MỤC LỤC
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC MỸ TRƯỚC KHI GIÀNH ĐỘC LẬP 0
II. NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ THỜI KÌ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRƯỚC ĐỘC QUYỀN (1776 – 1865) 3
1. Công cuộc di thực bành trướng đất đai, mở rộng thị trường 3
2. Cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế nước Mỹ 4
III. KINH TẾ NƯỚC MỸ TRONG THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN (TỪ 1865 ĐẾN NAY) 8
1. Thời kỳ bủng nổ kinh tế Mỹ (1865-1913) 8
2. Kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945 - 1973) 10
3. Kinh tế Mỹ từ 1974 đến nay. 12
MỤC LỤC 18
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nền kinh tế nước Mỹ qua các thời kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ trong thời kỳ thống trị của thực dân Anh cho đến cuối thế kỷ XVIII nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Vùng thuộc địa phía Bắc tiến bộ hơn, nhưng 90% dân số vẫn sống bằng nghề nông, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào bóc lột sức lao động rẻ mạt của nô lệ và dân nghèo làm thuê. Nước Anh thực hiện chính sách kìm hãm Bắc Mỹ, lệ thuộc về kinh tế và chính trị.
Về kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp Chính phủ Anh ban hành đạo luật như cấm đưa vào Bắc Mỹ máy móc, mẫu hàng sáng chế, thợ cả năm 1750 “đạo luật về săt” cấm xây dựng các cơ sở sản xuất sắt thép, xưởng rèn lớn, lò nấu thép - Chính phủ Anh còn ngăn cấm Mỹ buôn bán với nước khác, cũng như giữa các thuộc địa với nhau. Chính sách thuế khoá ngày càng gây khó khăn cho sản xuất công nghiệp, thương nghiệp, chính phủ đã ban hành nhiều đạo luật quy định với Bắc Mỹ. Trong đó có đạo luật quy định hàng hoá của các nước châu Âu vào Bắc Mỹ bị đánh thuế nặng, hàng hoá của Bắc Mỹ trao đổi ra nước ngoài phải chuyển trở bằng tàu của Anh.
Nên công thương nghiệp lúc này không thể phát triển được một phần cho Chính phủ Anh ban ra các đạo luật quá khắt khe, một phần do không có sự đầu tư, quan tâm tới sự phát triển. Trong khi đó Chính phủ Anh chỉ biết có bóc lột mà không đầu tư cho phát triển.
Về chính trị: nước Anh chia thuộc địa thành 2 loại: những vùng được hưởng đặc quyền của nhf vua như Mêrilen (Maryland) Pôtailen (Rhodeisland) Conmêchticơt là những vùng tự trị ở các vùng khác Chính phủ Anh trực tiếp cử các thống đốc cai trị, 13 vùng thuộc địa không có luật pháp riêng mà phải tuân theo luật pháp của nước Anh. Quyền tự do dân chủ của dân cư bị hạn chế, chỉ có quý tộc giàu có (chiếm 2-9% dân cư) mới có quyền bầu cử, người nô lệ, người da đỏ không có quyền công dân. Nhà nước Anh còn có chính sách bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp quý tộc và địa chủ. Như việc khôi phục và áp đặt quan hệ sở hữu ruộng đất mới. Vua Anh đã phông phong những vùng đất mới cho quý tộc. Có vùng rộng lớn tới hàng vạn km2. Đặc biệt năm 1763 chính phủ Anh đạo luật quy định những đất đai từ dãy núi Alơqhêri trở về phía Tây đều thuộc về nữ hoàng anh. Đạo luật này đã gây lên làn sóng bất bình của những người dân di thực từ châu Âu sang Bắc Mỹ với nguyện vọng thành lập trang trại trên cơ sở sở hữu cá nhân về ruộng đất.
Nhìn chung những thống trị của nước Anh ở Bắc Mỹ đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế, tình trạng này kéo dài dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa các thuộc địa Bắc Mỹ với chính sách thống trị của thực dân Anh. Về mặt xã hội, những cư dân ở nhiều nước châu Âu vì những lí do khác nhau, tới sinh cơ lập nghiệp ở Bắc Mỹ có nguyện vọng thoát khỏi chế độ thống trị của thực dân Anh, để hình thành quốc gia độc lập. Chính trong xu hướng đó vào tháng 4/7/1776 đại hội lục địa đã thông qua và công bố bản tuyên ngôn độc lập. Đây là mốc đánh dấu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời Casinhtơn (washington) được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tranh còn kéo dài thêm một thời gian nữa. Ngày 3/9/1783 nước Anh đã ký vào hiệp ước Xecxai thừa nhận nền độc lập của hợp chủng quốc Hoa Kỳ đánh dấu cuộc (đấu tranh giành độc lập tự do cho nhân dân Bắc Mỹ. Trên một vùng lãnh thổ rộng lớn hơn 2,3 triệu km2. Hoa Kỳ là quốc gia tư sản đầu tiên ở Bắc Mý.
II. NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ THỜI KÌ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRƯỚC ĐỘC QUYỀN (1776 – 1865)
1. Công cuộc di thực bành trướng đất đai, mở rộng thị trường
Sau khi giành độc lập, chính phủ ban hành đạo luật thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến và các danh vị quý tộc, xoá bỏ luật cấm di thực sang miền tây ủa chính phủ Anh trước đây. Chế độ lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cũng bị bác bỏ, đã mở đường cho các trại chủ phát triển trang trại tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên chế độ nô lệ vẫn không bị thủ tiêu. Sau khi giành độc lập thắng lợi nước Mỹ tăng cường mở rộng lãnh thổ bằng nhiều biện pháp khác nhau như tiến hành chiến tranh với Pháp, Tây Ban Nha, dồn đuổi dân da đỏ, lập thêm các bang mới. Đến giữa thế kỷ XIX nước Mỹ đã có 30 bang, diện tích rộng 4,8 triệu km2, dân số Mỹ ngày càng đông, nguồn di dân từ châu âu sang ngày càng nhiều. Họ từ châu Âu đến Mỹ do nhiều nguyên nhân như sạt bất đồng về chính trị, vì nguồn sinh kế và sự kích thích ở vùng đất mới.
Cùng với việc bành trướng đất đai về phía tây, Mỹ còn mở rộng đất đai sang châu Mỹ la tinh. Tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha giành Mexico 1846 - 1848. Mỹ dự định sáp nhập Cuba vào Mỹ đưa quân tới vùng biển Uraquay, Argentina, nhằm nắm toàn bộ kinh tế của châu Mỹ - đồng thời mở rộng sang các khu vực khác trên thế giới. Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, Mỹ tham gia chia phần trong cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc, Mỹ đã ký với triều đình Mãn Thanh hiệp ước 1844 sau đó tham gia chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai (1854 - 1860) cùng với Anh và triều định Mãn Thanh dàn áp phong trào nông dân Thái Bình thiên quốc. Năm 1853 gây sức ép buộc Nhật Bản phải mở cửa, ký hiệp ước bất bình cho Mỹ vào buôn bán trên đất Nhật.
Như vậy từ giữa thế kỷ XIX Mỹ đã thực hiện mọi biện pháp nhằm bành trướng đất đai, mở rộng thị trường tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế nước Mỹ
Cuộc cách mạng công nghiệp được bắt đầu từ miền Bắc của nước Mỹ vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Năm 1790 một người Anh di cư là Sxtâytơ đã xây dựng nhà máy dệt đầu tiên. Sau 40 năm kinh nghiệm nhà máy của Sxtâytơ đã thu lãi 60 vạn USD. Từ đó đến giữa thế kỷ XIX ngành dệt được mở rộng nhanh chóng trong thời gian 1815 - 1840 số lượng sợi bông sử dụng tăng lên 5 lần vào đầu thế kỷ XIX ngành dệt len cũng được xây dựng năm 1810 có 24 nhà máy đến 1860 đã có 1.900 xí nghiệp sản xuất len có quy mô lớn. Giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD (1778) lên 68,6 triệu USD năm 1860.
Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nặng. Ngành luyện kim đã có từ khi còn là thuộc địa nay càng phát triển, năm 1810 có 153 lò cao, sản phẩm thép đạt 33.908 tấn năm 1870 đạt 68.700 tấn. Ngành khai thác than cũng được chú ý phát triển đến năm 1870 sản lượng khai thác đạt 29,5 triệu tấn.
Chính sự phát triển mở mang công nghiệp đặt ra nhu cầu phát triển giao thông vận tải. Nhìn chung nước Mỹ có tốc độ xây dựng cầu cống diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là đường sắt năm 1830 Mỹ bắt đầu xây dựng đường sắt, đến năm 1850 đã có 14.500 km và đến năm 1860 đã đạt tới 49.000km. Ngành đóng tầu của mỹ cũng được phát triển đến 1862 riêng tàu buôn bán của Mỹ trên biển đã đạt trọng tải 2,4 triệu tấn. Ngoài ra vận tải đường sông cũng trở thành nhu cầu bức thiết nổi tiếng miền Tây, miền Đông. Tuyến đường sông Ohio và Mississippi đã trở thành một mạng lưới vận chuyển quan trọng với kinh tế nội địa. So với các nước châu Âu, cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn tính đến giữa thế kỷ XIX đã căn bản hoàn thành ở các bang phía Bắc. Năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5 lần so với công nghiệp phát triển nước Mỹ vươn lên đứng hàng thứ 4 vào giữa thế kỷ XIX và hàng thứ 2 trên thế giới vào năm 1870.
Cách mạng công nghiệp Mỹ đã được tiến hành nhanh chóng là do nước Mỹ sử dụng được nhiều yếu tố khách quan thuận lợi, tài nguyên phong phú đất đai, khí hậu tuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nguồn vốn, lao động kỹ thuật từ châu Âu sang. Do vậy khác với Anh, Pháp, cách mạng công nghiệp Mỹ tuy cũng bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, nhưng đã nhanh chóng chuyển sang công nghiệp hoá, hiện đại hoá nặng và phát triển đều các ngành. Cách mạng công nghiệp lúc đầu phải dựa vào máy móc, thiết bị của nước Anh thì vào đầu thế kỷ XIX đã có những phát minh kỹ thuật riêng. Từ năm 1851 đến 1860 Mỹ có 23.140 phát minh sáng chế được ứng dụng. Trong qúa trình cách mạng công nghiệp, công nghiệp sớm được tác động vào nông nghiệp ở các bang phía Bắc từ đầu những năm 30 thế kỳ XIX.
Công nghiệp đã cung cấp cho nông nghiệp nhiều máy móc thiết bị như máy cẵt cỏ. V.Hannich, máy gặt đập Macqoonich. Đến năm 1855 ở Mỹ đã có 10.000 máy giặt các loại. Nhờ đó mà sản lượng nông nghiệp tăng nhanh chóng. Trong vòng 20 năm (1840 - 1860) sản xuất lương thực ở các bang phía Bắc tăng 3 lần, chăn nuôi lợn, cừu phát triển mạnh, cung cấp nguyên liệu cho chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, ở miền nam, các đồn điền trồng bông cũng được mở rộng. Năm 1808 sản lượng bông đạt 3.650.000 phun. Năm 1860 sản lượng bông dùng trong nước chỉ hết 1/5 còn lại là xuất khẩu. Mỹ đã trở thành nước cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt của các nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức và nhiều các quốc gia khác) lúa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, từ 1820 đến 1850 tăng lên 3 lần.
Trong nông nghiệp của nước Mỹ, đã hình thành 2 hệ thống đối lập nhau. Ở phía Bắc nông nghiệp phát triển theo hướng trang trại tự do tư bản chủ nghĩa, ở đây các trại chỉ chú trọng những ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp và cho thuê lao động. Trong khi ấy ở phía Nam năm 1860 có tới 384.000 chủ đồn điền trong đó có 1,751 chủ đồn điền có 100 nô lệ trở lên. Chế độ bóc lột nô lệ ở các đồn điền hết sức man rợ, đồng thời vơ vét kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các đồn điền, bạo lực là yếu tố trực tiếp để quản lý người lao động trong sản xuất, ở đây ít sử dụng tới máy móc kỹ thuật, chủ yếu là khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của người da đen do đó năng suất lao động trong các đồn điền phía Nam rất thấp. Như vậy chế độ kinh tế đồn điền là sự kết hợp giữa chế độ nô lệ và chủ nghĩa tư bản.
1800
1810
1820
1830
1840
1850
1860
1870
Dân số (tr.ng)
5,3
7,2
9,6
12,9
17,1
23,3
36,5
37,5
Than (tr tấn)
0,3
1,8
6,3
13,0
29,5
Dầu lửa (tr.gallan) Grung (1000 tấn)
21
221
Bóng tiêu thụ (1000 kíp)
40
50
20
30
60
20
0k8
1700
Xuất khẩu (tr USD)
19
36
100
180
145
423
1163
Nhập khẩu (tr USD)
36
42
52
59
112
135
316
377
Đường sắt (km)
41
61
56
50
86
164
357
420
36,8
4500
14500
49000
85000
III. KINH TẾ NƯỚC MỸ TRONG THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN (TỪ 1865 ĐẾN NAY)
1. Thời kỳ bủng nổ kinh tế Mỹ (1865-1913)
Sau cuộc nội chiến (1861 - 1865) kinh tế Mỹ đã có điều kiện phát triển nhanh chóng, từ một nước phụ thuộc vào châu Âu, nước Mỹ nhanh chóng trở thành quốc gia công nông nghiệp đứng đầu thế giới.
Sản xuất công nghiệp Mỹ tăng rất nhanh. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 4,98 lần (từ 1,907 triệu USD (năm 1860) lên 9.498 triệu USD (năm 1894) trong khi đó nước Anh chỉ tăng 1,5 lần (từ 1.808 triệu lên 4.263 triệu USD. Nước Đức tăng 1,7 lần từ 1.995 triệu USD lên 3.357 triệu USD nước Pháp tăng 1,4 lần từ 2.092 triệu USD lên 2.900 triệu USD.
Nhiều ngành công nghiệp quan trọng phát triển nhanh như ngành luyện kim. Nă m1913 sản lượng thép của Mỹ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần đạt 31,3 triệu tấn. Ngành khai thác than sản lượng gấp hơn 2 lần Anh và Pháp cộng lại. Năm 1882 mới xuất hiện nhà máy điện đầu tiên đến năm 1913 sản lượng điện đạt được 57 triệu kwh. Năm 1892 sản xuất chiếc ô tô đầu tiên, đến năm 1913 đã sản xuất được 185.000 ô tô các loại, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: may mặc, giày da chế biến thực phẩm… cũng đã có sự phát triển rất mạnh.
Nông nghiệp của nước Mỹ cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhà nước có chính sách khuyến khích kinh tế trang trại nhưng không đánh thuế vào hàng nông sản - Từ năm 1870 đến 1913 diện tích gieo trồng lúa mì tăng lên 4 lần, nông nghiệp lúc này phát triển theo hướng chuyên canh, thâm canh. Sử dụng máy móc, kĩ thuật, do đó giá trị sản lượng năm 1913 tăng 4 lần so với 1870 từ 2,5 tỷ USD lên 10 tỷ USD. Nước Mỹ cung cấp 9/10 bông; 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Nước Mỹ từ một quốc gia đi vay đã nhanh chóng trở thành nước có ngoại thương phát triển và xuất khẩu tư bản. Nếu 1899 xuất khẩu tư bản của Mỹ đạt tới 500 triệu USD thì đến 1913 đạt 2,625 triệu USD tăng hơn 5 lần. Năm 1870 kim ngạch xuất khẩu đạt 377 triệu USD. Năm 1914 đạt 5,5 tỷ USD. Thị trường đầu tư và buôn bán chủ yếu của Mỹ là Canada, các nước vùng biển Caribean trung Mỹ, các nước châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là do nhiều nguyên nhân.
Do kết quả của cuộc nội chiến (1861 - 1865) đã xoá bỏ chế độ đồn điền ở phía nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn lãnh thổ Mỹ. Sau nội chiến, chế độ bảo hộ mậu dịch được thực hiện đã giúp cho công nghiệp Mỹ tránh khỏi sự cạnh tranh của hàng công nghiệp nước ngoài. Sự phát triển nông nghiệp trang trại tư bản với quy mô lớn đã tạo ra hậu thuẫn vững chắc cho sự phát triển công nghiệp.
Thời gian này Mỹ tiếp tục thu hút vốn, lao động, kỹ thuật từ các nước châu âu. Từ năm 1865 - 1875 riêng ngành đường sắt Mỹ thu được 2 tỷ USD đầu tư của nước ngoài. Trong 40 năm cuối của thế kỷ XIX có 14 triệu người di cư sang Mỹ, dân số nước Mỹ tăng nanh, năm 1860 là 31,5 triệu, năm 1910 có 92,4 triệu dân và nguồn di dân đó góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nước Mỹ.
Kinh tế Mỹ phát triển thúc đẩy qúa trình tích tụ tập trung tư bản và tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền. Độc quyền ở Mỹ diễn ra một cách nhanh chóng, quy mô lớn, thâu tóm hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, ngân hàng bảo hiểm đường sắt… Tính đến đầu thế kỷ XX ở Mỹ đã có khoảng 800 lượt (trust) điều hàng 5.000 xí nghiệp lớn. Từ đó sản sinh ra “triều đại” vua thép, vua dầu lửa, vua điện, vua ô tô… Nhưng có thế lực nhất là 2 tập đoàn tư bản lớn là Margan và Rokerfeller. Hai nhóm tưbản tài chính này đã tập trung 22 tỷ USD chiếm 56% tổng số vốn đầu tư của các công ty cổ phần ở Mỹ. Chiếm giữ 341 vị trí quan trọng trong 112 liên hiệp ngân hàng bảo hiểm, công nghiệp, đường sắt. Tư bản tài chính còn xâm nhập vào cả lĩnh vực nông nghiệp khống chế ruộng đất của các chủ trại bị phá sản biến họ trở thành người đi làm thuê. Các tổ chức độc quyền không chỉ tâu tóm nền kinh tế trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới thâm độc chiếm nguồn nguyên liệu mở rộng thị trường cho đầu tư và tiêu dùng hàng hoá ở CuBa.
2. Kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945 - 1973)
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước châu Âu và Nhật Bản đều bắt đầu công cuộc khôi phục kinh tế trong điều kiện khó khăn do hậu quả của chiến tranh, thiếu vật tư, vốn, giao thông vận tải bị tàn phá nặng nề. Đứng trước tình hình đó, Mỹ đã gánh trách nhiệm có nhiệm vụ giúp đỡ các nước tây Âu và Nhật Bản khôi phục kinh tế. Điều đó xuất phát từ chiến lược mở rộng thị trường, nhằm làm bá chủ thế giới. Thông qua viện trợ kinh tế. Mỹ tăng cường vai trò chi phối, khống chế tây Âu và Nhật Bản đồng thời liên kết chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
Cùng với xâm nhập vào thị trường tây Âu, Mỹ còn tìm cách giành giật thị trường châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Đây là khu vực cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản cho sự phát triển công nghiệp Mỹ, đồng thời là thị trường tiêu thụ máy móc kỹ thuật và hàng tiêu dùng. Thực hiện bành trướng sau khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh, Mỹ đưa ra nhiều chương trình “viện trợ” cho các nước đang phát triển.
Chính phủ Mỹ thực hiện việc chuyển nhượng cho tư nhân các xí nghiệp, công nghiệp quân sự, đồng thời trong chiến tranh nhiều tư bản tư nhân đã tích luỹ được nhiều vốn, chính sách này đã đẩy mạnh đầu tư, tư nhân. Từ năm 1945 đến 1949 tổng đầu tư tư nhân đạt 156,9 tỷ USD trong đầu tư vào thiết bị mới bình quân mỗi năm là 14,4 tỉ USD, giai đoạn từ năm 1929 - 1938 bình quân 3,5 tỷ USD.
Kinh tế Mỹ giai đoạn 1951 - 1973.
Các chính sách kinh tế của Mỹ trong giai đoạn này thể hiện sự vận dụng học thuyết keynes tăng cường can thiệp của nhà nước chủ yếu thông qua chính sách tài chính tiền tệ để điều tiết nền kinh tế, thể hiện nổi bật ở những điểm sau.
Tăng chi tiêu cho quân sự đầu tư cho nghiên cứu khoa học phần chi tiêu cho quân sự của Mỹ (cả liên bang và chính quyền địa phương trong chiến tranh thế giới thứ 2 không quá 20% so với GDP. Nhưng vào năm 1960 tỷ trọng đó lên tới 28% năm 1973 vượt 30%. Ngoài ra, chi phí nghiên cứu liên quan đến các ngành quân sự chiếm tỷ trọng lớn.
Chính sách phát triển khoa học giáo dục: Năm 1950 kinh phí giáo dục của Mỹ chiếm 3,58% tổng sản phẩm quốc dân, đến 1970 nâng lên 7%. Đồng thời tăng ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học. Tỷ trọng chi của Chính phủ Mỹ cho nghiên cứu khoa học trước chiến tranh chỉ chiếm trên dưới 20% sau chiến tranh tăng lên 50%. Chính phủ chú trọng chi cho hạng mục nghiên cứu triển khai mang tầm chiến lược như điện tử, vi điện tử, máy tính điện tử, năng lượng nguyên tử, nghiên cứu vũ trụ. Nhờ năng suất lao động nâng cao theo thống kê giai đoạn 1954 - 1973 sản xuất công nghiệp Mỹ bình quân hàng năm tăng 4% năng suất lao động ngành chế tạo tăng bình quân 3,7%.
Thực hiện chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cao: thời kỳ 1950 - 1972 tốc độ tăng lương danh nghĩa bình quân 4,7%. Vượt xa so với tốc độ tăng giá, tiền lương thực tế theo giờ nếu năm 1948 là 2,77 USD thì đến năm 1973 là 4.29 US, đồng thời nhà nước Mỹ từ sau chiến tranh thực hiện tăng chi ngân sách cho phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, tai nạn lao động xã hội, thất nghiệp...).
Tăng cường trao đổi hàng hoá và hợp tác đầu tư với các nước và các khu vực trên thế giới nhằm cố gắng giữ ưu thế vốn có của Mỹ trên trường quốc tế. Nhờ có chính sách trên mà nền kinh tế Mỹ từ 1953 - 1973 tuy có 4 lần khủng hoảng suy thoái, nhưng nhìn chung vẫn phát triển tương đối nhanh. Nhưng do Nhật Bản và tây Âu phát triển nhanh hơn làm cho địa vị của Mỹ giảm sút tương đối trong nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ những năm 1953 - 1973 là 3,5% trong khi Nhật 9,8% Pháp 5,2% được 5,9%.
Kết quả là đến đầu những năm 1970 mặc dù mỹ vẫn là cường quốc kinh tế có yưu thế về kinh tế, tài chính, tiền tệ và khoa học - kỹ thuật, như địa vị tương đối năm 1967 là 67 USD năm, năm 1975 là 97,5 tỷ USD. Riêng công nhân quân sự đã thu hút mất của Mỹ 62% khối lượng chất sám 10% số lượng công nhân, Mỹ lún sâu vào các cuộc chiến tranh, đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tiêu khoảng 352 tỷ USD.
Lợi thế so sánh giảm xuống do tiền lương cao, Mỹ có nền sản xuất tiên tiến với năng suất cao nhưng tiền lương của Mỹ cũng vào loại cao nhất. Những năm 1960 tiền lương Mỹ gấp 3 lần các nước tây Âu 10 lần so với Nhật Bản, đến 1970 vẫn cao hơn các nước tây Âu 2 lần và gấp 4,5 lần của Nhật Bản. Điều này làm giảm cạnh tranh của hàng hoá Mỹ lại tăng rất nhanh. Đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài từ 12 tỷ USD năm 1995 tăng lên 78 tỷ USD, năm 1970. Tổng tài sản của Mỹ từ 55,4 tỷ USD năm 1950 tăng lên 264,4 tỷ USD cuối năm 1973 đồng Đô La Mỹ bị mất giá, trong vòng 3 năm nước Mỹ tuyên bố phá giá đồng Đô la Mỹ, lần thứ nhất 18/12/1971 và lần thứ 2 ngày 13/2/1973.
3. Kinh tế Mỹ từ 1974 đến nay.
Trong những năm 1974 - 1982 kinh tế Mỹ phát triển chậm chạm và không ổn định, tăng trưởng GDP bình quân đạt 2,3% trong khi của Nhật Bản đạt 4,7% khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng về nguyên liệu năng lượng, khủng hoảng tài chính tiền tệ, cùng với kinh tế giảm sút, lạm phát thất nghiệp gia tăng làm cho địa vị kinh tế của Mỹ tiếp tục giảm so với Nhật Bản và Tây Âu.
Nguyên nhân của kinh tế Mỹ giai đoạn này là do:
Đầu tư vốn cho kinh tế tăng chậm, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1974 - 1975 đầu tư tư bản cố định giảm 16,6% tình trạng giảm sút đầu tư do điều kiện thực hiện tái sản xuất tư bản không thuận lợi (lạm phát, thất nghiệp tăng, tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm sút) đặc biệt lạm phát tiền tệ giai đoạn 1975 - 1983 thường xuyên ở mức hai con số từ 10 - 20% đã làm nản lòng giới chủ. Họ hạn chế đầu tư vào sản xuất, chuyển vốn sáng lĩnh vực kinh doanh chứng khoán có thu nhập cao và ổn định hơn. Đầu tư vào sản xuất giảm mạnh, trong khi đó ngân sách chi quốc gia ngày càng tăng, năm 1976 là 108,5 tỷ USD năm 1981 tăng lên 170,5 tỷ USd. So với các nước tư bản khác chi cho quốc phòng thường tư 1,5% so với GDP, tỷ lệ này thường có ở Mỹ là 6-9% so với GDP.
Do tác động của khủng hoảng nguyên liệu và năng lượng 1979 - 1975, và 1979 - 1982 đã tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển khác, đặc biệt là Mỹ. Vì lượng nhập khẩu dầu của Mỹ rất lớn, chiếm tới 53% tổng nhu cầu dầu trong cả nước 1975.
Thị trường trong nước hẹp do thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh (lạm phát tăng, giá cả tăng), nếu giai đoạn 1951 - 1973 giá cả hàng tiêu dùng tgăng bình quân là 2,7% thì giai đoạn 1974 - 1985 là 9,45% cùng với sự mất giá của đồng USD.
Từ những phân tích trên cho thấy, sự đình trẹ kéo dài của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế. Đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất đã phát triển với quy mô vô cùng lớn, vượt xa khỏi phạm vi quốc gia với cơ chế điều tiết nền kinh tế hướng vào trong cầu sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Mỹ trên trường quốc tế đang đặt nền kinh tế Mỹ những thách thức về vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục thâm hụt cán cân Thương mại và cán cân thanh toán, xác lập lại nguồn dự trữ ngoại tệ và điều chỉnh lại vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Điều chỉnh kinh tế Mỹ từ năm 1983 đến nay.
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ kéo dài từ giữa những năm 70 trở đi đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế 1973 - 1975 và 1979 - 1982 nước Mỹ thực hiện một số chính sách và biện pháp điều chỉnh kinh tế chủ yếu gồm:
Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ được phát triển sâu rộng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt từ những năm 70 - 80 trở đi đã tác động trực tiếp tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Mũi đột phá của cách mạng khoa học - công nghệ là sự nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới, đẩy nhanh quá trình cơ khí hoá toàn bộ và tự động hoá quá trình sản xuất.
Cũng như các nước tư bản phát triển khác, Mỹ không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật - Chính phủ Mỹđã tăng khoản chi tiêu của ngân sách cho nghiên cứu và triển khai công nghệ sản phẩm mới những năm 80 gấp 3 lần những năm 70 (từ 60 tỷ USD tăng lên 195 tỷ USD). Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành công nghệ kỹ thuật cao được Mỹ chú trọng là ngành ô tô, sản xuất máy tính (đặc biệt là sản phẩm phần mềm máy tính) thiết bị thông tin, chế tạo máy, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới công nghệ vũ trụ, công nghiệp năng lượng. Nhờ đó mà những năm gần đây nước Mỹ nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng khủng hoảng cơ cấu, góp phần cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp vào những năm 80 nhiều công ty Mỹ đã tăng cường đầu tư vốn để dổi mới trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, mục đích tăng sức cạnh tranh của các công ty công nghiệp Mỹ trên thế giới song thực tế đã không đạt được mục đích mong muốn.
Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Sự vận động xuyên quốc gia của tư bản sản xuất được thực hiện chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp. Trong các nước tư bản phát triển, Mỹ vừa là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất, vừa là nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất. Nếu năm 1950 đầu tư của Mỹ vào các nước phát triển chiếm 48,3% thì năm 980 là 73,5% và năm 1990 là 74,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đồng thời, Mỹ cũng là nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất từ giữa những năm 80 trở đi.
Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia.
Các Công ty xuyên quốc gia chủ yếu phát triển lên từ những công ty độc quyền lớn ở trong nước. Trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất, thông qua đầu tư trực tiếp, thông qua “chế độ tham dự và hợp đồng kinh tế, quốc tế, các công ty xuyên quốc gia có hệ thống chi nhánh các công ty ở khắp thế giới, hình thành “đế quốc” kinh doanh khổng lồ do tư bản độc quyền Mỹ chi phối và quản lý. Năm 1988 tổng kim ngạch tiêu thụ của 500 công ty công nghiệp lớn nhất của Mỹ (về cơ bản là công ty xuyên quốc gia). Ngoài nước Mỹ là 4952,3 tỷ USD. Con số này lớn hơn cả tổng giá trị sản lượng quốc dân của Mỹ trong cùng năm ấy.
Chính sách và biện pháp điều chỉnh kinh tế của Nhà nước đã có tác dụng tích cực. Nhìn chung nền kinh tế Mỹ đã vượt qua được khủng hoảng (1973 - 1975) và bước vào một giai đoạn phát triển tương đối ổn định cho đến đầu 1959 với nhịp độ khá cao, bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khoảng 3,2% năm 1990 - 1991 tốc độ phát triển kinh tế Mỹ lại giảm sút khoảng 1,3% năm 1991: 1% sau đó kinh tế Mỹ lại bước vào thời kỳ tăng trưởng mới (1992 - 2000) với nhịp độ vào loại cao nhất so với các nước tư bản.
Nhờ tăng trưởng kinh tế tương đối cao liên tục trong nhiều năm, nước Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động tuy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn cao hơn của Nhật Bản. Nhưng thất nghiệp của Mỹ chủ yếu là thất nghiệp cơ cấu do số lượng người nhập cư nhiều. Nhìn chung những năm gần đây thất nghiệp của Mỹ có xu hướng giảm xuống, trong khi đó thất nghiệp của Nhật Bản lại có xu hướng tăng lên.
Giảm hụt ngân sách và làm hạn chế lạm phát. Thâm hụt ngân sách liên bang năm 1980 là 71 tỷ USD năm 1994 thâm hụt ngân sách giảm suống còn 203 tỷ USD, năm 1997 còn 22 tỷ USD, năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QTH007.doc