Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản liên quan đến xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I./ Khái niệm Hợp đồng kinh tế vô hiệu 1

1, Hợp đồng kinh tế 2

2, Hợp đồng kinh tế vô hiệu 2

II/ Thực tiễn xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu 2

1/ Mục đích về quy định hợp đồng vô hiệu 2

2/ Các mục đích trên là cơ sở để pháp luật quy định cách xử lý khác nhau đối với hợp đồng vô hiệu 3

3/ Các loại hợp đồng kinh tế vô hiệu 3

2.1- Theo quy định tại điều 8 pháp lệnh HĐKT các trường hợp KT bị vô hiệu toàn bộ: 3

2.2- Trường hợp HĐKTVHTP 4

2.3 Dựa vào tính chất vô hiệu của HĐ ta phân ra HĐVH tuyệt đối và HĐVH tương đối. 4

3/ Những vấn đề trong thực tế xét xử hợp đồng vô hiệu tại toà án 5

III/ Hoàn thiện pháp luật 7

1/ Thực trạng pháp luật 7

2/ Một số kiến nghị xử lý HĐKTVH 9

KẾT LUẬN 10

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản liên quan đến xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước đầu nghiên cứu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong được sự góp ý của các thấy, các cô. Em xin chân thành cám ơn! I./ Khái niệm Hợp đồng kinh tế vô hiệu 1, Hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế có thể hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau: Dưới nghĩa khách quan HĐKT là tổng thể các quy phạm pháp luật do nàh nước ban hành để đIều chỉnh các quu phạm pháp luật do nhà nước ban hành để đIũu chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Dưới nghĩa chủ quan HĐKT là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền thực hiện kế hoạch của mình. 2, Hợp đồng kinh tế vô hiệu Hợp đồng kinh tế vô hiệu hiện nay là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, song để đưa ra một khái niệm cụ thể thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Tuy nhiên cũng có thể hiểu một hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không tồn tại theo luật hoặc một hợp đồng không có giá trị pháp lý hoặc không có giá trị bắt buộc đối với các bên giao kết hợp đồng. Cách hiểu trên được áp dụng cho trường hợp vô hiệu tuyệt đối. Còn “hợp đồng có thể vô hiệu” được hiểu là một hợp đồng có hiệu lực nhưng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên giao kết. II/ Thực tiễn xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu 1/ Mục đích về quy định hợp đồng vô hiệu Việc quy định hợp đồng vô hiệu thông thường nhằm đảm bảo các mục đích cơ bản sau: Bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích chung và đạo đức xã hội Hợp đồng được xem là vô hiệu khi: - Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh - Việc ký kết làm thiệt hại đến lợi ích chung của xã hội như thoả thuận nhằm trốn thuế - Việc ký kết hợp đồng chỉ để thực hiện mục tiêu khác - Việc ký kết hợp đồng trái với đạo đức của xã hội Bảo vệ lợi ích các bên trong giao kết hợp đồng Hợp đồng được xem là vô hiệu khi: - Hợp đồng được giao kết do đe doạ,lừa dối - Hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn - Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi... Bảo vệ tính ổn định của các giao dịch dân sự và kinh tế Với một số loại hợp đồng nhất định có tính chất đặc thù, pháp luật thường quy định một số điều kiện khác nhau như hợp đồng phải được lập bằng văn bản, phải được công chứng..... 2/ Các mục đích trên là cơ sở để pháp luật quy định cách xử lý khác nhau đối với hợp đồng vô hiệu Những hợp đồng vô hiệu do xâm phạm các lợi ích chung, vi phạm các điều cấm của pháp luât: - Đương nhiên bị toà án tuyên bố vô hiệu và hợp đồng được xem là không có hiệu lực từ thời điểm ký kết (Điều 146 Bộ luật Dân sự). - Thường không có sự rằng buộc về thời gian yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Khoản3 Điều 145 Bộ luật Dân sự). - Đối tượng có quyền yêu cầu toà án tuyên hợp đồng vô hiệu khá rộng. Những hợp đồng vô hiệu do xâm phạm nhóm lợi ích tư: - Toà sẽ không đương nhiên tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà tôn trọng ý chí của các bên. - Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thường giới hạn trong một thời gian nhất định, quá thời hạn đó các bên không có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Khoản 1, Điều 145 Bộ luật Dân sự). - Chỉ những bên không có lỗi trong việc tạo nên sựu vô hiệu mới có quyền kiện ra toà yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu. 3/ Các loại hợp đồng kinh tế vô hiệu Trong quá trình ký kết và thực hiện HĐKT, các bên tham gia ký kết hợp đồng đều mong muốn đảm bảo giá trị pháp lý và thực hiện một cách đầy đủ các thoả thuận của mình đã được quy định trong bản HĐKT đã ký kết. Dựa vào mức độ vô hiệu có thể phân thành: HĐKT vô hiệu toàn bộ và HĐKT vô hiệu từng phần (Điều 8, Điều 39 Pháp lệnh HĐKT; Điều 144 Bộ luật Dân sự). 2.1- Theo quy định tại điều 8 pháp lệnh HĐKT các trường hợp KT bị vô hiệu toàn bộ: Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật HĐKT bị VHTB khi một bên ký kết HĐKT không có đăng ký theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong HĐKT. Hiện nay pháp luật chưa có quy định giải thích rõ ràng thế nào là “có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong HĐKT” do đó trên thực tế các doanh nghiệp khác nhau có cách hiểu không phải lúc nào cũng thống nhất nên dẫn đến việc không nhất quán trong áp dụng pháp luật. HĐKT VHTB khi người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Theo quy định tại pháp lệnh ĐHKT thì “người ký kết HĐKT phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh. Đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người thay mình ký HĐKT . Người được uỷ quyền chỉ được ký HĐKT trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền cho người thứ ba”. Pháp lệnh HĐKT không quy định rõ ràng các trường hợp VHTB như HĐ không tuân thủ về hình thức, do nhầm lẫn... 2.2- Trường hợp HĐKTVHTP Theo Khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT: “HĐKT bị coi là VHTP khi nội dung của phần đó vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của HĐ”. Còn theo Bộ luật Dân sự: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch” (Điều 144). 2.3 Dựa vào tính chất vô hiệu của HĐ ta phân ra HĐVH tuyệt đối và HĐVH tương đối. Thông luật (common law) phân biệt giữa hợp đồng vô hiệu (void) và hợp đồng có thể vô hiệu (voidable). Bộ luật dân sự Pháp phân biệt giữa HĐ đương nhiên vô hiệu và HĐ vô hiệu có điều kiện. Thông thường HĐ được xem là vô hiệu tuyệt đối khi HĐ được ký kết xâm phạm lợi ích chung của xã hội, trật tự công cộng, vi phạm các điều cấm của pháp luật. Còn HĐVH tương đối khi xâm phạm các lợi ích tư. Bộ luật Dân sự 1995 cơ bản đã có sự phân biệt này đối với các giao dịch dân sự mà một bên bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ và một bên trong giao dịch không nhận thức được hành vi của mình thì chỉ sau khi bên đó có yêu cầu toà án mới tuyên giao dịch đó vô hiệu (Điều 140,141,142,143 Bộ luật Dân sự). Pháp lệnh HĐKT chỉ quy định một loại HĐVH tuyệt đối duy nhất, toà án có thể tuyên HĐVH mà hoàn toàn không dựa vào yêu cầu của các bên trong HĐ.Do vậy HĐVH do vi phạm điều cấm của pháp luật cũng được xử lý như HĐVH do chủ thể không đủ thẩm quyền giao kết HĐ... đều được xem là vô hiệu tuyệt đối, không có hiệu lực kể từ khi thời điểm giao kết và được áp dụng Điều 39 Pháp lệnh HĐKT để xử lý. Thực tế này có thể giải thích rằng việc không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về HĐ là một hành vi vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm pháp luật thì giao dịch đó không thể có hiệu lực pháp luật. 3/ Những vấn đề trong thực tế xét xử hợp đồng vô hiệu tại toà án Hiện nay có việc áp dụng khá cứng nhắc căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu, bỏ qua thoả thuận ý chí của các bên và không tính đến quan hệ thực tế. Một số căn cứ phổ biến như: Không có căn cứ pháp lý vẫn xác định hợp đồng vô hiệu. Công ty Minh Nguyên kiện công ty AnThịnh tại TPHCM yêu cầu thực hiện hợp đồng thưong mại. Toà sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện nhưng toà phúc thẩm xác định HĐVH, tuyên huỷ hợp đồng nhưng không đưa ra căn cứ pháp lý (theo Điều, Khoản, văn bản pháp luật nào). Hợp đồng không đáng vô hiệu nhưng vẫn tuyên vô hiệu Công ty VIDAMCO kiện một công ty tại TP.HCM, đòi thanh toán tiền trả chậm lô hàng ô tô. Toà Phúc thẩm cho rằng ông Tổng giám Đốc VIDAMCO không phải là đại diện hợp lệ của VIDAMCO và tuyên HĐKTVH. Có khuynh hướng tuyên HĐVH toàn bộ khi có thể tuyên là HĐKTVH từng phần Nhiều hợp đồng mua bán bất động sản có hai nội dung chủ yếu: thoả thuận chuyển quyền sở hữu. Nhiều toà án tuyên toàn bộ hợp đồng là vô hiệu vì hình thức không theo quy định của pháp luật. Lẽ ra chỉ tuyên phần thoả thuận chuyển quyền sử hữu là vô hiệu còn nội dung thoả thuận đặt cọc vẫn có hiệu lực vì pháp luật không quy định việc đặt cọc phải được chúng thực, đăng ký. Có khuynh hướng xem xét, giải quyết tuỳ tiện HĐKTVH không liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội trong một vụ án hình sự. Tháng 10/2002, Toà án Phúc thẩm - TANDTC tại Hà Nội xét xử vụ án hình sự Vũ Văn Nam, đã tuyên hợp đồng bán nhà 64A Ngô Thì Nhậm giữa Vũ Văn Nam và anh chị em ông Trần Hữu Kế (được thực hiện trước thời điểm Nam phạm tội) là vô hiệu với lý do nhà này chưa rõ nguồn gốc nên buộc Ngân hàng Công thương- chủ nợ của Nam phải trả lại nhà này cho nhà ông Kế và nhận lại từ những người này số tiền mà họ đã nhận được của Nam từ năm 1994. Có khuynh hướng viện dẫn điều này nhưng quên điều luật khác khi xác định HĐKTVH Chỉ áp dụng Pháp lệnh HĐKT, không áp dụng Luật Thương mại, Bộ luật dân sự Luật thương mại quy định: Hợp đồng mua bán có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Việc cử người đại diện cho thương nhân theo quy định của BLDS. Điều154- khoản1 và điều 155- khoản 1 BLDS công nhận những giao dịch do người không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện có hiệu lực , nếu được người đại diện chấp nhận. Nhưng nhiều Toà án áp dụng máy móc Pháp lệnh HĐKT tuyên bố vô hiệu nhiều hợp đồng mua bán thương mại và hợp đồng khác nhau với lý do có một bên người đại diện ký không có hoặc vượt quá thẩm quyền. Mặc dù các hợp đồng này đều được các bên thực hiện dưới nhiều hình thức và thường chỉ trục trặc khi thanh toán. Theo Luật Thương mại và BLDS lẽ ra phải xác định là những hợp đồng có hiệu lực Xử lý hậu quả HĐVH tuỳ tiện Công ty xe buýt Hà Nội kiện công ty SUDEMEX liên quan đến một hợp đồng liên doanh xây nhà. Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm đều tuyên HĐVH, buộc Công ty xe buýt HN phải trả lại SUDEMEX giá trị phần xây dựng mà SUDEMEX đã thực hiện theo định giá của toà án, không căn cứ vào hợp đồng. Ngược lại trong vụ thầu- công ty Banglee kiện chủ đầu tư - Công ty sân Golf Phan Thiết, Toà án xác lập hợp đồng xây dựng vô hiệu do nhà thầu không có giấy phép, nhưng buộc chủ đàu tư phải thanh toán cho nhà thầu căn cứ theo lịch trình thanh toán trong hợp đồng (bị vô hiệu) không xác định giá trị phần xây dựng nhà thầu đã thực hiện. Không áp dụng các điều luật để trừng phạt, xử lý hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với những người có lỗi chính trong việc dẫn tới HĐVH Pháp lệnh HĐKT, Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản pháp luật khác đều quy định xử lý đối với những người có lỗi dẫn đến HĐVH. Nhưng hiếm khi Toà án và các cơ quan có chức năng khác áp dụng những điều luật trên khi xử lý HĐKT mà thường ghi chung chung các bên đều có lỗi và tự chịu thiệt hại phát sinh đánh đồng người có lỗi chính với những người chỉ có lỗi do sơ xuất nhỏ. Khi xác định hợp đồng đã được chứng thực là vô hiệu không kiến nghị xử lý những người chứng thực sai Theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam, những hợp đồng đã được công chứng, chứng thực đương nhiên có hiệu lực và phù hợp pháp luật. Nếu Toà án tuyên những hợp đồng đó vô hiệu phải xem xét lỗi và trách nhiệm của công chứng viên, người chứng thực. Thực tế, Toà án đã tuyên bố HĐVH đối với một bản hợp đồng mua bán nhà ở ngõ Bà Triệu- Hà Nội đã được công chứng và một hợp đồng bảo lãnh thế chấp bất động sản cho một khoản vay vốn tại Ngân hàng Techcombank đã được UBND huyện chứng thực nhưng đều không xem xét lỗi và trách nhiệm của người chứng thực. III/ Hoàn thiện pháp luật 1/ Thực trạng pháp luật Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất cứ một chủ thể kinh doanh nào cũng mong muốn các HĐKT mà mình ký kết với đối tác có giá trị về mặt pháp lý hay nói một cách khác là có hiệu lực pháp luật nhằm mục đích đảm bảo quyền và nghĩa vụ phát sinh từ HĐKT được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Để HĐKT có hiệu lực đòi hỏi các bên tham gia phải tuân thủ theo đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của HĐ và chỉ khi các điều kiện này tuân thủ thì HĐ mới có giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định HĐKTVH thông qua việc đối chiếu một cách máy móc các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực cuả HĐKT được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh HĐKT. Bởi vì khuôn khổ chật hẹp của pháp luật hiện hành không còn phù hợp với hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế đang diễn ra ngày càng sôi động và phong phú. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng có nhiều HĐKT bị vô hiệu hiện nay. Do đó cần phải hoàn thiện pháp luật thực định về HĐKT để phù hợp với thực tế hiện nay nhất là hoàn cảnh nươc ta đang từng bước tham gia hội nhập KTQT. Mặt khác thực tiễn xét xử cho thấy sự vận dụng pháp luật để xác định HĐKTVH của toà án cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu sự tổng kết rút kinh nghiệm thường xuyên và sự thiếu vắng các văn bản dưới luật quy định chi tiết các điều kiện có hiệu lực của HĐKT hiện nay cũng là một cản trở việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể kinh tế trong giao lưu kinh tế quốc tế. Hiện nay việc tuyên bố HĐKTVH thuộc thẩm quyền của toà án (Trọng tài kinh tế Nhà nước) thể hiện bằng một bản án hoặc quy định tuyên bố một HĐKTVH cùng với hậu qủa pháp lý của HĐKTVH đó. Căn cứ vào quy định của pháp luật, vào HĐKT đã được xác lập, toà án đưa ra một quyết định phù hợp với thực tế. Việc Nhà nước quy định tính vô hiệu của HĐKT có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Trong việc bảo vệ quyền và lợi ích phợp pháp của các chủ thể kinh doanh trong quá trình HĐKT khi bị cơ quan tài phán tuyên là vô hiệu thì các bên giao kết HĐ phải gánh chịu những hậu qủa pháp lý nhất định. Thực tế cho thấy hậu quả của HĐKT vô hiệu đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để xác định hậu quả của HĐKTVH còn nhiều bất cập. Cụ thể tại Điều 39 Pháp lệnh HĐKT chỉ quy định chung chung: nếu nội dung công việc trong HĐKTVH đã được thực hiện một phần hoặc đã xong thì các bên bị xử lý về tài sản. Về nguyên tắc chung khi HĐKTVH các bên bị xử lý về tài sản: khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận nếu không phải bồi thường bằng tiền. Trong thực tế cho thấy nhiều trường hợp HĐKT đã thực hiện nhưng công việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận không phải là vấn đề đơn giản. Bởi căn cứ để hoàn trả là gì? nhất là trường hợp tài sản bị hao mòn hoặc người sử dụng được hưởng lợi từ tài sản đó. Đây là vấn đề cần phải có sự tác động, điều chỉnh của pháp luật. Mà khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản là không bao giờ được như ý muốn vì vậy cần phải có cơ chế để khắc phục tình trạng tài sản của các bên bị thiệt hại. Vấn đề xử lý HĐKT trong xét xử của toà án gây ra ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp bởi tâm lý là không muốn đưa ra tranh chấp, không muốn sử dụng toà như công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền & lợi ích kinh tế khi bị hành vi vi phạm HĐKT xâm phạm. Điều đó tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp lợi dụng thiện chí của đối tác trong khâu giao kết HĐ để được hưởng lợi từ xử lý tài sản với HĐKTVH nhằm tránh nghĩa vụ như đã cam kết, tạo điều kiện cho các loại tội phạm hình sự dưới vỏ bọc kinh doanh ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Thông thường ở các nước không phải ai cũng có quyền yêu cầu toà án tuyên bố HĐKTVH. Thường những hợp đồng xâm phạm lợi ích chung xã hội thì bất cứ ai có quyền và nghĩa vụ liên quan đều có thể yêu cầu toà án tuyên bố HĐKTVH. Nhưng ở nước ta thường tất cả các bên trong HĐKT đều có quyền yêu cầu tuyên bố HĐVH. Điều này đã khuyến khích các bên kể cả bên có lỗi gây ra sự vô hiệu khởi kiện ra toà nhằm tuyên bố HĐKTVH để trốn thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc trục lợi từ chính sự vi phạm của mình.  2/ Một số kiến nghị xử lý HĐKTVH Phân biệt giữa hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối ( phân biệt giữa hợp đồng vi phạm trật tự chung, các điều cấm của pháp luật va các loại hợp đồng vô hiệu vi phạm các lợi ích tư ) Quy định nguyên tắc trong xử lý hợp đồng vô hiệu là chỉ có bên trong hợp đồng đựoc pháp luật bảo vệ ( người không có lỗi ) mới có quyền kiện ra toà xin huỷ tuyên bố hợp đồng vô hiệu Cân nhắc đánh giá lại cách quy định và xử lý hiện nay với một số căn cứ tuyên hợp đồng vô hiệu như thiếu các điều khoản chủ yếu, yêu cầu về hình thức, thẩm quyền giao kết hợp đồng.... Trong xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu cần cân nhắc tính chất lỗi của các bên( bên có lỗi và bên không có lỗi; bên lỗi ít và bên lỗi nhiều) Trong các trường hợp giải thích hợp đồng, toà án cần căn cứ vào các nguyên tắc như: Quan hệ hợp đồng được đặt trong quan hệ thực tiễn giữa các bên cũng như các tậpquán thương mại phổ biến Người không soạn thảo hợp đồng phải được ưu tiên so với người soạn thảo hợp đồng Bên trong giao kết hợp đồng không chuyên nghiệp phải đựơc ưu tiên so với bên chuyên nghiệp  KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh tế nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng. HĐKT là một công cụ pháp lý không thể thiếu của các nhà kinh doanh để họ hợp tác kinh doanh, trao đổi sản phẩm hàng hoá và thực hiện dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Hiện nay vấn đề hợp đồng vô hiệu và hậu qủa pháp lý của hợp đồng vô hiệu đang được rất nhiều người quan tâm. Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh nhưng sự hiểu biết về pháp luật của người dân đang còn ở trình độ thấp nên việc ký kết các giao dịch, hợp đồng còn nhiều sai sót nên dẫn đến tình trạng vô hiệu rất nhiều. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần quy định như thế nào để đảm bảo hiệu lực cho HĐKT sau khi được các bên ký kết sẽ phù hợp với các quy định của nhà nước và trở thành luật của các bên tham gia ký kết. Các bên sẽ bị rằng buộc bởi những điều khoản mà các bên đã thoả thuận. Chúng ta hiểu rằng HĐKT là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội. Chính vì vậy, việc quy định các điều kiện có hiệu lực của HĐKT là rất cần thiết. Nhằm mục đích bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao lưu kinh tế, góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh của Việt Nam, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định HĐKTVH và hậu quả pháp lý của HĐKTVH có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. VỤ ÁN SÂN GOLF PHAN THIẾT QUYỀN LƠỊ CỦA AI – NHÀ ĐẦU TƯ HỢP PHÁP HAY NHÀ THẦU BẤT HỢP PHÁP – ĐƯỢC BẢO VỆ? I. Tóm tắt nội dung và diễn tiến vụ án Công ty TNHH golf và câu lạc bộ Phan Thiết (GCPT) được cấp phép thành lập theo giấy phép đầu tư số 646/GP ngày 27/7/1993. Ngày 28/2/1994, GCPT ký hợp đồng với công ty TNHH Bangplee (BL), là pháp nhân Thái Lan để xây dựng sân golf. Ngày 1/4/1994, BL bắt đầu thi công, đến ngày 22/7/1994, GCPT đình chỉ hợp đồng với các lý do : (i). BL không có giấy phép thầu xây dựng do bộ xây dựng cấp (ii). BL không có kinh nghiệm xây dựng sân golf (iii). Trong quá trình thi công , BL bất cẩn, phá hoại cảnh quan môi trường, mua sắm máy móc, thiết bị không cần thiết. Sau đó, BL kiên GCPT tại TAND tỉnh Phan Thiết. Ngày 29/1/1996, toà án Phan Thiết xử buộc GCPT phải thanh toán 1.048.700 USD cho BL. GCPT chống án, ngày 29/4/1996 toà phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh xử, y án sơ thẩm.GCPT tiếp tục khiếu nại. Ngày 13/2/1997, chánh án TANDTC ra quyết định huỷ án phúc thẩm này và giao cho toà án phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm lại. Ngày 23/12/1997. toà án phúc thẩm – TANDTC xử lại nhận định: hợp đồng xây dựng ký ngày 28/2/1994 giữa GCPT và BL là vô hiệu, hai bên đều có lỗi, hai bên có trách nhiệm chuyển giao lại tài sản đã nhận của nhau mà không bên nào phải bồi thường thiệt hại cho bên nào . nhưng lại quyết định: GCPT phải thanh toán cho BL 966.080 USD. Hiện GCPT đang kiếu nại bản án này. mặc dù chấp nhận quyết định nêu trên của toà phúc thẩm. Nhưng GCPT không đồng ý quyết định của toà. II. quy định pháp luật về xử lý hợp đồng vô hiệu Pháp lệnh hợp đồng dân sự ( PLHĐDS ) có hiệu lực từ 1/7/1991 đến 30/6/1996. được áp dụng sử lý vụ án sân golf Phan Thiết tại điều 16 quy định xử lý hợp đồng vô hiệu như sau: Hợp đồng vô hiệu không có giá trị từ thời điểm giao kết. Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc đã được thực hiện một phần, thì các bên không được tiếp tục thực hiện . Trong trường hợp, hợp đồng đã được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, thì các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận. Nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật : nếu không hoàn trả được bằng hiện vật , thì hoàn trả bằng tiền . Bên có lỗi trong việc giao kết hợp đồng vô hiệu mà gây ra thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường. Trừ trường hợp bên bị thiệt hại biết rõ lý do là cho hợp đồng vô hiệu mà vẫn giao kết. Khoản thu nhập không hợp pháp từ việc thực hiện hợp đồng vô hiệu phải bị tịch thu. Bộ luật dân sự (BLDS, có hiệu lực từ 1/7/1996) cũng có quy định gần tương tự như trên tại điều 146: “ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu. Thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận: nếu không hoàn trả bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. TUỲ TỪNG TRƯỜNG HỢP, XÉT THEO TÌNH CHẤT CỦA GIAO DỊCH VÔ HIỆU, TÀI SẢN GIAO DỊCH VÀ HOA LỢI, LỢI TỨC THU ĐƯỢC CÓ THỂ BỊ TỊCH THU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT “ III. CÁCH THỨC SỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU CỦA BẢN ÁN PHÚC THẨM( LẦN 2) Toà phúc thẩm buộc GCPT thanh toán cho BL 966.080 USD trên cơ sở lập luận sau: Căn cứ vào lịch trình thanh toán trong hợp đồng 28/2/2994, đến 7/1994, GCPT phảI thanh toán cho BL 2.100.000 USD, GCPT đã thanh toán cho BL 1.145.260 USD.Vậy GCPT phải thanh toán nốt cho BL là 956.740 USD. Căn cứ và hợp đồng 28/2/2994, BL còn có trách nhiệm chuyển giao cho GCPT một số máy móc trị giá 383.660 USD như vậy, bù trừ 2 khoản trên , GCPT phảI thanh toán cho BL bằng : 954.740 USD –383.660 USD =571.080SUD GCPT còn giữ một số xe, máy giá trị 395.000 USD, mặc dù số xe, máy này do GCPT mở tín dụng thư (L/C) mua cho BL (để thi công) nhưng số tiền tương đương L\C này BL đã trừ vào tiền công mà lẽ ra GCPT trả cho BL trong thời gian thi công từ tháng 4/1994 đến tháng 7/1994. Nên GCPT phải thanh toán là: 571.080 USD + 395.000 USD = 966.080 USD. IV. Hai sai lầm của bản án phúc thẩm (lần 2). 1/ Công nhận hợp đồng vô hiệu toàn bộ có giá trị để xác định quyền nghĩa vụ của các đương sự: PLHĐDS đã quy định: hợp đồng vô hiệu không có giá trị từ thời đIểm giao kết, điều đó có nghĩa hợp đồng vô hiệu không làm nảy sinh quyền, nghĩa vụ của các bên đương sự, nói cách khác, không thể căn cứ vào hợp đồng vô hiệu để xác định quyền nghĩa vụ của các bên .Toà phúc thẩm tuy xác định hợp đồng ngày 28/2/1994 vô hiệu toàn bộ. Nhưng lại căn cứ vào hợp đồng này để nghĩa vụ thanh toán của GCPT đối với BL vào tháng 7/1994 (thời điểm huỷ bỏ hợp đồng), cũng như thừa nhận quyền của BL vào tháng 7/1994 được bù trừ giá trị tín dụng thư của GCPT vào tiền công theo hợp đồng, trái nguyên tắc xử lý trên của PLHĐDS . 2/ Thừa nhận thu nhập bất hợp pháp của nhà thầu kinh doanh trái phép. BL không có giấy phép nhà thầu, vẫn kinh doanh trái phép tại Việt nam không công nhận các khoản thu nhập do kinh doanh trái phép. PLHĐDS quy định rõ các khoản thu nhập bất hợp pháp từ hợp đồng vô hiệu phải bị tịch thu. Giả thiết rằng, nếu GCPT thanh toán cho BL đủ 2.100.000 USD vào 7/1994, thì theo quy định trên, thu nhập của BL từ khoản thanh toán đó (bao gồm tiền công, thuế lợi tức và những khoản thu nhập khác) phảI bị tịch thu là: 2.100.000 USD – (383.660 USD + 395.000 USD) =1.320.000 USD, chưa kể BL phảI đóng thuế nhà thầu (thuế doanh thu và thuế lợi tức ) ít nhất bằng 6% thuế doanh thu. Với bản án trên. Toà đã xác lập cho BL quyền được thu nhập do kinh doanh trái phép tại Việt nam, không bị khấu trừ thuế, bỏ qua 1 nguyên tắc cơ bản hàng đầu của pháp luật dân sự Việt nam. V. Phương thức sử lý đúng đắn vụ án dân sự sân golf Phan Thiết. Nguyên tắc sử lý đúng đắn vụ án trên đã được PLHĐDS quy định và được xác định trong bản án giám đốc thẩm ngày 13/9/1997 và bản án phúc thẩm (lần 2) ngày 23/12/1997 là: hợp đồng ngày 28/2/1994vô hiệu, hai bên cùng có lỗi , hai bên có trách nhiểm chuyển giao lại cho nhau tài sản đã nhận của nhau và không bên nào phải bồi thường thiệt hại cho bên nào. Nguyên tắc này có nghĩa: GCPT phảI hoàn trả lại những tàI sản đã nhận từ BL. Ngoài một số xe, máy giá trị 395.000 USD mà BL cho rằng thuộc quyền sở hữu của họ, mặc dù được mua bằng tín dụng thư do GCPT mở, BL không xác định được tài sản nào khác mà GCPT đã nhận từ họ. Như vậy, GCPT chỉ có nghĩa vụ hoàn trả số xe, máy trị giá 395.000USD b. BL phải hoàn trả lại những tài sản đã nhận từ GCPT, gồm : Khỏan tiền GCPT đã ứng trước cho BL 400000 USD Tín dụng thư (L/C) trị giá 745.260 USD để mua máy móc cho BL Tổng cộng: 1.145.260 USD. Như vậy Bl có nghĩa vụ hoàn trả số tiền này cho GCPT. c. BL lại ra rằng họ đã chi phí thực hiện các công việc gồm: chuẩn bị, khảo sát, lập kế hoạch và thiết kế xây dựng sân golf. Nhập thiết bị vật tư, thuê nhân công và quản lý, thuê nhà và sửa chữa nhà cửa. Tổng cộng là 2.431.472 USD. Tuy nhiên, GCPT không nhận tài sản nào từ những công việc trên do BL thực hiện ngoại trừ số xe, máy kể trên. theo luật pháp Việt nam, tài sản được hiểu như sau (Điều 172 và điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34626.doc
Tài liệu liên quan