Đối với nền kinh tế quốc dân, mục tiêu chủ yếu là phát triển ngày một hoàn thiện thị trường sức lao động. Theo Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số chỉ tiêu định hướng phát triển thị trường sức lao động là: Chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2010 công nghiệp, xây dựng chiếm 30%, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 42% dịch vụ chiếm 28%, và đến năm 2020 các tỉ lệ tương ứng sẽ là 28%, 42%, 30%; về phân bố nguồn lao động giữa thành thị và nông thôn đến năm 2020 chúng ta phấn đấu tỉ lệ dân số sống ở thành thị chiếm 33%, ở nông thôn chiếm 67%. Về phương hướng tạo việc làm trong toàn xã hội: “ Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch hoá và các chương trình kinh tế – xã hội.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thôn đã phục hồi và chấn hưng các làng nghề truyền thống, phát triển đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống và một số ngành mới như chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc… Thay đổi kết cấu các ngành sản xuất trong nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”.
- Trông khu vực nông thôn các hoạt động dịch vụ cũng được mở mang, bao gồm cả dịch vụ phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và đời sống
* Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn còn tồn tại những bất cập sau:
Cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng còn chuyển biến rất chậm. Hiện nay có khoảng 80% số hộ nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nông. Trong cơ cấu GDP nông thôn, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh tự cấp tự túc, trình độ sản xuất hàng hoá vẫn còn thấp, tính chất quảng canh còn khá phổ biến và hiệu quả sản xuất thấp. Sản xuất hàng hoá còn kém phát triển, nhiều vùng, nhiều địa phương, trồng trọt chăn nuôi theo hướng tự cấp tự túc là chính.
Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt thuần nông vẫn còn là phổ biến. Trong trồng trọt, lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn cây ăn quả, cây công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Thuỷ sản có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Lâm nghiệp còn kém phát triển. Nhìn chung cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá nhỏ.
Công nghiệp nông thôn mới bước đầu phát triển còn rất nhiều yếu kém. Tình trạng phổ biến ở nông thôn là thủ công, phân tán và công nghệ lạc hậu và có nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái. Tỷ trọng nông sản được chế biến công nghiệp còn quá thấp, mới chỉ đạt 30% sản lượng mía, gần 60% chè, 5% rau quả, 1% thịt hơi… Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ sản xuất nguyên liệu và có khoảng cách xa so với yêu cầu về nâng cao chất lượng, hiệu quả nông sản.
Các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chưa gắn bó với nhau trong một cơ cấu kinh tế thống nhất. Tình trạng phổ biến trong các mô hình công nông nghiệp, mô hình nông nghiệp – công nghiệp chế biến là phát triển rời rạc chưa tạo thành tổng thể chặt chẽ, thậm chí còn xảy ra tình trạng gây trở ngại mâu thuẫn cho nhau. Tổ chức tiêu thụ nông sản chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển sản xuất hàng hoá…
Như vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chưa gắn chặt với cơ cấu kinh tế nông thôn, chưa hướng tới công nghiệp hoá, cơ sở hạ tầng còn nhiều điểm chưa phù hợp và đồng bộ gây trở ngại cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
2.2. Thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta thời gian qua
2.2.1.Những thành tựu của thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn.
Để phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thị trường sức lao dộng nông nghiệp nông thôn đã bước đầu hình thành và thu được những kết quả đáng khích lệ. Trước đây, nền nông nghiệp nước chủ yếu là thuần nông, ngày nay trình độ của người lao động nông nghiệp, nông thôn đã phát triển có thể đáp được nhiều ngành nghề khác của thị trường. Hoạt động của thị trường này bắt đầu trở nên sôi động.Mặc dầu tỷ lệ còn thấp song chủ kinh tế hộ gia đình hoặc chủ các công việc đã bước đầu thuê mướn lao động thường xuyên. Xét về mặt số lượng, nguồn cung ứng lao động ở nông thôn nước ta rất dồi dào. Lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Hiện nay có khoảng 30 triệu lao động và hàng năm có thêm gần 1 triệu lao động bổ sung. Số nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên chiếm 70% năm 2000.Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 69,1% chiếm tỷ lệ cao so với tổng lực lượng lao động trong cả nước. Lao động nông thôn hầu hết là những người rất cần cù chịu khó và do mức sống còn nghèo nên họ khát khao được làm việc thậm chí chỉ với mức lương rất thấp. Đây là một nguồn lực rất đáng quý cho quá trình chuyển dịch nếu chúng ta biết tận dụng tốt.
Xét về mặt chất lượng. Trong những năm vừa qua, tuy chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém nhưng đã được nâng cao từng bước. Năm 1997, tỷ lệ chưa biết chữ ở nông thôn là 5,94%, tốt nghiệp trung học cơ sở là 33,1% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 9,47%. Năm 2000 tỷ lệ tương ứng là 4,79%, 34,59% và 11,18%. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn đang ngày càng tăng. Tỷ lệ này năm 2002 là 75,29% tăng 0,99% so với năm 2001. Số liệu thống kê hàng năm cho thấy, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên đã qua đào tạo từ công nhân kĩ thuật trở lên hàng năm đều tăng (mặc dầu chậm). Một điều ai cũng thừa nhận rằng sản xuất nông nghiệp tạo ra hầu hết công ăn việc và tăng thu nhập cho phần lớn nhân dân. Theo tổng cục thống kê, từ năm 1990 – 1997 mặc dù trong lĩnh vực công nghiệp GDP tăng 12-14%/năm nhưng chỉ tăng thêm được 200 nghìn chỗ làm. Trong khi đó, với mức tăng trưởng bình quân 4-5%/năm, lĩnh vực nông nghiệp tăng thêm tới 2,9 triệu chỗ làm cho nhân dân. Thu nhập danh nghĩa của người dân nông thôn tăng 12% một năm trong thời kì 1992/1993 đến 1997/1998. Giá trị ngày công ở nông thôn tuy còn thấp hơn thành thị song đang từng bước nâng cao.
Lao động nông nghiệp nông thôn bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tăng tỷ trọng lao động ở thành thị và giảm tỷ trọng lao động ở nông thôn, tỷ trọng lao động sản xuất trong các ngành công nghiệp, dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp tăng trong tổng số lao động ở nông nghiệp nông thôn, lao động nông nghiệp nông thôn chuyển dịch và phát triển về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hoá,...Mặc dù vậy, lao động nông nghiệp nông thôn còn tồn tại nhiều bất cập.
2.2.2. Những tồn tại của thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn
Mặc dù đã hình thành song thị trường sức lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn manh mún, chắp vá, và không ổn định. Đó là nơi hầu hết người dân vẫn giữ nguyên công việc và nơi sinh sống suốt đời và tập quán giữ nguyên ngành nghề như vậy không thay đổi nhiều trong thời kì đổi mới. Cơ cấu lao động ở nông thôn không hợp lí.
Sự phân công lao động còn ở trình độ rất thấp, tỷ lệ thuần nông còn rất nặng: ở ĐBSCL là hơn 70%, ở Đông Nam Bộ trên 50%, các nơi khác và trung du, miền núi từ 80 đến 90%. Người nông dân vừa sản xuất lương thực, vừa phải sản xuất các thứ khác, tức là “nhỏ mà đủ”. Không những thế, họ còn phải làm đủ các việc từ trồng trọt, đến thu hoạch và cả tiêu thụ… Sau khi nông hộ nhận khoán ra đời và hợp tác xã được tổ chức theo kiểu mới xuất hiện, tình hình ấy tuy có cải thiện, nhưng không nhiều.
Số lượng lao động nông thôn khá lớn, chiếm 70% lao động và 80% nhân khẩu xã hội, nhưng sản xuất và tiêu dùng dựa chủ yếu vào nông nghiệp với giá trị thu nhập thấp. Nếu tính GDP bình quân trên một lao động nông nghiệp là 1 thì GDP bình quân một lao động công nghiệp là 6,5 và dịch vụ là 6 lần. Nông dân sản xuất lương thực chỉ đủ ăn, không thể làm giàu được.
Chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất thấp. Lực lượng lao động nông thôn qua đào tạo (sơ cấp và học nghề trở lên) mới chỉ chiếm 9,28% (thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước 3,6%) còn lại hơn 90% chưa qua đào tạo, sản xuất tự phát chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền, cha truyền con nối, năng suất lao động thấp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được đào tạo trung học chuyên nghiệp chỉ chiếm 2,9%, số được đào tạo cao đẳng và đại học chỉ chiếm 0,93%. Bên cạnh đó, lao động nông nghiệp qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp lại phân bố không đồng đều. ở các khu vực càng xa đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao. Số có trình độ tập trung ở những ngành chuyên môn, các cơ quan quản lí cấp tỉnh, huyện đến các doanh nghiệp. Việc đào tạo trước đây chỉ hướng vào đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp, nay do cơ chế đã thay đổi đẩy một số cán bộ kĩ thuật ra khỏi ngành dẫn tới mất cân đối nghiêm trọng. Đến tháng 10 năm 2000 vẫn còn rất ít lao động ở các tỉnh đã qua đào tạo như Lai Châu chỉ có gần 3000 người trong tổng số 881 ngàn người, số cán bộ kĩ thuật có tay nghề, có trình độ chuyên môn ở Sơn La chỉ chiếm 0,47%, ở Kiên Giang chiếm 0,4%. Còn có tới 1,3-1,6% chủ hộ không biết chữ, trình độ học vấn bình quân lớp 7 – 8/12. Tỷ lệ chủ hộ chưa qua đào tạo kiến thức kinh doanh chiếm tới 51,5% - 69,8%, các chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo cũng chiếm tới 43,55%. Không ít các chủ nhiệm Hợp tác xã nhất là ở những vùng sâu vùng xa và miền núi chỉ qua trình độ văn hoá cấp I, chuyên môn kĩ thuật kém, kế toán trưởng mới chỉ qua lớp tập huấn ngắn hạn. Do chất lượng lao động còn thấp nên thị trường lao động nông nghiệp, nông thôn không có khả năng cung cấp nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhiều khu công nghiệp và các liên doanh với nước ngoài đầu tư vào các vùng nông thôn hoặc các vùng phụ cận. Chính vì vậy, lao động nông thôn nước ta chủ yếu là lao động thuần nông, lao động nông nghiệp kiêm thêm ngành nghề khác, lĩnh vực khác không nhiều, khoảng 10,88 triệu người với thời gian làm việc khác nhau trong năm. Đây cũng là một yếu tố chứng minh thị trường lao động ở khu vực này kém phát triển.
Vấn đề di dân tự do từ nông thôn ra thành thị và thiếu việc làm cao tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn(%)
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (%) 72,11 73,14 71,13 73,49 73,86 74,37 75,41
Nguồn:Kinh tế Việt Nam 2002-2003 Việt Nam và thế giới- Thời báo kinh tế
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động có tăng theo mỗi năm: từ 72,11% năm 1996 đến 75,41% năm 2002 chứng tỏ tỷ lệ lao động có việc làm ở nông thôn đang tăng lên theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm và chưa tăng đều qua các năm. Tỷ lệ lao động trong năm thiếu việc làm giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động thiều việc làm ở nông nghiệp nông thôn. Chính vì tình trạng đó dẫn đến hiện tượng di chuyển lao động tự do ra thành phố để tìm việc làm. Lao động di chuyển tự do vào thành phố có thể làm bất cứ việc gì, với giá cả thấp đến mức mà người không có việc làm ở thành phố cũng không muốn làm song mức thu nhập thấp ấy vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở quê nhà hay so sánh với chi phí cơ hội của thời gian không lao động lúc nông nhàn hay lúc giá nông sản xuống quá thấp. Lao động tự do di chuyển vào thành phố đáp ứng được nhu cầu về lao động giản đơn ở thành phố nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn và vấn đề phức tạp nảy sinh như ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội, suy đồi lối sống, mức tiền công rẻ mạt gây khó khăn cho người lao động,... Không những vậy, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ bị mất cân đối vì thiếu cả số lượng và chất lượng lao động cần thiết.
Cung và cầu trên thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn mất cân đối nghiêm ttọng. Xét về cung lao động ta thấy: năm 2001 chúng ta có khoảng 30,307 triệu lao động nông nghiệp, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn còn cao (trên 2%/năm), mỗi năm bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động. Lao động ở khu vực nông thôn còn tăng lên bởi một số lí do khác như một lực lượng đáng kể thuộc diên giảm biên chế ở khu vưc nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh bỏ học… trở về nông thôn. Trong khi đó, đối tượng sản xuất (đất đai) hạn chế, ngành nghề chậm phát triển, công nghiệp nông thôn, dịch vụ mới bước đầu phát triển hoặc tuy một số khu công nghiệp và đô thị được hình thành nhưng trình độ lao động nông thôn thấp không thể tuyển vào làm việc. Do đó đã dẫn đến tình trạng dư thừa lao động. Năm 1990 tỷ lệ lao động chưa có việc làm là 2,98%, năm 1992 là 3,28%, năm 1994 là 4%, năm 1996 là 4,5% và năm 1998 là 3,9% trong tổng số lao động thuộc khu vực nông nghiệp nông thôn. Số ngày làm việc trong năm bình quân của lao động nông thôn (theo nghiên cứu của Trung tâm dân số và nguồn lao động) năm 1992 là 195 ngày (chiếm 75% quỹ thời gian lao động trong năm), nhưng đến năm 1994 chỉ còn bình quân có 180 ngày, tức là mới sử dụng hết 69% quỹ thời gian trong năm và cho đến năm 1999 thì mới sử dụng hết 73,49% quỹ thời gian. Với tổng số 30,307 triệu lao động nông nghiệp (năm 2001) nếu tính quỹ thời gian thì còn tương đương khoảng 7,6 triệu lao động chưa được sử dụng đó là còn chưa kể số lao động chưa có việc làm trong nông thôn ước tính khoảng từ 1,2-1,5 triệu người. Hiện nay nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta so với nhu cầu dư thừa trên 30%.
Do cung cầu thấp nên mức lao động cân bằng trên thị trường thấp. Lượng lao động ở nông thôn thấp so với thành phố. Một vấn đề vẫn còn tồn tại hiện nay đó là tiền công của thị trường lao động nông nghiệp nông thôn rất thấp. Năm 1997 ở khu vực thành thị có 52,81% số người nhận được mức lương trên 300.000 đồng/tháng trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn chỉ có 45,88%. Số người nhận mức lương dưới 200.000 đồng/tháng trở xuống ở thành thị chỉ có 22,72% trong khi ở nông thôn là 35,53%. Từ đó dẫn đến hiện tượng các học sinh giỏi ở nông thôn sau khi tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp đều muốn kiếm việc làm ở thành phố, muốn thoát ly khỏi nông thôn hay còn gọi là hiện tượng “chảy máu chất xám ở nông thôn”. Các mục tiêu của Đại hội VIII của Đảng đề ra là nâng số lao động có chuyên môn kĩ thuật lên 22-28% vào năm 2000 đã không thực hiện được. Các yếu tố cấu thành thị trường sức lao dộng còn thiếu, chưa hoàn chỉnh nhất là các quyết định trả lương cho người lao động. Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển…
Thị trường lao động nông nghiệp nông thôn bắt đầu có sự dịch chuyển phù hợp với hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thể hiện ở sự di chuyển sức lao động vào ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, song sự chuyển dịch này còn chưa đồng đều, chưa thống nhất trong cả nước. Trong sự phát triển các ngành nghề ở nông nghiệp nông thôn thì kinh tế làng nghề trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp nông thôn. Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung tới trên 700 làng nghề (chiếm 50% của cả nước), thu hút gần 600 000 lao động, tạo ra hàng nghìn tỉ đồng doanh thu mỗi năm. Tuy nhiên sự khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn trong thời gian qua vẫn còn nổi cộm lên một số vấn đề khó khăn, yếu kém như: khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn đầu tư cho mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường còn cao... Do vậy, nó làm nản lòng người lao động khi muốn tham gia phát triển các loại hình làng nghề phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tóm lại, thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn tuy đã hình thành nhưng chưa phát triển hoàn chỉnh đủ để có khả năng thu hút các hoạt động đầu tư bên ngoài (cả trong nước và ngoài nước) nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực này theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn
Trong những tồn tại của thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn ta thấy nổi lên hai vấn đề chính: chất lượng của thị trường sức lao động còn thấp và mâu thuẫn cung cầu trên thị trường dẫn đến việc dư thừa lao động. Nguyên nhân của tình trạng trên như sau:
Đối với vấn đề chất lượng của thị trường sức lao động nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Đây là khu vực có trình độ dân trí thấp, rất nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo và khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí, chuyên môn kĩ thuật đối với việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cũng có những người tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục đào tạo, đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhưng do kinh tế còn khó khăn họ không thể thực hiện được. Thậm chí có một số người muốn học nghề nhưng họ cũng không biết tìm ở đâu để học.
Thứ hai: Chưa có đầu tư thoả đáng để tăng cường đội ngũ giáo viên tốt, phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học. Cả nước có 20/61 tỉnh thành có cơ sở đào tạo cán bộ ngành nông, lâm, thuỷ sản nhưng phần lớn các cơ sở này đang gặp khó khăn vì thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất. Khu vực nông thôn, nhiều nơi còn thiếu cả phòng học, thiếu nhà văn hoá, thiếu sách báo tham khảo đặc biệt thiếu tài liệu về kĩ thuật chuyên môn sản xuất nông nghiệp, giới thiệu các loại cây trồng vật nuôi mới cho năng suất và chất lượng tăng. Mặt khác, đây là khu vực khó tiếp nhận được các thông tin qua các chương trình thông tin đại chúng.
Thứ ba: Giáo dục đào tạo chưa gắn với nhu cầu của từng vùng, từng địa phương, chưa phù hợp với đối tượng nông dân. Các hình thức đào tạo chưa đa dạng phong phú. Tài liệu, giáo trình phục vụ giáo dục còn chưa cập nhật, thiếu tính thực thi. Thực hành chưa được coi trọng đúng mức. Cơ cấu đào tạo không hợp lí, kéo dài trong nhiều năm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho việc đầu tư vào giáo dục thiếu cơ sở khoa học, hiệu quả thấp.
Thứ tư: Vốn đầu tư của nhà nước cho dạy nghề còn ít. Mặc dù nhà nước đã tăng vốn đầu tư từ 240,8 tỷ đồng năm 1997 lên 350 tỷ đồng năm 2001, nhưng xét trên bình diện quốc gia, với một lực lượng lao động nông thôn rất hùng hậu đặc biệt là lao động trẻ thì số vốn này vẫn còn quá hạn hẹp. Do đó rất nhiều vùng nông thôn số vốn này vẫn chưa vươn được đến nơi.
Thứ năm: Do chính sách ở nhiều địa phương chưa coi trọng việc đào tạo cán bộ kĩ thuật có tay nghề và trình độ chuyên môn cao; chưa có những chính sách khuyến khích hợp lí như tiền lương, tiền thưởng và các ưu đãi khác để thu hút những người dã qua đào tạo về làm việc trong nông nghiệp, nông thôn. Do vậy hiện nay có rất nhiều con em nông thôn sau khi học xong không muốn nhận công tác ở nông thôn, đặc biệt là ở vùng xa, vùng cao.
Đối với tình trạng dư cung trên thị trường sức lao động nông thôn ngoài việc do chất lượng lao động thấp như đã được tìm hiểu ở trên còn do các nguyên nhân sau:
Một là: Dân số tăng rất nhanh. Dân số nước ta đến hết năm 2001 đạt 78,7 triệu người, trong đó nông thôn chiếm 59,2 triệu người. Tính chung từ năm 1998 đến nay, dân số nước ta đã tăng hơn 16 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người và phần lớn dân số sống ở nông thôn. Năm 1989 tỷ lệ dân số nông thôn 79,7%; năm 1993 là 80,6%; năm 1995 là 79,2% và đến năm 2001 là 75,24%. Như vậy bình quân mỗi năm dân số nông thôn tăng lên khoảng 1 triệu người. Điều này tạo ra sức ép rất lớn về giải quyết việc làm.
Hai là hiệu quả sử dụng đất thấp và sự suy giảm đáng kể của diện tích đất canh tác. Diện tích đất lúa và hoa màu giảm do sử dụng vài việc phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, mở mang đô thị và làm đất thổ cư. Đất chuyển đổi mục địch sử dụng ngày càng tăng lên trong đó đất giao thông tăng 11,6%, đất thuỷ lợi tăng 39,1%, đất xây dựng và nhà ở cả nông thôn và thành thị tăng 5,8% (ở nông thôn 80% đất ở lấy từ quỹ đất nông nghiệp, trong đó 50-60% lấy từ đất canh tác). Diện tích đất canh tác có hạn trong khi dân số tăng nhanh làm cho diện tích đất canh tác, đất nông ngiệp bình quân trên dầu người giảm. Đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu cả nước là 1034 mét vuông và bình quân lao động nông nghiệp là1983 mét vuông. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới diện tích đất nông nghiệp cũng như lâm nghiệp tính theo đầu người của nước ta còn quá thấp. Quỹ đất đai không chỉ giảm về số lượng mà còn suy giảm về cả chất lượng. Tình trạng đất đai không được làm tăng độ phì, bị bóc lột quá mức dẫn tới hiện trạng đất bị hoang hoá trở lại không còn là hiện tượng xa lạ với các địa phương.Và đối với một gia đình có tới 2-3 lao động chính thì lượng dất canh tác tương ứng chỉ đủ cho một lao động chính và một lao động phụ. Điều này dẫn đến các lao động khác trở nên dư thừa.
Ba là sản xuất chưa phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Các thế mạnh của nông nghiệp chưa được khai thác triệt để trong khi đó hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương kém phát triển.ở nông thôn thời gian qua so với trước đây tuy sản xuất nông nghiệp đã phát triển tạo ra nhiều nông sản phẩm cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu song nhìn chung ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm... nên khả năng tạo việc làm còn thấp hay cầu về lao động còn thấp. Từ năm 1988 trở lại đây, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống nói riêng bị sa sút đáng kể do khó khăn về đầu ra. Toàn vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 600000 lao động tiểu thủ công nghiệp vào năm 1998 nhưng đến năm 2002 chỉ còn có 320000… Do vậy số lao động dư dôi trong nông nghiệp tiếp tục tăng lên. Mặt khác, mặc dù nhà nước đã có những chính sách trợ giúp nông dân để họ phát triển sản xuất, tăng việc làm và thu nhập nhưng hiện nay các trang trại sản xuất hàng hoá vẫn gặp rất nhiều bất lợi đặc biệt là tình trạng nông sản làm ra khó tiêu thụ, giá thấp không đủ bù chi phí sản xuất ví dụ như niên vụ 2000 – 2001 giá cá phê giảm chỉ còn khoảng 1/4 so với những năm được giá trước đây. Đây là nhân tố kìm hãm đáng kể sự tăng trưởng và do vậy hạn chế khả năng tạo việc làm của bản thân ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ngành công nghiệp nông thôn, dịch vụ mới bước đầu phát triển thu hút số lao động còn thấp. Sở dĩ dẫn đến tình trạng này là do kết cấu kinh tế xã hội nông thôn còn thấp kém, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, trường học bệnh viện, nhà văn hoá còn thiếu và yếu. Mức độ cơ giới hoá và điện khí hoá chậm, với 51% số hộ đã có điện dùng nhưng điện sử dụng trong khu vực nông thôn mới chỉ chiếm gần 8,7% tổng sản lượng điện phát ra. Mạng lưới giao thông kém phát triển ảnh hưởng đến lưu thông vật tư, nông sản hàng hoá. Vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến, nông lâm thuỷ hải sản chưa được coi trọng đúng mức. Nông thôn vẫn chưa là địa bàn đầu tư thuận lợi đối với các doanh nghiệp.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như hệ thống thông tin về thị trường lao động, việc làm, về cung và cầu lao động còn kém phát triển, chưa cung cấp đầy đủ, cập nhật, được cho người lao động và người sử dụng lao động về các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực…
Chương 3
giải pháp phát triển thị trường sức lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển thị trường sức lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Đối với nền kinh tế quốc dân, mục tiêu chủ yếu là phát triển ngày một hoàn thiện thị trường sức lao động. Theo Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số chỉ tiêu định hướng phát triển thị trường sức lao động là: Chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2010 công nghiệp, xây dựng chiếm 30%, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 42% dịch vụ chiếm 28%, và đến năm 2020 các tỉ lệ tương ứng sẽ là 28%, 42%, 30%; về phân bố nguồn lao động giữa thành thị và nông thôn đến năm 2020 chúng ta phấn đấu tỉ lệ dân số sống ở thành thị chiếm 33%, ở nông thôn chiếm 67%. Về phương hướng tạo việc làm trong toàn xã hội: “ Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch hoá và các chương trình kinh tế – xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đàu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược vè kinh tế, an ninh – quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn”. Phấn đấu đến năm 2005, tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động (bình quân trên 1,5 triệu lao động/năm) và đến năm 2010 đưa tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên khoảng 80% – 85% nâng tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40% (đến năm 2020 mục tiêu đặt ra là đạt 50% - 60% lao động qua đào tạo nghề nghiệp). Bên cạnh đó cần phải xây dựng hoàn thiện, phát triển các yếu tố của thị trường lao động.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mục tiêu tạo ra thị trường lao động phát triển hoàn thiện có đủ khả năng thu hút các hoạt động đầu tư bên ngoài, cũng như đáp ứng được yêu cầu phát triển của nội bộ ngành nông nghiệp nhằm phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Dự tính đến năm 2010, số lao động nông thôn có khoảng 37 triệu người, các ngành kinh tế ở khu vực đô thị sẽ thu hút cho nông thôn khoảng 3 triệu người, còn lại 34 triệu lao động làm việc trong khu vực kinh tế nông thôn. Với cơ cấu kinh tế nông thôn là giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động khi đó sẽ là: lao động nông nghiệp chiếm 45%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 26,5% và dịch vụ 28,5%. Chúng ta phần đấu nâng cao chất lượng lao động nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều vệc làm,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT-02.docx