Căn cứ vào quy định trên và Điều 62 BLDS cùng những quy định khác liên quan của pháp luật hiện hành thì chúng ta thấy: người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha, mẹ chăm sóc, quản lí, giáo dục mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm BTTH được xác định như sau:
- Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ hoặc chồng mà vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ hoặc chồng có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên, có quyền lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợ chồng để bồi thường, sau đó mới lấy tài sản riêng của người vợ hoặc chồng để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong những trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tài sản và thu nhập riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia, đóng góp vào đời sống gia đình, được quyền định đoạt tài sản của riêng mình. Khoản 2 Điều 109 BLDS cũng quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên đồng ý”. Rõ ràng người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến trong cuộc sống. Hơn nữa, theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì người từ đủ 15 tuổi đã có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên họ có thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, tham gia với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trước tòa án.
Tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp liên quan đến những người ở độ tuổi này trong trường hợp họ là bị đơn dân sự, thì tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của những người đó tham gia tố tụng. Xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thì cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có một phần năng lực hành vi dân sự nên họ có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Pháp luật đã căn cứ vào những cơ sở này để quy định trách nhiệm BTTH của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình. Theo đoạn 2 khoản 2 điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại là chủ thể có trách nhiệm bồi thường nên họ có tư cách là bị đơn dân sự còn cha mẹ chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Mục 1, phần 3.1 Nghị quyết 03 của HĐTP TAND tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự 2005 về BTTH ngoài hợp đồng).
Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung.
3.1.2. Người giám hộ có trách nhiệm BTTH
Khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Khoản 1 Điều 58 BLDS quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự”.
Việc quy định chế định giám hộ là hình thức bảo vệ pháp luật cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người được giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 bao gồm: “a) Người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS thì: “Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ”.
Theo những quy định trên, người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để BTTH. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải BTTH bằng tài sản của mình nếu người giám hộ có lỗi trong khi thực hiện việc giám hộ. Địa vị pháp lí của người giám hộ hoàn toàn khác so với địa vị pháp lí của người là cha, mẹ của người chưa thành niên khác. Người giám hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, do đó họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí trong khi thực hiện việc giám hộ của mình, trong đó có trách nhiệm BTTH cho hành vi trái pháp luật của người được giám hộ trước tòa.
Nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, người giám hộ có trách nhiệm BTTH nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nhưng nếu người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ và người được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ không phải BTTH. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh trong trường hợp có lỗi để cho người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp này, cha, mẹ phải BTTH cho con dưới 15 tuổi (con đủ 15 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của con; cha, mẹ chỉ bồi thường bổ sung nếu con không có tài sản riêng) hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra.
Theo quy định này, nếu người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà không còn cha, mẹ và do một lý do nào đó cũng không có người giám hộ thì thiệt hại được giải quyết bồi thường bằng biện pháp nào?
Về bản chất, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về người đó. Còn việc người nào có nghĩa vụ dùng tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại để bồi thường cho người bị thiệt hại chỉ được xem như một biện pháp thực hiện việc bồi thường, mà không thể hiểu đó là trách nhiệm dân sự về tài sản của người thực hiện việc bồi thường đó. Còn trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại là có người giám hộ, nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong giám hộ thì không phải lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường thì đương nhiên trách nhiệm BTTH vẫn thuộc về cha, mẹ của người được giám hộ, nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ trong những trường hợp cha, mẹ của người được giám hộ bị tòa án hạn chế quyền của cha mẹ, hoặc cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó hoặc cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ cho con vị thành niên và con mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự mà cũng không có người giám hộ hoặc người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ, mà người chưa thành niên gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không được bồi thường, và trong trường hợp này được xem là trường hợp người bị thiệt hại chịu rủi ro – yêu cầu bồi thường không thể thực hiện được.
Như vậy, khác vơi người giám hộ là cha, mẹ, người giám hộ khác không phải bồi thường thiệt hại do người được giám hộ gây ra nếu họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ. Quy định như vậy nhằm giải phóng trách nhiệm dân sự của người giám hộ và khuyến khích cá nhân, tổ chức nhận giám hộ những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự khi những người này không còn cha mẹ và không còn người thân thích khác.
Trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người dưới 15 tuổi gây ra
Do trường hợp con dưới 15 tuổi có hành vi gây ra thiệt hại tính chất đặc trưng hơn cho nên trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp này theo pháp luật hiện hành cũng có những điểm cần lưu ý sau đây:
Căn cứ vào quy định tại Điều 61 BLDS thì trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm BTTH thuộc về trước tiên là cha mẹ, tại Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn: “Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự”. Trong trường hợp cha mẹ đều không có hoặc cha mẹ còn sống nhưng không đủ điều kiện làm giám hộ cho con thì trách nhiệm BTTH được xác định trước tiên là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên, có đủ điều kiện làm người giám hộ; nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh chị, tiếp theo tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ và chịu trách nhiệm BTTH. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc có anh ruột, chị ruột nhưng đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ và chịu trách nhiệm BTTH. Trường hợp nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người dám hộ và chịu trách nhiệm BTTH. Vậy theo khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 thì anh cả hoặc chị cả hoặc ông, bà nội; ông, bà ngoại hoặc bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người đươc giám hộ để BTTH. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản riêng hoặc không đủ tài sản riêng để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám hộ dẫn đến hành vi gây thiệt hại của người được giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hại.
3.2. Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại
Tại Khoản 3 Điều 606 BLDS đã đề cập đến trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại và trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp này. Như đã phân tích ở mục 3.1.2 ở trên, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại và vấn đề trách nhiệm BTTH đặt ra đều được quy định chung trong một khoản của Điều luật (khoản 3 Điều 606 BLDS). Điều này thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm BTTH đặt ra đối với hai đối tượng này có cùng một điểm chung đó là nếu họ gây ra thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của họ để bồi thường, nếu họ không có tài sản hoặc không có đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm bồi thường đặt ra theo pháp luật hiện hành, có những điểm đặc trưng mà chúng ta cần phân tích làm rõ:
Trước tiên, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 67 BLDS:
“1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.”
Căn cứ vào quy định trên và Điều 62 BLDS cùng những quy định khác liên quan của pháp luật hiện hành thì chúng ta thấy: người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha, mẹ chăm sóc, quản lí, giáo dục mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm BTTH được xác định như sau:
- Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ hoặc chồng mà vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ hoặc chồng có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên, có quyền lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợ chồng để bồi thường, sau đó mới lấy tài sản riêng của người vợ hoặc chồng để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong những trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
4. Trường hợp BTTH do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý
Khi người dưới 15 tuổi đang trong thời gian chịu sự quản lí của trường học, người mất năng lực hành vi dân sự đang chịu sự quản lí của bệnh viện, cơ sở chữa bệnh khác thì trường học, bệnh viện cũng như các tổ chức này phải có trách nhiệm quản lí, theo dõi những người mà mình quản lí. Xuất phát từ sự nhận thức còn hạn chế (người dưới 15 tuổi) hoặc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (người mất năng lực hành vi dân sự), do đó Điều 621, BLDS quy định:
“1. Người dưới 15 tuổi trong thời gian học ở trường mà gây thiệt hại thì trường học phải BTTH xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải BTTH xảy ra”.
Quy định trên đây của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 có sự khác biệt cơ bản so với quy định tại Điều 625, Bộ luật dân sự năm 1995: Chủ thể mới phải là người BTTH trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bộ luật dân sự 1995 xác định trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lí thì phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ BTTH; còn bộ luật dân sự 2005 sửa đổi năm 2005 thì quy định chủ thể BTTH là trường học, bệnh viện, tổ chức quản lí người gây thiệt hại. Quy định của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 nhằm buộc trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, không phải bao giờ trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác đang quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự cũng có lỗi trong việc quản lí khi những người này gây thiệt hại. Do đó, pháp luật quy định: trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác khi thực hiện nhiệm vụ quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự để họ gây thiệt hại và “nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lí thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường”. Quy định này cho thấy mặc nhiên nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà những người này đang chịu sự quản lí của trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội thì các tổ chức này phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc giải thoát trách nhiệm bồi thường thuộc về chính tổ chức đó. Nếu các tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì trách nhiệm BTTH thuộc về cha mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại đó. Tuy nhiên, việc chứng minh không có lỗi để giải thoát khỏi trách nhiệm BTTH thuộc về chủ thể nào là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn trong việc xét xử của các cấp Tòa án:
- Đối với những trường hợp người dưới 15 tuổi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài giờ học tại trường hoặc đang trong thời gian từ trường về nhà, từ nhà tới trường thì chưa thuộc nghĩa vụ quản lí của nhà trường. Trong khoảng thời gian trước hoặc sau buổi học ở trường mà họ gây thiệt hại thì sẽ là căn cứ nhà trường chứng minh không có lỗi trong việc quản lí và trách nhiệm BTTH không thuộc về nhà trường mà thuộc về phía cha mẹ của người gây ra thiệt hại. Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện tổ chức khác có nghĩa vụ trực tiếp quản lý nhưng những người này đã vượt hàng rào, tường bao bọc xung quanh trường học, bệnh viện hoặc cổng trường, bệnh viện, cơ sở quản lý người đó và gây ra thiệt hại cho người khác, thì nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ quản lý những người đó phải BTTH xảy ra. Trách nhiệm BTTH được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác được thể hiện trong nghĩa vụ quản lý những người này không cẩn trọng, chu đáo, thiếu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn...đã để họ gây thiệt hại.
- Đối với người mất năng lực hành vi dân sự đang được bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ quản lí mà theo yêu cầu của những người thân thích, bệnh viện hay tổ chức có trách nhiệm trực tiếp quản lí đã đồng ý cho người mất năng lực hành vi dân sự về thăm gia đình; trong khoảng thời gian đó, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức quản lí được loại trừ trách nhiệm bồi thường hoặc trong những trường hợp không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan (bố, mẹ, vợ, chồng, các con của người đó), Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự mà ngay tại thời điểm đó, người này đã trực tiếp gây thiệt hại cho người khác thì họ có trách nhiệm phải bồi thường bằng tài sản của mình.
- Trường hợp do lỗi cố ý của chính người bị thiệt hại mà dẫn đến việc người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho chính người đó hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác dù đang trong thời gian trực tiếp quản lý những người trực tiếp gây thiệt hại, cũng không có trách nhiệm bồi thường .Trách nhiệm BTTH thuộc về người bị thiệt hại có lỗi cố ý.
III. Một số vấn đề thực tiễn về NLCTNBTTH của cá nhân
1. Vấn đề trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp người gây thiệt hại là người đã thành niên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đang là đối tượng theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học
Như đã trình bày ở phần trên, theo quy định tại điều 606 BLDS, thì người từ đủ 18 tuổi trở lên không tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khi gây thiệt hại cho người khác thì phải tự bồi thường bằng tài sản của mình. Trong tố tụng dân sự thì người gây thiệt hại có đủ năng lực hành vi dân sự, cũng đồng thời là người có đầy đủ năng lực tố tụng dân sự, do vậy người này phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Nhưng trên thực tế, có trường hợp người gây thiệt hại là những người đang theo học tại các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học; họ không có tài sản riêng, toàn bộ tiền ăn ở, học phí đều do cha, mẹ chu cấp. Vậy, họ gây thiệt hại thì giải quyết thế nào?
Ví dụ: A là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học X. A yêu một nữ sinh viên tên là H. A vốn là người hiền lành, là một sinh viên hiếu học. Tuy nhiên, do bị tình yêu làm mất lý trí, một hôm, thấy người yêu mình là H đang ngồi trên xe của một người đàn ông khác là C, A liền đuổi theo, chặn lại rồi xông vào đánh tới tấp vào mặt anh C, khiến C chảy máu mũi rất nhiều và ngất trên đường, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó, C đã kiện lên Tòa án đòi A bồi thường.
Tất nhiên theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm BTTH phải thuộc về A, dù cho A không có hay không có đủ tài sản để bồi thường, thì trong bản án tuyên vẫn phải là A chịu trách nhiệm BTTH cho C. Bởi vì về nguyên tắc bất kỳ một cá nhân nào không phụ thuộc vào điều kiện sống, điều kiện kinh tế, thu nhập, có hay không có khả năng tạo dựng tài sản, khả năng tạo dựng tài sản nhiều hay ít…thì khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác, đều có trách nhiệm phải bồi thường như nhau. A là người đã thành niên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, do đó phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS. Còn việc thực tế số tiền A dùng để BTTH có thể do bố mẹ A lo thì do A và người nhà bàn bạc. Khi quyết định BTTH do A gây ra, nếu như cha, mẹ của A tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó, còn nguyên tắc là không buộc cha mẹ của A phải bồi thường thay cho A. Trên thực tế, khi quyết định buộc bồi thường đối với những người có năng lực chịu trách nhiệm BTTH tương tự như A thì có thể động viên cha mẹ của họ bồi thương thay họ. Nhưng cũng chỉ có thể làm một việc đó là “khuyết khích”, “động viên” cha, mẹ những người này bồi thường. Pháp luật hiện hành cũng chưa có một giải pháp nào thật thỏa đáng để giải quyết trường hợp này. Xin so sánh với 1 trường hợp khác: N là sinh viên trường X, đi làm thêm ở một quán cafe, công việc là trông xe và giắt xe cho khách; trong một lần đang giắt xe cho khách (giả sử là xe SPACY trị giá hơn 100 triệu), qua cái cầu bắc từ quán ra đường, không may A làm ngã và rơi chiếc xe xuống cầu, phía dưới nước nông và có nhiều đá nên xe hư hỏng nặng. Trường hợp này của N, nếu người khách có kiện yêu cầu BTTH thì luật cũng có một căn cứ để giải quyết đó là khoản 2 Điều 605 BLDS (người gây thiệt hại do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình thì có thể được giảm mức bồi thường). Nhưng đối vơi trường hợp của A trên đây, A gây ra thiệt hại là hoàn toàn do lỗi cố ý. Với quy định tại khoản 2 thì chúng ta hiểu người gây ra thiệt hại muốn được áp dụng khoản 2 thì phải thoản mãn cả hai yếu tố là lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình thì người đó mới có thể được giảm mức bồi thường.
Liệu có đảm bảo chắc chắn rằng mọi trường hợp cha, mẹ những người này đều “hợp tác” tích cực. Trong khi đó, những người bị thiệt hại có thể tạm dùng một từ là “đen đủi” khi rơi vào trường hợp như thế. Rõ ràng một nghịch lý là: pháp luật cũng đành “bó tay”, khi mà một nguyên tắc luôn được xem là áp dụng nhất quán trong BTTH ngoài hợp đồng là bồi thường toàn bộ và kịp thời lại không được tuân thủ trong trường hợp này.
Về vấn đền này, em xin nêu quan điểm của mình: Nếu pháp luật không có giải pháp nào để giải quyết cho thỏa đáng trong trong trường hợp A gây thiệt hại, nhưng không có tài sản để bồi thường, bố mẹ của A không chịu bồi thường hoặc cũng lấy lý do gia đình nghèo không có tài sản (mặc dù họ có thể có đủ tài sản để bồi thường thay cho con mình), còn người bị thiệt hại có thể là người có hoàn cảnh khó khăn, thuốc thang không có tiền trả...Vô hình chung, pháp luật có vẻ như không bảo vệ được người bị thiệt hại trong trường hợp này. Vì vậy, Trong bản án, để đảm bảo nguyên tắc về NLCTNBTTH của cá nhân trong luật, đương nhiên là không được tuyên bố, mẹ của A phải bồi thường, nhưng cần phải áp dụng những biện pháp hợp lý để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với con mình, đối với người bị thiệt hại. Mà để thực hiện được thì luật lại cần phải có thêm một quy định dự liệu về trường hợp này để làm căn cứ pháp lý.
2. Quy định của pháp luật về BTTH do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý
Trong trường hợp người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì quy định của BLDS hiện hành trách nhiệm BTTH thì trường học phải BTTH xảy ra. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống diễn ra hằng ngày cũng như thực tiễn công tác xét xử tại các Tòa án, vấn đề này lại không đơn giản như Luật quy định. Bởi một khi có thiệt hại xảy ra do người dưới 15 tuổi gây ra thì về phía cha, mẹ, người giám hộ của người gây thiệt hại luôn muốn phía nhà trường phải chịu trách nhiệm, còn phía nhà trường mà có trách nhiệm quản lý người gây thiệt hại đó tất nhiên cũng không muốn nhận trách nhiệm về mình. Đặc biệt là khi mức thiệt hại mà người dưới 15 tuổi đó gây ra quá lớn. Sau đây là một ví dụ cụ thể mà trên thực tế không phải quá hiếm:
A là học sinh lớp 3 trường tiểu học X, B là bạn học cùng lớp với A. Do chị H là mẹ của A, có hiềm khích với chị P là mẹ của B. Chị H tức chị P nhưng không biết làm cách nào, bèn xúi A lên lớp xô B là con của chị P ngã cho đập đầu xuống nền nhà, chấn thương sọ não. Chị P kiện yêu cầu gia đình chị H phải bồi thường. Chị H cho rằng nhà trường cũng phải có trách nhiệm. Khi cô giáo N hỏi A vì sao đẩy ngã B thì A bảo là vì mẹ bảo làm thế. Nhưng khi tiến hành xét xử, Tòa án có hỏi A thì A không nói gì. Còn về phía chị H thì kiên quyết phủ nhận việc mình đã xúi con. Trong trường hợp này, rõ ràng phía phụ huynh của A cũng có lỗi, nhưng việc chứng minh của phía nhà trường trong trường hợp này lại gặp khó khăn, vì bằng chứng duy nhất phục thuộc vào A, nếu A nói lúc nhà trường gọi lên hỏi nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - từ lý luận đến thực tiễn, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.doc