CÂU HỎI:
1. Những phương pháp đã học giúp ích gì cho việc nghiên cứu khoa học và làm luận văn sắp tới.
2. Lấy ví dụ và xử lí các số liệu theo phương pháp thống kê mô tả.
3. Lấy ví dụ có thể áp dụng phương pháp tính Spirmen có tính toán.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu khoa học xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu khoa học xã hội
CÂU HỎI:
Những phương pháp đã học giúp ích gì cho việc nghiên cứu khoa học và làm luận văn sắp tới.
Lấy ví dụ và xử lí các số liệu theo phương pháp thống kê mô tả.
Lấy ví dụ có thể áp dụng phương pháp tính Spirmen có tính toán.
1. Vai trò của phương pháp phân tích định hướng đối với việc nghiên cứu của bản thân, cụ thể là luận văn cao học sắp tới.
Trong nghiên cứu khoa học cũng như trong giải quyết công việc nói chung, “Phương pháp là yếu tố vô cùng quan trọng. Xác định đúng phương pháp là con đường dẫn tới thành công và cũng là cơ sở, là chuẩn mực để đánh giá một công trình nghiên cứu. Phương pháp, trong đó bao gồm phương pháp luận, hệ phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu, có thể nói là chìa kháo để mở lối cho công trình khoa học, đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo tính chất khoa học của kết quả nghiên cứu. Có lẽ chính vì vai trò quan trọng của phương pháp như vậy nên trong quá trình học cao học, “tập làm nhà nghiên cứu”, chúng tôi đã được tiếp cận chuyên đề “Một số phương pháp phân tích định hướng trong nghiên cứu khoa học xã hội”. Thiết nghĩ chuyên đề này sẽ đem lại cho tôi những gợi mở bổ ích cho quá trình nghiên cứu khoa học sau này, mà trước mắt là luận văn cao học:
Theo tôi, trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta có thể tiếp cận thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Từ sách vở, báo chí, từ mạng Internet, thì việc thu thập và xử lí tư liệu như thế nào sẽ có vai trò rất quan trọng. Được trang bị phương pháp phân tích định lượng rồi tôi sẽ không còn lúng túng, căng thẳng khi đứng trước một “mớ hỗn độn” những tài liệu và tài liệu, sẽ biết thế nào để từ tập hợp tài liệu đó làm nổi bật lên bản chất của vấn đề.
Một công trình nghiên cứu khoa học sẽ có sức thuyết phục hơn khi được dẫn chứng bằng những con số, số lượng cụ thể. Sự vật, hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất của nó qua tính chất và số lượng. Trong đó, số lượng giúp cho nhận thức được chính xác, cụ thể và hạn chế đặc tính chủ quan của người nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề là người nghiên cứu phải biết xử lí những tư liệu, những con số thu thập được như thế nào cho chính xác và khoa học. Đối mặt với vấn đề này, phương pháp phân tích định lượng tỏ ra có nhiều ưu điểm. Với những phương pháp phân tích định lượng ưchúng ta có thể xử lí các tư liệu đám đông; có thể khắc phục tình trạng thiếu hụt tư liệu, kiểm chứng các nhận định và có khả năng đáp ứng được yêu cầu sử dụng các công cụ, thiết bị tin học hiện đại và nhu cầu nhận thức của thời đại thông tin.
Bản thân một tập hợp số liệu thô, hỗn độn sẽ không nói lên được điều gì nếu nhà nghiên cứu không biết sử dụng đúng cách để làm nổi bật ý đồ của mình. Khi đã được tiếp cận với phương pháp phân tích định lượng, nó sẽ giúp nhà nghiên cứu cách xử lí các con số qua việc chọn dùng các phương pháp như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tìm mối liên hệ, phương pháp chuyên gia… Đặc điểm chung nổi bật của các phương pháp này là đưa những số liệu cụ thể, các con số vào công trình nghiên cứu hay đối với những thông tin dưới dạng định tính thì tiến hành lượng hoá thông bằng cách thống kê tần số, cho điểm hay bằng đánh giá của chuyên gia. Cụ thể như:
Đối với những mục đích nhận thức trực quan như phát hiện qui luật phân bố đám đông hoặc phát hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng ta có thể tìm đến phương pháp thống kê mô tả với lập bảng cô gọn số liệu (compact) hay sử dụng những chỉ số thống kê như chỉ số trung bình, chỉ số trung vị.
Đối với hai tập hợp số liệu và đứng trước nhiệm vụ tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tìm mối liên hệ giữa hai đối tượng mà số liệu phản ánh thì việc sử dụng một số phương pháp như tìm mối liên hệ qua tương quan hạng (ranking), tìm mối liên hệ bằng ma trận (matrix)… tỏ ra rất thuận tiện.
Còn trong trường hợp không có số liệu trực tiếp hoặc những trường hợp khó đưa ra quyết định thì ta nên tìm đến phương pháp chuyên gia. Sau khi xác định được vấn đề cấn lấy ý kiến tham gia, trên cơ sở xây dựng bảng hỏi và thang điểm chúng ta sẽ tiến hành thu thập, xử lí kết quả.
Đây chỉ là những nhận thức ban đầu về phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu khoa học xã hội. Hy vọng rằng khi áp dụng vào thực tế, phương pháp này sẽ hỗ trợ nhiều cho các công trình nghiên cứu của tôi sau này. Trước mắt, luận văn của tôi là một đề tài nghiêng về tổng thuật (“tổng thuật tình hình tranh luận về phương diện tôn giáo của Nho giáo ở Trung Quốc 20 năm cuối thế kỷ XX) chắc chắn sẽ có những số liệu dẫn chứng, và như thế tôi sẽ có cơ hội áp dụng phương pháp phân tích định lượng nào đó, mong rằng sẽ thành công.
2. Bài tập về thống kê mô tả.
Nhận xét về độ tuổi kết hôn của cư dân chuyện X tỉnh Ninh Bình trên cơ sở thống kê sau:
STT
Tuổi kết hôn
Tần số
(xi)
(ni)
1
16
5
2
17
10
3
19
100
4
20
60
5
22
35
6
24
20
7
25
14
8
27
8
k
å
252
Trên cơ sở bảng thống kê đã cho, ta thấy độ tuổi kết hôn trung bình của cư dân huyện x tỉnh Ninh Bình là:
Theo công thức:
Vậy tuổi kết hôn trung bình của cư dân huyện X tỉnh Ninh Bình là 20,5 tuổi.
-Những độ tuổi quá xa chỉ số trung bình (16//27) là hiện tượng đặc biệt.
-Theo quy luật phân phối chuẩn thì những độ tuổi gần, chỉ số trung bình (19, 20, 22) sẽ có số lượng đông đảo.
*Cũng với bảng thống kê trên, ta tính xem độ liên kết của tập hợp trên có chặt chẽ không. Độ chặt chẽ này phụ thuộc vào chỉ số trung vị (Me, là chỉ số xác định giá trị nằm giữa dãy biến số). Chỉ số trung vị càng gần chỉ số trung bình thì sự liên kết của tập hợp càng chặt.
Ta thấy tập hợp trên là một dãy biến thiên rời rạc chẵn nên công thức tính Me là
Thay giá trị tương đương vào ta có:
Do 21 rất gần với 20,5 (chỉ số trung bình) nên liên kết của tập hợp trên là rất chặt chẽ.
3. Bài tập về phương pháp tính Spirmen.
Ta có bài toán: có hay không mối liên hệ giữa giá gạo với số lượng gạo được bán ra tại cửa hàng bán lẻ trên cơ sở số liệu sau:
Các loại gạo tẻ
Số lượng bán ra (kg)
Giá bán: nghìn VNĐ
Bắc Hương
900
8
Điện Biên
600
7
203
250
5
Inđônêxia
400
9
Q5
550
6
Si
800
6,5
Tám thơm
300
15
Thái Lan
500
12
Từ bảng thống kê ta lập bảng xếp hạng:
Các loại gạo tẻ
Số lượng gạo bán ra
Giá bán
di (d1-d2)
di2
kg
d1
Nghìn VNĐ
d2
203
250
1
5
1
0
0
Tám thơm
300
2
15
8
-6
36
Inđônêxia
400
3
9
6
-3
9
Thái Lan
500
4
12
7
-3
9
Q5
550
5
6
2
3
9
Điện Biên
600
6
7
4
2
4
Si
800
7
6,5
3
4
16
Bắc Hương
900
8
8
5
3
9
92
Ta có công thức Spirmen
Thay giá trị vào ta có:
Ta có p = -0,09 < 0,5, như vậy giá cả hâu như không có liên hệ gì với số lượng gạo bán ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (82).doc