Mục lục:
I. Đặt vấn đề 2
II. Giải quyết vấn đề .2
1. Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .2
2. Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành.5
3. Thực trạng việc áp dụng bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường . .16
4. Phương hướng hoàn thiện về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 18
III. Kết thúc vấn đề .20
Danh mục tài liệu tham khảo .21
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
99 sửa đổi, bổ sung năm 2009(chương XVII, từ điều 182 đến điều 191a), Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 624), Luật Tài nguyên nước 1998, chưa kể các đề án bảo vệ môi trường.
Trong Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là điều 624 với quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Tại điều 263 cũng có quy định: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996, sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật Tài nguyên nước 1998… Đặc biệt, với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ điều 131 đến điều 135, mục 2), Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình thực hiện hóa việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay quan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo luật định. Ta có thể tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Căn cứ vào khoản 5 điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ luật Dân sự 2005, ở mức độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân.
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ hai, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong lĩnh vực môi trường. Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng. Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, có lẽ nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo phần tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác động không quá mức giới hạn tới môi trường.
Thứ ba là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô mhiễm môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán... Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác. Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây: Thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm phạm hay do tính mạng bị xâm hại. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Ví dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể, hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều, hoặc khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân, các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm…
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất , bị giảm sút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động…
Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu, cháy rừng…
Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú. Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
+, Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005. Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép; gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức; nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép; sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép; xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường; hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường; các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
+, Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+, Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
+, Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
+, Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ…
Yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người làm ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này.
Thứ tư, là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
- Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên.
- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công việc…
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm.
- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có trường hợp không có lỗi vẫn phải chụi trách nhiệm, nếu pháp luật có quy định.
Thứ năm là tiêu chí xác định ô nhiễm và phương pháp xác định thiệt hại để tính mức bồi thường.
Tiêu chí xác định ô nhiễm là các tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn chất thải mà dựa vào các tiêu chuẩn đó có thể xác định mức độ ô nhiễm, là mức độ vi phạm các tiêu chuẩn đó, là mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đến sinh vật, đến các giá trị thẩm mỹ và thời gian ảnh hưởng. Tiêu chí xác định ô nhiễm được chia làm 4 mức: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.
Sự xác định thiệt hại để tính mức bồi thường được quy định từ điều 131 đến điều 134 Luật bảo vệ môi trường 2005:
“Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau đây:
a) Có suy giảm;
b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:
a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.
3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;
b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.
4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.
Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án.
Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.”
Định giá thiệt hại là công việc rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp các đánh giá về sự thiệt hại chỉ mang tính tương đối. Chúng được coi như các chuẩn mực sơ bộ và thường là những đánh giá thấp so với các thiệt hại thực tế (vì ta không thể nào lường hết được tất cả các thiệt hại). Trong việc định giá thiệt hại cách phân loại mức độ ô nhiễm đóng vai trò quan trọng, nó giúp ta định hướng và ước tính gần với thực tiễn hơn.
Thứ sáu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: Khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường thiệt hại về môi trường. Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan ô nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ý chí của các bên. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường hai loại trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp có thể thay thế (chuyển hóa) cho nhau, đặc biệt là khi chỉ xuất hiện thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà không xuất hiện thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân. Nếu việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái do chính người bị hại tiến hành thì những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại sẽ được tính trong tổng giá trị thiệt hại để đòi bồi thường. Còn trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã tự mình thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ được giải phóng hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Cuối cùng, thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môi trường, do giá trị của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong tuyệt đại đa số các trường hợp việc áp dụng trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có thể thực hiện được. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như người gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian tối đa một số năm nhất định nào đó kể từ ngày áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến các quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo Bộ Luật dân sự 2005 thì thời hạn này là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Song cũng cần tính đến trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. Thiệt hại đối với người bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển hình. Nên chăng pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện gắn với ngày mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần có khoảng thời gian dài hơn 2 năm.
Thực trạng việc áp dụng bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Có lẽ, khi nhắc đến hoạt động của một công ty gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân nhức nhối trong bao năm qua, người ta sẽ nghĩ ngay đến Vedan. Theo điều tra của các cơ quan chức năng, Công ty Vedan Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993, trong các lĩnh vực sản xuất bột ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút, thức ăn chăn nuôi... trên diện tích 120 ha trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, Công ty này đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải làm thuỷ sản chết hàng loạt.
Tiếp theo đó Công ty Vedan Việt Nam đã đề xuất cơ quan chức năng đổ chất thải lên men xuống biển. Tuy nhiên, đề xuất đó đã không được đồng ý, nhưng sau đó Công ty này vẫn cố tình "xả trộm" trong thời gian dài.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng cảnh báo song từ năm 2005 đến nay Công ty này vẫn cố tình tái diễn các sai phạm và liên tục bị cơ quan chức năng đóng trên địa bàn và Bộ tài nguyên và môi trường xử phạt... song mọi việc đều như... "nước đổ đầu vịt".
Nghiêm trọng nhất là vào năm 2006, cơ quan chức năng đã bắt quả tang và lập biên bản Công ty Vedan Việt Nam có hành vi xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải với chỉ số ô nhiễm gấp hàng nghìn lần. Công ty Vedan Việt Nam đã thiết kế hệ thống 4 máy bơm và đường ống kỹ thuật để bơm trực tiếp nước thải ra sông Thị Vải mà không qua hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt hơn, Công ty Vedan đã xây dựng một đường ống bí mật (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên mặt đất) ra cầu cảng số 2, chảy vào hai trụ bơm cắm sâu xuống sông Thị Vải (khoảng 7-8m), mở trên mặt cầu cảng một miệng xả hở bằng thép đường kính 20cm… để đổ trực tiếp nước thải thô ra sông Thị Vải. Trung bình mỗi tháng Công ty này thải dung dịch thải sau lên men từ các bể bán âm xuống sông Thị Vải là gần 20 nghìn m3. Ngoài ra, lượng dung dịch thải sau lên men tại các các bồn chứa là 25 nghìn m3/tháng.
Có thể nói, kết quả cuộc điều tra đã làm nổi dậy sự phẫn nộ của người dân Đồng Nai nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Báo đài vào cuộc, Chính phủ quan tâm, nhưng sự thật là sau 4 năm kể từ ngày phát hiện ra vụ việc, việc bồi thường thiệt hại của Vedan vẫn chưa hoàn thiện. Sau chuỗi các hoạt động thương lượng nhưng không đạt kết quả, khi mà người dân và chính quyền 3 tỉnh, thành phố đã thống nhất khởi kiện Công ty Vedan ra tòa thì công ty Vedan lại bất ngờ chấp nhận đền bù 100% số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại của nông dân 3 tỉnh, thành: thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Tuy nhiên, mức đền bù này cũng không nhận được sự đồng thuận của tất cả người dân, và vẫn có người muốn khởi kiện Vedan ra tòa. Điều đáng nói hơn là, tính đến thời điểm này, tức là sau hơn 3 tháng kể từ ngày Vedan chấp nhận đền bù, tiền vẫn chưa đến được với tay người dân mà vẫn đang mắc kẹt ở các Ủy ban nhân dân, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội nông dân để tính toán phân chia phần nhận được của mỗi người. Và nếu tính ra, mức đền bù mấy trăm tỉ của Vedan so với thiệt hại cả trăm năm về sau của con sông Thị Vải vẫn chỉ như muối bỏ bể. Qua sự việc này, có thể nhận thấy việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt Na
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.docx