MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN AN NINH, QUỐC PHÒNG CANADA 2
II. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG 4
III. VAI TRÒ CỦA THỨ TRƯỞNG VÀ CÁC CỐ VẤN VIÊN CAO CẤP CỦA THỨ TRƯỞNG 7
IV. CƠ CẤU CỦA LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI 10
V. MỘT SỐ CƠ QUAN KHÁC 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
MỤC LỤC 17
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nền an ninh, quốc phòng Canada, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ninh, quốc phòng Canada, có quan điểm cho rằng Canada đã không mất bom đạn để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia. Vậy thực tế nền an ninh, quốc phòng của Canada hoạt động như thế nào, cơ cấu hoạt động của nó ra sao, chức năng và vai trò của các cơ quan, các cá nhân trong nền an ninh là gì? Đó là những câu hỏi mà trong phạm vi ngắn ngủi, bài viết này sẽ lần lượt trả lời.
I. CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN AN NINH, QUỐC PHÒNG CANADA
Cơ cấu hoạt động của nền an ninh, quốc phòng Canada không chỉ phản ánh vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng Quốc phòng mà nó còn cho thấy mức độ can thiệp của Quốc hội và nội các đến vấn đề an ninh như thế nào. Đó là việc Quốc hội và Nội các quyết định quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Quốc phòng thông qua việc xây dựng các chính sách liên quan, các quy định và điều luật cụ thể. Nói chung là Bộ quốc phòng và quân đội Canada có trách nhiệm thực thi các hoạt động quốc phòng và liên quan đến quốc phòng của Canada. Bộ trưởng, Thứ trưởng bộ Quốc phòng, Tham mưu trưởng an ninh quốc gia là những người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động an ninh quốc phòng, đồng thời chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng các quyền và nguồn tài chính được giao. Những trách nhiệm này liên quan đến việc đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng và vị trí của quân đội trong một nền dân chủ như của Canada.
Ở Canada, Bộ trưởng điều hành hoạt động của Bộ quốc phòng và quân đội, Quốc hội giám sát các chương trình, hoạt động an ninh, quốc phòng của Chính phủ.
Như vậy các cơ quan cấu thành nên nền an ninh, quốc phòng Canada là Bộ quốc phòng và Lực lượng quân đội. Hai cơ quan này tồn tại song song với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và tất nhiên mọi quyền hạn và trách nhiệm đều phải tuân theo quy định pháp luật.
Bộ quốc phòng hay bất kỳ một bộ nào khác của chính phủ đều được thành lập dựa trên những đạo luật của Chính phủ. Hoạt động của Bộ quốc phòng phải tuân theo Đạo luật Quốc phòng. Đạo luật này quy định các quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng quốc phòng, đồng thời luật này cũng đã quy định rằng Thứ trưởng Quốc phòng là người thi hành mọi quyền lực của Bộ trưởng trong mọi vấn đề trừ khi những vấn đề đó Bộ trưởng nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết.
Cũng theo Đạo luật này quy định thì lực lượng quân đội Canada là một phần khồng thể tách rời với Bộ quốc phòng. Đạo luật cũng quy định rằng Chính phủ và Bộ trưởng Quốc phòng có quyền ra các quy định đối với việc tổ chức quân đội, đào tạo, huấn luyện, cũng như bảo đảm quân đội luôn đủ khả năng chiến đấu, hoạt động hiệu quả.
Đứng đầu quân đội là Tham mưu trưởng lực lượng quân đội là người hoạt động lâu năm, là nhân viên an ninh cao cấp của Chính phủ, và là người mà “ theo các quy định, chịu sự điều khiển của Bộ trưởng quốc phòng, là người có nhiệm vụ kiểm soát và điều hành hoạt động của lực lượng quân đội”.
Mọi hoạt động của Bộ quốc phòng và Lực lượng quân đội đều phải tuân theo những quy định của pháp luật. Quốc hội là cơ quan phê chuẩn các quy định này đồng thời cũng có quyền giám sát việc thi hành các điều luật này của Bộ quốc phòng và lực lượng quân đội. Ngoài việc phải tuân theo quy định trong Đạo luật về quốc phòng còn phải tuân theo các quy định của Hiến pháp gồm Hiến chương về quyền tự do, và các quyền khác của người Canada, Đạo luật về ngôn ngữ chính thức, Đạo luật đảm bảo cho sự công bằng của công nhân viên chức, Đạo luật về tiếp cận thông tin và cá nhân, đạo luật kiểm soát tài chính, Đạo luật về bảo vệ môi trường.
Lực lượng quân đội và Bộ quốc phòng có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, mục đích là mang lại sự tham mưu cố vấn, trợ giúp hợp lý, hiệu quả cho Bộ trưởng Quốc phòng cũng như trong việc thực thi hiệu quả những quyết định của chính phủ về các vấn đề an ninh, quốc phòng và bảo vệ các lợi ích trong nước cũng như ngoài nước của Canada.
Sự hỗ trợ và bổ xung lẫn nhau về trách nhiệm và vai trò của hai cơ quan trên không có nghĩa là sự chồng chéo lẫn nhau về quyền hạn. Trong lực lượng quân đội, để triển khai tốt được các mệnh lệnh của Bộ trưởng và chính phủ, phân ra các chức danh với những trách nhiệm và quyền hạn tương ứng ( sẽ đề cập cụ thể ở phần sau).
Bộ quốc phòng có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích tình hình, đưa ra tham vấn cho Bộ trưởng, hỗ trợ về đường lối, chiến lược cho Lực lượng quân đội. Bộ quốc phòng cùng với Lực lượng quân đội tạo thành một lượng quốc phòng thống nhất, hoàn thiện về chiến lược, chính sách và về khả năng thực thi các hoạt động an ninh.
Cơ quan, trụ sở làm việc chung của Bộ quốc phòng và Lực lượng quân đội đó là Sở chỉ huy của Bộ quốc phòng. Cơ quan này được thành lập năm 1972, với mục đích là để Bộ trưởng và Tham mưu trưởng cũng như các nhân viên an ninh của Bộ quốc phòng và các sỹ quan, quân nhân trong lực lượng quân đội được làm việc cùng nhau. Điều này tất nhiên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Lực lượng quân đội cũng như giúp Bộ trưởng có được những nhận định, phân tích chính xác về tình hình an ninh quốc gia.
Như vậy, khái quát lại thì nền an ninh, quốc phòng Canada gồm hai bộ phận chính là Bộ quốc phòng và Lượng quân đội. Đứng đầu bộ quốc phòng là Bộ trưởng, giúp việc trực tiếp cho Bộ trưởng, đại diện cho Bộ trưởng trong mọi vấn đề là Thứ trưởng. Đứng đầu Lực lượng quân đội là Tham mưu trưởng quốc phòng, giúp việc cho Tham mưu trưởng là Phó tham mưu là sỹ quan các cấp. Bộ trưởng và Tham mưu trưởng cùng điều hành hoạt động của Sở chỉ huy quốc phòng, tuy nhiên Tham mưu trưởng phải tuân theo những quyết định và chỉ thị của Bộ trưởng.
Trong cơ cấu cuả nền an ninh, quốc phòng Canada Bộ trưởng quốc phòng có quyền lực và trách nhiệm lớn nhất, vậy trách nhiệm và quyền hạn của Bộ tr ưởng quốc phòng như thế nào? Để Bộ trưởng hoàn thành tốt được nhiệm vụ thì cần rất nhiều cố vấn, giúp việc, vậy nhiệm vụ của họ là gì?
II. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG
Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng quốc phòng được quy định rất rõ trong Đạo luật về quốc phòng, ngoài ra còn phải tuân theo nhiều đạo luật khác liên quan như: Đạo luật về các trường hợp khẩn cấp, Đạo luật về việc đến thăm lực lượng quân đội, Đạo luật về quyền giám sát hoạt động của quân đội...Tóm lại, theo các đạo luật này, Bộ trưởng có các quyền:
Quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của lực lượng quân đội và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia;
Đóng vai trò như người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia;
Bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống khẩn cấp.
Mọi hoạt động của cá nhân hay các cơ quan trong Bộ quốc phòng hay Lực lượng quân đội đều gián tiếp hay trực tiếp tuân theo mệnh lệnh, quyết định của Bộ trưởng. Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm về hoạt động của các cơ quan, các cá nhân dưới quyền trước Quốc hội. Bộ trưởng có quyền được thông báo thông tin đầy đủ về mọi quyết định, hành động của Lực lượng quân đội cũng như của Bộ quốc phòng.
Bộ trưởng là người cùng với Chính phủ đưa ra những quy định về việc tổ chức quân đội, đào tạo, huấn luyện binh sỹ, quản lý và xây dựng các biện pháp kỷ luật.
Ngoài trách nhiệm riêng đối với nền an ninh quốc phòng và họat động của Bộ và của Lực lượng quân đội thì Bộ trưởng quốc phòng còn phải thực hiện trách nhiệm chung và xây dựng các quy định pháp luật. Giống như các bộ trưởng khác, Bộ trưởng quốc phòng phải tuân theo các quy định, các điều luật của Chính phủ về sự liên kết trong Chính phủ. Theo đó, Bộ trưởng quốc phòng có trách nhiệm hỗ trợ cho mọi chính sách của Chính phủ, và bảo đảm hoạt động an ninh quốc phòng hiện tại phản ánh chính sách và mục tiêu của Chính phủ.
Bộ trưởng có trách nhiệm đưa ra những đề xuất an ninh ở tầm vĩ mô, nh ng thay đổi liên quan đến chính sách an ninh, những dự thảo về an ninh, quốc phòng. Tại Quốc hội, các đề xuất này sẽ được các bộ trưởng khác cùng bàn bạc giải quyết để đi đến quyết định cuối cùng. Việc đưa ra các quyết định về chính sách an ninh có ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực khác nữa bởi thế mà việc cân nhắc xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là rất cần thiết.
Về vai trò chính trị, Bộ trưởng quốc phòng có trách nhiệm đảm bảo sự thực thi và phối hợp có hiệu quả các chính sách quốc phòng. Vai trò này hiện nay càng được đề cao bởi nó phải vừa phù hợp với mục tiêu an ninh vừa hỗ trợ các mục tiêu phát triển và các ưu tiên khác của Chính phủ. Để thực hiện tốt vai trò này, Bộ trưởng phải có cái nhìn bao quát về mọi mục tiêu quốc gia cũng như đưa ra được chương trình hành động phản ánh được những đánh giá của Chính phủ về môi trường chiến lược, các yêu cầu của an ninh quốc gia, lịch trình hoạt động và các ưu tiên của Chính phủ, cũng như khả năng về tài chính mà quốc gia có thể đáp ứng cho quốc phòng đến đâu.
Bộ trưởng dựa vào những tham mưu tư vấn của cố vấn dân sự cao cấp là Thứ trưởng và cố vấn quân sự cao cấp là Tham mưu trưởng. Hai người này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng chính sách và thực thi chính sách. Để đưa ra được những lời khuyên xác đáng thì Thứ trưởng và Tham mưu trưởng phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, liên tục trao đổi thông tin cho nhau và cho Bộ trưởng. Khi Bộ trưởng hoặc Chính phủ ra một quyết định nào đó thì Thứ trưởng và Tham mưu trưởng là người có trách nhiệm thực thi và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về hoạt động của mình và của các cơ quan, tổ chức mà mình quản lý, điều hành.
Vai trò thông tin liên lạc của Bộ trưởng. Bộ trưởng là người tán thành và hưởng ứng các chính sách của Chính phủ, là đại diện của Chính phủ về các vấn đề an ninh. Bộ trưởng có trách nhiệm giải trình cho Chính phủ về các nguồn hỗ trợ cho quốc phòng, về các chính sách an ninh và vai trò vị trí của nền an ninh, quốc phòng, đồng thời Bộ trưởng cũng là người tiếp nhận sự trợ giúp từ Chính phủ. Điều này đòi hỏi Bộ trưởng phải có quan hệ mật thiết với quần chúng với các đảng phái chính trị trong nước, với các nhóm lợi ích quốc phòng với các bộ trưởng khác với các đồng minh hay đối tác quân sự ở nước ngoài.
Bộ trưởng cũng được Sở chỉ huy, các thành viên của Bộ quốc phòng và Lực lượng quân đội ở Canada và nước ngoài hỗ trợ. Những người này giúp Bộ trưởng có được thông tin về nhiều tình hình cả trong nước và quốc tế.
Tóm lại Bộ trưởng quốc phòng có quyền hạn rất lớn nhưng cũng đi kèm là trách nhiệm rất cao. Bộ trưởng vừa là người tham gia hoạch định chính sách, vừa là người trực tiếp chỉ đạo việc thực thi chính sách. Ngoài vai trò riêng đối với lĩnh vực mình quản lý, Bộ trưởng quốc phòng còn có vai trò chính trị, vai trò thông tin. Để thực hiện được tốt các vai trò này, Bộ trưởng cần đến sự tham mưu giúp đỡ của cố vấn cao cấp về dân sự và quân sự là Thứ trưởng và Tham mưu trưởng.
III. VAI TRÒ CỦA THỨ TRƯỞNG VÀ CÁC CỐ VẤN VIÊN CAO CẤP CỦA THỨ TRƯỞNG
Có thể khẳng định rằng Thứ trưởng có vai trò rất quan trọng, quyết định sự hiệu quả của chính sách và hoạt động an ninh quốc phòng. Thứ trưởng là người trực tiếp thị sát tình hình, phân tích tình hình, từ đó có được những lời khuyên cho Bộ trưởng.
Các nhân viên dân sự hay quân sự trong Bộ quốc phòng và trong quân đội đều phải chịu trách nhiệm trước Thứ trưởng về việc thực thi các quyết định, chính sách, sự quản lý hành chính liên quan đến tài chính, đến các nhân viên, đến quyền sở hữu và các nguồn cung cấp tài chính và phương tiện quân sự. Quyền này của Thứ trưởng đã được pháp luật quy định rõ, được Bộ trưởng, Ban ngân khố và Uỷ ban quân dịch giao cho Thứ trưởng. Tuy nhiên việc các nhân viên quân sự phải chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, về nguồn quân dịch, hành chính không có nghĩa là Thứ trưởng có quyền ra các mệnh lệnh với quân đội, Thứ trưỏng chỉ có quyền:
Giao cho các nhân viên dân sự và quân sự việc thực thi các quyền quản lý hành chính và các quyền khác
Đưa ra những chỉ dẫn để thực hiện các quyền này
Bảo đảm trách nhiệm của các nhân viên đối với việc thực thi các quyền đã giao.
Theo Đạo luật về quốc phòng thì Thứ trưởng là người “ có thể thực thi mọi quyền lực và sức mạnh của Bộ trưởng, trừ những trường hợp Bộ trưởng nhận tự giải quyết, bất kể khi nào có tranh chấp về pháp lý, về quyền để xây dựng điều luật”. Để hoàn thành được trách nhiệm lớn lao của mình, Thứ trưởng cần đến một hệ thống các cố vấn chuyên môn ở t ừng lĩnh vực cụ thể.
Trợ lý về chính sách(Assistant Deputy Minister (Policy)-ADM(pol)) của Thứ trưởng là người đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho Thứ trưởng các vấn đề liên quan đến chính sách. Trợ lý này có trách nhiệm: đưa ra những phân tích về chính sách, những chọn lựa chính sách và đưa ra những lời khuyên để xây dựng và thực thi các chính sách an ninh; tư vấn về các vấn đề liên quan đến quan hệ an ninh quốc tế, đến việc quản lý các vấn đề ảnh hưởng đến thống nhất quốc gia và quan hệ với chính quyền các tỉnh, đưa ra các giải pháp đảm bảo sự thống nhất của chính sách quốc gia và quan hệ giữa bộ quốc phòng với bộ ngoại vụ, nội các, quốc hội...Trợ lý về chính sách là một chức vụ quan trọng và khó khăn, đòi hỏi người đảm nhiệm phải có khả năng phân tích, tổng hợp tinh hình, có được cái nhìn toàn diện và biện chứng về mọi vấn đề liên quan đến nền an ninh, quốc phòng.
Trợ lý Thứ trưởng về tài chính và cung ứng chung(Assistant Deputy Minister( Finance and Corporate Survices)- ADM (Fin-CS)) là nhân viên tài chính cao cấp của Bộ quốc phòng và quân đội. Trách nhiệm của trợ lý này là đưa ra những phân tích độc lập, khách quan về tài chính, đưa ra lời khuyên về lĩnh vực tài chính cho Bộ quốc phòng và quân đội. Trách nhiệm này được biểu hiện cụ thể qua việc tạo ra cơ chế quản lý tài chính cho Bộ và quân đội; bảo đảm tính trung thực trong hoạt động tài chính; hỗ trợ cho các chiến lược phát triển nguồn ngân sách, tài chính cho quốc phòng; trợ giúp cho quá trình phân bổ tài chính sao cho hiệu quả, kiểm soát các quỹ tài chính, các tài sản của Bộ quốc phòng...Căn cứ pháp lý cho hoạt động của trợ lý này là Đạo luật về thương mại và các quy định hướng dẫn của Chính phủ, Quốc hội và Bộ trưởng.
Trợ lý về vật tư(Assistant Deputy Minister(Materiel)-ADM(Mat)) có trách nhiệm tiếp nhận các nguồn vật tư, xây dựng và thực thi các kế hoạch trang bị và bảo quản vật tư. Nhiệm vụ cụ thể là: triển khai và quản lý quá trình thu nhận vật tư, trang thiết bị, kế hoạch trợ giúp cho việc chiến khai quân, duy trì và tái triển khai quân; quản lý và kiểm soát các dự án trang bị vật tư cho quốc phòng đã được phê chuẩn; duy trì , quản lý toàn bộ trang thiết bị, vật tư; bố trí, phân phối vật tư, trang thiết bị; giám sát các vấn đề liên quan đến vật tư với các bộ, các cơ quan khác trong Chính phủ và với các tổ chức quốc tế.
Trợ lý về cơ sở vật chất và môi trường(Assistant Deputy Minister(Infrastructure & Env ironment)-ADM (IE)) chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn môi trường và cở sở vật chất cho quân đội và Bộ quốc phòng, đặt ra các quy định về việc phân phối và bảo vệ các bất động sản, đưa ra những tư vấn về vấn đề môi trường và cơ sở vật chất. Nhiệm vụ cụ thể là: triển khai các kế hoạch của Bộ đối với bất động sản, đối với hoạt động chống cháy nổ, với môi trường và chương trình hạt nhân an toàn; triển khai các hệ thống đo lường để xác định mức độ thực thi các vấn đề này của Bộ như thế nào, báo cáo những yêu cầu liên quan đến môi trường và cơ sở vật chất lên Bộ; giám sát việc thực thi các dự án liên quan; quản lý tài sản chung và các công trình bảo vệ môi trường; đưa ra lời khuyên về các vấn đề liên quan cho Thứ trưởng; xây dựng các yêu cầu về môi trường buộc các chương trình hoạt động của Bộ phải đáp ứng..
Trợ lý về nguồn nhân lực(Assistant Deputy Minister(Human Resources- Civilian)-ADM(HR-Civ)) có trách nhiệm: xác định các vấn đề ảnh hưởng quan trọng đến nguồn nhân lực, triển khai các kế hoạch để đảm bảo nguồn nhân lực ổn định và đủ năng lực làm việc; quản lý nguồn nhân lực, đưa ra những lời khuyên về các vấn đề nguồn nhân lực ảnh hưởng đến các mục tiêu của Bộ quốc phòng; triển khai các chương tr ình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để giúp hoàn thành các mục tiêu về quốc phòng, an ninh; duy trì và thúc đẩy mối quan hệ hiệu quả đối vơí các bộ và các cơ quan trung ương khác; chia sẻ trách nhiệm về việc quản lý nguồn nhân lực và giải quyết các mâu thuẫn với Trợ lý quân lực.
Trợ lý quân lực(Assistant Deputy Minister( Human Resources- Military)-ADM(HR-Mil)) chịu trách nhiệm: phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quân đội, đưa ra lời khuyên về nguồn nhân lực nói chung và về các vấn đề liên quan đến quân nhân ảnh hưởng đến mục tiêu của Bộ quốc phòng và quân đội; quản lý, duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho quân nhân, đảm bảo mối quan hệ liên tục với các bộ khác; hợp tác hiệu quả với Trợ lý về nhân lực làm cho Bộ để giải quyết tốt vấn đề nhân lực; bảo đảm quân đội tuân thủ theo đúng những nguyên tắc luật pháp về nguồn nhân lực; đào tạo, huấn luyện, phát triểncác kỹ năng chuyên môn cho binh sỹ.
Trợ lý về quản lý thông tin (Assistant Deputy Minister(Information Management)-ADM(IM)) có trách nhiệm bảo đảm sự hiệu quả cho quá trình quản lý thông tin, khai thác thông tin để hỗ trợ cho các nhiệm vụ và hoạt động an ninh của quân đội và Bộ quốc phòng. Trợ lý này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lên kế hoạch và thực hiện việc quản lý thông tin của chương trình trang bị lâu dài cho quân đội cũng như quản lý thông tin về các hoạt động hàng ngày của quân đội và Bộ quốc phòng, gồm: đưa ra các hướng dẫn, kế hoạch cho việc quản lý thông tin hiệu quả trong nội bộ quân đội và Bộ quốc phòng; đưa ra sự quản lý, các dự án, các tiêu chuẩn cho việc quản lý thông tin; mở rộng môi trường thông tin để giúp Bộ quốc phòng thực hiện được các nhiệm vụ cả trong nước và ngoài nước; tạo ra sự hợp tác trong quản lý thông tin với các bộ khác cũng như với các đồng minh khác của Canada.
IV. CƠ CẤU CỦA LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI
Cơ cấu quyền lực của lực lượng quân đội Canada tập chung vào một người đ ó là Tham mưu trưởng. Bộ trưởng là người quản lý chỉ đạo trực tiếp Tham mưu trưởng. Tham mưu trưởng có trách nhiệm về các quyết định,về sự kiểm soát và điều hành hoạt động của lưc lượng quân đội. Đạo luật về quốc phòng đã khẳng định “ trừ khi Chính phủ có sự chỉ đạo khác, mọi mệnh lệnh, hướng dẫn hành động yêu cầu lực lượng quân đội thực hiện để thực thi những quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng đều phải do Tham mưu trưởng đưa ra hoặc đã được thông qua Tham mưu trưởng”.
Cơ cấu quyền lực trong lực lượng quân đội phản ánh vai trò quan trọng của Tham mưu trưởng, phó tham mưu trưởng, của các tham mưư về môi trường, cụ thể là:
Tham mưu trưởng có quyền lực đối với tất cả các hoạt động ở cấp chiến lược. Việc thực hiện các mệnh lệnh, kiểm soát các hoạt động của Tham mưu trưởng đều phải phù hợp với những mệnh lệnh, quyết định của Bộ trưởng hoặc Chính phủ.
Tổng chỉ huy lực lượng quân đội, trong nhiều trường hợp là một lực lượng chung, do Tham mưu trưởng bổ nhiệm. Người này có quyền ra mệnh lệnh đối với các đơn vị chiến đấu và tác chiến ở cấp độ triển khai, thực thi.Tổng chỉ huy có trách nhiệm báo cáo cho Tham mưu trưởng những hoạt động khẩn cấp. Trong những trường hợp khẩn cấp thì Phó tham mưu là người thay mặt cho Tham mưu trưởng phối hợp kế hoạch mang tính chiến lựơc của Bộ với tình hình thực tế để đưa ra chỉ thị kịp thời cho Tổng chỉ huy.
Các tham mưu về môi trường có quyền với thông tin và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc triển khai thực lượng, và các hoạt động hằng ngày của quân đội. Họ cũng chịu trách nhiệm đối với những đợt triển khai quân đội đặc biệt hoặc chung. Cùng với trợ lý Thứ tr ưởng về vật tư, đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và tác chiến. Họ còn có nhiệm vụ cố vấn cho Tham mưu trưởng các vấn đề về môi trường, công nghệ, xây dựng và triển khai quân.
Tham mưu trưởng cũng có nhiều nhân viên giúp việc, trợ giúp giải quyết các vấn đề liên quan, trong một số trường hợp những người này thậm chí có quyền thay mặt Tham mưu trưởng.
Đại diện của Tham mưu trưởng (Vice Chief of Defence Staff) có ba nhiệm vụ cơ bản trong Sở chỉ huy an ninh( National Defence Headquarters):
Đạo luật về quốc phòng quy định Đại diện tham mưư trưởng cod quyền đại diện cho Tham mưu trưởng trong trường hợp Tham mưu trưởng vắng mặt tại Sở chỉ huy;
Đại diện này phối hợp các vấn đề khác nhau để nhằm giải quyết những khác biệt giữa các trưởng nhóm công tác và các tham mưu về môi trường, đưa ra những lời khuyên cho Thứ trưởng và Tham mưu trưởng;
TRiển khai, giám sát các hoạt động của Bộ quốc phòng, giám sát quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai các kế hoạch để đáp ứng những mục tiêu của an ninh.
Đại diện tham mưu cũng có quyền kiểm tra giám sát việc triển khai kiểm soát quân sự và an ninh, quan lý các các học viên sỹ quan quân dôi và các trường trình an ninh.
Phó tham mưu trưởng là người đưa ra các chỉ thị hành động tới lực lượng quân đội trong các trường hợp khẩn cấp, là cá nhân quan trong trong việc kết hợp các kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động ở Sở chỉ huy.Phó tham mưu trưởng có trách nhiệm triển khai các kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ trong những hoàn cảnh khẩn cấp, cũng như việc phân bổ quân lực và tài chính trong các trường hợp như vậy. Những trách nhiệm này dược biểu hiện cụ thể :
Thay mặt cho Tham mưu trưởng thực thi các mệnh lệnh và quyền kiểm soát đối với các chiến dịch khẩn cấp, bất thường;
Bảo đảm chất lượng và số lương các thông tin tình báo liên quan đến khoa học và quốc phòng;
Thay mặt thứ trường kiểm tra hoạt động của Lực lượng sẵn sàng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp;
Giám sát việc thực hiện các trách nhiệm chung như các hoạt động ngoài lãnh thổ Canada, các chương trình an ninh chung, các học thuyết chung
Giống như nhiều quốc gia khác, lực lượng quân đội Canada chia thành ba loại quân đó là : không quân, hải quân và lục quân. Đứng đầu các lực lượng quân này là các tham mưu trưởng, ba người này có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng minh quản lý, phối hợp hành động với đơn vị khác khi cần thiết, tuân theo sự chỉ đạo, điều hành của Tham mưu trưởng an ninh quốc gia.
Tham mưu trưởng lực lượng hải quân. Hải quân Canada phát triển rất mạnh từ hồi Canada còn là thuộc địa của Anh, đến nay mặc dù đã đọcc lập nhưng do vị trí địa lý – xung quanh là các đại dương lớn nên Canada vẫn chú trọng phát triển lực lượng hải quân. Thammưu trưởmg lực lưọnghải quân có nhiệm vụ:
Thực hiện các mệnh lệnh của Bộ tư lệnh hải quân, tất nhiên những mệnh lệnhnày phải phù hợp với trất tự tổ chức của lưc lượng quân đội và theo sự chỉ đạo của Tham mưư trưởng an ninh;
Phát triển và duy trì lực lượng hải quân luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu;
Đưa ra những lời khuyên về vấn đề lưc lượng hải quân ảnh hưởng đến các mục tiêu an ninh quốc gia và Bộ quốc phòng;
Đưa các mệnh lệnh của Bộ tư lệnh vào triển khai các kế hoạch, các nhiệm vụ của quân đội;
Thực thi các mệnh lệnh, chỉ đạo điều hành việc triển khai lực lượng cũng như các chiến dịch khẩn cấp
Thực hiện mệnh lệnh của các lực lượng khác khi cần thiết và có yêu cầu của cấp trên.
Tham mưu trưởng lục quân có trách nhiệm tương tự như của Tham mưư trưởng lực lượng hải quân nhưng là đối với các hoạt động chiến đấu trên đất liền.Trách nhiệm cụ thể cảu Tham mưu trưởng lục quân là:
Thi hành các mệnh lệnh của Bộ tư lệnh lục quân phù hợp với trật tự tổ chức của quân đội và sự chỉ đạo của Tham mưu trưởng an ninh quốc phong;
Phát triển và duy trì quân đội trên bộ luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu;
Đưa ra những lời khuyên liên quan đến các vấn đề của lục quân mad ảnh hưởng đến anninh quốc phòng và lực lượng quân đội;
Đưa các mệnh lệnh của Bộ tư lệnh vào quá trình thực thi các kế hoạch và triển khai hành động;
Thực thi các mệnh lệnh về bố trí lưc lượng, chỉ đạo lực lượng lục quân trong các trường hợp khẩn cấp;
Thi hành các yêu cầu của lực lượng an ninh khác khi cần thiết và có yêu cầu của Tham mưu trưởng an ninh.
Tham mưu trưởng lực lượng không quân cũng có cac nhiệm vụ tượng tựnhư Tham mưu trưởng lực lượng hải quân và lục quânnhưng là đối với lực lượng không quân.
V. MỘT SỐ CƠ QUAN KHÁC
Thẩm phán quân sự( Judge Advocate General), người này do Chính phủ bổ nhiệm với vai trò là cố vấn pháp luật cho Toàn quyền, cho Bộ trưởng, cho Bộ quốc phòng và quân đội trong các vấn đề liên quan đến luật quân sự. Ngoài ra Thẩm phán này được đặc biệt giao cho quyền giám sát sự công bằng và đúng luật của Bộ quốc phòng và quân đội Canada. Thẩm phán này chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện vai trò và chức năng pháp luật của mình.
Uỷ ban các cố vấn pháp lý của Bộ quốc phòng và lực lượng quân đội (Department of National Defence and Canada Forces legal Advisor), là một cơ quan thuộc Bộ tư pháp có nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho Bộ quốc phòng và quân đội về các vấn đề không chỉ liên quan đến luật quân sự, phù hợp với đạo luật của Bộ tư pháp. Đây là cơ quan cung cấp các dịch vụ pháp lý cơ bản trong lĩnh vực cung ứng lập pháp, liên quan đến tiền trợ cấp, vấn đề tài chính, cung ứng và tiếp nhận vật tư, bảo vệ bất động sản, chống cháy nổ, cũng như là một số luật chung liên quan đến, bảo vệ thông tin cá nhân, quyền sở hữu trí tuệ...
Trợ lý về các vấn đề cộng đồng (Assistant Deputy Minister (Public Affairs)- ADM(PA)), chịu trách nhiệm quản lý mọi khía cạnh liên quan đến an ninh của các vấn đề cộng đồng, giữ vai trò thông tin tuyên truyền, tăng cường hiểu biết về các chính sách, các chương trình, các hoạt động an ninh quốc phòng. Ví dụ xây dựng và q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qth13 (5).doc