MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Những lí luận chung về cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2
1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 2
1.1. Khái niệm về cạnh tranh. 2
1.2. Vai trò của cạnh tranh. 2
1.2.1. Vai trò tích cực. 3
1.2.2. Vai trò tiêu cực. 3
1.3. Các hình thức cạnh tranh. 3
1.3.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường gồm: 3
1.3.2. Căn cứ vào phạm vi ngành nghề gồm có: 3
1.3.3. Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường gồm: 4
2. Sự cần thiết khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4
2.1. Khái niệm về tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4
2.2. Tính tất yếu khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4
3. Các yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 5
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty. 5
4.1. Nhân tố bên trong. 5
4.2. Nhân tố bên ngoài. 6
Phần II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần cồn rượu hà nội 8
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội 8
1.1. Đặc điểm chung của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 8
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 9
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây. 10
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 12
2.1. Đánh giá chung tình hình cạnh tranh của công ty. 12
2.1.1. Về sản phẩm. 12
2.1.2.Về giá cả. 13
2.1.3. Về trang thiết bị sản xuất. 14
2.1.4. Về hệ thống phân phối. 17
2.1.5. Về các hoạt động hỗ trợ bán hàng. 17
2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty. 18
2.2.1. Nguyên nhân khách quan. 18
2.2.2. Nguyên nhân thuộc về phía công ty. 19
Phần III: Một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 22
1. Giải pháp sản xuất sản phẩm mới và xuất khẩu. 22
2. Kế hoạch phát triển thị trường, sản phẩm. 23
2.1. Kế hoạch sản xuất. 23
2.2. Chiến lược sản phẩm. 24
2.3. Chiến lược về giá: 24
2.4. Kế hoạch Marketing. 24
2.5. Kế hoạch phát triển thương hiệu. 25
3. Giải pháp cung ứng vật tư. 25
4. Về quy mô hoạt động. 26
5. Về công tác đối ngoại và mở rộng thị trường xuất khẩu. 26
6. Nâng cao trình độ quản lý và trình độ người lao động. 26
7. Về công tác quản lý sản xuất kinh doanh. 27
8. Về kế hoạch đầu tư mới 28
Kết luận 30
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm.
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.
Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần:
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là: 48.500.000.000 đồng.
Bằng chữ: Bốn mươi tám tỷ năm trăm triệu đồng.
Được chia làm: 4.850.000 cổ phần phổ thông.
Mệnh giá mỗi cổ phần thống nhất: 10.000 đồng/ cổ phần.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là doanh nghịêp Nhà Nước hoạt động kinh doanh thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ được thành lập và tổ chức quản lý theo quyết định số 873/ CV ngày 27/ 10/ 2006 của Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Là loại hình doanh nghiệp Nhà Nước có hội đồng quản trị, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được chuyển đổi từ công ty TNHH NN một thành viên Rượu Hà Nội mà tiền thân là nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập năm 1898, tại 94 Lò Đúc. Đây là một trong bốn nhà máy ở Đông Dương do chi nhánh thuộc công ty Fontaine của Pháp xây dựng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc thắng lợi đi lên chủ nghĩa xã hội, nhà máy rượu được chính phủ Việt Nam tiếp quản, cùng sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhà máy đến tháng 11/1955 đã được khôi phục và sản xuất trở lại để phục vụ cho y tế, quốc phòng và nhân dân.
Đầu tháng 5/ 1956, toàn bộ máy móc thiết bị đã được tu sửa hoàn toàn và tiến hành nghiệm thu toàn phần và cho sản xuất không tải để hiệu chỉnh. Nhờ áp dụng kinh nghiệm quản lý xí nghiệp của nước ngoài và của các nhà máy trong nước, kinh nghiệm hạch toán kinh tế, quản lý chất lượng sản phẩm, ngay từ khâu nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm của Liên Xô. Lại một lần nữa trình độ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân được nâng lên. Kế hoạch năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, với chất lượng cao nhất, giá thành sản phẩm hạ nhất, nộp ngân sách nhanh nhất, được tặng nhiều bằng khen, huân chương lao động.
Qua thời gian hơn 100 năm xây dựng và phát triển, công ty là một trong những đơn vị đầu ngành sản xuất rượu trong nước, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát Việt Nam. Trong giai đoạn 1976- 1986 sản lượng cồn trung bình từ 6,2- 6,5 triệu lít/ năm, rượu mùi từ 7- 12 triệu lít/ năm với nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Trong những năm trước đây là doanh nghiệp đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước và xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ. Tuy nhiên từ khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản lượng bị giảm sút do chậm đổi mới, vấn đề tiêu thụ gặp khó khăn vì mất thị trường xuất khẩu truyền thống cũng như chính sách thuế cao. Tuy nhiên với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo của Đảng, công ty đã dần từng bước ổn định lại sản xuất, bảo toàn và phát triển. Rượu Hà Nội thật sự tự hào khi sản phẩm của mình đã trở thành “ một nét văn hóa hà nội” và đó cũng chính là động lực mạnh mẽ nhất, thúc đẩy ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân nỗ lực lao động, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, để có thể mang tới cho khách hàng những cảm giác sảng khoái, đầy đủ và nguyên vẹn nhất khi thưởng thức rượu hà nội.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã có nhiều thay đổi căn bản về hình thức, nội dung hoạt động và đã đạt được những kết quả tốt. Do không ngừng củng cố tổ chức lại bộ máy sản xuất, dây truyền công nghệ được đổi mới nên đã nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn và đã được thị trường chấp nhận. Số lượng sản phẩm tại công ty sản xuất ngày một tăng, bình quân tăng 10%. Dự kiến năm 2007 sản xuất 15 triệu lít rượu tăng 1,5 lần so với năm 2006. Với phương thức kinh doanh đúng đắn có hiệu quả trong những năm gần đây, công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi (đặc biệt là năm 2005, công ty đạt mức doanh thu cao nhất 240.137.560.000 đồng tăng hơn 1tỷ so với năm 2003) thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả lãi cho ngân hàng đúng thời hạn, tạo được uy tín trên thị trường. Từ đó không ngừng nâng cao thu nhập bình quân cho người lao động ( từ 2,677 ngàn đồng năm 2003 tăng lên 5,000 ngàn đồng năm 2006). Tạo được việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động các loại.
Vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa sản xuất- kinh doanh để tự trang trải, vừa đào tạo đội ngũ lao động, vừa cải tạo mở rộng mặt bằng và nâng cấp nhà xưởng đổi mới công nghệ, công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã phấn đấu hết mình và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với định hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, công ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong những năm qua có thể nói năm 2005, công ty sản xuất- kinh doanh có hiệu quả nhất, nếu xét theo chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Có thể thấy rõ trong bảng kết quả sản xuất kinh doanh sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 01/01/2003- 30/06/2006
( Đơn vị tính: 1000 đồng)
stt
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
30/06/2006
1
Tổng tài sản
44,890,187
58,904,589
119,601,673
168,305,515
2
Vốn chủ sở hữu
19,957,172
38,010,735
62,182,557
39,517,689
3
Nguồn vốn kinh doanh
17,543,906
30,493,083
51,726.187
37,096,494
4
Nguồn vốn nhà nước
19,331,904
34,616,517
55,141,858
39,437,689
5
Doanh thu
111,490,205
115,036,771
240,137,560
202,720,678
6
Lợi nhuận trước thuế
2,210,146
11,802,426
35,103,896
44,925,924
7
Nộp ngân sách
34,900,066
47,434,445
86,251,992
79,619,834
8
Lợi nhuận sau thuế
1,444,529
8,441,989
25,274,805
31,866,471
9
Nợ phải trả
24,933,015
20,893,853
57,419,115
128,787,825
Trong đó:
-Nợngân sách
8,588,223
9,430,123
15,562,262
19,022,242
-Nợngân hàng
-
-
-
-
- Nợ quá hạn
-
-
-
-
10
Nợ phải thu
4,104,617
1,597,065
3,653,488
8,442,239
Trong đó:
Nợ phải thu khó đòi
211,178
-
-
-
11
Sốlaođộng (người)
610
602
481
478
12
Thu nhập (ng/tháng)
2,667
3,000
5,000
5,000
Trong hệ thống sản phẩm của Halico, rượu vodka hanoi xanh, Lúa Mới, Nếp Mới… là các sản phẩm chủ yếu. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây, sản lượng tiêu thụ rượu vodka hanoi nhãn xanh chiếm tỷ trọng 80-85%. Loại rượu vodka hanoi nhãn xanh với kết cấu các loại chai có dung tích và độ rượu hợp lý( dung tích 750ml; 300ml; độ rượu 39,5%V và 29,5%V ) được tung ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận là một bước đột phá về chất lượng.
Nhìn chung sản phẩm rượu của công ty được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn chú trọng thay đổi bao bì, nhãn mác cho sản phẩm đẹp và hấp dẫn hơn.
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.
2.1. Đánh giá chung tình hình cạnh tranh của công ty.
Trong những năm qua tình hình cạnh tranh trên thị trường rượu, bia ngày càng trở nên gay gắt do sự có mặt của nhiều các công ty liên doanh với nước ngoài và sự trưởng thành của các công ty truyền thống. Với những điều kiện của bản thân và những điều kiện thuận lợi của môi trường bên ngoài đã giúp cho công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đạt được những thành tích đáng khích lệ song cũng gặp không ít khó khăn
Thuận lợi:
Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sẽ thuận lợi hơn cho việc điều hành sản xuất linh hoạt và chủ động hơn. Việc hoàn thành công tác cổ phần hóa trước năm 2007 được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập.
Uy tín của thương hiệu sản phẩm Rượu Vodka của công ty được nâng cao.
Công tác quản lý Nhà Nước về ngành Rượu ngày càng chặt chẽ. Việc quy định không sử dụng Rượu Ngoại trong các cuộc tiếp khách của các cơ quan ban ngành Chính Phủ.
Tâm lý người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có thương hiệu và đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khó khăn:
Giá nguyên nhiên vật liệu tăng. Cụ thể giá điện tăng 7%, giá gạo tấm tăng 17%, giá sắn tăng 10%...
Đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm cùng loại tham gia vào thị trường ngày càng nhiều với đa dạng hình thức sở hữu.
Rượu cùng loại nhập ngoại và các sản phẩm thay thế có xu hướng tăng khi Việt Nam tham gia vào WTO.
Nạn làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của công ty phát triển ngày càng tăng, đặc biệt là rượu vodka xanh chai nhỏ.
Sức ép của việc phải di chuyển khu vực sản xuất tới Khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh phải thực hiện xong vào cuối năm 2008.
Thời tiết nóng sớm trong 2007 không thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1. Về sản phẩm.
Trong tình hình hiện nay yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở chỗ sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không? Điều này chỉ thực hiện được nếu công ty có chiến lược sản phẩm đúng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng. Trên thực tế để tạo khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị trường( như Rượu Đồng Xuân, Rượu miền Tây ) công ty luôn xác định chính sách sản phẩm là yếu tố quan trọng. Có chính sách sản phẩm tốt, hợp lý, hiệu quả tức là đã trả lời đúng câu hỏi sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Trong những năm qua phương châm của công ty là tập trung sản xuất các sản phẩm ngon, rẻ, chất lượng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu mà thị trường cần. Do đó bên cạnh việc sản xuất với khối lượng lớn các loại rượu đóng chai có truyền thống lâu năm công ty còn tập trung đầu tư sản xuất sản phẩm rượu ngon. rẻ, chất lượng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của đông đảo người tiêu dùng. Hiện tại công ty đang đầu tư nghiên cứu một sản phẩm mới có mẫu mã chất lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.
Bảng 2: Các chỉ tiêu đã đạt được từ 06/12/2006 đến 14/02/2007
stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
12/2006
01/2007
02/2007
Tổng cộng
1
Doanh thu CN
Tỷ vnd
25.3
65.855
41.713
132.868
2
S.L rượu sx
Triệu lít
0,84
1,409
0,90
3,14
3
S.L rượu tiêu thụ trong nước
Triệu lít
0,85
1,4
0,86
3,11
4
S.L rượu xuất khẩu
lít
8.599
- Cồn sắn
186.704
186.704
- Cồn gạo
166.192
502.289
238.517
906.998
- Cồn gạo tái chế
88.696
47.101
135.797
- Cồn sắn tái chế
44.106
44.106
Tổng S.L cồn
352.896
590.985
329.724
1.273.605
2.1.2.Về giá cả.
Trong những năm qua, công ty đã có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách giá bán sản phẩm. Đây là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu kỹ các yếu tố có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm, công ty đã áp dụng chính sách giá sau:
Định giá sản phẩm theo thị trường: tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thống trị trên thị trường có kết hợp với các giá trị gia tăng của thương hiệu.
Xây dựng hệ thống nhiều giá: giá bán buôn và bán lẻ, giá bán đại lý, giá bán siêu thị- nhà hàng.
Các chính sách trên đã giúp công ty đảm bảo được giá cả ổn định, giúp tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho hiện tại và lâu dài của công ty. Bên cạnh đó, công ty chủ động giảm và tiết kiệm các loại nguyên vật liệu đầu vào; giảm chi phí tiền lương, tiền công trong giá thành sản phẩm( bằng cách tăng năng suất lao động, đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân và tiền công), giảm các khoản chi phí khác như chi phí cố định, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp… Vì vậy giá bán của công ty cực kỳ linh hoạt mềm dẻo được thay đổi phù hợp với từng vùng, từng thị trường phù hợp với nhu cầu của người mua.
2.1.3. Về trang thiết bị sản xuất.
2.1.3.1. Trang thiết bị sản xuất Cồn.
Trong quá trình đưa vào sản xuất chưng cất liên tục vào cuối tháng 12/2006 và tháng 1/2007 cho kết quả công suất chưng cất đạt gấp 1,5 lần so với trước, hiệu sản tăng, chất lượng ổn định, góp phần giảm tiêu hao điện, nước, dầu FO, nhân công lao động và sản xuất có hiệu quả góp phần giảm nhẹ sức ép yêu cầu của thị trường. Sang năm 2007 công ty sẽ phấn đấu đẩy sản lượng gần gấp đôi so với những năm trước ( 24.000 lít cồn/ ngày). Các công đoạn đầu tư chiều sâu:
Đẩy mạnh công suất Nấu và đường hóa nguyên liệu:
Lắp đặt 02 cặp nồi nấu, đường hóa với dung tích mỗi thiết bị là 16m3 để có thể đẩy công suất nấu lên gấp đôi so với năm 2006 và có dự phòng sửa chữa bảo dưỡng.
Để giảm kinh phí đầu tư và không bị lãng phí khi di chuyển sau 2 năm, các thiết bị này được chế tạo bằng thép đen.
Nâng cao sức chứa của các thùng lên men.
Sau khi đưa hệ thống 04 thùng lên men với dung tích chứa đựng là 80m3 trong tháng 1/2006 đã cho hiệu quả tốt. Sau khi cân đối có tính tới mức độ hư hỏng của các thùng lên men 60m3 được lắp đặt từ năm 1990 trở về trước cần phải sửa chữa thường xuyên sẽ cần phải lắp đặt thêm 02 thùng lên men 80m3 và hệ thống cầu thang lan can đường ống công nghệ ( chế tạo 02 thùng bằng thép đen để khỏi lãng phí khi di chuyển).
Sửa chữa cải tạo hệ thống tháp thô, tinh và lắp đặt mới tổ hợp thiết bị làm mát nước( Cooling tower):
Hệ thống tháp cấp của công ty được lắp đặt và đưa vào vận hành từ năm 1986 đến năm đã hư hỏng cần phải sửa chữa thay thế. Các công việc sửa chữa bao gồm thay bằng Inox 05 đoạn tháp, sửa chữa hệ thống tự động điều khiển, cải tạo hệ thống làm nguội, lắp đặt mới tổ hợp hệ thống cooling tower cho nước làm mát các khu vực đường hóa, lên men, chưng cất nhằm tiết kiệm điện, nước và đảm bảo vệ sinh thiết bị và môi trường. Nếu không lắp hệ thống cooling tower thì khó có thể vận hành chưng cất liên tục trong giai đoạn mùa hè.
Lắp đặt hệ thống lò hơi mới 6 tấn/ h và cải tạo hệ thống lò hơi cũ:
Hệ thống lò hơi cũ lắp đặt từ năm 1985 đã hư hỏng và lạc hậu cần thiết phải cải tạo lại hệ thống tự động và hệ thống phối khí & dầu để nâng cao sản xuất. Lắp đặt thêm một lò dầu mới 6 tấn/ h theo sơ đồ thầu năm 2006 đã tiến hành.( dự kiến tháng 8/2007 sẽ lắp xong và đi vào sử dụng).
Để đảm bảo chất lượng nước cất cho lò cần nâng cấp hệ thống xử lý nước hiện có, sử dụng nước tự khai thác đảm bảo chủ động cho sản xuất và giảm chi phí khi sử dụng nước Thành phố.
2.1.3.2. Hệ thống thiết bị rượu mùi.
Hệ thống thiết bị rượu mùi cần nâng công suất để đáp ứng nâng cao sản lượng Rượu lên gấp 1,5 lần so với năm 2006 và giảm tiêu hao trong quá trình sản xuất.
Từ năm 2006 đã tiến hành mở hợp đồng và mua 01 máy rửa chai 12.000 chai/ h và 01 máy chiết rượu 12.000 chai/ h của Italia. Dự kiến 31/3 sẽ ngừng sản xuất và lắp đặt hoàn thiện dây chuyền cùng với các máy xiết nút và máy dán nhãn hiện có để sản xuất chuyên các loại chai 750 ml, 500 ml, 300 ml có sản lượng lớn. Yêu cầu phải nhập thêm máy xiết nút và dán nhãn với công suất 12.000 chai 750 ml/ h để lắp cho đồng bộ với máy rửa, máy chiết.
Hệ thống máy cũ ( bao gồm máy rửa chai, máy chiết, máy xiết nút, máy dãn nhãn) được tân trang lại để lắp đặt thêm một hệ máy để sản xuất các loại sản phẩm có sản lượng thấp và quy cách khác nhau như chai 600ml vuông, chai 650 ml tròn… Mục đích để linh hoạt sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Ngoài ra để sản xuất các loại sản phẩm cao cấp và xuất khẩu với sản lượng thấp với các loại chai có hình dáng và kích thước khác nhau yêu cầu trang bị hệ thống tráng chai và chiết chai bán liên tục công suất nhỏ: 1.000- 2.000 chai/ h của Việt Nam chế tạo để đảm bảo độ linh hoạt.
Đối với sản xuất rượu nước đóng can, lắp đặt hệ thống máy chiết can có công suất 500- 1.000 can /h để tăng năng suất lao động và đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
Bảng 3: Tổng chi phí đầu tư và cải tạo thiết bị nhằm nâng cao
sản lượng sản phẩm.
tt
Tên thiết bị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
I
Thiết bị sản xuất cồn
11.720.000.000
A
Thiết bị nấu đường hóa
1.364.000.000
1
Nồi nấu 16 m3
02
148.000.000
296.000.000
2
Nồi đường hóa
02
194.000.000
388.000.000
3
Nhà nấu đường hóa 2tầng
01
500.000.000
500.000.000
4
Hệ thống đường ống cấp hơi, nước, dịch
01
130.000.000
130.000.000
5
Điện động lực, chiếu sáng
01
50.000.000
50.000.000
B
Thiết bị lên men
596.000.000
6
Thùng lên men 80 m3
02
216.000.000
432.000.000
7
Cầu thang, dàn thao tác
01
64.000.000
64.000.000
8
Hệ thống đường ống hơi, dịch, nước, CO2
01
100.000.000
100.000.000
C
Thiết bị chưng cất
3.260.000.000
9
Đoạn tháp thô
05
52.000.000
260.000.000
10
Hệ thống xử lý nước mềm, cho nước làm mát
300.000.000
11
Cooling tower 400m3/h
2.200.000.000
12
Cải tạo hệ thống tự động
500.000.000
D
Hệ thống lò hơi 6tấn/h và hệ thống xử lý nước
6.500.000.000
II
Thiết bị sản xuất rượu
4.950.000.000
1
Nhập thêm hệ thống máy xiết nút, dán nhãn mới với năng suất 12.000 chai/h
01
3.200.000.000
3.200.000.000
2
Lắp đặt hệ thống nước tráng chai 12 m3
01
600.000.000
600.000.000
3
Chế tạo mới 06 thùng pha chế rượu
06
200.000.000
1.200.000.000
4
Lắp đặt máy chiết bán thủ công cho loại chai khác
01
200.000.000
200.000.000
5
Lắp đặt hệ thống chiết can
150.000.000
150.000.000
Tổng cộng I + II
17.070.000.000
2.1.4. Về hệ thống phân phối.
Luôn được xác định là một chiến lược trong kinh doanh và đảm bảo sức mạnh cạnh tranh. Ngay từ đầu công ty đã hình thành nên các mạng lưới phân phối rộng khắp trong toàn thành phố với các hệ thống đại lý độc quyền có ở tất cả các quận nội và ngoại thành đồng thời mở rộng sang cả các thị trường lân cận ( Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…). Hệ thống phân phối của công ty bao gồm:
Nơi sản xuất( công ty) → Các đại lý độc quyền ( cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm) → Người tiêu dùng.
Chính vì vậy sản phẩm của công ty luôn đảm bảo sự lưu thông trực tiếp từ công ty tới tận tay người tiêu dùng với chất lượng tuyệt đối và giá cả hợp lý. Hiện nay công ty đã và đang hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm với 02 kênh phân phối chủ yếu là:
Kênh phân phối trực tiếp: Đó là các đơn vị, đại lý cá nhân… đến đặt hàng trực tiếp tại công ty cùng với các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty trong nội thành. Đối với các khách hàng ở tỉnh ngoài thì phương thức vận chuyển chủ yếu là ô tô do công ty trực tiếp giao bán tận nơi.
Kênh phân phối gián tiếp: Công ty thường xuyên bán hàng của mình cho các đại lý, cửa hàng trong và ngoài thành phố có khả năng bán buôn với số lượng lớn, có kho chứa hàng đủ lớn, đủ điều kiện cho việc dự trữ hàng hóa và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Bảng 4: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm ở các tỉnh,
thành phố trên cả nước
Khu vực, lãnh thổ
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Khu vực miền Bắc
Đại lý
60
93
177
Khu vực miền Trung
Đại lý
8
24
25
Khu vực miền Nam
Đại lý
15
18
22
Tổng cộng
Đại lý
83
135
224
Trong 3 năm trở lại đây hệ thống tiêu thụ nói trên được chú trọng đầu tư, nhằm mục đích tiếp cận và khai thác hợp lý các nhu cầu của thị trường, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến các khách hàng cuối cùng một cách nhanh chóng nhất.
2.1.5. Về các hoạt động hỗ trợ bán hàng.
Đây là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu được công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đang sử dụng hiện nay. Công ty thực hiện việc chiết khấu bán hàng cho đại lý khi nộp về công ty là 7% giá trị số tiền chuyển về theo số lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng.
Ngoài ra công ty còn áp dụng việc thưởng vượt mức doanh số,tức là công ty quy định mức thầu doanh số nếu đại lý nộp vượt số tiền trong phạm vi nào sẽ được lĩnh thưởng theo mức độ đó, đồng thời thưởng cho sản phẩm vào công trình theo số lượng tiêu thụ. Việc thanh toán của công ty áp dụng với nhiều hình thức đa dạng như với khách quen có thể đặt cọc trước và thanh toán theo hình thức trả chậm; với khách đặt số lượng lớn sẽ được giảm giá; khách ở xa có thể thanh toán qua ngân hàng đảm bảo nhanh, gọn, an toàn. Những chính sách đó đã có tác dụng không nhỏ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của công ty.
2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.
- Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao làm cho thu nhập của dân cư tăng dẫn đến sức mua cũng tăng. Đây cũng là cơ hội để các công ty trong đó có công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đẩy mạnh sản xuất mở rộng danh mục sản phẩm nhằm nâng cao khả năng kinh doanh. Việc đổi mới chính sách tài chính ngân hàng như lãi suất ngân hàng giảm và tỷ lệ lạm phát giảm làm cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất và sử dụng vốn một cách hợp lý.
- Môi trường chính trị pháp luật: Trong những năm gần đây tình hình chính trị nước ta tương đối ổn định cùng với việc ban hành các điều luật nhằm kích thích sản xuất trong nước cũng như khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, tạo ra môi trường pháp lý có lợi cho hoạt động của công ty.
- Môi trường công nghệ: Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho công ty nâng cao được sản phẩm, đa dạng hóa và hạ giá thành sản phẩm, với việc mua dây truyền xiết nút và dán nhãn mới công suất cao đã giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Thị hiếu và thói quen người tiêu dùng: Đây là những yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu nhu cầu của thị trường. Nó quyết định đưa các sản phẩm của công ty ra các thị trường khác nhau, tuy nhiên việc nghiên cứu này chưa được công ty thực hiện sát sao.
- Đặc điểm thị trường Hà Nội: Do thu nhập của người Hà Nội khá cao do đó họ ít quan tâm tới giá cả mà chủ yếu quan tâm tới sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức đẹp.
- Đặc điểm thị trường miền Trung: Người tiêu dùng ở đây ít quan tâm tới khối lượng và bao bì của chai rượu mà chủ yếu quan tâm đến nồng độ rượu. Nhìn chung đây là thị trường phù hợp với sản phẩm của công ty nên thị trường này tiêu thụ tương đối mạnh.
- Đặc điểm thị trường miền Nam: Mức sống của người dân cao do đó họ cần sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Một tập quán tiêu dùng của người dân nơi đây là thích những sản phẩm mang hương vị tự nhiên, công ty đang dần hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm của mình.
- Nhà cung ứng: Từ khi Nhà Nước chuyển đổi cơ chế quản lý đã giúp công ty ký kết được các hợp đồng với các nhà cung ứng trong và ngoài nước tránh nguy cơ bị ép giá nguyên liệu đầu vào. Chất lượng của nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm đầu ra. Hiện nay ngoài việc sử dụng nguyên liệu trong nước công ty đã sử dụng các nguyên liệu nhập của Pháp và Scotland.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều công ty cùng tham gia sản xuất rượu như: Rượu Đồng Xuân, Rượu miền Tây… và các loại rượu dân tộc đặc trưng của từng vùng. Ngoài ra còn có rượu nhập ngoại từ Pháp, Bỉ… do đó công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và làm cho cường độ cạnh tranh cuả ngành ngày càng quyết liệt và gay gắt.
2.2.2. Nguyên nhân thuộc về phía công ty.
- Bộ máy quản lý: Bộ máy chỉ huy sản xuất của công ty được xây dựng theo hệ thống trực tuyến chức năng, thi hành chế độ thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công nhân viên và các phòng ban trong công ty đều chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc, các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chuẩn bị quyết định theo dõi, kiểm tra hướng dẫn các bộ phận, mối quan hệ giữa các phòng ban là ngang cấp.
Sơ đồ tổ chức công ty
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Phó Giám đốc
kỹ thuật sản xuất
Kế toán trưởng
Phó Giám đốc
kinh doanh
Kỹ thuật
công nghệ
Nhà ăn TT
KCS
Kỹ thuật
Cơ điện
Cửa hàng GTSP
Hành chính
Chi nhánh Miền nam
Kế hoạch tiêu thụ
Kế toán tài chính
Tổ chức lao động tiền lương
Vật
tư
Xí nghiệp Cồn
Xí nghiệp Rượu mùi
Xí nghiệp
phục vụ
Kho tàng
Đội xe
- Nguồn lao động của công ty: công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội có nguồn lao động dồi dào và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Lực lượng lao động của công ty chia làm hai bộ phận.
+ Lao động trực tiếp: chiếm 90%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 60% tỷ lệ này tương đối cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất. Tuy nhiên công nhân nữ cũng có những mặt hạn chế về vấn đề nghỉ hưu, chế độ thai sản… làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Lao động gián tiếp: Chiếm 10% trong tổng số lao động, lực lượng này có trình độ từ cao đẳng trở lên.
- Khả năng về nguồn vốn của công ty: Khả năng tự chủ về tài chính rất cao, vốn chủ sở hữu chiếm 52,5% trong tổng số nguồn vốn. Tuy nhiên nợ của công ty do vay ngân hàng để phục vụ cho sản xuất cũng đang tăng dần lên do đó trong tương lai công ty sẽ phải tăng chi phí để trang trải nợ nần.
- Trang thiết bị kỹ thuật: Trong những năm gần đây chất lượng sản phẩm của công ty cũng như quy mô sản phẩm tăng rõ rệt do có sự đầu tư đổi mới một số dây chuyền sản xuất hiện đại ví dụ như dây chuyền sản xuất của Italia. Tuy nhiên tình hình chung về trang thiết bị là chưa đồng bộ, bên cạnh những dây truyền sản xuất mới còn có dây chuyền sản xuất quá cũ kỹ và lạc hậu.
- Nguyên vật liệu, bao bì, mẫu mã sản phẩm: nguyên vật liệu để sản xuất các mặt hàng của công ty có nhiều loại như: gạo, ngô, ngũ cốc, các hương liệu tạo màu tạo mùi… những nguyên liệu này cần phải được bảo quản tốt. Hiện nay phần lớn các nguyên liệu của công ty đều được nhập ngoại hoặc từ những vùng miền xa, quãng đườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35827.doc