Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Người bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mặc dù có thể là những người đã thành niên nhưng họ không thỏa mãn yếu tố nhận thức trí lực cấu thành nên năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do họ bị tâm thần hay các bệnh khác mà bộ não phát triển không bình thường nên không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình, chẳng hạn như: người thiểu năng trí tuệ, bệnh nhân thần kinh, bệnh teo não Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan mà Tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự theo những trình tự và thủ tục luật định (Điều 22 BLDS 2005). Mọi giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Vì vậy, những người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15 tuổi đều có một điểm chung là khi có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì họ đều không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Những chủ thể này đều không hiểu được ý nghĩa, hậu quả về hành vi dân sự mà họ đã thực hiện mặc dù hành vi đó trái pháp luật và gây hậu quả thiệt hại cho người khác.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thì cá nhân mới trở thành một bên chủ thể của hợp đồng, có nghĩa vụ nhất định với bên mang quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đó. Điều này có nghĩa là một cá nhân khi đã là chủ thể của hợp đồng, có quyền và nghĩa vụ nhất định theo hợp đồng thì đồng thời sẽ có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với chủ thể mang quyền khi cá nhân đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Quay trở lại vấn đề năng lực xác lập hợp đồng của cá nhân nhận thấy, cá nhân là chủ thể thường xuyên và chủ yếu nhất của hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng dân sự phụ thuộc vào năng lực hành vi của mỗi cá nhân được xác định theo từng độ tuổi. Bởi lẽ ở mỗi độ tuổi khác nhau con người có khả năng nhận thực khác nhau với hành vi cũng như với hậu quả do hành vi gây ra và sẽ có khả năng xác lập hợp đồng khác nhau. Căn cứ từ Điều 18 đến Điều 23 BLDS 2005, cá nhân có khả năng tham gia xác lập hợp đồng và chịu trách nhiệm tùy thuộc vào độ tuổi và năng lực nhận thức. Thứ nhất, Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những người này đã thỏa mãn hai yếu tố đó là độ tuổi trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên) và yếu tố nhận thức trí lực của bộ não phát triển hoàn toàn bình thường. Chính nhờ hai yếu tố này giúp cho cá nhân biết suy nghĩ, suy xét về mọi hiện tượng, sự việc trong xã hội, nhận thức được hành vi, hậu quả của hành vi đó trước khi thực hiện và chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình. Vì vậy, những người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền tham gia mọi giao dịch nói chung hợp đồng nói riêng để xác lập cho mình hoặc cho người mà họ đại diện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà họ xác lập và thực hiện. Khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì người này hoàn toàn có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mang quyền. Thứ hai, Người dưới 6 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực xác lập hợp đồng. Muốn xác lập hợp đồng phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực hiện. Mà theo qui định của pháp luật hiện hành tại các khoản 5 Điều 139 và Điều 145 BLDS 2005 về người đại diện theo pháp luật của cá nhân dưới 6 tuổi hoặc của người bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những người này đã xác lập và thực hiện hợp đồng - mặc dù vì quyền và lợi ích của người được đại diện- song khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bản thân họ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ chính người đại diện là người có lỗi và trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng. Thứ ba, đối với người từ đủ 6 tuổi cho đến dưới 18 tuổi và những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, họ chỉ có năng lực để xác lập các hợp đồng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và phù hợp với lứa tuổi , tuy pháp luật không quy định rõ đó là những giao dịch nào nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch phục vụ những nhu cầu vui chơi, học tập như: mua bán đồ dùng học tập, mua bán vé vào các khu vui chơi giải trí, mua quần áo,… . Thực tế cho thấy, những hợp đồng nêu trên có giá trị nhỏ, thời gian xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng diễn ra rất nhanh và thường tồn tại chủ yếu ở hình thức hành vi và lời nói. Các hợp đồng này ít khi nảy sinh sự vi phạm nghĩa vụ của một bên. Một số trường hợp hãn hữu có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được cho là thuộc về phía chính chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Dù họ là người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng bản thân họ đã có một khoản tài sản nhất định, tuy giá trị nhỏ nhưng cũng phù hợp để xác lập thực hiện các hợp đồng nêu trên, vì vậy khi có hành vi vi phạm họ sẽ phải dùng chính tài sản đó để thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình. Trong nhóm người từ đủ 6 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi có ngoại lệ là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự ví dụ : mua bán các tài sản như xe đạp, máy ảnh, điện thoại,… Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng thì họ sẽ tự mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mang quyền bằng tài sản của họ. Đối với một số giao dịch có giá trị lớn như : hợp đồng định đoạt tài sản là nhà, quyền sử dụng đất,…thì pháp luật qui định người đại diện theo pháp luật của những người này sẽ xác lập và thực hiện hợp đồng. Như trên đã phân tích người đai diện theo pháp luật của cá nhân là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đồng nghĩa với việc họ có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu tài sản của người đó không đủ để thực hiện trách nhiệm bồi thường mà người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng thì tài sản đó được dùng để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Tóm lại, về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nhận thấy: khi một cá nhân có năng lực xác lập hợp đồng, trở thành một bên chủ thể mang quyền và nghĩa vụ, nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì chính họ là chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, họ có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mang quyền. 2. Quy định của pháp luật về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân : Nếu như trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, cá nhân gây ra hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có thể là một bên chủ thể mang nghĩa vụ trong hợp đồng thì với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cá nhân gây thiệt hại là bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi, hoặc có năng lực nhận thức hoặc không có năng lực nhận thức. Vì thế, Điều 606 BLDS 2005 đã phân chia năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân thành các mức độ phù hợp với mức độ năng lực hành vi. Tức là dựa vào yếu tố độ tuổi và sự phát triển trí lực của cá nhân để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể là cá nhân trực tiếp gây ra thiệt hại hay là cha, mẹ hoặc người giám hộ của cá nhân gây thiệt hại. Theo đó, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân dựa trên tiêu chí khả năng nhận thức và độ tuổi của cá nhân là rất khoa học, phù hợp với bản chất và tinh thần của pháp luật. Trong đó khả năng nhận thức là tiêu chí cơ bản, là hạt nhân khi xem xét chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở đây, khả năng nhận thức của cá nhân là cơ sở tiên quyết để xác định hình thức lỗi khi cá nhân có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Khả năng nhận thức của cá nhân được đánh giá dựa trên độ tuổi của cá nhân đó, mặc dù hai khái niệm đó không phải là một nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều có giá trị trong việc xác định trách nhiệm của chủ thể vi phạm có phải bồi thường thiệt hại hay không? Chính vì lẽ đó, căn cứ vào Điều 606 BLDS 2005, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được phân tích theo các trường hợp cụ thể dưới đây. 2.1 Đối với cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây ra thiệt hại. Theo Điều 18 BLDS 2005, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình, họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cũng đồng thời có đủ năng lực tố tụng dân sự trước tòa án, do vậy, cá nhân này phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ trước pháp luật. Theo khoản 1 Điều 606 BLDS 2005: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường” thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên khi gây thiệt hại cho người khác phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình cho thiệt hại mà họ gây ra; không phụ thuộc vào tình trạng tài sản của bản thân người này. Nhưng xét trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, những cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và tố tụng dân sự có một phần không nhỏ còn đang theo học tại các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học, trung cấp. Phần lớn trong số họ vẫn được bố, mẹ chu cấp toàn bộ tiền ăn, học, ở và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập, chưa có việc làm và không có thu nhập nên không có tài sản riêng. Vì vậy, khi họ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời rất khó thực hiện được. Như vậy lợi ích của người bị thiệt hại còn tiếp tục bị vi phạm do người gây ra thiệt hại không có tài sản để bồi thường. Tình trạng này đã và đang tồn tại ở Việt Nam như một bất cấp thực tế mà chưa có bất kì một biện pháp nào khắc phục được. Vấn đề đặt ra là trong những trường hợp cá nhân thành niên phải chịu trách nhiệm bồi thường mà không có tài sản riêng thì luật có nên quy định là cha mẹ phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho con nhằm đảm bảo lợi ích của người bị thiệt hại hay không? Và nếu có quy định như vậy thì có làm mất đi ý nghĩa khi phân chia các mức độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Điều 606 BLDS 2005 hay không? Chỉ có thể nói, trong trường hợp này, khi quyết định bồi thường với những người này có thể động viên cha mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó. 2.2 Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây ra thiệt hại. Theo quy định tại điều khoản 2 Điều 606 BLDS 2005: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. Sở dĩ Điều 606 quy định như vậy cũng là phù hợp với tinh thần Điều 20 BLDS 2005, luật quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi dân sự một phần cho nên ngoài các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, họ còn có thể tự xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản riêng, đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản riêng đó. Tuy nhiên nếu người đó có những tài sản có giá trị lớn và đặc biệt như nhà ở, quyền sử dụng đất..thì sự định đoạt các loại tài sản này vẫn cần những người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý. Tại Điều 606 BLDS 2005 quy định độ tuổi là từ đủ 15 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác là căn cứ từ điều kiện thực tế của xã hội, bởi vì những người trong độ tuổi này cũng phù hợp và thống nhất với một số quy định của các ngành luật khác, chẳng hạn như khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo cho đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình”, khoản 1 Điều 45: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản hoặc nhờ cha mẹ quản lí” hay khoản 2 Điều 46 của luật thì: “ Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, nếu đinh đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ”. Như vậy, con đủ 15 tuổi trở lên đã có thể có tài sản và thu nhập riêng, phần nào ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm tham gia, đóng góp vào đời sống của gia đình, được quyền định đoạt tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của và khắc phục thiệt hại cho người bị thiệt hại nên việc lấy tài sản của cha mẹ là việc cần thiết. Một khía cạnh khác, vì luật quy định người chưa thành niên được quyền có người giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử nên người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi cũng có thể có người giám hộ nếu họ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 58 BLDS 2005. Nhưng với người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15 tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS 2005 là bắt buộc phải có người giám hộ, còn người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì không bắt buộc do họ đã có khả năng lao động tạo ra thu nhập và trình độ nhận thức của họ đã tương đối hoàn thiện. Nếu trong trường hợp họ có người giám hộ thì theo quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS 2005: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. 2.3 Đối với cá nhân dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại. 2.3.1 Đối với cá nhân dưới 15 tuổi. Điều 20 của BLDS 2005 quy định người dưới 15 tuổi chưa thỏa mãn điều kiện về độ tuổi trưởng thành nhưng được hiểu là đã thỏa mãn điều kiện thứ hai về nhận thức trí lực, là những người có bộ não phát triển hoàn toàn bình thường, bao gồm hai nhóm: Thứ nhất, cá nhân chưa đủ 6 tuổi không thể tự nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được coi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình xác lập giao dịch dân sự vì họ chưa đủ lí trí để nhận biết những hành vi của mình và hậu quả của những hành vi đó. Mọi giao dịch của họ đều phải được người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện .Như vậy, cá nhân không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ là những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách bị đơn đương sự trước Tòa án, là chủ thể trong trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại. Thứ hai, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần (không đầy đủ). Những người thuộc lứa tuổi này có khả năng nhận thức đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phù hợp với lứa tuổi…Ngoài ra, những giao dịch khác khi họ xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật đã quy định. Như vây, người dưới 15 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, chưa nhận biết được hậu quả cho xã hội của hành vi do mình thực hiện. Nhận thức của họ thường thiếu chín chắn và dễ bị lội kéo, kích động bởi những người xung quanh, nhất là môi trường xã hội không lành mạnh và không được chăm sóc giáo dục chu đáo. Phải chăng vì thế mà sự nhìn nhận của những nhà làm luật đối với những người trong độ tuổi này rất đặc biệt. Ngay cả với các quy định của pháp luật hình sự là ngành luật thể hiện cao nhất ý chí của Nhà nước cũng thể hiện thái độ giảm nhẹ, khoan hồng, đối với những người trong độ tuổi này khi họ có hành vi phạm tội. Theo tinh thần tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu..” thì con dưới 15 tuổi không phải là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ. Trong quan hệ bồi thường thiệt hại đó, cha mẹ là chủ thể của quan hệ nghĩa vụ này chứ không phải là người con đó. Việc lấy tài sản của người con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại để khắc phục cho phần còn thiếu là nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại theo đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là toàn bộ và kịp thời. Cha mẹ với tư cách là người quản lí tài sản của người con chưa thành niên dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu không có nghĩa là trách nhiệm bồi thường được chuyển sang cho con, đồng thời cũng không làm chấm dứt trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ. Dù cha mẹ có dùng tài sản của con để bồi thường cho phần còn thiếu thì cha mẹ vẫn là chủ thể có trách nhiệm bồi thường. Qui định này ra đời phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội hiện này, không ít gia đình cha mẹ chỉ chú tâm vào việc lo kiếm tiền làm giàu đã quên mất trách nhiệm và nghĩa vụ cao nhất của người làm cha làm mẹ là chăm lo dạy dỗ con cái nên người. Họ đã lầm tưởng để rằng hạnh phúc là cho con cái cuộc sống ấm no mà không biết rằng hạnh phúc đích thực là có những đứa con ngoan. Sống trong nhung lụa và tiền bạc không bao giờ thiếu, nhiều đứa trẻ không tránh khỏi những cạm bẫy của xã hội,bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp. Vì vậy nhà lầm luật qui định trách nhiệm pháp lý của cha mẹ về bồi thường thiệt hại như khoản 2 Điều 606 để đề cao trách nhiệm của cha mẹ trong việc quản lí và giáo dục con em mình 2.3.2 Đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự: Người bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mặc dù có thể là những người đã thành niên nhưng họ không thỏa mãn yếu tố nhận thức trí lực cấu thành nên năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do họ bị tâm thần hay các bệnh khác mà bộ não phát triển không bình thường nên không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình, chẳng hạn như: người thiểu năng trí tuệ, bệnh nhân thần kinh, bệnh teo não… Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan mà Tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự theo những trình tự và thủ tục luật định (Điều 22 BLDS 2005). Mọi giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Vì vậy, những người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15 tuổi đều có một điểm chung là khi có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì họ đều không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Những chủ thể này đều không hiểu được ý nghĩa, hậu quả về hành vi dân sự mà họ đã thực hiện mặc dù hành vi đó trái pháp luật và gây hậu quả thiệt hại cho người khác. 2.4 Một số trường hợp khác. Ngoài các trường hợp đã nên ở trên, có một số trường hợp mà hậu quả pháp lí là không giống như quy đinh thông thường. Cụ thể như theo quy định tại Điều 621 BLDS 2005 thì người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong những tình huống nhất định sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cha mẹ, người giám hộ của người đó, cụ thể: Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian nhà trường quản lí: Theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2005 thì người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây ra thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Như vậy, nhà trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp học sinh đang trong thời gian học tại trường gây thiệt hại cho người khác Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lí học sinh đang học ở trường phổ thông cơ sở. Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí: Một người mất năng lực hành vi dân sự như đã phân tích ở phần trên là người đã có năng lực hành vi dân sự nhưng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và đã có kết luận của cơ quan chuyên môn, đang được điều trị tại bệnh viện hoặc các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ khác trực tiếp quản lí. Theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS 2005 khi họ gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức đang có nghĩa vụ quản lí trực tiếp phải bồi thường thiệt hại. Quy định này có ý nghĩa không những về mặt pháp lí mà còn có ý nghĩa trên thực tế của đời sống xã hội. Nó ràng buộc trách nhiệm của bệnh viện, tổ chức xã hội phải có công tác quản lí người bị mất năng lực hành vi dân sự. Có thể nói, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể quản lí người mất năng lực hành vi dân sự cũng như trường hợp người dưới 15 tuổi trong thời gian ở trường học đều là loại trách nhiệm pháp lí phụ thuộc vào yếu tố lỗi của chủ thể quản lí, chính vì vậy theo khoản 3 Điều 621 BLDS 2005 thì trong trường hợp trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lí thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải có trách nhiệm trong việc bồi thường. 3. Đánh giá các quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. 3.1.Về ưu điểm: Thứ nhất, những qui định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là thật sự cần thiết, đáp ứng được nhu cầu đời sống, xã hội trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, để đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thiệt hại một cách nhanh chóng, kịp thời. Thứ hai, việc pháp luật qui định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp cá nhân gây thiệt hại là người chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự là cha mẹ, người giám hộ, hay quy định trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng giao kết vì quyền, lợi ích của người được đại diện một mặt đảm bảo được quyền lợi cho người bị thiệt hại, một mặt tăng cường trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của cá nhân có hành vi gây thiệt hại. 3.2. Về hạn chế: Qui định của pháp luật về năng lưc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân hiện nay còn tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất, theo qui định của pháp luật về năng lực xác lập hợp đồng của nhóm đối tượng là cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi hoặc cá nhận bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhà nước trao quyền cho họ được xác lập các hợp đồng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, phù hợp với lứa tuổi. Qui định này được ngầm hiều là những đối tượng trên khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo quan điểm của cá nhân em, những đối tượng này chỉ sỏ hữu một khoản tài sản có giá trị rất nhỏ, nhiều khi hành vi vi phạm của họ dẫn đến một trách nhiệm bồi thường thiệt hại gắn với tài sản có giá trị cao hơn. Rất có thể họ không thể thực hiện được nghĩa vụ bồi thường này một cách kịp thời và đầy đủ. Khi đó quyền lợi của bên bị thiệt hại sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy phải chăng nhà làm luật nên qui định ngay cả những giao dịch của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật nhằm tăng cường trách nhiệm của họ. Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người gây thiệt hại là cá nhân không có hoặc bị mất năng lực hành vi dân sư, cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà có người giám hộ thì: người giám hộ trong trường hợp này được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Thế nhưng vấn đề đặt ra là trong trường hợp không xác định được người giám hộ hay khi người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ, thì người bị thiệt hại không được bồi thường, quyền và lợi ích của người bị thiệt hại không được đảm bảo. Thứ ba, theo qui định tại Khoản 1 Điều 606: người đã thành niên có hành vi gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình và có tư cách là bị đơn dân sự trước Tòa án, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự (mục I phần 3.1 Nghị quyết số 03 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Tuy nhiên, trong nhóm người đã thành niên bao gồm ba loại chủ thể khác nhau: người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự và người thành niên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy qui định tại Điều 606 mới chỉ nhắc đến cá nhân thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai còn bỏ ngỏ qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thành niên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN: 1.2.Vụ việc thứ nhất: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cá nhân là người có hành vi vi phạm hợp đồng: Vụ việc có nội dung như sau: Cụ Từ Ngọc Diệm và cụ Huỳnh Thị Lê là vợ chồng, có tài sản chưng là căn nhà số 23 đường Tản Viên, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà có diện tích 115, 50 m2 trên 185,60m2  đất. Năm 2005, cụ Diệm chết, không để lại di chúc, nên cụ Lê và bảy người con được thừa kế phần nhà đất của cụ Diệm. Trong bảy người con này có ông Phong, bà Lành ở Việt Nam, còn 5 người con còn lại ở nước ngoài. Ngày 22-8-2006 cụ Lê, ông Phong, bà Lành (hai người con ở Việt Nam) thoả thuận bán cho vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga một phần nhà đất tại 23 Tản Viên với giá 264 chỉ vàng, bên bán cụ Lê đã nhận 214 chỉ vàng; hai bên thoả thuận có nội dung là bên bán phải thu thập được chữ ký của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNăng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan