Tiểu luận Mục đích, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay thể hiện "nguyên tắc" thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế?

+ Nhà nước phải biến chủ trương đường lối của Đảng thành các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn: Thông qua các chức năng lập chương trình cho các kế hoạch phát triển kinh tế (có thể là những chương trình kinh tế dài hạn như cải cách hành chính, các chương trình trong và ngắn hạn như: đào tạo cán bộ ), và các chương trình này đều phải: nhằm kế hoạch cụ thể hoá, đề ra được kế hoạch vận hành như thế nào và các chương trình phải xác định được mối quan hệ một cách chặt chẽ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mục đích, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay thể hiện "nguyên tắc" thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục đích, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay thể hiện "nguyên tắc" thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế? Bài làm Trong thời gian gần đây nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, mọi thành phần kinh tế khác nhau đều phải chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi với môi trường và không ngừng đi lên. Để đạt được điều đó vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta đang được đặc biệt quan tâm và thể hiện nguyên tắc "thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế". Trước hết muốn nắm rõ nguyên tắc thì cần tìm hiểu mục đích, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế là gì, trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ này ta sẽ đi sâu phân tích nguyên tắc "thống nhất" giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế. Mục đích quản lý Nhà nước về kinh tế - Trước hết phải xây dựng nền hành chính trong sạch đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý về hiệu quả công việc của Nhà nước, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật. - Phải chuyển hệ thống quản lý kinh tế hiện nay sang hệ thống quản lý kinh tế mới với mục đích Nhà nước làm chủ được cơ cấu nhiều thành phần, phải mở rộng sản xuất lưu thông hàng hoá. - Phải thực hiện cho được đúng đắn, đồng thời phát huy được sự tự chủ của từng địa phương, từng ngành trong quản lý Nhà nước về kinh tế. - Kết hợp chặt chẽ và thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm cơ chế quản lý để các thành phần kinh tế tác động lẫn nhau cùng phát triển, không chệch hướng phát triển XHCN. * Giải quyết đúng đắn lợi ích kinh tế. Muốn vậy cần quan tâm đến lý luận kinh tế, tới quan điểm và hậu quả trong chính sách kinh tế làm thế nào để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đảm bảo tính chặt chẽ về quản lý Nhà nước về kinh tế. * Quản lý Nhà nước về kinh tế: phải khống chế lạm phát, phải hình thành hệ thống giá cả, tỷ giá lãi suất thị trường, từng bước cải tạo thị trường, tiền tệ vốn phải có điều khiển vĩ mô của Nhà nước về việc này. + Đổi mới phương thức hoạt động và thực hiện cho được việc cải cách kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống phát luật Nhà nước về kinh tế, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của hệ thống quản lý với phương châm tạo môi trường kinh doanh trên cơ sở nâng cao hiệu lực của Nhà nước về kinh tế. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay mục đích, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế. Thể hiện sự thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, việc quản lý kinh tế của Nhà nước và nó được cụ thể hoá trong nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế. Thực chất nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, là bảo đảm cho quan hệ giữa chính trị và kinh tế thành động lực và phát triển cùng chiều, thúc đẩy xã hội phát triển. Chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, nói đến chính trị thì không thấy lợi ích kinh tế nhưng nói đến kinh tế thì phải nói đến một loạt các biện pháp chính trị, nếu không có các biện pháp chính trị thì nền kinh tế sẽ bị kìm hãm và hoạt động không có hiệu quả. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì kinh tế đóng vai trò quyết định nhưng nếu có những quyết định sai lầm về chính trị sẽ kìm hãm sự phát triển về kinh tế. Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế: là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh tế. + Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội; đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN. + Đảng chỉ ra con đường, biện pháp, thủ đoạn, phương tiện để thực hiện việc phát triển nền kinh tế. + Đảng động viên quần chúng thực hiện đường lối của Đảng: thông qua việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân các miền, các dân tộc dù trong nước hay ở nước ngoài thực hiện đường lối chủ trương của Đảng trong phát triển nền kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác. + Đảng phải nắm chắc được công tác nhân sự về kinh tế trong bộ máy quản lý Nhà nước đặc biệt quản lý về con người. - Phát huy vai trò điều hành quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện đường lối của Đảng: Tức là Nhà nước dùng quyền lực để buộc các bộ phận trong hệ thống kinh tế theo đúng đường lối, kế hoạch đã được hoạch định. + Nhà nước phải biến chủ trương đường lối của Đảng thành các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn: Thông qua các chức năng lập chương trình cho các kế hoạch phát triển kinh tế (có thể là những chương trình kinh tế dài hạn như cải cách hành chính, các chương trình trong và ngắn hạn như: đào tạo cán bộ…), và các chương trình này đều phải: nhằm kế hoạch cụ thể hoá, đề ra được kế hoạch vận hành như thế nào và các chương trình phải xác định được mối quan hệ một cách chặt chẽ. + Nhà nước phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Tức là phải thiết lập trật tự pháp luật về kinh tế, trật tự pháp luật về kinh tế bao gồm: - Phải xác lập được địa vị của các chủ thể kinh tế. - Phải xác lập được các khung pháp luật cho tất cả các thành phần kinh tế. - Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế: Nhà nước phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thực thi việc điều hành quản lý Nhà nước bằng pháp luật. + Nhà nước phải chăm lo về đời sống và giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho dân: thông qua việc thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, phát triển sản xuất tăng năng suất lao động, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, mở mang các ngành nghề. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, cải cách chế độ tiền lương phù hợp, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo. + Nhà nước kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và vạch ra phương hướng khắc phục hạn chế: Nhà nước phải kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành, các cấp cũng như các vùng, các địa phương Nhà nước cũng phải kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế trong nước. Kiểm tra các công cụ, các chính sách quản lý có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hay không và kiểm tra các cơ quan chức năng hoạt động về kinh tế hoạt động có đúng pháp luật hay không. - Trong quản lý Nhà nước về kinh tế vừa chăm lo đến phát triển kinh tế, vừa chăm lo đến an ninh quốc phòng chống diễn biến hoà bình, chống tham nhũng. * Nhiệm vụ phát triển kinh tế quản lý kinh tế, thể hiện ở 5 vấn đề: - Quản lý kinh tế giải phóng sản xuất, chống tụt hậu, không chệch hướng, tạo môi trường thuận lợi về kinh tế xã hội cho hoạt động kinh doanh, hướng dẫn, kích thích và điều tiết, phối hợp hoạt động của các tổ chức và đơn vị kinh tế, xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của các tổ chức và đơn vị kinh tế để đảm bảo được nhiệm vụ được Nhà nước giao. - Thực hiện đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH kinh tế, xây dựng chiến lược kinh tế xã hội và Khoa học kỹ thuật, quy hoạch dài hạn về ngành kinh tế và lãnh thổ, xây dựng các chương trình mục tiêu, các kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, bảo đảm những cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. - CNH - HĐH kết hợp với kinh tế quốc phòng, an ninh, ngoại giao. - Trong quản lý kinh tế khi kinh tế nhiều thành phần kinh tế phải chịu sự tác động của Nhà nước bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. - Ngoài ra quản lý Nhà nước phải xác lập được đường lối phát triển kinh tế, dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua kế hoạch và các chính sách kinh tế, hoạch định và thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28382.doc
Tài liệu liên quan