MỤC LỤC
1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại .1
1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .2
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng .4
2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ dưới 15 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân sự gây ra .4
2.1.1 Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại .4
2.1.2 Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại .6
2.1.3 Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác có trách nhiệ bồi thường thiệt hại .8
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây ra 9
2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ .11
3. Thực trạng áp dụng pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng và giải pháp hoàn thiện .13
3.1 Áp dụng các quy định pháp luật dân sự về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại các Tòa án .13
3.1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây ra .13
3.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cá nhân là người đại diện cho cơ quan nhà nước gây ra .15
3.1.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cá nhân là người bị mắc bệnh tâm thần gây ra .17
3.2 Một số những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật còn bất cập về năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân .18
3.2.1 Về khía cạnh lập pháp .18
3.2.2 Về cơ chế phối hợp giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .19
3.2.3 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân, cụ thể là về bộ luật dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .20
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người đươc giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản riêng hoặc không đủ tài sản riêng để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám hộ dẫn đến hành vi gây thiệt hại của người được giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hại.
b, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người mất năng lực hanh vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dấn sự đang do cha mẹ chăm sóc, quản lí, giáo dục mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
- Người mất năng lực hành vi dân sự dã có vợ hoặc chồng thì người vợ hoặc chồng có đủ điều kiện là người giám hộ có quyền lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợ chồng để bồi thường, sau đó mới lấy tài sản riêng của người vợ hoặc chồng để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Người được giám hộ là cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. trong trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự có vợ/ chồng, con nhưng vợ/chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu có lỗi trong việc quản lí người giám hộ.
2.1.3 Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khi người dưới 15 tuổi đang trong thời gian chịu sự quản lí của trường học, người mất năng lực hành vi dân sự đang chịu sự quản lí của bệnh viện, cơ sở chữa bệnh khác thì trường học, bệnh viện cũng như các tổ chức này phải có trách nhiệm quản lí, theo dõi những người mà mình quản lí. Xuất phát từ sự nhận thức còn hạn chế (người dưới 15 tuổi) hoặc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (người mất năng lực hành vi dân sự), do đó Điều 621, BLDS quy định:
“1. Người dưới 15 tuổi trong thời gian học ở trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra”.
Quy định trên đây của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 có sự khác biệt cơ bản so với quy định tại Điều 625, Bộ luật dân sự năm 1995: Chủ thể mới phải là người bồi thường thiệt hại trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bộ luật dân sự 1995 xác định trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lí thì phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại; còn bộ luật dân sự 2005 sửa đổi năm 2005 thì quy định chủ thể bồi thường thiệt hại là trường học, bệnh viện, tổ chức quản lí người gây thiệt hại. Quy định của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 nhằm buộc trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, không phải bao giờ trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác đang quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự có lỗi trong việc quản lí khi những người này gây thiệt hại. Do đó, pháp luật quy định: trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác khi thực hiện nhiệm vụ quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự để họ gây thiệt hại và “nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lí thì cha, mẹ, người giám hộ của người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường”. Quy định này cho thấy mặc nhiên nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà những người này đang chịu sự quản lí của trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội thì các tổ chức này phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc giải thoát trách nhiệm bồi thường thuộc về chính tổ chức đó. Nếu các tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại đó. Tuy nhiên, việc chứng minh không có lỗi để giải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể nào là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn trong việc xét xử của các cấp Tòa án:
- Đối với những trường hợp người dưới 15 tuổi có hành vi pháp luật gây thiệt hại ngoài giờ học tại trường hoặc đang trong thời gian từ trường về nhà, từ nhà tới trường thì chưa thuộc nghĩa vụ quản lí của nhà trường. Trong khoảng thời gian trước hoặc sau buổi học ở trường mà họ gây thiệt hại thì sẽ là căn cứ nhà trường chứng minh không có lỗi trong việc quản lí và trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thuộc về nhà trường mà thuộc về phía cha mẹ của người gây ra thiệt hại.
- Đối với người mất năng lực hành vi dân sự đang được bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ quản lí mà theo yêu cầu của những người thân thích, bệnh viện hay tổ chức có trách nhiệm trực tiếp quản lí đã đồng ý cho người mất năng lực hành vi dân sự về thăm gia đình. Trong khoảng thời gian đó, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức quản lí được loại trừ trách nhiệm bồi thường hoặc trong những trường hợp không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ich liên quan (bố, mẹ, vợ chồng, các con của người đó), Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự mà ngay tại thời điểm đó, người này đã trực tiếp gây thiệt hại cho người khác thì họ có trách nhiệm phải bồi thường bằng tài sản của mình.
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây ra.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005, cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm tự bồi thường thiệt hại bằng tài sản riêng của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Sở dĩ Điều 606 quy định như vậy cũng là phù hợp với tinh thần Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005. Luật quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển cho nên ngoài các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, họ còn có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản riêng đó.
Tuy nhiên nếu người đó có những tài sản có giá trị lớn và đặc biệt như nhà ở, quyền sử dụng đất thì sự định đoạt các tài sản này vẫn còn có những người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý. Tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định độ tuổi là đủ 15 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đó là căn cứ vào điều kiện thực tế xã hội. Bởi vì những người trong độ tuổi này nhận thức của họ tương đối trưởng thành và đã có khả năng lao động tao ra thu nhập. Theo quy định của bộ luật lao động Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2006 thì họ đã có quyền tham gia vào các quan hệ lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động đó. Độ tuổi này cũng phù hợp và thống nhất với một số quy định của các ngành luật khác, chẳng hạn như khoản 1 Điều 45: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lí” hay khoản 2 Điều 46: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ”. Như vậy con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có tài sản và thu nhập riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia, đóng góp vào đời sống gia đình, được quyền định đoạt tài sản của riêng mình”. Khoản 2 Điều 109 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên đồng ý”. Rõ ràng người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến trong cuộc sống. Hơn nữa, theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì người từ đủ 15 tuổi đã có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên họ có thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, tham gia với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trước tòa án.
Tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp liên quan đến những người ở độ tuổi này trong trường hợp họ là bị đơn dân sự, thì tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của những người đó tham gia tố tụng. Xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thì cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có một phần năng lực hành vi dân sự nên họ có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Pháp luật đã căn cư vào những cơ sở này để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình. Theo đoạn 2 khoản 2 điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại là chủ thể có trách nhiệm bồi thường nên họ có tư cách là bị đơn dân sự còn cha mẹ chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Mục 1, phần 3.1 Nghị quyết 03 của HĐTP TAND tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luậ dân sự 2005 vừa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung. Cụ thể nghĩa vụ dân sự bổ sung như thế nào được thực hiện rõ trong quy định tại khoản 2 Điều 606 bộ luật dân sự:
“Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ quy định tại điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”
Vì luật quy định người chưa thành niên được có quyền giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử nên người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi cũng có thể có người giám hộ nếu thuộc những trường hợp theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005. Nó khác với người mất năng lực hành vi dân sự và người từ dưới 15 tuổi theo quy định taị khoản 3 Điều 58 là bắt buộc do họ đã có khả năng lao động tạo ra thu nhập và thái độ nhận thức của họ đã tương đối hoàn thiện hơn. Nếu trong trường hợp họ có người giám hộ theo quy định tại khoản 3 Điếu 606 bộ luật dân sự 2005, khi người được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ thì người giám hộ được quyền lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà để người giám hộ gây thiệt hại cho người khác.
2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo các quy định từ Điều 17 đến Điều 21 bộ luật dân sự 2005, mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân gồm hai loại là người thành niên, người chưa thành niên và năng lực hành vi của họ được quy định rất cụ thể: “người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Pháp luật quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần, không bị mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cũng đồng thời là người có đầy đủ năng lực tố tụng dân sự trước tòa án, do vậy cá nhân này phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Theo khoản 1 Điều 606 bộ luật dân sự 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải bồi thường” thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên khi gây thiệt hại cho người khác phải tự chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình cho thiệt hại mà họ gây ra, không phụ thuộc vào tình trạng tài sản của bản thân người này. Nhưng nhận xét về thực tế ở Việt Nam hiện nay, những cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và tố tụng dân sự có một phần không nhỏ còn đang theo học tại các trường đào tạo nghề, chuyên ngành đại học, cao đẳng,..mà phần lớn trong số họ vẫn đang được cha mẹ chu cấp toàn bộ tiền ăn, tiền học, tiền ở và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập. Phần lớn họ còn đi học nên chưa có việc làm và không có thu nhập nên không có tài sản riêng, khi họ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời thật khó thực hiện được. Như vậy thì lợi ích của người bị thiệt hại còn tiếp tục bị vi phạm do người thiệt hại không có tài sản để bồi thường. Tình trạng này đã và đang tồn tại ở Việt Nam như một bất cập thực tế mà chưa có bất kỳ biện pháp nào khắc phục được. Vấn đề đặt ra là trong bất kì trường hợp cá nhân thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường mà không có tài sản riêng thì luật có nên quy định là bố mẹ phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho con nhằm bảo đảm lợi ích của người của người bị thiệt hại không? Và nếu có quy định như vậy thì có làm mất đi ý nghĩa khi phân chia các mốc độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Điều 606 bộ luật dân sự 2005 hay không? Thiết nghĩ, khi quy định bồi thường đối với những người này có thể động viên cha mẹ bồi thường cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó.
Người đã thành niên có hành vi gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình và có tư cách là bị đơn dân sự trước tòa án trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự (Mục 1 phần 3.1 nghị quyết 03 của TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Người chưa thành niên còn được hiểu bao gồm cả những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 23 bộ luật dân sự 2005. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại như thế nào? Điều 606 bộ luật dân sự 2005 có quy định nào liên quan đến nhóm chủ thể này. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình. Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố mọt người thuộc diện này là người bị hạn chê năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của người có quyền, lợi ích liên quan, của cơ quan hoặc tổ chức hữu quan. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của những người này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật được Tòa án chỉ định. Quyết định trên nhằm hạn chế năng lực hành vi dân sự khi họ tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà có liên quan đến tài sản nhưng không phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khi họ có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Bởi vì, khi tham gia giao dịch dân sự thì chủ thể tự mình tham gia theo ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt và có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến tài sản của mình. Nếu người đó được xác định là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác theo một bản án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật thì có thê không làm chủ được hành vi của mình khi tham gia vào những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người đó sẽ bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Nhưng người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do các nguyên nhân được quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự, không đồng thời là căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đó, khi có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Vì người đó là người trưởng thành, bởi vậy về nguyên tắc vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
3. Thực trạng áp dụng pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng và giải pháp hoàn thiện
3.1 Áp dụng các quy định pháp luật dân sự về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại các Tòa án.
Kể từ khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về cơ bản đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra gặp rất nhiều khó khăn bởi các quy phạm liên quan nằm trong nhiều chế định khác nhau của Bộ luật dân sự 2005 và nội dung của các điều luật còn một số vấn đề chưa hợp lí. Tình hình thụ lí các vụ việc dân sự có liên quan đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các cá nhân tại các Tòa án rất phức tạp, một số vụ việc dân sự chưa được giải quyết triệt để do những vướng mắc bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành
3.1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây ra.
Thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thường thiệt hại trong thời gian qua cho thấy việc nhận thức và áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra còn nhiều điểm chưa đúng, chưa thống nhất giữa các Tòa án. Điều đó thêt hiện việc xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên của các trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trong việc quản lí người chưa thành niên. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc thi hành quy định của Tòa án về bồi thường thiệt hại mà còn hạn chế rất lớn tác dụng giáo dục ý thức trách nhiệm của cha mẹ người giám hộ, nhà trường, bệnh viện trong việc giáo dục, quản lí người chưa thành niên, cũng như khi người chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác.
Có thể đưa ra một vụ án thực tế như sau: Vụ án hình sự xét xử Nguyễn Văn T về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự của tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái.
Nội dung vụ án: Khoảng 17h ngày 26/4/2002, Nguyễn Văn T sinh ngày 1/2/1987 là học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú D đi xuống nhà bếp ăn cơm. Khi đi T có mang một con dao vẫn thường dùng để dọc giấy và gọt hoa quả để mài lại cho sắc. Sau khi ăn cơm xong, T cùng các bạn đi chơi. Đến 18h thì T và các bạn vào trường. Khi về đến trường, T thấy một số học sinh của trường đang chơi đá bóng, T chạy đến tham gia thì Mai Xuân H học sinh lớp 8 của trường không cho đá cùng, T có nói lại: “Bóng của mày à?”, sau đó, T và H lao vào đánh nhau. Một số học sinh có mặt ở đấy can ngăn, xong H vẫn xông vào tát T. T rút con dao trong túi quần ra, thấy vậy H nói: “có giỏi thì đâm đi”, Nguyễn Văn T giơ dao đâm T một nhát vào người H, mọi người đưa H đi cấp cứu, nhưng do vết thương chảy nhiều máu, H đã chết trên đường tới bệnh viện.
Bản án Hình sự sơ thẩm số 17/2002/HSTS ngày 23/08/2002 của Tòa án sơ thẩm đã quyết định Nguyễn Văn T phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 bộ luật hình sự, và xác định Trường phổ thông dân tộc nội trú là người giám hộ của T và buộc nhà trường phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân với số tiền là 15.230.000 đồng. Bản án sơ thẩm bị kháng nghị với nội dung đề nghị cấp phúc thẩm xác định lại tư cách tố tụng của Trường phổ thông dân tộc nội trú và của bố mẹ bị cáo, xem xét lại trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
Tại bản án số 37/2002/HSTT ngày 27/09/2002, Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ án sơ thẩm số 17/2002/HSST để tiến hành xét sử sơ thẩm với lí do Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định sai tư cách tố tụng của nhà trường và của bố mẹ bị cáo, do đó đã tước quyền tham gia phiên tòa của bố mẹ bị cáo với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo và xác định đúng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường và của bố mẹ bị cáo với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo và xác định đúng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường và của cha mẹ bị cáo.
Em đồng tình với quyết định của tòa án cấp phúc thẩm cho rằng: trong vụ án này Trường phổ thong dân tộc nội trú không phải là giám hộ của Nguyễn Văn T và không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân với những lí do sau đây: Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật dân sự 1995 (Điều 58 Bộ luật dân sự 2005) thì người chưa thành niên dưới 15 tuổi mới bắt buộc phải có người giám hộ, mặt khác, quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên còn cha mẹ tại Điều 70 bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 61 bọ luật dân sự 2005) cũng chỉ áp dụng trong tình huống cha, mẹ có yêu cầu. Trong vụ án trên, Nguyễn Văn T khi phạm tội đã 15 tuổi 2 tháng 25 ngày và còn cả cha mẹ, do đó việc xác định Trường dân tộc nội trú D là người giám hộ cho bị cáo là không đúng. Theo quy định tại Điều 661 bộ luật dân sự 1995 (Điều 606 bộ luật dân sự 2005) thì trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, Điều 625 bộ luật dân sự 1995 (Điều 622 bộ luật dân sự 2005) thì trong trường hợp người từ dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lí. Theo quy định này thì trong vụ án trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân thuộc về Nguyễn Văn T. Như vậy, bố mẹ T tham gia phiên tòa với hai tư cách vừa là người đại diện hợp pháp của T vừa là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cá nhân là người đại diện cho cơ quan nhà nước gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một trường hợp đặc biệt đó là khi cá nhân đó lại là cán bộ, công chức hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước.
Vụ án sau đây được trích dẫn chỉ phần nào nói lên thực trạng xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại các Tòa án. Thực trạng này không sớm được khắc phục sẽ làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân và tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, gây mất công bằng xã hội, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước sẽ hình thành khi mà cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại do lỗi cố ý thì cơ quan của cán bộ, công chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cán bộ, công chức đã gây ra thiệt hại gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền mà cơ quan nhà nước đã bồi thường cho người bị hại nhưng trong nhiều trường hợp việc cá thể hóa trách nhiệm hoàn trả của cán bộ công chức ó lỗi là rất khó khăn. Có vụ thì Nhà nước bồi thường có vụ thì không, nhất là rất ít trường hợp buộc được cán bộ, công chức đã gây thiệt hại hoàn lại cho công quỹ số tiền bỏ ra bồi thường do hành vi trái pháp luật của họ. Vì thế mà trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền không được đề cao.
Nội dung vụ án: UBND xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ra quyết định “tạm đình chỉ hôn nhân” giữa chị Vũ Thị Bé (tổ 15, ấp An Hòa, An Hiệp) và anh Lê Thanh Tùng (ngụ ở ấp Trung 2, xã Tân Hòa, Phú Tân, An Giang). Ngày 27/11/1998, hai anh chị được UBND xã An Hiệp cấp giấy chứng nhận kết hôn nhưng vào hai tháng sau đó, cán bộ UBND xã đến đọc quy định “tạm đình chỉ hôn nhân” của họ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lí luận và thực tiễn.doc