
Nam trong năm 2006 được đề cập trong tàI liệu: Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước và vùng
lãnh thổ,
7 Năm 2006, theo số liệu của Việt Nam, kim ngạch song phương đạt 10,42 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc là 7,39 tỷ USD, xuất khẩu 3,03 tỷ USD. Tính ra, nhập siêu lên tới 4,36 tỷ
USD.
8 Cần từng bước cân bằng thương mại Việt – Trung,
9 Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư ĐCS, Chủ tịch nước
CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam từ 31-10 đến 2-11 năm 2005.
10 Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư ĐCS, Chủ tịch nước
CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam từ 15 đến 17 tháng 11 năm 2006.
3Bảng 1: Xuất nhập siêu của Việt Nam trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
– Trung Quốc (số liệu của Việt Nam)
Đơn vị: (triệu USD)
Năm Tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
Kim ngạch
xuất khẩu
của Việt Nam
Kim ngạch
nhập khẩu
của Việt Nam
Xuất nhập
siêu của Việt
Nam
1991 37,70 19,30 18,40 + 0,90
1992 127,40 95,60 31,80 + 63,80
1993 221,30 135,80 85,50 + 50,30
1994 439,90 295,70 144,20 + 151,50
1995 691,60 361,90 329,70 + 32,20
1996 669,20 340,20 329,00 + 11,20
1997 878,50 474,10 404,40 + 69,70
1998 989,40 478,90 510,50 - 31,60
1999 1.542,30 858,90 683,40 + 175,50
2000 2.957,30 1.534,00 1.423,20 + 110,80
2001 3.047,90 1.418,00 1.629,90 - 211,90
2002 3.653,00 1.595,00 2.158,00 - 663,00
2003 4.867,00 1.747,00 3.120,00 - 1.373,00
2004 7.192,00 2.735,50 4.456,50 - 1.721,00
2005 8.730,00 2.960,00 5.770,00 - 2.810,00
2006 10.420,00 3.030,00 7.390,00 - 4.360,00
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.
4Bảng 2: Xuất nhập siêu của Việt Nam trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
– Trung Quốc (số liệu của Trung Quốc)
Đơn vị: triệu USD
Năm Tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
Kim ngạch
xuất khẩu
của Việt Nam
Kim ngạch
nhập khẩu
của Việt Nam
Xuất nhập
siêu của Việt
Nam
1991 32,00 10,00 21,00 - 11,00
1992 179,00 73,00 106,00 - 33,00
1993 398,00 123,00 276,00 - 153,00
1994 533,00 191,00 342,00 - 151,00
1995 1.052,00 332,00 720,00 - 388,00
1996 1.150,00 308,00 842,00 - 534,00
1997 1.435,00 357,00 1.078,00 - 721,00
1998 1.245,00 217,00 1.028,00 - 811,00
1999 1.218,00 354,00 864,00 - 510,00
2000 2.466,00 929,00 1.537,00 - 608,00
2001 2.815,20 1.010,75 1.804,45 - 793,70
2002 3.264,15 1.115,28 1.804,45 - 689,17
2003 4.634,31 1.455,80 3.178,52 - 1.722,72
2004 6.742,80 2.481,96 4.260,84 - 1.778,88
2005 8.196,40 2.551,92 5.644,48 - 3.092,56
2006 9.950,54 2.485,91 7.464,63 - 4.978.72
Nguồn: tính toán trên số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc,
ụv/Book1.htm;Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
và số liệu
từ Bộ Thương mại Trung Quốc
5II Nguyên nhân dẫn đến nhập siêu của Việt Nam
Trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương, Việt Nam luôn ở thế bị động,
Trung Quốc ở thế chủ động, có thể áp đặt lối chơi trong quan hệ thương mại hai nước.
Điều này thể hiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam, mặc dù phía Việt Nam đã tìm mọi
cách để hạn chế, nhưng vẫn không có kết quả. Chúng tôi cho rằng nhập siêu của Việt
Nam từ Trung Quốc có một số nguyên nhân chính như sau:
1. Cơ cấu mặt hàng
Về cơ cấu mặt hàng giữa hai nước, Việt Nam nhập những sản phẩm đã qua chế biến gia
công từ Trung Quốc như hàng tiêu dùng, xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép, hoá chất,
phụ liệu giày dép, điện tử vi tính và linh kiện11, máy móc, thiết bị v.v..., xu thế này ngày
càng nổi bật, dẫn đến Việt Nam nhập khẩu những mặt hàng đã qua chế biến từ Trung
Quốc ngày càng tăng. Ví dụ trong 6 tháng đầu năm 2004, những nhóm mặt hàng Trung
Quốc xuất sang Việt Nam có trị giá lớn nhất là: hàng cơ điện và linh phụ kiện (hơn 324
triệu USD), hoá chất công nghiệp (gần 296 triệu USD), hàng khoáng sản (gần 303 triệu
USD), nguyên liệu và sản phẩm hàng dệt may (gần 287 triệu USD), kim loại và các sản
phẩm kim loại (hơn 215 triệu USD)12. Sang năm 2006, mặt hàng máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu lên tới 1,2 tỷ USD; Trung Quốc là nhà cung cấp phân bón
lớn nhất cho Việt Nam với 1,24 triệu tấn; cung cấp sắt thép lớn nhất cho Việt Nam với
2,95 triệu tấn, chiếm tới gần 51,8% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước;
nguyên phụ liệu dệt may, da, giày và vải các loại từ Trung Quốc nhập tới 1,2 tỷ USD13.
Bên cạnh đó, thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất
khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn
là những mặt hàng nguyên liệu khoáng sản thô, nông sản phẩm (trong chín ngành xuất
khẩu của Việt Nam đạt mức 1 tỷ USD trở nên, đa số là các ngành liên quan đến xuất
khẩu nông sản và khoáng sản14). Mặt hàng nông sản của Việt Nam được đánh giá cao,
có vai trò quan trọng trong phát triển của đất nước. Nhưng trong những năm gần đây,
xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc có xu hướng giảm, trái với sự mong đợi của
nhiều doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về việc Việt Nam được thực hiện chương
11 Thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam,
12 Điểm tình hình thương mại Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2004,
13 Số liệu được tổng hợp từ nguồn:
14Theo nguồn của Bộ Thương mại Việt Nam, năm 2006 Việt Nam có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
đạt trên 1 tỷ USD bao gồm: Dầu thô (8,3 tỷ USD), dệt may (5,8 tỷ USD), giày dép (3,5 tỷ USD), thuỷ sản
(3,4 tỷ USD), sản phẩm gỗ (1,9 tỷ USD), điện tử và linh kiện máy tính (1,77 tỷ USD), gạo (1,38 tỷ USD),
cao su (1,3 tỷ USD), cà phê (1,1 tỷ USD).
Nguồn:
6trình thu hoạch sớm với những ưu đãi thuế XNK cho các mặt hàng nông sản, thuỷ hải
sản v.v… Cụ thể, kim ngạch nông sản xuất sang Trung Quốc đã giảm từ 142,8 triệu USD
năm 2001 xuống còn 35 triệu USD năm 2005. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau
quả từ Trung Quốc vào Việt Nam lại tăng lên khá mạnh, từ 30,9 triệu USD năm 2001
tăng lên 80,2 triệu USD năm 200515. Điều này khiến Trung Quốc từ một thị trường nhập
siêu, tiêu thụ đến 50% sản lượng rau quả Việt Nam, thì nay Trung Quốc đã trở thành
nhà xuất khẩu với kim ngạch luôn xuất siêu vào thị trường Việt Nam16. Do vậy mà muốn
phát triển, Việt Nam cần tìm một mô hình phát triển hợp lý để có thể thúc đẩy xuất khẩu
sang Trung Quốc.
2. Khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam còn hạn chế
Mặc dù bên cạnh một nước láng giềng có thị trường với dân số lớn nhất thế giới, riêng
hàng hoá nhập khẩu năm 2006 của Trung Quốc đã lên tới 791,61 tỷ USD17, hệ thống
giao thông đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không giữa hai nước thuận
lợi, nhưng hàng hoá của Việt Nam còn chưa xâm nhập được vào thị trường này. Tại các
siêu thị, các cửa hàng của Trung Quốc rất ít xuất hiện các mặt hàng của Việt Nam.
Trong khi đó, hàng hoá Trung Quốc thì lại tràn ngập thị trường Việt Nam. Nhiều doanh
nghiệp của Việt Nam sang tận Quảng Đông, Chiết Giang, Quảng Tây để thu mua hàng.
Theo chúng tôi, nguyên nhân là do: Một số mặt hàng của Việt Nam chưa cải tiến mẫu
mã, hình thức, thiếu đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ,
tìm hiểu thị trường và thị hiếu của người dân. Bên cạnh đó, còn phải tính tới những chi
phí cho sản xuất một sản phẩm của Việt Nam còn cao, cụ thể là chi phí cho địa điểm
sản xuất kinh doanh còn rất cao, do giá bất động sản thuộc loại cao trên thế giới; phí
cảng biển, bưu chính viễn thông, giá điện của Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với nước có
mức giá trung bình trong khu vực18, ngoài ra còn nhiều phí tiêu cực khác19. Về phía
Trung Quốc, nhiều loại hàng được đầu tư sản xuất với quy mô lớn, do vậy mà giá thành
rẻ. Những điều này đã đẩy giá thành các mặt hàng của Việt Nam tăng cao, khó cạnh
tranh được với các mặt hàng của Trung Quốc.
15Hàng nông sản Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam,
www.agro.vn/news/newsdetail.asp%3FtargetID%3D1003+nh%E1%BA%ADp+si%C3%AAu+t%E1%BB
%AB+Trung+Qu%E1%BB%91c&hl=vi&ct=clnk&cd=11&gl=vn
16Việt Nam nhập siêu nông sản từ Trung Quốc,
17
18Cước phí quá cao, hàng Việt Nam kém sức cạnh tranh,
19Ngọc Minh, Thắng ít trên sân người, thua nhiều trên sân nhà",
73. Nhu cầu về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong nước tăng cao, phụ
thuộc vào nước ngoài
Thời gian qua, Việt Nam đầu tư nhiều dự án công nghiệp lớn về nhiệt điện, thuỷ điện,
lọc dầu, xây dựng cầu cống, nhà cao tầng v.v… Nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị,
máy móc dùng cho những công trình này rất lớn. Như ở trên đã đưa ra các số liệu cho
thấy các mặt hàng như máy móc, thiết bị, sắt thép của Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao
trong nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam khó
có đủ điều kiện để nhập những thiết bị hiện đại của các nước phương Tây, do vậy nhu
cầu đối với mặt hàng này của Trung Quốc tăng lên, đồng thời đẩy cao cán cân nhập
khẩu từ Trung Quốc.
Song song với đó là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn thiếu sự đầu tư, hay
nói cách khác Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn vào những lĩnh vực
này. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư ít chú ý đến xây dựng những
ngành công nghiệp phụ trợ mà thường coi việc sử dụng giá nhân công rẻ của Việt Nam
để biến Việt Nam trở thành nơi gia công chế xuất các mặt hàng xuất khẩu của họ, nhập
khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài gia công chế tạo sau đó xuất đi các nước khác, điển
hình là các lĩnh vực như giày dép, may mặc, phân bón, phôi thép v.v…, những ngành này
đã mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu rất lớn. Xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp, thuỷ hải sản đã mang lại nhiều ngoại tệ về cho Việt Nam, thế nhưng một nghịch
lý đáng buồn cũng đang diễn ra song hành đó là Việt Nam lại là nước phụ thuộc nhiều
vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong các mặt hàng phục vụ sản xuất
nông nghiệp như phân bón, giống cây, thức ăn cho gia súc. Với ngành dệt may, giày da,
đồ gỗ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu đã
chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều công ty may lớn của Việt Nam
trong khi làm hàng xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa đều phải chịu chi phối của thị trường
nguyên liệu quốc tế bởi có đến 80% nguyên liệu sử dụng là nhập ngoại20. Ví dụ, trong
sáu tháng đầu năm 2004, Việt Nam xuất được 3,3 tỷ USD, nhưng phải nhập phụ liệu cho
giày dép và dệt may, vải sợi dệt và bông vải lên đến 2,6 tỷ USD 21. Điều này giải thích
tại sao khi tăng xuất khẩu thì nhập siêu cũng tăng cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu dệt
may rất lớn nhưng lợi nhuận chỉ đạt chưa đầy 30%22. Nói tóm lại, trong lĩnh vực công
nghiệp phụ trợ, Việt Nam vẫn còn có những khoảng trống, thiếu sự đầu tư và quan tâm
20 Thân Danh Phúc – Nguyễn Anh Tuấn, Nhân tố Trung Quốc đối với chiến lược phát triển thị trường nội
địa ngành may Việt Nam
21 Cộng sinh hay cạnh tranh?,
22 Ngô Đồng, Nhập siêu – Những vấn đề đặt ra,
8đầy đủ. Với tình hình như hiện nay, phải cần một thời gian nhất định thì mới mong ra
giải quyết được vấn đề này.
4. Thiếu hiểu biết về thị trường Trung Quốc
Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc đã có câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm
thắng”. Người Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc rất hiểu biết thị trường
Việt Nam. Họ nắm bắt được những nhu cầu, những thay đổi của thị trường Việt Nam.
Còn các doanh nghiệp, nhiều bộ ngành của Việt Nam có quan hệ với phía Trung Quốc
vẫn còn yếu trong việc nắm bắt các thông tin từ thị trường này. Vì vậy, trong làm ăn
buôn bán với phía Trung Quốc, nhất là trong buôn bán mậu dịch biên giới, doanh nghiệp
Việt Nam khó nắm phần chủ động. Ngoài ra, còn có tình trạng do không nắm vững
những quy định, văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu của chính quyền Trung ương và
của các địa phương Trung Quốc, nên trong quá trình làm thủ tục, hàng hoá Việt Nam
không đủ giấy tờ, không thực hiện đúng các yêu cầu của các cơ quan hải quan, kiểm
dịch của Trung Quốc dẫn đến tình trạng khó được chấp nhận xuất sang thị trường này.
5. Tâm lý người mua hàng
Chúng tôi cho rằng, các nhà kinh doanh của Trung Quốc hiểu rất rõ tâm lý, văn hoá của
người Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ, chất lượng
vừa phải nhưng lại phù hợp với những sở thích của người Việt Nam, bởi tâm lý nhiều
người Việt Nam vẫn thích sử dụng những mặt hàng mới, đẹp, giá cả phải chăng. Lấy
một ví dụ năm 2000 cho đến gần đây, mặt hàng xe máy của Trung Quốc đã chiếm một
thị phần đáng kể trong thị trường xe máy Việt Nam thông qua kiểu dáng và giá cả hấp
dẫn đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là những người có mức thu nhập
thấp.
6. Một số hạn chế từ hàng rào kỹ thuật
Trong quá trình hợp tác thương mại với Trung Quốc, một số mặt hàng của Việt Nam
vẫn bị áp thuế, hoặc bị những quy định khác làm cho khó xâm nhập vào thị trường
Trung Quốc23.
23Chẳng hạn, Trung Quốc tiếp tục áp dụng quản lý thuế hạn ngạch đối với 7 nhóm mặt hàng, trong đó có
mặt hàng gạo của Việt Nam. Cao su là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng thị trường xuất
khẩu cao su của Việt Nam lại quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng trên 60% mức xuất
khẩu cao su của Việt Nam trên thế giới. Do vậy Trung Quốc áp dụng biểu thuế lựa chọn đối với Việt Nam.
Điển hình là mức giá đánh thuế nhập khẩu cao su của Việt Nam sẽ lựa chọn một trong hai biểu thuế hoặc là
20% trên giá nhập khẩu hoặc là 2.600 nhân dân tệ/tấn cao su, xem thêm: 14 mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất
khẩu sang Trung Quốc
http://:tintuc.egov.gov.vn/tintuc.nsf/0/A02304E2E171DFD94725727200314FB2%3FOpenDocument%26f
ullmode+nh%E1%BA%ADp+si%C3%AAu+t%E1%BB%AB+Trung+Qu%E1%BB%91c&hl=vi&ct=clnk
&cd=24&gl=vn
9 Những mặt hàng mà Trung Quốc đang có nhu cầu nhiều như tài nguyên khoáng sản,
thì Trung Quốc giảm thuế rất thấp. Còn những mặt hàng mà Trung Quốc muốn thúc đẩy
sang Việt Nam, thường được hưởng nhiều ưu đãi24. Nhìn chung, chính sách của Trung
Quốc đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu thường linh hoạt, thay đổi theo nhu cầu sản
phẩm và thời gian. Do vậy điều quan trọng là các doanh nghiệp của Việt Nam phải nắm
chắc thông tin, cũng như những kiểu kinh doanh của người Trung Quốc để từ đó hạn chế
thấp nhất những chi phí phát sinh, những khó khăn, vướng mắc khi làm ăn với doanh
nghiệp Trung Quốc.
III. Một số kiến nghị nhằm giảm tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ
Trung Quốc
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam
Hiện hàng hoá Việt Nam chất lượng vẫn còn tồn tại một số vấn đề, không chỉ khó
cạnh tranh được với hàng cùng loại của Trung Quốc trên thị trường Trung Quốc và quốc
tế, mà ngay tại thị trường Việt Nam cũng bị lép vế. Để giải quyết bài toán này, một mặt
cần kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực thực sự của Trung Quốc vào liên doanh hoặc bỏ
100% vốn đầu tư, sau đó một phần mặt hàng sản xuất ra sẽ được xuất khẩu ra nước
ngoài. Mặt khác, cũng nên thu hút các tập đoàn lớn của những nước có công nghệ tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý vào đầu tư để nâng cao chất lượng hàng hoá của chúng ta.
Đây là bài học mà nhiều nước trong khu vực đã biết vận dụng thu hút đầu tư của các
nước có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đầu tư vào trong nước những năm 80, 90 của thế
kỷ trước. Đến nay, Trung Quốc có thể nói là thành công, trở thành công xưởng của thế
giới.
Còn các nước ASEAN, nhất là các nước ASEAN cũ đã biết vận dụng kinh nghiệm trên
trong trao đổi thương mại với Trung Quốc. Những nước này trong giai đoạn những năm
80, 90 của thế kỷ XX đã thu hút đầu tư của nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới đến
đầu tư, sản xuất. Qua quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp đã lớn mạnh, và họ đã
xuất khẩu nhiều linh kiện, sản phẩm ra nước ngoài, trong đó có thị trường Trung Quốc.
Theo những số liệu từ phía Trung Quốc, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với đa số
các nước ASEAN 6 luôn ở trong tình trạng Trung Quốc nhập siêu. Bảng 3 đã thể hiện rất
rõ những nước ASEAN xuất siêu vào Trung Quốc. Nhiều nhất là Singapo, Malaixia, Thái
Lan v.v...
24 Ví dụ như mặt hàng sắt thép, Việt Nam đang có nhu cầu lớn, nhưng nhiều nhà máy do thiếu thiết bị, kỹ
thuật nên khó có thể sản xuất đủ lượng phôi thép cung ứng trong nước. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại
tính thuế phôi thép xuất khẩu cao làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập phôi về để sản xuất ra, giá
thành bị đội lên cao hơn so với giá sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, rất khó cạnh tranh được với hàng
Trung Quốc.
10
Bảng 3: So sánh kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với 6 nước ASEAN cũ và
Việt Nam từ năm 2000 đến tháng 10 năm 2006 (so cùng kỳ năm trước %)
Đơn vị: triệu USD
Brunêy Inđônêxia Malaixia Philippin Singapo Thái Lan Việt
Nam
Năm 2000
Kim
ngạch
xuất
khẩu
13,02 3.061,82 2.564,87 1.464,41 5.761,04 2.243,25 1.537,26
Kim
ngạch
nhập
khẩu
61,35 4.401,95 5.480,00 1.677,32 5.059,63 4.380,79 929,15
Năm 2001
Kim
ngạch
xuất
khẩu
17,15
(31,8)
2.836,54
(-7,4)
3.220,26
(25,6)
1.620,31
(10,6)
5.791,88
(0,5)
2.337,45
(4,2)
1.804,45
(17,4)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
148,24
(141,6)
3.888,07
(-11,7)
6.205,21
(13,2)
1.945,22
(16,0)
5.142,52
(1,6)
4.712,85
(7,6)
1.010,75
(8.8)
Năm 2002
Kim
ngạch
xuất
khẩu
21,02
(22,7)
3.426,45
(20,8)
4.974,21
(54,4)
2.042,24
(26,1)
6.984,22
(20,3)
2.957,35
(26,6)
2.148,38
(19,5)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
241,81
(63,1)
4.508,35
(15,8)
9.296,30
(49,8)
3.217,56
(65,4)
7.046,56
(37,5)
5.599,6
(18.8)
1.115,89
(10,3)
11
Năm 2003
Kim
ngạch
xuất
khẩu
33,89
(61,2)
4.481,89
(30,8)
6.140,89
(23,5)
3.092,69
(51,5)
8.863,77
(27,0)
3.827.91
(29,4)
3.182,74
(47,9)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
312,37
(29,1)
5.746,97
(27,5)
13.986,41
(50,5)
6.306,83
(96,0)
10.484,85
(48,8)
8.826,84
(57,6)
1.456,71
(30,5)
Năm 2004
Kim
ngạch
xuất
khẩu
47,89
(41,3)
6.256,42
(39,6)
8.086,06
(31,7)
4.268,72
(38,0)
12.687,6
(43,1)
5.801,58
(51,6)
4.260,03
(33,9)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
251,06
(-19,6)
7.215,67
(25,7)
18.174,74
(29,9)
9.059,44
(43,6)
13.994,47
(33,5)
11.540,51
(30,8)
2.481,99
(70,4)
Năm 2005
Kim
ngạch
xuất
khẩu
53,14
(11,0)
8.351,35
(33,5)
10.606,86
(31,2)
4.687,87
(9,8)
16.632.62
(31,1)
7.820,48
(34,8)
5.644,48
(32,5)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
207,73
(-17,3)
8.437,53
(16,9)
20.096,18
(10,6)
12.870,02
(42,1)
16.516,44
(18,0)
13.991,86
(21,2)
2.551,92
(2,8)
Năm 2006
Kim
ngạch
xuất
khẩu
99,630
(87,5)
9.450,31
(13,2)
13.537,35
(27,6)
5.738,33
(22,4)
23,185.38
(39,4)
9.764,17
(24,9)
7.464,63
(32,3)
12
Kim
ngạch
nhập
khẩu
215,310
(3,7)
9.606,78
(13,9)
23.574,94
(17,3)
17.674,27
(37,3)
17.668,94
(7,0)
17.962,43
(28,4)
2.485,91
(-2,6)
5 tháng đầu năm 2007
Kim
ngạch
xuất
khẩu
37,73
(-73,3)
4.690,00
(42,0)
6.217,74
(26,5)
2.740,74
(33,3)
10.809,07
(26,0)
4.504,88
(30,2)
4.168,27
(57,8)
Kim
ngạch
nhập
khẩu
44,34
(14,4)
5.026,62
(41,4))
10.642,50
(25,1)
8.747,07
(40,7)
6.904,97
(-2,3)
8.388,41
(27,9)
1.218,85
(13,5)
Nguồn: Từ năm 2000 đến 2005, Tổng cục Thống kê Trung Quốc; năm 2006, 5 tháng
đầu năm 2007: Bộ Thương mại Trung Quốc
Nếu tính 10 nước xuất siêu nhiều nhất vào thị trường Trung Quốc năm 2006, thì
Philippin đứng hàng thứ tư với 11,94 tỷ USD (sau các nước và khu vực là Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản); Malaixia đứng hàng thứ sáu với 10,04 tỷ USD; Thái Lan đứng hàng
thứ tám với 8,2 tỷ USD25. Để có thể xuất hàng sang Trung Quốc, các doanh nghiệp của
các nước ASEAN trên đã nỗ lực tìm cách tăng xuất khẩu những mặt hàng công nghiệp
có giá trị như sản phẩm điện tử, máy móc sang Trung Quốc. Hiện nay, sản phẩm cơ điện
là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Malaixia sang Trung Quốc26. Theo thống kê của hải
quan Trung Quốc, năm 2001, Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm cơ điện từ Malaixia
là 3,834 tỷ USD, đồng thời xuất khẩu sản phẩm cùng loại sang Malaixia là 2,088 tỷ USD;
đến năm 2005, Trung Quốc đã nhập 14,757 tỷ USD sản phẩm cơ điện từ Malaixia, xuất
khẩu sang Malaixia 7,105 tỷ USD, năm 2001, Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm kỹ thuật
cao của Malaxia với kim ngạch 3,12 tỷ USD, và xuất khẩu những sản phẩm kỹ thuật cao
sang Malaixia 1,2 tỷ USD; sang năm 2005, Trung Quốc nhập 13,21 tỷ USD, xuất 3,879
tỷ USD27. Đối với Singapo, trong thời gian gần đây, Trung Quốc xuất sang Singapo 5
mặt hàng chủ yếu là thiết bị và sản phẩm cơ điện, nguyên liệu và chế phẩm dệt may,
sản phẩm quặng, kim loại, xe ô tô thiết bị vận chuyển, chiếm 82% tổng mức kim ngạch
25 Tham khảo từ nguồn của Bộ Thương mại Trung Quốc,
26
27 Hồ Văn Tinh, Khái quát thương mại Trung Quốc – Malaixia,
13
của Trung Quốc xuất sang Singapo vào năm 2000, và 87% năm 2004. Nhập khẩu của
Trung Quốc từ Singapo cũng có năm mặt hàng chủ yếu là thiết bị và linh kiện cơ điện,
sản phẩm quặng, cao su chất dẻo và chế phẩm, sản phẩm công nghiệp hoá dầu, thiết
bị y tế quang học, chiếm 92,2% tỷ trọng nhập khẩu từ Singapo năm 2000 và 95% nhập
khẩu từ Singapo năm 2003 28.
Nhìn chung, trong quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc với các nước
ASEAN cũ thường theo kiểu cùng xuất khẩu những sản phẩm tương tự sang nhau.
Nhưng các nước ASEAN với lợi thế về công nghệ đi trước, phát triển sớm hơn nên rất
nhiều sản phẩm của những nước này là linh kiện, thiết bị, máy móc, điện tử được xuất
sang Trung Quốc, sau đó được lắp ráp tại Trung Quốc và xuất khẩu sang thị trường Âu,
Mỹ29. Sau khi lắp ráp tại đây rồi xuất sang các nước châu Âu, Mỹ. Vì vậy không khó để
lý giải rằng Trung Quốc nhập siêu từ ASEAN, xuất siêu sang các nước châu Âu, Mỹ30.
Đây là một kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
2. Nắm chắc những tình hình, chính sách, chiến lược phát triển của Trung
Quốc
Kể từ sau khi thực hiện chương trình thu hoạch sớm (EHP), những mặt hàng có ưu thế
của Việt Nam là nông sản sang Trung Quốc bị giảm đi. Điều này lý giải tại sao chúng ta
vẫn liên tục nhập siêu từ Trung Quốc.
Trên thực tế, xu hướng nhập khẩu nông sản phẩm của Trung Quốc vẫn tăng31, kim
ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ các nước khác không ngừng tăng lên. Còn
mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta như là gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu v.v... đều là
những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu lớn. Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ hai thế giới, cao su xuất sang Trung Quốc chiếm trên 60% tổng số xuất khẩu cao su
của Việt Nam sang các nước. Song, so sánh với các nước ASEAN khác, có thể thấy rằng
hàng Việt Nam vẫn chưa tham gia được vào thị trường nông sản của Trung Quốc. Điều
này được minh chứng qua những số liệu được công bố, (xin xem bảng 4, 5). Gạo của
Việt Nam xuất sang Trung Quốc với một con số rất khiêm tốn, kém hơn 30 lần so với
xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường Trung Quốc, còn mặt hàng cao su là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa thể tham gia
được vào tốp 3 nước ASEAN xuất cao su nhiều nhất sang Trung Quốc. Theo phân tích
của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc và Đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc
28 Phát triển nhanh chóng hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc và Xingapore,
29 Tỉnh Quảng Đông, một tỉnh duyên hải giàu có và có ngành công nghiệp phát triển của Trung Quốc cũng
nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử từ Singapo, Malaixia.
30 Quảng Đông nhập siêu hàng chụ tỷ USD từ các nước ASEAN, các chuyên gia cho rằng chưa ở vào tình
trạng bình thường,
31
14
giai đoạn 2006 – 2010, có 14 mặt hàng, nhóm hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng
để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, thể hiện nhu cầu của thị trường Trung Quốc
đối với mặt hàng này rất lớn gồm cà phê, chè, cao su, dây cáp điện, gạo, giày dép, hạt
điều, hạt tiêu, mặt hàng sản phẩm gỗ, dầu thực vật, điện tử, linh kiện điện tử, điện máy,
tinh bột sắn và sắn lát. Nhưng để thực hiện được cần phải có những nỗ lực, có chính
sách hợp lý.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan vào Trung Quốc
Đơn vị:triệu USD
Năm 2006 Năm 2005 Tỷ lệ tăng (%)
Việt Nam 8,616 8,127 6,0
Thái Lan 283,899 191,073 48,6
Bảng 5: Ba nước ASEAN có cao su tự nhiên xuất nhiều nhất vào Trung Quốc
Đơn vị: triệu USD
2006 2005 Tỷ lệ tăng (%)
Thái Lan 1.198,148 782,510 53,1
Malaixia 849,433 557,964 52,2
Inđônêxia 679,660 373,759 81,8
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc
Nhìn chung, chúng tôi cho rằng việc thiếu những hiểu biết về thị trường, về chính sách,
về tình hình của Trung Quốc đã làm cho hàng hoá của chúng ta khó có thể tham gia vào
thị trường Trung Quốc. Muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần nắm chắc
được tình hình kinh tế Trung Quốc, chính sách phát triển, chiến lược kinh tế phát t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp liên quan đến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc.pdf