Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới lập lại chứ không chứ không phải là một quá trình lập riêng bao gồm chu chuyển của tư bản.
Khi nghiên cứu tuần hoàn của tư bản vấn đề thời gian và tốc độ vận động, những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thời gian vận động và ý nghĩa của chúng chưa được đề cập đến, nhưng các vấn đề đó lại có ý nghĩa quan trọng đến hiệu kinh tế tư bản chủ nghĩa như một nền kinh tế thị trường phát triển cao. Đó chính là những nội dung trong lý luận chu chuyển tư bản.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu hiện ra thành sự thống nhất của quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, quá trình sản xuất làm môi giới cho quá trình lưu thông và ngược lại.
Đặc trưng của tư bản là sự vận động liên tục. Điều kiện cho sự vận động liên tục đó là cùng một lúc tư bản phải tồn tại đồng thời ở cả 3 hình thái: dưới hình thái tiền, dưới hình thái sản xuất và dưới hình thái hàng hoá và mõi hình đó đều thực hiện một vòng tuần hoàn của mình như vậy, sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp không những là sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn của tư bản. Tất cả lần lượt của tư bản đều lần lượt thông qua quá trình tuần hoàn và xuất hiện cùng một lúc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình ấy. Do sự liên tục của tuần hoàn của nó mà tư bản công nghiệp đồng thời tồn tại ở tất cả các giai đoạn của nó và trong tất cả hình thái chức năng tương ứng.
Tỷ lệ phận chia tư bản thành 3 hình thái phụ thuộc nhiều yếu tố làm quy mô của tư bản đương đại có những yếu tố làm quy mô của tư bản ứng trước ngày càng tăng như: Do cạnh tranh, do công nghệ hiện đại, do khó khăn về tiêu thụ và việc vươn tới những thị trường ngày càng xa với yêu cầu chất lượng cao. Nhưng cũng có những yêu cầu làm giảm quy mô yêu cầu ứng trước như công nghệ mới tổ chức quản lý, khoa học, quan hệ tín dụng...
II. Chu chuyển của tư bản.
Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới lập lại chứ không chứ không phải là một quá trình lập riêng bao gồm chu chuyển của tư bản.
Khi nghiên cứu tuần hoàn của tư bản vấn đề thời gian và tốc độ vận động, những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thời gian vận động và ý nghĩa của chúng chưa được đề cập đến, nhưng các vấn đề đó lại có ý nghĩa quan trọng đến hiệu kinh tế tư bản chủ nghĩa như một nền kinh tế thị trường phát triển cao. Đó chính là những nội dung trong lý luận chu chuyển tư bản.
1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển của tư bản.
1.1. Thời gian chu chuyển của tư bản.
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra đời dưới một hình thái nhất định cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thái như thế nhưng đã có thêm giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản là thước đo khoảng cách giữa một giai đoạn tuần hoàn định kỳ tiếp theo, là thước đo tính chu kỳ trong quá trình sinh sống của tư bản hay có thể nói nóp là thước đo thời gian đổi mới, thời hạn lập lại của quá trình làm tăng thêm giá trị hay quá trình sản xuất ra giá trị tư bản. Nếu không có sự ngẫu nhiên có thể đẩy nhanh hay rút ngắn thời gian chu chuyển của một tư bản cá biệt thì thời gian chu chuyển ấy dài hay ngắn khác nhau là tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau của các tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn. Muốn chu chuyển một vòng thì tư bản phải trải qua hai giai đoạn đó là lưu thông và sản xuất. Nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng do thời gian lưu thông và thời gian sản xuất cộng lại.
1.1.1. Thời gian sản xuất.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất lại bao gồm thời gian lao động, thời gian giai đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.
a- Thời gian lao động:
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm, đây là thời gian hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm, thời gian lao động dài hay ngắn là tuỳ theo những điều kiện cụ thể của từng ngành của từng xí nghiệp như tính chất công việc, điều kiện trang bị thiết bị kỹ thuật... chẳng hạn như thời kỳ làm việc để sản xuất đầu máy xe lửa nhất định dài hơn thời kỳ việc để kéo sợi.
b- Thời gian giai đoạn lao động.
Đây không phải là sự gián động trong quá trình lao động mà do giới hạn tự nhiên của bản thân sức lao động gây nên, thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động phải chịu anh hưởng của của quá trình tự nhiên, ở đây nói lên một sự gián đoạn không phụ thuộc vào thời gian của quá trình lao động, một sự gián đoạn do tính chất của bản thân sản phẩm và tính chất của quá trình chế biến sản phẩm đòi hỏi và trong thời gian gián đoạn ấy đối tượng lao động phải qua những quá trình tự nhiên hoặc dài hoặc ngắn và phải trải qua những biến hoá vật lý, hoá học, sinh lý... trong lúc đó quá trình lao động bị đình chỉ toàn bộ hoặ từng bộ phận chẳng hạn như rượu nho ra khỏi máy ép thì phải được để lên mem một thời gian rồi được cất đi một thời gian thì mới có thể đạt đến trình độ hoàn thiên jnhất định. trong nhiều ngành công nghiệp như ngành làm đồ gốm, sản phẩm phải trải qua quá trình phơi khô, lúa mì mùa đông phải trải qua chín tháng mới chín giữa khoảng thời gian thì mới có thể đạt được đến một trình độ hoàn thiện nhất định. Trong nhiều ngành công nghiệp như ngành đồ gốm, sản phẩm phải trải qua quá trình phơi khô, lúa mì mùa đồng phải trải qua chín tháng mới chín giữa khoảng thời gian giao và thời gian thu hoạch quá trình kinh doanh gần như bị gián đoạn hoàn toàn. Thời gian gián đoạn lao động có thể xen kẽ với htời gian ngắn khác nhau thuỳ thuộc vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào nghệ sản xuất.
c- Thời gian sản xuất.
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng chưa thật sự được sử dụng vào quá trình sản xuất, còn ở dạng trữ. Sự dự trữ đó là điều liện cho quá trình sản xuất liên tục, quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố; đặc điểm của các ngành, tình hình của thị trường và năng lực tổ chức quản lý sản xuất.
Trong kinh doanh phải có một lượng nhất định, hoặc lớn, hoặc nhỏ về tư bản sản xuất trong trạng thái tiềm thể: nghĩa là một lượng nhất định về tư liệu sản xuất được dành riêng để dùng vào sản xuất, phải được dự trữ lại thành những khối lượng hoặc lớn, hoặc nhỏ, để dần dần đưa vào quá trình sản xuất.
Trong một công việc lao động nhất định, đối với một kinh doanh tư bản chủ nghĩa có quy mô nhất định thì lượng của dự trữ sản xuất này lớn hay nhỏ là tuỳ theo khó khăn nhiều hay ít mà người ta gặp phải trong khi đổi mới nó, tuỳ theo sự xa cách tương đối của thị trường cung cấp, tuy nhiên sự phát triển của các phương tiện vận tải của giao thông... tất cả những điều kiện này ảnh hưởng đến số tư bản tối thiếu cần thiết phải tồn tại dưới hình thái dự trữ sản xuất. Do đó ảnh hưởng đến thời gian ứng trước và đến khối lượng trung bình căn ứng ra trong cùng một lúc. Khối lượng này cũng ảnh hưởng đến sự chu chuyển và bản thân nó được quyết định bởi thời gian dài hay ngắn trong đó tư bản, bị giữ lại đuôi hình thái dự trữ sản xuất, với tư cách là tư bản sản xuất trong trạng thái tiền thế.
Cả thời gian lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị cho sản phẩm. Sự tồn tại của các thời gian này là không tránh khỏi những thời gian của chúng ngày càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất và thời gian lao động càng lớn thì hiệu quả của tư bản càng thấp. Rút ngắn thời gian này là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, việc sử dụng các giống mới, các công nghệ sản xuất mới, việc tổ chức sản xuất một cách khoa học... đã rút ngắn được đáng kể thời gian gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất, do đó làm tăng hiệu quả của tư bản.
1.1.2. Thời gian lưu thông.
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông, nó chính là khoảng thời gian mà tư bản chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái sản xuất và từ hình thái sản xuất trở về hình thái tiền tệ. Đó là thời gian mua hàng và bán hàng của nhà tư bản.
a- Thời gian bán hàng
Một trong các giai đoạn của thời gian lưu thông - giai đoạn tương đối quyết định nhất - là thời gian bán hàng. Tức là thời kỳ mà tư bản nằm trong trạng thái tư bản hàng hoá. Thời gian chu chuyển kéo dài hay rút ngắn lại tuỳ theo thời gian bán hàng ấy dài hay ngắn. Một nguyên nhân thường xuyên làm cho thời gian bán hàng nói riêng và thời gian chu chuyển nói chung có sự khác nhau đó là khoảng cách giữa thị trường bán hàng hoá và nơi sản xuất hàng hoá ấy. Trong suốt thời gian người ta vận chuyển tư bản ra thị trường, tư bản bị ghìm giữ trong trạng thái hàng tư bản hoá và nơi sản xuất hàng hoá. Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng thì tư bản phải chờ cho đến lúc giao hàng, và nếu không sản xuất theo đơn đặt hàng thì còn phải đem thời gian chờ đợi trên thị trường cộng thêm thời gian vân chuyển bữa. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải khong những làm tăng tốc độ di chuyển về mặt thời gian mà còn làng tăng khối lượng các phương tiện giao thông. Nếu một mặt sự tiến bộ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của các phương tiện giao thông làm giảm bớt thời gian lưu thông đối với lượng hàng hoá nhất định thì chính sự tiến bộ ấy và khả năng do sự phát triển ấy tao nên sẽ dẫn đến sự cần thiết phải làm việc cho những thị trường ngày càng xa hơn. Khối lượng hàng hoá cho đến nhưng nói xa xôi tăng lên một cách phi thường, kết quả làm bộ phận tư bản xã hội thường xuyên lưu lại trong những thời gian khá dài ở giai đoan tư bản hàng hoá. Tức là ở trong giai đoạn lưu thông sẽ tăng lên một cách tuyệt đối hoặc tương đối. Đồng thời cũng sẽ tăng lên các bộ phận tư bản xã hội đáng lẽ bỏ bào tư liệu sản xuất trực tiếp thì lại bỏ vào phương tiện giao thông vận tải và bị bỏ ra ngoài làm tư bản cố định và tư bản lưu động cần thiết để kinh doanh về vận tải và giao thông. Chỉ riêng thời gian tương đối của quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng cũng không những tạo nên một sự khác nhau trong bộ phận thứ nhất của thời gian lưu thông tức là thời gian bán, mà còn tạo nên một sự khác nhau trong bộ phận thứ hai, tức là sự chuyển hoá tiến thành các yếu tố của tư bản sản xuất tức là thưòi gian mua, khối lượng các giao kèo cung cấp hàng là sự giao dịch giữa kẻ mua và người bán, nên nó là một công việc thuộc phạm vi thị trường, thuộc lĩnh vực lưu thông nhưng sự khác nhau về mặt thời gian chu chuyển do việc giao lưu thông nên những sự khác nhau về mặt thời gian chu chuyển do việc giao dịch ấy gây ra cũng là những sự khác nhau xẩy ra trong lĩnh vực lưu thông.
b- Thời gian mua hàng
Đây là giai đoạn trong đó tư bản chuyển hoá trở lại từ hình thái tiến thành yếu tố của tư bản sản xuất, ở giai đoạn này nó phải giữ hình thái tư bản tiền tệ trong một thời gian hoặc dài hoặc ngắn, do đó một bộ phận nhất định của tổng tư bản ứng trước phải tồn tại không ngừng ở trạng thái tư bản tiền tệ, mặc dù bộ phận đó gồm các yếu tố biến đổi, vậy là một phận nhất định của tư bản ứng trước tồn tại thường xuyên trong trạng thái tư bản tiền tệ tức là dưới một hình thái không thuộc lĩnh vực sản xuất mà thuộc lĩnh vực lưu thông của nó. Như chúng ta đã thấy sự vượt xa cách thị trường đã kéo dài thời gian trong đó tư bản bị giữ dưới hình thức tư bản hàng hoá nên trực tiếp làm chậm trễ sự chuyển hoá tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Về vấn đề mua hàng chúng ta còn thấy rằng: Do thời gian mua hàng, do sự xa cách nhiều hay ít các thị trường chủ yếu cung cấp nguồn nguyên liệu nên người ta bắt buộc phải mu các nguyên liệu ấy cho những thời kỳ dài và dự trữ những nguyên liệu ấy lớn sẵn sàng dưới hình thái dự trữ sản xuất, dưới hình thái tư bản cần phải ứng ra trong một lúc và thời gian ứng trước tư bản đều sẽ lớn hơn mặt dù quy mô sản xuất như cũ, nếu không nói tới một sự đầu cơ thì khối lượng hàng hoá mua vào để thường xuyên làm dự trữ sản xuất nhiều hay ít là tuỳ theo loại nguyên liệu khác nhau, cho nên thỉnh thoảng lại phải ứng trước những số tiền lớn trong một lúc. Tuỳ theo sự chu chuyển của tư bản, tiền tệ sẽ quay về hoặc nhanh hoặc chậm nhưng bao giờ cũng quay về từng bộ phận một. Một bộ phận ngắn, tức là bộ phận được chuyển hoá trở lại thành nguyên liệu... thì cần được tích luỹ lại, trong những thời kỳ khác dài, làm quỹ dự trữ để mua lại để thanh toán. Do đó bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, tuy khối lượng tiền tệ này thường xuyên biến đổi. Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như vậy nên thời gian chu chuyển của các tư bản khác nhau (trong cùng một ngành và trong các ngành khác nhau) là rất khác nhau. Để so sánh cần tính tốc độ chu chuyển của tư bản bằng số vòng chu chuyển thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn một năm.
2- Tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển khác nhau, do ảnh hưởng tới thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản. Căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận, tư liệu sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu thông.
2.1. Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất mà bản thân nó tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất nhưng giá trị thì laị không chuyển hết một lần mà chuyển dần từng phần vào một sản phẩm .
Đặc điểm nổi bật của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn bị cố định trong quá trình sản xuất. Tư bản này lưu thông không phải dưới hình thái sử dụng mà chỉ có giá trị của nó tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm, hơn nữa nó chỉ lưu thông dần dần từng phần một theo nhịp độ mà giá trị đó được chuyển vào lưu thông dưới hình thức hàng hoá. Trong suốt quá trình hoạt động độc lập với hàng hoá mà nó góp phần sản xuất ra. Phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết vào sản phẩm. Thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn một vòng tuần hoàn.
Một bộ phận của giá trị tư bản ứng ra dưới hình thái tư liệu sản xuất có tính chất là tư bản cố định hay không đều do đó phương thức lưu thông đặc biệt của bộ phận giá trị ấy quyết định. Phương thức lưu thông đặc biệt ấy là kết quả của phương thức đặc biệt nhờ đó mà tư liệu lao động chuyển giá trị của nó vào sản phẩm là do vai trò đặc biệt mà tư liệu lao động với tư cách là yếu tố hình thành giá trị dùng trong quá trình sản xuất và đặc tính sau cùng này động lại do sự đặc biệt của tư liệu lao động trong quá trình lao động mà ra.
Chúng ta đã biết rằng giá trị sử dụng bước ra khỏi một quá trình lao động thành một sản phẩm, thì lại gia nhập một quá trình lao động khác với cương vị là tư liệu sản xuất, chính vì hoạt động làm tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. nên sản phẩm trở thành tư bản cố định. Trái lại chừng nào nó mới chỉ bước ra khỏi một quá trình thì nó không phải là tư bản cố định, chỉ khi nào nó ở trong tay người mua nó, trong taynhà tư bản dùng nó để sản xuất thì nó mới trở thành tư bản cố định.
2.2. Tư bản lưu động.
Tư bản lưu động là một bộ phận tư bản sản xuất mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hoá đã bán xong. Đó là bộ phận tư bản dưới hình thức sức lao động và những tư liệu sản xuất khác, ngoài bộ phận tư bản cố định như nguyên liệu, vật liệu, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu phụ bị tiêu dùng toàn bộ vào sản xuất và cũng chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm mới. Còn sức lao động thì sau một thời gian hoạt động, không những thêm vào sản phẩm mới toàn bộ giá trị của nó mà còn thêm cả giá trị thặng dư vào sản phẩm, giá trị thặng dư này là hiện thân của lao động không công. Giá trị thặng dư này không ngừng được thành phẩm đưa vào lưu thông và chuyển hoá thành tiền giống như các yếu tố khkác của giá trị sản phẩm.
Như vậy xét theo nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư thì tư bản được chia thành tư bản khả biến và tư bản bất biến. Còn khi xem xét về phương thức chu chuyển giá trị thì tư bản được chia thành tư bản lưu động và tư bản cố định. căn cứ để phân chia không phải do đặc tính tự nhiên của chúng lâu bền hay không lâu bền, có di chuyển giá trị được quyết định bởi chức năng của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất.
Trong thực tế sự phân biệt giữa tư bản cố đinh và tư bản lưu động đôi khi rất khó. Hơn nữa, vì các mục tiêu thực tiễn, đôi khi người ra sử dụng các tiêu chuẩn quy đổi khác cho việc phân chia giữa tư bản cố định và tư bản lưu động như quy mô tư bản, thời hạn tồn tại, chi phí sửa chữa thường xuyên hoặc định kỳ .
Tư bản cố định chu chuyển chậm hơn tư bản lưu động, trong khi tư bản cố định quay được mộtvòng thì tư bản lưu động đã quay được nhiều vòng. Ngay trong tư bản cố định, thưòi gian chu chuyển của các yếu tố khác nhau là khác nhau. Ví dụ như: nhà xưởng, máy móc... có thời gian hoạt động dài ngắn khác nhau nghĩa là hao mòn khác nhau. Vậy thế nào là hao mòn của tư bản cố định.
Có hai hình thức hao mòn của tư bản cố định đó là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình:
Hao mòn vô hình là hao mòn ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học và công nghệ. Hao mòn vô hình là nói về những trường hợp máy móc tuy còn tốt nhưng lại mất giá trị vì nó có những máy móc tốt hơn xuất hiện. Những máy móc này không có những năng suất caohơn mà có khi còn rẻ hơn, làm cho máy cũ mất giá, thậm chí tự đào thải. Để tránh hao mòn vô hình, nhà tư bản còn tìm cách nâng cao tỷ suất khấu hao tư bản cố định.
Hao mòn hữu hình là do sự sử dung và do tác động của thiên nhiên gây ra làm cho tài sản cố định, mặt giá trị sử dụng.
Trong quá trình hoạt động tư bản cố định còn cần được bảo quản, cần phải có các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các bộ phận... sử dụng một cách đúng đắn là cách bảo quản tốt nhất. Ngoài ra, vẫn cò các chi phí bảo dưỡng khác nhau (lau chùi, vệ sinh công nghiệp, bôi trơn) những chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế có thể thực hiện định kỳ hay đột xuất. Tất cả các chi phí đó được xác địng chung theo kinmh nghiệm của xã hội, việc bổ sung vào tư bản hoạt động và được phân bổ theo tỷ lệ vào giá trị sản phẩm được chế tạo gắn với toàn bộ cuộc đời hoạt động của tư bản cố định.
Để hạn chế sự phát huy tự nhiên, tránh hao mòn vô hình, tiết kiệm các chi phí bảo quản, sửa chữa, các nhà tư bản tìm cách để thu hồi nhanh tư bản cố định như nâng cao tỷ lệ khấu hao, ngày làm việc, thực hiện chế độ làm việc ba ca để máy móc làm việc 24/24 giờ một ngày, tăng cường độ lao động các chi phí cải thiện vệ sinh và điều kiện nơi làm việc. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, tư bản cố định có quy mô rất lớn, riêng việc thu hồi nhanh tư bản cố định lại càng có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh. Do tác động của cách mạng, của khoa học và công nghệ hiện đại, tư bản cố định càng có nguy cơ hao mòn cô hình, vì vậy các nhà tư bản phải tìm cách để khấu hao tư bản cố định. Tỷ lệ hao mòn thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế độ sản phẩm mới, lợi dụng giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dàn khấu hao cùng với việc giảm giá sản phẩm cuối chu kỳ của nó. Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn, càng có lợi cho việc thu hồi đầu tư bản cố định. Muốn vậy các nhà tư bản, một mặt phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt cùng với những máy móc thiết bị nhất định có thể chế tạo được nhiều dạng sản phẩm, thậm chí có thể sản xuất những sản phẩm cá biệt theo đơn đặt hàng khác nhau, mặt khác phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới tư bản trong điều kiện cách mạng công nghệ hiện đại và canh tranh gay gắt. Đồng thời các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức lao động ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và cải thiện điều kiện lao động của người công nhân. Vậy tóm lại để khôi phục lại tư bản cố định đã hao mòn, nhà tư bản phải lập quỹ khấu hao được dùng vào việc sửa chữa cơ bản, một phần khác được đem gửi ngân hàng chờ đến kỳ hạn mua máy móc mới, hoặc xây nhà xưởng mới.
3- Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản và phương pháp làm tăng tốc độ ấy.
Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được trính bằng tốc độ chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động. Công thức tính tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và giá trị chu chuyển của tư bản lưu động trong năm chia cho tổng tư bản ứng trước.
Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản là tỷ lệ thuận với tổng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và tư bản lưu động và tỷ lệ nghịch với giá trị của tổng tư bản ứng trước.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thì sẽ tăng được hiệu suất sản xuất và mang lại giá trị thặng dư nhiều hơn cho nhà tư bản. Tăng tốc độ chu chuyển và còn có thể tăng cường sử dụng được quỹ khấu hao và mở rộng và cải tiến kỹ thuật sản xuất.
Đặc điểm đối với tư bản lưu động, tăng tốc độ chu chuyển sẽ có tác dụng rất lớn. Đối với bộ phận tư bản bất biến lưu động, tức là bộ phận tư bản bỏ ra nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu... Nếu chu chuyển nhanh thì sẽ tiết kiệm mở rộng được sản xuất. Đối với tư bản khả biến lưu động, tác dụng của việc tăng tốc độ ch chuyển càng hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc tăng thêm giá trị thặng dư. Giả định có hai tư bản A và B, có lượng tư bản khả biến ứng ra như nhau là 20.000đ, có tỷ suất bóc lột như nhau là 100% nhưng tốc độ chu chuyển của tư bản A mỗi năm chỉ một lần, còn tư bản B được hai lần thì số lượng x 100% = 20.000đ. Còn tư bản B thu được 20.000đ x 2 x 100% = 40.000đ. Do đó mà tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm của hai tư bản cũng sẽ khác nhau.
Tư bản A đạt tỷ suất bóc lột giá trị thặng dư là:
20.000
20.000
x 100 = 100%
Tư bản B đạt tỷ suất bóc lột là:
40.000
20.000
x 100 = 200%
Sở dĩ có tình hình đó là vì tuy hai tư bản khả biến ứng trước với nhau nhưng do chu chuyển khác nhau nên tư bản khả biến thực tế sử dụng lại khác nhau, và do đó tuy tỷ suất giá trị thặng dư thực tế như nhau lại dẫn đến tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm khác nhau. Thời gian chu chuyển các tư bản gồm có thời gian sản xuất và thời gian lưu thông nên muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thì phải ra sức rút ngắn các khoảng thời gian này lại.
Phương pháp rút ngắn thời gian sản xuất được thực hiện bằng cách áp dụng kỹ thuật mới, cải tiến cách thức sản xuất, mở rộng phạm vi phân công hợp tác, cải tiến tổ chức và quản lý lao động, kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động... tất cả các cách đó đều nhằm việc rút ngắn thời gian lao động, rút ngắn quá trình chịu ảnh hưởng tự nhiên của vật sản xuất cũng như rút ngắn và giảm bớt được dữ trữ sản xuất kinh doanh.
Song các phương pháp đó lại buộc các nhà tư bản phải tăng thêm tư bản ứng trước, và nhất là phải tăng thêm bóc lột cho nên lại làm tăng thêm mâu thuẫn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Phương pháp rút ngắn thời gian lưu thông có thể thực hiện bằng cách cải tiến chất lượng hàng hoá, cải tiến mặt hàng cải tiến mạng lưới và phương pháp thương nghiệp, đặc biệt là phát triển ngành giao thông vận tải... Song viểcút ngắn thời gian lưu thông của tư bản gặp rất nhiều trở ngại. sản xuất càng phát triển phạm vi thị trường cần mở rộng thì càng làm thêm tính chất cạnh tranh vô Chính phủ trong xã hội tư bản khiến hàng hoá lưu thông hỗn loạn, có nhiều hiện tượng bất hợp lý, lãng phí do đầu cơ mù quáng và quảng cáo phô trường, hình thức gây ra. Mặt khác, đông đảo quần chúng lao động bóc lột thậm tệ, thu thập ngày càng giảm nên sức mua ngày càng giảm sút.
Như vậy là do mâu thuẫn đối kháng của tư bản thân chủ nghĩa tư bản, việc rút ngắn thời gian, sản xuất và thời gian lưu thông của tư bản, do đó đẻ ra cả việc tăng tốc độ cạnh tranh, giành giật gay gắt thị trường giữa các nước này hiện nay càng xác minh rõ điều đó, tăng tốc độ chu chuyển và tìm mọi nền sản xuất. Vậy nên, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng yêu cầu và có đầy đủ khả năng để thực hiện tốt vấn đề đó.
Để quản lý tốt nền kinh tế, phát huy hiệu quả cao của đồng vốn các doanh nghiệp nước ta đang phải biết vận dụng nhưng nguyên lý trên một cách linh hoạt và sáng tạo.
c- Sự vận dụng ở nước ta trong việc quản lý các doanh nghiệp.
1- Việc huy động vốn.
a- Huy động vốn trong nước.
Đây là nguồn vốn đóng vai trò quyết định. Trong khi đất nước còn nghèo, khả năng tích luỹ còn thấp thì tiết kiệm những chi tiêu có thể tiết kiệm được không chỉ là quốc sách mà cần phải có giải pháp đi thẳng vào thực tế, tức là phải có biện pháp khuyến khích tiết kiệm ở tất cả các khu vực: Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức tài chính... phải gắn tiết kiệm với tích luỹ dưới tác động của các nhân tố kích thích về lợi ích kinh tế đã huy động tối đa các nguồn vốn trong nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể là:
+ Đổi mới và kiện toàn hệ thống các tổ chức trung gian tài chính:
Phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống bao gồm các ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng, quỹ bảo hiểm, quỹ trợ cấp và hưu trí, các Công ty đầu tư... hệ thống này phải là những nhân tố tích cực kích thích tiết kiệm và huy động tối đa các nguồn vốn trong nước. Muốn vậy cần khẩn trương:
- Mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức nói trên đến mọi khu vực thành thị và nông thôn, kể cả các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong nước.
- Đa dạng hoá việc huy động vốn thông qua mở rộng và phát triển nhiều hình thức như: phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu có mục đích, có khả năng chuyển nhượng và thanh toán linh hoạt, phổ cập hình thức gửi tiền một nơi rút nhiều nơi: thực hiện cá nhân mở tài khoản, phát triển các hình thức tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm bậc thang... phát triển các loại cổ phiếu, trái phiếu ở các cấp: chính phủ địa phương và Công ty; mở rộng hoạt động của các Công ty bảo hiểm, quỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50961.doc