Tiểu luận Một số vấn đề về bảo hiểm nhân thọ

1. Vấn đề về cách trình bày nội dung hợp đồng bảo hiểm :

• Nhiều thuật ngữ chuyên môn dùng trong hợp đồng mà không có chú giải gây khó hiểu cho người có trình độ phổ thông.Và dễ gây tranh cãi.Ví dụ như trong hợp đồng bảo hiểm của Bảo Vệt sử dụng thuật ngữ “giá trị giải ước”và được hiểu là _ số tiền là bên mua bảo hiểm được nhận lại khi yêu cầu hủy hợp đồng hoặc hợp đòng chấm dứt hiệu lực _ cách nói khác của “giá trị hoàn lại” !

• Một số điều khoản mẫu được ban hành nhằm mục đích có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm được che giấu kín đáo.Hoặc các thuật ngữ (thường ở phần nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm được sử dụng với nghĩa rất rộng và rất dễ suy luận theo hướng có lợi cho bên bảo hiểm nếu có tranh chấp

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về bảo hiểm nhân thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tuần 1 (HK 2) Môn : Luật dân sự Sinh viên : Nguyễn Hữu Hòa Mã số : QT31A024 Khoa : Quốc tế Trường : Đại học luật Hà Nội Đề bài: Một số vấn đề về bảo hiểm nhân thọ Bài làm I – Các khái niệm được sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 1. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Các loại bảo hiểm nhân thọ theo điều kiện thanh toán và phương thức thanh toán bảo hiểm gồm : Bảo hiểm sinh kì; Bảo hiểm tử kì; Bảo hiểm kết hợp; Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm trả tiền định kì; Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định ( theo khoản 1 điều 7 luật kinh doanh bảo hiểm 2000) 2. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thuộc loại hợp đồng bảo hiểm con người. “Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổi thọ của người được bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời hạn thỏa thuận.” _ ThS. Trần Vũ Hải Phân loại theo thời hạn thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Ta có các loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sau: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ xác định thời hạn; Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn; Hợp đồng bảo hiểm trọn đời; Hợp đồng bảo hiểm trả tiền định kì. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm luôn có hai bên là bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.Nhưng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn có thể xuất hiện hai chủ thể phụ là : người được bảo hiểm và người thụ hưởng.Trong đó: Người được bảo hiểm là cá nhân có tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người. Có thể coi xự xuất hiện các chủ thể này là đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 3. Các khái niệm khác: Đối tượng của bảo hiểm nhân thọ: là tuổi thọ của người được bảo hiểm. Nếu có thỏa thuận giữa bên bảo hiểm và hên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm tham gia các sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ thì sức khỏe và tai nạn của người được bảo hiểm cũng trở thành đối tượng của bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm: Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tùy nghiệp vụ bảo hiểm được bên mua lựa chọn thì sự kiện bảo hiểm sẽ là : người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định nếu là bảo hiểm sinh kì .Hoặc là: người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định nếu là bảo hiểm tử kì. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bảo hiểm kết hợp; bảo hiểm trọn đời; bảo hiểm trả tiền định kì có quy định sự kiện bảo hiểm dặc biệt . II – Nội dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.” ( Điều14 luật kinh doanh bảo hiểm 2000) Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bình thường càn phải đảm bảo các điều khoản sau: Tên , địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; người được bảo hiểm và người thụ hưởng (xác định tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng); Đối tượng bảo hiểm Số tiền bảo hiểm : Số tiền mà bên bảo hiểm phải trả nếu sảy ra sự cố bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm điều kiện bảo hiểm , điều khoản bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Đây là các điều khoản bảo vệ bên bảo hiểm khi sự cố bảo hiểm sảy ra không hẳn là do lý do khách quan hoặc là nghĩa vụ trả tiền của bên bảo hiểm là quá lớn. Thời hạn bảo hiểm : Khoảng thời gian bên bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bảo hiểm Mức phí bảo hiểm , phương thức đóng phí bảo hiểm. Thời hạn và phương thức bên bảo hiển trả tiền bảo hiểm. Ngày tháng năm giao kết hợp đồng; địa điểm giao kết hợp đồng. Điều khoản này là căn cứ trong việc xác định hiệu lực của hợp đồng.Và ngày tháng năm phải được xét theo dương lịch. Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng.Nếu không hợp đồng được coi là chưa giao kết. Ngoài ra tùy theo từng hợp đồng ta còn có thể có các điều khoản phù hợp, đặc thù: Điều khoản về thời gian cân nhắc; Điều khoản về miễn truy xét; Điều khoản gia hạn nộp phí; Điều khoản tự động nộp phí; Điều khoản từ bỏ thu phí; Điều khoản về giá trị hoàn lại , bảo tức tích lũy; Điều khoản cho vay; Điều khoản chuyển nhượng hợp đồng, Điều khoản khôi phục hợp đồng. III – Những vấn đề bất cập Vấn đề về cách trình bày nội dung hợp đồng bảo hiểm : Nhiều thuật ngữ chuyên môn dùng trong hợp đồng mà không có chú giải gây khó hiểu cho người có trình độ phổ thông.Và dễ gây tranh cãi.Ví dụ như trong hợp đồng bảo hiểm của Bảo Vệt sử dụng thuật ngữ “giá trị giải ước”và được hiểu là _ số tiền là bên mua bảo hiểm được nhận lại khi yêu cầu hủy hợp đồng hoặc hợp đòng chấm dứt hiệu lực _ cách nói khác của “giá trị hoàn lại” ! Một số điều khoản mẫu được ban hành nhằm mục đích có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm được che giấu kín đáo.Hoặc các thuật ngữ (thường ở phần nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm được sử dụng với nghĩa rất rộng và rất dễ suy luận theo hướng có lợi cho bên bảo hiểm nếu có tranh chấp 2. Vấn đề từ văn bản pháp luật Khoảng chênh giữa luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và bộ luật dân sự 2005.Trong luật dân sự 2005 có các quy định mới về Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên giữa luật kinh doanh bảo hiểm 2000 vẫn còn nguyên giá trị.Vì vậy giữa hai văn bản quy phạm pháp luật phải có sụ sai lệch dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng xử lý tranh chấp.Ví dụ: quy định về bên bảo hiểm trả tiền khi người được bảo hiểm chết. Điều 578 bộ luật dân sự 2005 hướng dẫn là tiền đền bù sẽ được trả cho người thừa kế của bên bảo hiểm nếu bên bảo hiểm chết. Còn luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định người hưởng thụ mới là người được trả tiền bảo hiểm (vì đã được chỉ định).Vấn đề có thể sảy ra nếu người thụ hưởng không phải là người thừa kế của bên được bảo hiểm đã chết. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 cấn được bổ xung Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập thì các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng ngày càng đa dạng. Ngày càng nhiều các yếu tố cộng thêm và các thuật ngữ mới được sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm. Nhiều thuật ngữ đã trở nên rất phổ biến nhưng không tìm thấy được trong luật.Ví dụ: các khái niệm “giá trị hoàn lại” ; “bảo tức”; “người đại diện kí kết” ... Mặt khác các quy định trong luật khinh doanh bảo hiểm 2000 quá khái quát và thiếu các quy định đặc thù cho hình thức bảo hiểm nhân thọ.Hy vọng những vấm đề trên sẽ sớm được khắc phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 Bộ luật dân sự 2005 Giáo trình luật dân sự -Tập II - Trường Đại Học Luật Hà Nội Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và những vấn đề lý luận thực tiễn – ThS. Trần Vũ Hải – Nhà xuất bản tư pháp – 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về bảo hiểm nhân thọ.doc
Tài liệu liên quan