Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

MỞ BÀI

NỘI DUNG

I.TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1

1.Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1

2.Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng 2

3.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3

4. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3

II.NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BTTH CỦA CÁ NHÂN DO GÂY THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 4

1.Đối với cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 4

2. Đối với người dưới 18 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự 6

2.1 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cha mẹ 6

2.1.1.Với người dưới 15 tuổi 6

2.1.2.Với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi 7

2.1.3.Với người bị mất năng lực hành vi dân sự 8

2.2.Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người giám hộ 8

2.3.Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trường học, bệnh viện, tổ chứ c khác trực tiếp quản lý 10

III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC CHỊU TNBTTH CỦA CÁ NHÂN 12

IV. GIAI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC CHỊU TNBTTH CỦA CÁ NHÂN 14

KẾT LUẬN

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chủ thể khác. Do vậy, có thể hiểu mặc nhiên các chủ thể khác gây thiệt hại sẽ được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 606 BLDS 2005 và hướng dẫn tại mục 3 phần I Nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Theo đó, năng lực này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng tài sản của cá nhân đó và khả năng bồi thường thiệt hại. Trong những yếu tố trên, yếu tố về độ tuổi chiếm vị trí chủ đạo để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chính cá nhân gây ra thiệt hại hay là cha, mẹ; người giám hộ; trường học, bệnh viện hay tổ chức khác của người gây thiệt hại, vì độ tuổi là căn cứ để xác định khả năng nhận thức của cá nhân đối với hành vi của mình. 1.Đối với cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Khoản 1 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.” Khi xem xét mối liên hệ giữa quy định này với quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì thấy rằng: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải tự mình bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại, cũng có nghĩa là trong trường hợp này người gây thiệt hại là bị đơn dân sự trước tòa án (Mục 3.1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐTP). Việc bồi thường khi người gây thiệt hại trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự không phụ thuộc vào tình trạng tài sản của người này Việc xác định người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây ra là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vây, họ hoàn toàn có năng lực để tham gia và trở thành chủ thể của quan hệ BTTH và nếu là người gây thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ở độ tuổi này, họ đã có khả năng lao động, có thể tạo ra thu nhập, hình thành khối tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ trong số những người từ đủ mười tám tuổi trở lên là những người mới trưởng thành, họ vẫn còn đi học, chưa có công việc làm, chưa có thu nhập hay tài sản đáng kể, vẫn sống phụ thuộc vào cha, mẹ. Vậy, trong trường hợp những người từ đủ mười tám tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng không có tài sản riêng gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Nếu họ vẫn là những người phải chịu trách nhiệm BTTH thì họ phải thực hiện trách nhiệm đó như thế nào? Nếu họ không thực hiện được thì phải chăng họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lí bất lợi và những người bị thiệt hại cũng không được bồi thường? Đây là một tình huống xảy ra khá phổ biến trong những vụ về xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Nếu Tòa án áp dụng một cách tuyệt đối và cứng nhắc những quy định của pháp luật thì sẽ phải hoãn việc thi hành án cho đến khi người gây thiệt hại là người mới trưởng thành có việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, việc làm này lại trái với nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, không đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người bị thiệt hại trước khi bị xâm phạm. Vậy nên chăng trong trường hợp này Toà án có thể chủ động giải thích, khuyến khích cha mẹ người thành niên đó tự nguyện bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra. Toà án có thể công nhận sự tự nguyện đó, những về mặt pháp lý, không thể quyết định cha mẹ họ phải bồi thường. 2. Đối với người dưới 18 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự Điều 18 BLDS 2005 quy định: “Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Người chưa thành niên là những người bắt đầu có sự nhận thức về hành vi của mình, tuy nhiên sự nhận thức này vẫn còn những hạn chế nhất định. Căn cứ vào độ tuổi và trình độ nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật dân sự Việt Nam phân chia người chưa thành niên thành hai nhóm: những người dưới 15 tuổi và những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo đó, năng lực chịu trách nhiệm BTTH của hai nhóm này cũng không giống nhau. Khoản 2 và khoản 3 Điều 606 BLDS quy định về trường hợp người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự. Có thể chia làm các trường hợp: chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cha mẹ; người giám hộ hoặc trường học, bệnh viện, tổ chức khác. 2.1 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cha mẹ 2.1.1.Với người dưới 15 tuổi Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 quy định: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Luật này”. Như vậy, trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trước tiên được xác định cho cha, mẹ của người đó. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, do chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như nhận thức nên thường là những đối tượng dễ uốn nắn, dễ bị ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Sự giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn này có tính chất quyết định đến việc định hình nhân cách của người chưa thành niên sau này. Người đó sẽ trở thành một công dân tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển trong giai đoạn này. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vấn đề BTTH do con dưới mười lăm tuổi gây ra tại Điều 40 như sau: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự năm 1995”. Ngoài ra, Điều 17 Luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em ngày 12/08/1991 cũng quy định: “Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của những đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra”. Kết hợp với các quy định tại Điều 609 BLDS 2005 có thể thấy, pháp luật nước ta rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của con từ dưới mười lăm tuổi gây ra. Chính vì thế, cha mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ cho thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con, trong khi chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không có trách nhiệm bồi thường. 2.1.2.Với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi Khoản 2 Điều 606 BLDS cũng quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Đối với người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, đây là độ tuổi nhận thức đã khá hoàn thiện và cũng có rất nhiều người đã lao động có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi được pháp luật quy định là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển, vì vậy ngoài việc được thực hiện những giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, họ còn được phép thực hiện những giao dịch dân sự khác, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản. Vì vậy, việc pháp luật quy định khi gây ra thiệt hại thì những người này phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, quy định này cũng phù hợp với nhiều quy định pháp luật ở các bộ luật khác: theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 2006, thì họ đã có quyền tham gia vào các hợp đồng lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động đó. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, con từ đủ 15 tuổi cũng có những trách nhiệm nhất định để chăm lo đời sống gia đình, và nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, người từ đủ 15 tuổi đã có thể có tài sản riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm, định đoạt được ý chí của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến. Họ có một phần năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình trước Tòa án, vì vậy pháp luật mới quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bằng tài sản riêng của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Trong trường hợp con đã đủ 15 tuổi nhưng chưa có tài sản riêng, hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu, vì người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi mặc dù khả năng nhận thức đã rất cao, nhưng vẫn chưa trưởng thành và vẫn còn cần sự giáo dục, quản lý của cha mẹ, dễ có những hành vi mà chưa lường hết được hậu quả. Vì vậy quy định này vừa nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm giáo dục con trong gia đình của cha, mẹ. 2.1.3.Với người bị mất năng lực hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự khi gây thiệt hại mà có cha, mẹ thì cha mẹ của họ phải bồi thường thiệt hại đó. 2.2.Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người giám hộ Điều 58 BLDS quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Tuy nhiên, giám hộ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ theo luật định đối với người được giám hộ thì còn có trách nhiệm trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra. Người được giám hộ theo khoản 2 Điều 58 bao gồm: “a. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế quyền của cha ,mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; b. Người mất năng lực hành vi dân sự”. Như vậy chế định về người giám hộ là để nhằm mục đích bảo vệ pháp lý cho người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự mà không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…Vì người giám hộ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ nên họ cũng phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý trong khi thực hiện trách nhiệm giám hộ của mình, bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người được giám hộ gây ra. Người giám hộ cũng có tư cách là bị đơn dân sự trước Tòa án. Tương tự với người chưa thành niên, đối với những người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà vẫn còn cha, mẹ thì cha, mẹ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự là những người đã hoặc chưa thành niên mà không thỏa mãn yếu tố nhận thức, tức là không có khả năng nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình như những người mắc bệnh tâm thần. Do vậy họ không thể hiểu ý nghĩa, hậu quả cho những hành vi của mình, và không phải chịu trách nhiệm do những hành vi của mình gây ra. Vì vậy cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường thiệt hại khi con gây thiệt hại. Vì pháp luật quy định người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa tới 18 tuổi có quyền có giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ cử, nên nhưng người này cũng có thể có người giám hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 BLDS. Nhưng khác với người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15 tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS là bắt buộc phải có người giám hộ, những người đã đủ 15 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ do họ có khả năng nhận thức cao hơn và đã có khả năng lao động. Theo khoản 3 Điều 606 BLDS nêu trên, nếu họ có người giám hộ thì khi người được giám hộ gây thiệt hại, người giám hộ có quyền dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thiệt hại thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu như người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Mặc dù pháp luật không quy định, nhưng nếu người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản riêng để bồi thường và người giám hộ lại chứng minh được họ không có lỗi thì thiệt hại được coi là rủi ro và người bị thiệt hại phải gánh chịu. Đây là trường hợp căn cứ xác định người giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ không xác định được; hoặc cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự mà cũng có người giám hộ, và người giám hộ lại chứng minh được họ không có lỗi thì thiệt hại được coi là rủi ro và người bị thiệt hại phải gánh chịu. Yêu cầu bồi thường không thể thực hiện được. 2.3.Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý Xuất phát từ nhận thức còn hạn chế (người dưới 15 tuổi) hoặc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (người mất năng lực hành vi dân sự), do đó Điều 621 BLDS quy định : “1.Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2.Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. Khi người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự đang trong thời gian chịu sự quản lý của trường học, bệnh viện, tổ chức khác thì trường học, bệnh viện cũng như các tổ chức này phải có trách nhiệm quản lý, theo dõi những người mà mình quản lý. Có sự khác biệt của quy định này so với BLDS 1995 đó là: trong trường hợp người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian quản lý của trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì cha, mẹ và các tổ chức này liên đới bồi thường thiệt hại. Vậy quy định tại Điều 621 BLDS năm 2005 là nhằm buộc trường học, bệnh viện, các tổ chức phải tăng cường công tác quản lý người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, pháp luật quy định xét trách nhiệm của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác phải có yếu tố lỗi nên trong trường hợp họ chứng minh được không có lỗi trong thời gian quản lí để người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Do vậy, tại khoản 3 Điều 621 BLDS có quy định: “Nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.” Một điểm nữa chưa hợp lí, theo ý kiến của em là quy định tại khoản 2 Điều 621: “Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. Theo quy định của pháp luật, một người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có đủ ba điều kiện: Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu tòa án tuyên bố người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đó mất năng lực hành vi dân sự . Tòa án tuyên bố người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đó mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân mắc bênh tâm thần hoặc bệnh khác khiến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đang được điều trị tại bệnh viện hoặc được quản lí tại các tổ chức khác hầu như chưa được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Vậy trong trường hợp những người này gây thiệt hại trong thời gian bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lí thì ai là người có trách nhiệm bồi thường? Nên chăng quy định này nên sửa thành: “Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC CHỊU TNBTTH CỦA CÁ NHÂN Trên thực tế, việc giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân không chỉ do các quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ, rõ ràng, hợp lý mà việc xử lý bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra cũng hết sức phức tạp. 1. Đối với quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS Khoản 1 Điều 606 BLDS quy định đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên, khi gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Tuy nhiên xung quanh quy định này đặt ra vấn đề: trong trường hợp một người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng chưa có tài sản riêng mà vẫn sống dựa vào người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đó được giải quyết thế nào? Rõ ràng trong trường hợp này, nếu cha, mẹ hay người thân của người gây thiệt hại không tự nguyện bồi thường thay cho người gây thiệt hại thì người bị thiệt hại phải tạm thời chấp nhận rủi ro. Đây là một vấn đề cần được xem xét, vì ở nước ta, rất nhiều người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng vẫn còn đi học hoặc chưa có thu nhập, vậy thì nguyên tắc bồi thường toàn bộ và bồi thường kịp thời là khó thực hiện. 2. Đối với quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS Về khoản 3 Điều 606 BLDS quy định trách nhiệm bồi thường của người giám hộ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự: Trong trường hợp một người gây ra thiệt hại khi còn chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, nhưng khi vụ việc được đưa ra Tòa án thì đã có kết luận là bị mất khả năng nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình. Như vậy, hành vi gây thiệt hại của người này được thực hiện khi họ vẫn còn đủ năng lực hành vi dân sự, tức là người này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên, nếu người này không có đủ tài sản để bồi thường thiệt hại thì có được phép lấy tài sản của cha, mẹ hoặc người giám hộ để bồi thường vào phần còn thiếu hay không? Theo quy định của pháp luật thì chỉ trong trường hợp có người giám hộ (đương nhiên hoặc được cử) khi người đó gây thiệt hại thì người giám hộ đương nhiên (cha, mẹ) hoặc giám hộ được cử ra mới phải chịu trách nhiệm, còn trường hợp này hành vi của người này xảy ra khi anh ta còn đủ năng lực hành vi dân sự và được đưa ra giải quyết khi đã mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật đã không quy định một cách rõ ràng cho trường hợp này. 3. Đối với quy định tại Điều 621 BLDS Đối với quy định người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian quản lý của trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý: Một vấn đề đặt ra là, nếu trong thời gian xác định được thiệt hại gây ra (ví dụ như người bị thiệt hại gây ra thiệt hại về sức khỏe nhưng một thời gian sau mới chết) mà tổ chức chịu trách nhiệm quản lý người gây ra thiệt hại không còn tồn tại nữa thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại thuộc về ai? Pháp luật cũng không quy định trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về cha, mẹ hay người giám hộ của người gây thiệt hại nên lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại sẽ không được bảo đảm. IV. GIAI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC CHỊU TNBTTH CỦA CÁ NHÂN 1.Về lập pháp Vấn đề BTTH do người dưới 15 tuổi, mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian họ được trường học, bệnh viện hoặc tổ chức khác trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện, tổ chức ấy quản lý phải BTTH xảy ra, trừ trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi. Quy định này là nhằm nâng cao trách nhiệm của trường học, bệnh viện, tổ chức khác trong việc giám sát các đối tượng thuộc quản lý của mình. Tuy nhiên, theo em các nhà làm luật cần phải sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật để làm rõ hơn yếu tố lỗi, phải làm rõ đây là lỗi trong quản lý chứ không phải là lỗi trong việc gây ra thiệt hại. TNBTTH do người chưa thành niên vi phạm pháp luật gây thiệt hại không chỉ là trách nhiệm vật chất mà trong nhiều trường hợp còn là xâm phạm các giá trị nhân thân. Nếu như có sự xâm phạm các giá trị nhân thân thì pháp luật sẽ bảo vệ như thế nào? Quan hệ tài sản thì đền bù bằng tiền ngang giá. Còn xâm phạm các giá trị nhân thân thì không thể quy ra tiền, chỉ bồi thường bằng cách tự cải chính hoặc yêu cầu người vi phạm cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người vi phạm xin lỗi, bồi thường bằng một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần. Nhưng, Điều 606 BLDS không quy định cụ thể trách nhiệm này thuộc về ai, do vậy trong thực tiễn có trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại về tinh thần khi họ thực hiện các chế tài trên trên người bị hại đã không chấp nhận và cho rằng đó là lời xin lỗi của trẻ con không có giá trị, yêu cầu những người có trách nhiệm với người chưa thành niên đó (cha mẹ, người giám hộ) phải công khai xin lỗi. Yêu cầu đòi hỏi như vậy của người bị hại là hoàn toàn chính đáng bởi vì đối với người chưa thành niên xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, họ thường không có ý thức trách nhiệm về lời xin lỗi của mình song nếu trách nhiệm đó thuộc về cha mẹ hoặc người giám hộ của họ thì sẽ giúp cha mẹ, người giám hộ nhận thức rõ hơn thiếu sót của mình trong việc quản lý giáo dục người chưa thành niên, giúp người bị hại phần nào giảm bớt đi những ảnh hưởng về tinh thần do người chưa thành niên gây ra. Vì vậy theo quan điểm của em nên bổ sung một điểm trong Điều 606 BLDS như sau: “nếu thiệt hại về tinh thần do người dưới 15 tuổi gây ra thì trách nhiệm công khai xin lỗi, cải chính thuộc về cha mẹ hoặc người giám hộ có lỗi nếu người giám hộ có lỗi”, và bổ sung vào Bộ Luật Tố tụng Dân sự đoạn quy định: “bị đơn dân sự lad các nhân, cơ quan…chịu trách nhiệm vật chất, trách nhiệm công khai xin lỗi đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Cũng về vấn đề buộc công khai xin lỗi trong trường hợp cá nhân gây thiệt hại về tinh thần này, em xin đưa ra ý kiến: Nếu chỉ công khai xin lỗi người bị hại đã phù hợp với thực tiễn áp dụng chưa nếu trường hợp người bị hại là trẻ em, là người mất năng lực hành vi dân sự thì TNBTTH của cá nhân đặt ra như thế nào? Nếu xin lỗi trẻ em, người mất năng lực hành vi dân sự thì họ có nhận thức được ý nghĩa của việc xin lỗi của cá nhân gây thiệt hại không? Trong khi lỗi đau về tinh thần để lại cho cha mẹ của người bị hại là vô cùng to lớn, thậm chí có thể mang theo họ suốt cuộc đời. Đặt ra chế định BTTHNHĐ là muốn khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra nên theo em cần phải bổ sung: “trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân MNLHVDS hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người gây ra thiệt hại hoặc người đại diện của người gây ra thiệt hại phải công khai xin lỗi người bị hại hoặc cha mẹ, người giám hộ của người bị hại”. Trên thực tế, việc xử các vụ án dân sự liên quan đến BTTHNHĐ do người chưa thành niên vi phạm pháp luật gây ra, chúng ta còn thấy một số những bất cập do thiếu các quy định pháp luật hướng dẫn, như khi xét xử Tòa án chưa xác định được ta cách bị đơn (thường là cha mẹ của người chưa thành niên), quá trình xác minh tài sản của người chưa thành niên phạm tội làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường, khó khăn trong việc xác định lỗi của người giám hộ…Do vậy để trách những vướng mắc trên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên bổ sung, đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể giúp cho các Thẩm phán thuận tiện và thống nhất khi giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến TNBTTHNHĐ của cá nhân. Theo khoản 3 Điều 606 BLDS quy định: “người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”, các văn bản không có hướng dẫn cụ thể. Vậy điều kiện cần thiết là như thế nào? Phải bắt buộc điều kiện về kinh tế, xã hội hay sức khỏe, uy tín, tình cảm…không? Bắt buộc đối với người giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử vì nó liên quan đến khả năng bồi thường về tài sản khi người giám hộ của người chưa thành niên và người MNLHVDS gây thiệt hại có lỗi. Quy định như vậy là rất chung. Nếu họ chỉ thỏa mãn những điều kiện là người giám hộ nhưng không có khả năng bồi thường thì sao? Ngoài ra, còn cần phải quy định rõ và phân biệt mức BTTH một cách cụ thể hơn giữa trường hợp người giám hộ đương nhiên và giám hộ cử, có như vậy mới động viên, khuyến khích được tinh thần tự nguyện, tự giác, tích cực tham gia và thực hiện việc giám hộ, bảo đảm được lợi ích của người cần được giám hộ và lợi ích chung của xã hội. Về chủ thể của TNBTTH: Điều 606 BLDS quy định về NLCTNBTTH của cá nhân một cách tương đối cụ thể. Tuy nhiên, với ý nghĩa là các quy định chung thì nội dung mà Điều luật này cần đề cấp đến TNBT của chủ thể khác như pháp nhân, cơ quan, tổ chức…Trên thực tế, có nhiều trường hợp do phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNăng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan