Công tác đăng ký quản lý nhân khẩu, hộ khẩu. Yêu cầu chính của quá trình quản lý hộ khẩu, nhân khẩu là nắm vững từng hộ, từng người ở cơ sở địa bàn đầy đủ, chính xác, khách quan, toàn diện, kịp thời và thường xuyên nắm cả mặt tốt, mặt xấu, cả mặt tích cực, tiêu cực, từ đó để phân loại con người; theo quy định cảnh sát khu vực phải nắm 4 nội dung về nhân khẩu. Thực tiễn cảnh sát khu vực đã nắm tương đối toàn diện về từng hộ gia đình và những người dân từ 15 tuổi trở lên, nhất là ở thành phố, thị xã, khu vực phức tạp về an ninh trật tự và tiến hành phân loại thành 4 loại là người tốt, người khó khăn, người lạc hậu, bất mãn và người xấu.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và an ninh trật tự với biện pháp khác. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình tổ chức thực hiện nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự. Từ tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng đến thanh tra đấu tranh xử lý vi phạm được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật hành chính nhà nước. Để làm tốt quản lý hành chính về an ninh trật tự nhằm khai thác tiềm năng quản lý hành chính về an ninh trật tự đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân. Đáp ứng yêu cầu của ngành, cấp trong quản lý xã hội mỗi cán bộ chiến sĩ cần nắm vững quán triệt vấn đề này.
2. Vai trò của quản lý hành chính về trật tự xã hội
Cũng như tất cả các quốc gia nói chung, vấn đề quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội nói chung và trật tự xã hội nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước bởi nó là một tiền đề nhằm ổn định xã hội xác lập cơ sở để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội.
Chúng ta biết rằng bản chất của quản lý hành chính về trật tự xã hội là nhằm quản lý con người trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội tập trung vào quản lý cư trú đi lại hành nghề, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự cũng như các hoạt động khác của con người. Khi tham gia vào quá trình xã hội, quá trình quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về con người trong các hoạt động của đời sống xã hội như thông tin về dân số, cơ cấu mật độ dân số, an toàn giao thông... Đây là những nguồn thông tin rất cơ bản thu được thông qua các hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, giúp cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, xây dựng các chính sách cũng như chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước, các kế hoạch của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.
Ngoài ra còn có vai trò to lớn là điều chỉnh, điều khiển các hoạt động xã hội và hành vi của công dân theo trật tự nhất định của nền trật tự xã hội chủ nghĩa đó là một nền trật tự của một xã hội mà nơi đó con người sống có kỷ cương, nền nếp, lành mạnh, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội là một biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân để phòng ngừa tội phạm, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội có tác dụng tước bỏ điều kiện xoá bỏ cơ số tội phạm và phần tử xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp.
Hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội có điều kiện đi sâu nắm chắc tình hình thu nhập thông tin, cung cấp thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ làm cơ sở cho việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân như hỗ trợ cho các hoạt động điều tra: hoạt động sưu tra, xác minh hiềm nghi... Dù ở giai đoạn nào thì vai trò của quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội rất lớn góp phần xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước.
Đất nước ta hiện nay đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đặc trưng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhiều thay đổi cơ bản vì hiện đại hoá kinh tế có mối quan hệ đến vấn đề dân chủ hoá các mặt đời sống xã hội. Người lao động ở thời kỳ này đòi hỏi phải có việc làm và tự do lựa chọn việc làm theo khả năng trí tuệ của mình. Các quyền cơ bản của dân đòi hỏi phải được đảm bảo hơn như các quyền tự do cư trú, đi lại... Vấn đề dân chủ của dân phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là đảm bảo cho quyền tự do của công dân được thực hiện trong thực hiện pháp luật, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội đóng vai trò biểu hiện của nhà nước pháp quyền, nó đảm bảo vững chắc cho nhà nước của dân, do dân, vì dân. Song còn đó những mặt trái: sự phân hoá giàu nghèo, tội phạm mới xuất hiện, phương thức thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi... Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước luôn phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quan hệ đến sự an toàn và ổn định của xã hội, sự bền vững của quốc gia và sự sống của chế độ.
3. Nội dung của quản lý hành chính về trật tự xã hội
3.1. Đăng ký hộ khẩu nhân khẩu
Đăng ký quản lý hộ khẩu nhân khẩu là biện pháp quan trọng của nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đăng ký và quản lý hộ khẩu thường trú: là việc đăng ký và quản lý đối với từng người dân cư trú thường xuyên và lâu dài mang tính ổn định tương đối, tại một địa chỉ nhất định theo một đơn vị hộ hoặc cá nhân trong các nhà ở tập thể ở các đơn vị hành chính xã phường. Yêu cầu cơ bản của việc quản lý thường trú là phải nắm chắc 4 nội dung về một con người gồm lai lịch bản thân, mối quan hệ gia đình, nghề nghiệp và đời sống kinh tế, thái độ chính trị hiện tại. Trên cơ sở đó mà phân loại nhân khẩu, lập danh sách các nhân khẩu cần chú ý có biện pháp quản lý khai thác các số liệu, tài liệu về dân số kịp thời.
Đăng ký và quản lý hộ khẩu tạm trú: là việc quản lý đối với những hộ, nhân khẩu ở các địa phương khác ngoài đơn vị hành chính xã, phường đến tạm trú tại địa phương kể từ 1 ngày lên (có ở lại qua đêm). Việc quản lý nhân khẩu tạm trú là nhằm nắm chắc được sự di biến động về nhân khẩu ở địa phương nói chung và cụ thể là nắm vững được số người ở nơi khác đến địa bàn, nhằm tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc chấp hành các hoạt động về cư trú đồng thời thông qua quản lý tạm trú để nắm được đặc điểm căn cước của từng người đến tạm trú, mục đích, lý do và thời gian tạm trú của họ kịp thời phát hiện các hiện tượng nghi vấn ngăn chặn một cách có hiệu quả đối với các hành vi, vi phạm pháp luật, vi phạm các thể lệ hành chính khác.
Quản lý tạm vắng: quản lý nhân khẩu tạm vắng được áp dụng cho những nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên vì lý do việc riêng phải vắng mặt ở nơi cư trú thuộc đơn vị quận, huyện... thời gian vắng mặt tại địa phương có thời hạn dưới 6 tháng. Nếu thời gian vắng mặt quá 6 tháng thì công dân phải làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu đến nơi cư trú mới (trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng...). Nếu thời gian vắng mặt quá 6 tháng không có lý do chính đáng thì cơ quan quản lý hộ khẩu sẽ xoá tên trong sổ hộ khẩu. Việc quản lý tạm vắng là nhằm nắm chắc được sự di chuyển của nhân hộ khẩu trong khu vực đồng thời nắm được mối quan hệ của người tạm vắng nhằm phát hiện những hiện tượng nghi vấn, các hoạt động phạm pháp, phạm tội, trốn tránh sự quản lý của chính quyền địa phương.
3.2. Cấp phát quản lý chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ đi lại khác đối với công dân
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tuỳ thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại, thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Đây là mọt trong những nhiệm vụ đặc thù mà nhà nước giao cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Mặt khác việc cấp giấy tờ tuỳ thân cho công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phòng ngừa phát hiện đấu tranh chống tội phạm, cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân gắn liền với hoạt động quản lý cư trú của công dân. Khi xác định được nơi cư trú chính thức của công dân là cơ sở để cấp phát chứng minh nhân dân. Việc cấp phát chứng minh nhân dân được thực hiện từ khi chúng ta có chính quyền.
Việc cấp chứng minh nhân dân Bộ Công an có thông tư 11/TT-BNV ngày 28/11/1980 quy định việc cấp giấy phép cho nhân dân đến các xã biên giới. Thực hiện hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 07/11/1991. Bộ Công an và Bộ ngoại giao đã có thông tư liên bộ số 01/TT-NB ngày 31/03/1992 quy định về việc cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam sang Trung Quốc và giao cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện nhiệm vụ này.
3.3. Quản lý người nước ngoài và quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam đối với công dân Việt Nam
Quản lý người nước ngoài dựa vào các quy định của nhà nước về quản lý người nước ngoài trong pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức hướng dẫn để họ chấp hành pháp luật thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật khi họ vào cư trú đi lại, khi họ rời khỏi Việt Nam. Nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của người nước ngoài tại Việt Nam.
3.4. Quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là quá trình lo Cảnh sát nhân dân dựa vào các văn bản của nhà nước quy định đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện an ninh trật tự áp dụng các biện pháp để quản lý chặt chẽ với các ngành nghề mà trong quá trình hoạt động kinh doanh có các điều kiện phương tiện liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội.
Nhà nước giao cho ngành Công an quản lý được quy định cụ thể trong điều 2 nghị định 08/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2001 và thông tư 02/2001/TT-BCA ngày 04/05/2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành nghị định 08/2001/NĐ-CP. Phạm vi quản lý: 2 nhóm nghề.
Những nghề kinh doanh phải có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Bao gồm nghề khắc dấu, nghề sản xuất súng sắn, kinh doanh đạn súng săn. Sản xuất kinh doanh công cụ hỗ trợ, cơ sở kinh doanh sản xuất vật liệu nổ công nghiệp hoặc trong quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cơ sở làm nghề kinh doanh khí đốt chất lỏng, chất cháy, kinh doanh toà nhà cao trên 10 tầng dùng làm văn phòng đại diện, khách sạn.
Những nghề kinh doanh phải thực hiện cam kết về thực hiện điều kiện an ninh trật tự: cho thuê lưu trú, cho người nước ngoài thuê nhà, hoạt động in, dịch vụ cầm đồ, hoạt động Karaoke, vũ trường...
Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 25/04/2001 của Chính phủ quy định về quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản hàng hoá, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh các phương tiện kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho việc bảo vệ.
Yêu cầu chung đặt ra: phải nắm được số lượng kinh doanh trong từng địa bàn. Đối với từng cơ sở kinh doanh phải nắm được địa điểm, ngành nghề, mặt hàng được phép kinh doanh, những thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với con người hoạt động sản xuất kinh doanh phải nắm được số lượng, lai lịch, lý do, mục đích kinh doanh, trình độ chuyên môn, vị thế xã hội ở cơ sở, ý thức chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh.
3.5. Quản lý các phương tiện đặc biệt
Phương tiện đặc biệt là những phương tiện có tính phức tạp, nguy hiểm mà trong quá trình quản lý có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Quản lý phương tiện đặc biệt là dựa trên cơ sở các quy định của nhà nước về quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, con dấu, tiến hành quản lý nhằm chủ động phòng ngừa, bịt kín sơ hở không để tội phạm lợi dụng, ngăn ngừa, làm giảm tai nạn xã hội, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Phạm vi quản lý: các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn các loại, vũ khí thô sơ, vật liệu nổ công nghiệp, các loại công cụ hỗ trợ và quản lý con dấu.
Cơ sở pháp lý: là nghị định 47/CP ngày 12/08/1996 của chính phủ.
Yêu cầu chung đặt ra: phải nắm được các loại phương tiện ở trong từng địa bàn, đơn vị. Từng loại ta phải nắm được số lượng, nguồn gốc, tính năng sử dụng, hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn, tình hình lợi dụng của phần tử xấu. Đối với những người được giao bảo quản, sử dụng phải nắm được lai lịch, trình độ chuyên môn, sức khoẻ, ý thức chấp hành các quy định.
3.6. Quản lý trật tự an toàn giao thông
Quản lý trật tự an toàn giao thông là quá trình tổ chức thực hiện các thể lệ hành chính của nhà nước trên lĩnh vực giao thông nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn ngừa giảm tai nạn giao thông, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, người, hàng hoá, các phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của nhà nước, nhu cầu đi lại của công dân.
Phạm vi quản lý trên phạm vi toàn quốc. Luật giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông mang tính công cộng. Đối tượng bao gồm người tham gia giao thông, các phương tiện giao thông và các công trình giao thông. Hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông phải tuân theo các quy định của pháp luật phù hợp điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia, phù hợp với luật pháp, phong tục, tập quán quốc tế. Lực lượng cảnh sát phải nắm vững luật lệ giao thông, nắm vững quyền hạn nhiệm vụ được giao có quan hệ phối hợp với các ngành các cấp.
3.7. Quản lý giáo dục đối tượng theo quy định pháp luật ở địa bàn cơ sở
Quản lý giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở là quá trình lực lượng công an căn cứ vào pháp luật của nhà nước, mà pháp luật quy định như: Tuỳ cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ điều 73, cấm cư trú, quản chế, bắt buộc chữa bệnh. Đối tượng giáo dục tại xã phường, thị trấn, quản chế hành chính. Ngoài ra cảnh sát quản lý hành chính còn quản lý các đối tượng khác như sưu tra (hình sự, kinh tế, ma tuý), đối tượng có tiền án, tiền sự về chính trị, trẻ em làm trái pháp luật, nhằm giúp họ thành người công dân lương thiện, có ích cho xã hội, góp phần phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
3.8. Công tác tổ chức, giữ gìn trật tự công cộng
Là quá trình tiến hành các biện pháp điều chỉnh các hoạt động của con người có liên quan đến trật tự, an toàn, vệ sinh trung trên cơ sở những quy định của pháp luật, các nội quy, quy tắc về giữ gìn trật tự. Nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của xã hội diễn ra theo một trật tự nhất định, các quan hệ xã hội được tôn trọng, trật tự kỷ cương, tính mạng, tài sản, quyền lợi hợp pháp của công dân được tôn trọng, bảo vệ.
Việc tổ chức giữ gìn trật tự công cộng dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước và chế độ, thể lệ, quy tắc, nội dung quy định của các ngành và địa phương.
Lực lượng Công an phải bám sát nhiệm vụ được giao, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các thành viên trong xã hội chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng... phát hiện, ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây rối trật tự xã hội, góp phần bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng.
3.9. Công tác phòng cháy chữa cháy
Công tác phòng cháy chữa cháy là quá trình điều tra nghiên cứu, phát hiện các nguyên nhân, điều kiện có thể gây ra các vụ cháy, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, kịp thời tổ chức cứu chữa khi các vụ cháy xảy ra làm cho thiệt hại ở mức thấp nhất về người và của. Căn cứ vào luật phòng cháy chữa cháy nhà nước giao cho lực lượng cảnh sát phòng cháy thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực phòng cháy.
4. Các chủ thể quản lý hành chính về trật tự xã hội
Chủ thể tiến hành quản lý hành chính về trật tự xã hội là lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: ở cấp trung ương, Cảnh sát quản lý hành chính có chức năng làm công tác tham mưu hướng dẫn chỉ đạo Công an các địa phương thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội theo quy định pháp luật.
Cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương: lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được tổ chức thành một phòng nghiệp vụ thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố.
Đối với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, lực lượng này tổ chức thành 2 đội nghiệp vụ riêng thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo công an quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và có tên gọi Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, đội cảnh sát trật tự.
II. Thực trạng hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội
1. Thực trạng quản lý trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay
Công tác đăng ký quản lý nhân khẩu, hộ khẩu. Yêu cầu chính của quá trình quản lý hộ khẩu, nhân khẩu là nắm vững từng hộ, từng người ở cơ sở địa bàn đầy đủ, chính xác, khách quan, toàn diện, kịp thời và thường xuyên nắm cả mặt tốt, mặt xấu, cả mặt tích cực, tiêu cực, từ đó để phân loại con người; theo quy định cảnh sát khu vực phải nắm 4 nội dung về nhân khẩu. Thực tiễn cảnh sát khu vực đã nắm tương đối toàn diện về từng hộ gia đình và những người dân từ 15 tuổi trở lên, nhất là ở thành phố, thị xã, khu vực phức tạp về an ninh trật tự và tiến hành phân loại thành 4 loại là người tốt, người khó khăn, người lạc hậu, bất mãn và người xấu. Đối với công tác quản lý tạm trú đã nắm được số lượng, lý do của người tạm trú đến địa bàn.
Công tác cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ đi lại khác của công dân. Yêu cầu chính quá trình nắm số lượng người đến tuổi cấp chứng minh nhân dân, tình hình sử dụng chứng minh nhân dân, phát hiện trường hợp khai man, làm giả chứng minh nhân dân theo các quy định cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã làm tốt những nội dung trên. Tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Công tác quản lý người nước ngoài và xuất nhập cảnh Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Yêu cầu đặt ra phải nắm được số lượng, mục đích đến Việt Nam, mối quan hệ của họ trên lãnh thổ mình quản lý. Thường xuyên hướng dẫn họ chấp hành theo pháp luật, phát hiện sai phạm phải xử lý. Công tác này được lực lượng quản lý hành chính đã làm tương đối tốt dựa trên những quy định của pháp luật hạn chế được nhiều đối tượng, phần tử xấu lợi dụng phạm tội.
Công tác quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Yêu cầu nắm được số lượng ngành nghề kinh doanh trên địa bàn, số lượng người hoạt động trong các cơ sở kinh doanh, các vi phạm thường xảy ra ở các cơ sở cho thuê. Các thủ đoạn hoạt động, các đối tượng... Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã làm tương đối tốt những yêu cầu này. Hạn chế được một số đối tượng phần tử xấu lợi dụng một số ngành nghề hoạt động tội phạm trong đó có cả người nước ngoài.
Về quản lý các phương tiện đặc biệt. Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện tốt các yêu cầu về số lượng tính năng áp dụng, tình trạng các phương tiện, nắm được đối tượng, cơ quan tổ chức, cá nhân được trang bị tình trạng vi phạm của việc sử dụng các phương tiện, nắm được tình hình sử dụng hiện nay. Vì vậy mà các phương tiện đã được quản lý triệt để, không lọt vào tay tội phạm, phần tử xấu, không để trôi nổi ở ngoài.
Về quản lý giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở đã đáp ứng tốt yêu cầu về số lượng đối tượng trên địa bàn. Nắm được tính chất, hành vi vi phạm pháp luật, nội dung hình thức vi phạm pháp luật, hoàn cảnh gia đình đối tượng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Nhờ làm tốt những yêu cầu này nên lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã cải thiện được sự phối hợp với các lực lượng khác có liên quan trong việc phát hiện các thông tin về tội phạm, phát hiện những phần tử xấu có biểu hiện bất minh...
Về công tác giữ gìn trật tự công cộng các yêu cầu cần đạt được là nắm hoạt động của các đối tượng trong địa bàn, tình hình vi phạm diễn ra ở các địa bàn, các hoạt động diễn ra trên địa bàn cũng được lực lượng quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội làm tốt nên việc tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự công cộng được xử lý kịp thời...
Những nội dung trên đã được lực lượng cảnh sát quản lý hành chính thực hiện tốt là những yêu cầu nhưng trong quá trình thực hiện các nội dung không tránh khỏi những hạn chế:
Trong quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Một số đối tượng là việt kiều, người nước ngoài còn mang ma tuý tổng hợp vào vũ trường gây nhức nhối cho xã hội hay trong quản lý các phương tiện, đặc biệt còn hạn chế trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với nhân dân nhất là đồng bào dân tộc. Vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ nhiều nơi chưa phân loại, xử lý kịp thời. Về quản lý giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở: Đối với các đối tượng sưu tra việc phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát quản lý hành chính với các lực lượng khác chưa thực hiện chặt chẽ. Về công tác giữ gìn trật tự công cộng thì nhận thức của một số lãnh đạo công an các cấp về chức năng nhiệm vụ của cảnh sát trật tự chưa thống nhất nên việc chỉ đạo tổ chức mỗi nơi mỗi nội dung khác nhau...
2. Phương pháp tiến hành quản lý hành chính về an ninh trật tự
Trước thực trạng trên để tạo thuận lợi cho quá trình vận dụng quản lý chặt chẽ đối với các nội dung trên cần có một số phương pháp cơ bản.
2.1. Tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện các quá trình quản lý hành chính về an ninh trật tự
Xuất phát từ các phạm vi đối tượng và những đặc điểm của quản lý hành chính về an ninh trật tự được tiến hành trên phạm vi cả nước với đối tượng là con người, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, phương tiện đặc biệt là địa bàn công cộng. Đây là hoạt động có liên quan với mọi người, với mọi tầng lớp xã hội. Quá trình thực hiện quản lý hành chính về an ninh trật tự phải đạt được có mục đích và yêu cầu phục vụ quản lý xã hội, công tác nghiệp vụ của lực lượng công an đáp ứng quyền và nghĩa vụ của công dân. Mặt khác quản lý hành chính phải tiến hành đúng thủ tục pháp luật nhưng tránh máy móc, dập khuôn, cần phải sáng tạo linh hoạt nhưng phù hợp với sự phát triển xã hội.
Từ những căn cứ trên, muốn thực hiện tốt biện pháp quản lý hành chính về an ninh trật tự đòi hỏi các lực lượng nghiệp vụ, nhất là lực lượng trực tiếp thực hiện các mặt công tác này phải biết dựa vào các văn bản pháp luật, thể lệ hành chính của nhà nước, của địa phương và các ngành có liên quan. Biết sử dụng đồng bộ các hình thức, biện pháp để tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn quần chúng phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia quản lý về an ninh trật tự, có như vậy những nội dung cụ thể của quản lý hành chính về an ninh trật tự mới được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Để nâng cao chất lượng công tác này lực lượng trực tiếp thực hiện các nội dung cụ thể của quản lý hành chính phải xác định rõ đối tượng, nội dung, lựa chọn các hình thức, phương pháp tuyên truyền cho sát hợp, thể chế hoá các nội dung cho cụ thể sát hợp với từng loại đối tượng, loại địa bàn, đa dạng hoá về hình thức, cách làm nhằm thu hút lực lượng quần chúng đông đảo tham gia quản lý hành chính về an ninh trật tự.
2.2. Tổ chức hướng dẫn nội dung thực hiện các nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự theo đúng nguyên tắc thủ tục pháp luật quy định
Quản lý hành chính về an ninh trật tự là một nội dung quan trọng trong hệ thống quản lý hành chính của nhà nước, nội dung quản lý của nó rất đa dạng. Vì vậy khi thực hiện các nội dung cụ thể của quản lý hành chính nó có liên quan đến nhiều văn bản mang tính pháp quy của nhà nước. Mặt khác quản lý hành chính về an ninh trật tự lại phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nhân dân và sự phát triển không ngừng của xã hội. Do vậy, để đáp ứng tính đa dạng hoá của quản lý hành chính về an ninh trật tự nên các văn bản thể lệ hành chính của nhà nước chỉ quy định những vấn đề cơ bản, có tính phổ biến đòi hỏi người thực hiện phải biết vận dụng một sáng tạo, vừa đảm bảo nguyên tắc thủ tục pháp luật, vừa đáp ứng quyền lợi của nhân dân nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu, mục đích của quản lý hành chính về an ninh trật tự. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự đòi hỏi các lực lượng nghiệp vụ nắm vững các quy định của pháp luật và quy trình thực hiện để hướng dẫn cho mọi người dân hiểu và tự giác chấp hành pháp luật. Thực tế trong những năm qua cho thấy sự đổi mới toàn diện, mau lẹ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật được bổ sung thay thế đã từng bước theo kịp và phục vụ tốt công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý hành chính về an ninh trật tự có những văn bản chậm đổi mới hoặc giữa các văn bản thể lệ không thống nhất gây khó khăn cho người thực hiện. Tạo kẽ hở cho bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng gây ra các vi phạm làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, tạo ra sự nghi ngờ mất lòng tin trong nhân dân.
Từ cơ sở trên để lấy lại lòng tin trong nhân dân huy động sức mạnh toàn dân tham gia quản lý hành chính về an ninh trật tự nhằm khai thác kết quả của quản lý hành chính về an ninh trật tự, phục vụ tốt nhất các yêu cầu quản lý xã hội. Yêu cầu nghiệp vụ và đáp ứng quyền lợi chính đáng của nhân dân. Đòi hỏi các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp làm công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự phải nắm vững, hiểu sâu, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo linh hoạt, đúng thủ tục pháp luật chặt chẽ về nguyên tắc, năng động trong tổ chức thực hiện các nội dung của quản lý hành chính về an ninh trật tự. Chủ động tuyên truyền hướng dẫn để mọi người nắm vững thực hiện. Kiên quyết đấu tranh với những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của nhà nước gây phiền hà cho nhân dân vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
2.3. Thường x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan.doc