Cá tra và cá basa Việt Nam là loài ca đặc hữu của vùng châu thổ sông Mê Kông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidea, bộ Siluriforns, bộ cá gồm hơn 2500 loài cá da trơn, phân bổ trên khắp thế giới kế cả cá nheo Mỹ ( Ictalurus Punctalus ), cùng có tên chung tiếng anh là “catfish”. Tên catfish là tên gọi chung của nhóm cá rất đông đảo này. Về mặt thương mại và tập quán thương mại không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế tại các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Loài người đang trong bước quá độ chuyển sang nền kinh tế trí thức, toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan lôi cuốn mạnh mẽ các nền kinh tế quốc gia vào một nền kinh tế thống nhất. Việt Nam đang thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đây là bước đi quan trọng nhằm từng bước gắn nền kinh tế Việt nam với tư cách là một đơn vị độc lập, tự chủ, rộng mở với nền kinh tế thế giới và với tư cách là một hệ thống. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau.
Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế chậm hơn so với các nước trong khu vực, lại thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển thấp nhất trên thế giới, do vậy bên cạnh những cơ hội do quá trình tạo ra, hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng gặp nhiều thử thách. Việt Nam cần hết sức coi trọng để hội nhập một cách chủ động, tránh lệ thuộc vào quánhièu so với các nước khác. Hiện nay các ngành và các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chủ động trong điều chỉnh chiến lựơc kinh doanh phù hợp với điều kiện hội nhập. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận thị trường thế giới của doanh nghiệp, kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, hoạt động xuất khẩu liên tục được mở rộng và gia tăng. Việc ký hiệp định và thực thi hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ đưa lại những thách thức không nhỏ cho các nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam. Không nằm trong trường hợp ngoại lệ những chuyện xảy ra xung quanh việc xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ vừa qua là một ví dụ điển hình.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam sang thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Mỹ vốn được coi là thị trường rất khó tính, nên em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế tại các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ”. Do vốn hiểu biết còn ít, em rất mong sự đánh giá của các thầy cô giáo trong khoa để bài tiểu luận của em đạt kết quả tốt hơn .
Nội dung
I. Hoạt động tư vấn kinh tế tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá tra và cá basa Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn lớn là họ chưa chuẩn bị đầy đủ về pháp luật mỹ và chưa có chiến lược thị trường cụ thể.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ( BTA ) là kiểu hiệp định thương mại tiêu biểu và qua hiệp định này sẽ có nhiều doanh nghiệp, hiệp hội kinh doanh của Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nàh nếu không trang bị cho mình nhiều kiến thức về tranh chấp thương mại cũng như chưa có chiến lược phù hợp với thị trường. Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá tra và cá basa, khi đi vào hoạt động đã không tính đến các khoản tiền chi phí cho việc nghiên cứu các vụ tranh chấp, khi sắp phải đối mặt với các nguy cơ tranh chấp xảy ra thì lại không biết khai thác thông tin theo kênh nào.
Lượng cá tra và cá basa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh làm cho các nhà nuôi cá ở Mỹ lo ngại. Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn của Việt Nam đã khiến tổng giá trị catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh, từ 446 triệu xuống còn 185 triệu USD. Đó là lý do Hoa Kỳ gây khó khăn cho sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam.
Ba luận điểm chính mà các chủ trại cá nheo Mỹ đưa ra, để chống việc nhập khẩu cá tra và basa Việt Nam gồm:
Một là, họ cho rằng cá da trơn Việt Nam nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ làm cho giá cá Mỹ cũng bị rớt theo.
Hai là, họ nói cá Việt Nam nuôi trong môi trường ô nhiễm, thậm chí trên những dòng sông còn dư lượng chất điôxin ( chất độc màu da cam ) mà mỹ dải xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, do vậy không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Ba là, sản phẩm cá da trơn Việt Nam do cũng gọi là catfist nên đã tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và như vậy vô hình chung được ăn theo uy tín của Mỹ.
Đầu tháng 7/2002 hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ ( CFA ) và 8 doanh nghiệp chế biến thực phẩm độc lập của Mỹ chính thức đệ đơn lên Uỷ ban thương mại quốc tế và Bộ thương mại Mỹ kiện tất cả các sản phẩm cá filê đông lạnh chế biến từ cá tra và cá basa của Việt Nam bán phá giá vào thị trường Mỹ. Cuối tháng 7, Uỷ ban thương mại quốc tế đã tiến hành điều tra vụn kiện này. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia thuỷ sản trên thế giới nhận định không có chuyện này và nếu CFA thắng kiện thì người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu, phân phối cá nheo ở Mỹ sẽ bịu thiệt hại lớn nhất. Theo hiệp hội chế biến và xúât khẩu thuỷ sản Việt Nam ( VASEP ) trong đơn kiện CFA có nhiều nhà chế biến được nhắc đến 2 lần và một số doanh nghiệp chế biến hoàn toàn không xuất khẩu một mặt hàng cá nào sang Mỹ.
Chống phá giá và chống nợ giá là một biện pháp thường được các nước sử dụng như một loại rào cản thương mại. Loại rào cản này được các nước phát triển sử dụng là chủ yếu. Đối tượng chiếm tỷ lệ lớn của các vụ kiện chống bán phá giá và chống nợ giá là các nước đang phát triển. một phần là các nước phát triển, một phần là các nước có nền kinh tế chuyển đổi, các quốc gia đang phát triển do hạn chế về thông tin và trình độ kỹ thuật nên ít có cơ hội sử dụng các biện pháp này. Biện pháp này cũng hay được các quốc gia phát triển áp dụng dựa trên thế lực trong kinh doanh thương mại quốc tế để ép các nước nhỏ. Việc chống bán phá giá và trợ giá ngoài việc bảo vệ doanh nghiệp trong nước tăng thuế của chính phủ, làm cân bằng cán cân thương mại.
Sau khi Mỹ đưa ra các chiến dịc tẩy chay sản phẩm cá da trơn và kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa sang thị trường nước Mỹ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác mới đi tìm hiểu luật chống bán phá giá và trợ giá của và lúc này mới thấy báo chí đăng tải về hệ thông luật pháp Mỹ
Hiện nay, trong các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chưa có mọt tổ chức hay một người nào chuyên về việc tư vấn pháp luật, cũng như thiếu các hoạch định chiến lược thị trường giỏi để sau khi xảy ra vụ việc mới thấy vấn đề là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp để giải quyết thoả đáng thì sẽ không bị động và tốn kém như cá tra và cá basa theo kiểu trực tuyến. Nghĩa là, người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý tập trung, là người quyết định cũng như thu thập và xử lý thông tin. Việc này đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực quản trị tốt, phải có kiến thức tổng hợp mà vấn đế này là vấn đề khó khăn của Việt nam trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Những người lãnh đạo của Việt nam thường thiếu kiến thức thực tiễn cũng như va chạm trên thương trường, mô hình tổ chức này đã bỏ qua các chuyên gia có trình độ cao. Chính vì vậy, khi mà vụ kiện xảy ra các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam phải nhờ đến Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cùng với hãng luật đứng thứ 5 của Mỹ - công ty White & Case làm đại diện và đối tác phía Việt Nam , công ty tư vấn đầu tư YK Việt Nam.
Về phía chính phủ Việt Nam có nên thúc đẩy thành lập các công ty tư vấn kinh tế hay không? ở Việt Nam hoạt động tư vấn kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước chưa phổ biến và còn nhiều bất cập nếu không muốn nói là quá yếu kém, nên khi vấp phải vấn đề như vấn đề cá tra và cá basa...thì các doanh nghiệp thường lúng túng, bị động, thậm chí là không biết cách xử lý.
Qua vụ kiện này có thể thấy rằng đây là sự thất bại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa cũng như các hoạch định chiến lược kinh doanh và các nhà lập pháp Việt Nam.
II. Đánh giá hoạt động tư vấn kinh tế tại các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa Việt Nam.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của catfish Việt Nam mặc dù CFA đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để tiến hành những chiến dịch tuyên truyền bôi xấu hình ảnh cảu cá tra và cá basa Việt Nam, chống lại việc nhập khẩu các loại cá. Tuy nhiên, sự thật là các loại cá da trơn của Việt nam có chất lượng cao thơm ngon, cơ thịt mềm mại được xuất khẩu nhiều sang thị trường trên thế giới và được nhiều người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng.
Việc thượng viện Mỹ thông qua điều khoản sửa đổi SA2000 và việc hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR2964 là việc làm sai trái nhằm mục đích bảo hộ và dành độc quyền cho ngành sản xúat cá nheo của Mỹ, hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Quy định về tên cá taị dự luâth HR2964 do hạ viện Mỹ thông qua ngày 5/10/2001 xuất phát từ yêu cầu của hiệp hội chủ trại cá nheo Mỹ. Hiệp hội này cho rằng Việt Nam đã sử dụng tên cá “ catfish” trên nhãn hiệu hàng hoá để tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dung Mỹ. VASEP khẳng địng rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tả và cá basa Việt Nam hoàn toàn không muốn hai loại ca da trơn của Việt Nam bị nhầm lẫn là cá nheo nuôi ở Mỹ.
Cá tra và cá basa Việt Nam là loài ca đặc hữu của vùng châu thổ sông Mê Kông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidea, bộ Siluriforns, bộ cá gồm hơn 2500 loài cá da trơn, phân bổ trên khắp thế giới kế cả cá nheo Mỹ ( Ictalurus Punctalus ), cùng có tên chung tiếng anh là “catfish”. Tên catfish là tên gọi chung của nhóm cá rất đông đảo này. Về mặt thương mại và tập quán thương mại không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó.
Thị trưòng Mỹ là thị trường “khó tính” của thế giới. Hàng thuỷ sản nhập vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ ( FDA ) theo các tiêu chuẩn HACCP. Vấn đề vệ sịnh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái....là những lý do mà mỹ đưa ra để hạn chế nhập khẩu thuỷ sản.
Một khó khăn trong lĩnh vực tiếp thị mặc dù đã có trên 50 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ nhưng hầu như chưa có doanh nghiệp nào mở được đại diện tại Mỹ. Do vậy, doanh nghuệp Việt nam ít có cơ hội giao thương với các nhà phân phối Mỹ, nhất là tìm hiểu các luật chơi của thị trường này.
Qua vụ việc này có thể thấy rằng hoạt động tư vấn kinh tế là vô cùng quan trọng. Tư vấn kinh tế giúp cho các doanh nghiệp nắm vững và thu thập đầy đủ thông tin về thị trường, cơ chế chính sách, pháp luật của nước sở tại giúp các doanh nghiệp lường trước được rắc rối để chủ động đôi phó. Vụ kiện cá tra và cá basa là một cảnh báo cho csá doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào thị trường Mỹ. Trong một nền kinh tế bao giờ cũng có một sự cạnh tranh trên thưong trường, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa Việt NAm nhận rằng CFA khởi kiện Việt Nam bán phá giá là việc tranh giành quyền sản xuất của Việt Nam. Nhưng cá tra và cá basa Việt nam sẽ không lùi bước trước thử thách mà vẫn tìm đường vươn ra thị trường Thế Giới.
III. Những lưu ý đối với hoạt động tư vấn kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa Việt nam sang Mỹ .
Những vấn đề nêu trên đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải coi trọng hoạt động tư vấn kinh tế, luật pháp, hinh thành một bộ phậnh chuyên lo việc chống bán phá giá và phục vụ chống bán phá giá, với nhiệm vụ nghiên cứu sâu luật lệ, quy trình chống phá giá ơ các nước, tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó với các vụ kiện này, đề xuất việc ứng phó, tổn hợp thông tin, hoàn chỉnh hồ sơ, tìm thuê luật sư.....Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình hệ thống luật sư có trang bị kiến thức về mặt luật pháp quốc tế, các doanh nghiệp cũng chuẩn bị sẵn sàng có các cán bộ nắm chắc thông tin của doanh nghiệp
Để thâm nhập vào thị trường Mỹ, phải tìm khách mua hàng lớn. Đây là kinh nghiệm thành công của Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan....Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý tới những nhà phân phối và bán lẻ trên toàn nước Mỹ như Walmart. Nên mời họ đến Việt Nam, xây dựng mối quan hệ với họ , sau đó họ sẽ có những đơn đặt hàng với loại hàng nào ? số lượng bao nhiêu? mẫu mã ra sao?....Đây là những khách hàng lớn, đồng thời sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, về tương lai lâu dài, Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ thống phân phối của mình. Nhưng bước đầu tiên để đột phá vào thị trường lớn thì phải dùng ngay chính các doanh nghiệp có chân trên thị trường đó
Một điều có thể khẳng định rằng, từng doanh nghiệp Việt Nam không có đủ điều kiện để thuê luật sư của nước ngoài tư vấn cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, vai trò của hiệp hội là rất quan trọng. Các hiệp hội có thể đứng ra mời các luật sư từ Mỹ đến bàn thảo về luật doanh nghiệp Mỹ cho 50 đến 100 doanh nghiệp tham gia. Việc thu nhập thông tin về hệ thống luật pháp, tìm hiểu về thị trường, mẫu mã, các quy định về chất lượng hàng hoá...Là việc mà các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều phải làm. Tốt nhất là thoong qua hiệp hội các doanh nghiệp. Các nước khác làm tốt thì Việt Nam không có lý do gì không làm được. Như văn phòng hỗ trợ thương mại CETRA một tổ chức xúc tiến đầu tư thương mại, xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan, họ đã biết liên kết, hỗ trợ tài chính để vượt qua các rào cản khi vào các thị trường lớn
Kết luận
Kiện bán phá giá cá tra và ba sa là một vụ tranh chấp thương mại đầu tiên của Việt Nam với quốc tế ở quy mô lớn trong chuyện này có thể nói "cái lý thuộc về kẻ mạnh" và có những việc vượt ra ngoài khuôn khổ của vấn đề thương mại mà chúng ta phải chấp nhận. Nhưng xét về một khía cạnh nào đó, nó cũng tạo tên tuổi cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, cũng phải xác định rằng, khi đã lớn mạnh, đã đạt được một mức độ về vấn đề quan hệ thương mại nào đó thì chắc chắn sẽ xẩy ra tranh chấp thương mại. Việc của chúng ta là phải hội nhập thật sự, phải nắm chắc các quy tắc, thông lệ mua bán và chấp nhận được đầu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường Mỹ, tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh khi cần thiết có thể đưa ra, áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ hàng thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm và tiếp thị bằng nhiều hình thức. Chỉ có như vậy, những cơ hội kinh doanh mà hiệp định thương mại Việt - Mỹ mở ra cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mới nắm bắt kịp thời tạo được đà phát triển cho các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35591.doc