a) Mở rộng phân công lao động , phát triển kinh tế vùng lãnh thổ , tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường :
Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm . Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoám cần phải mở rộng phân công lao động xã hội , phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương , từng vùng theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhằm khai thác mọi nguồn lực , phát triển nhiều ngành nghề , sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động . Cùng với mở rộng phân công lao động xã hội trong nước , phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhàm gắn phân công lao động trong nước với thị trường thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong nước từng bước được mở rộng , tiềm năng về lao động , tài nguyên , cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả . Thị trường được khai thông trên khắp mọi miền của đất rước , gắn liền với thị trường thế giới.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nhau này mà bên cạnh tình thống nhất của các thành phần kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Chẳng hạn như các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân tuy có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu về vốn , hàng hoá và dịch vụ cho xã hội . Nhưng vì dựa trên sở hửu tư nhân về tư liệu sản xuất , các thành phần kinh tế này không tránh khỏi tính tự phát, chạy theo lợi nhuận dơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội .
Vì vậy, cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế này. Nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Nhưng, vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là Nhà Nước phải quan tâm tạo điều kiện củng cố, phát huy hiệu quả, ra sức xây dựng khu vực kinh tế nhà nước không đảm nhiệm được vai trò này thì nền kinh tế quốc dân ắt không tránh khỏi nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Với sự quản lý của nhà nước thì thị trường lao động ỏ việt nam đang dần ổn định
Những đầu năm 2005 xuất khảu lao động (XKLĐ) VN đón nhận hai thông tin quan trọng: Đài Loan đình chỉ tiếp nhận lao động VN , và thị trường lao động tại Malaysia đang có những chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp
Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Malaysia rất lớn, Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể làm ẩu, làm thiếu trách nhiệm . Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần phải tuyển lao động có chất lượng , động thời chọn được những đối tác đáng tinh cậy để cung ứng lao động . Kinh nghiệm những năm truớc cho thấy nếu cứ làm một cách ồ ạt , làm bừa, làm ẩu thì chúng ta sẽ mất uy tín với phía bạn , người lao động lại phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro. Chính vì thế , chúng tôi khuyên những doanh nghiệp XKLĐ còn yếu về năng lực chuyên môn không nên tham gia vào thị trường này.( Báo tuổi trẻ: thứ sáu 28-1-2005)
3. Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấùu kinh tế “mở”:
Xuất phát từ kinh nghiệm bao trùm về chính sách đối ngoại và quan điềm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thề giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, chính sách kinh tế đối ngoại của nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay được thực hiện theo định hướng sau:
Đa dạng hoá, đa phương hoá kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng quyền lợi. Củng cố và tăng cường vị trí của Việt Nam ở các thị trường quen thuộc và với bạn hàng truyền thống; tích cực thâm nhập , tạo chổ đứng ở các thị trường mới , phát triển các mối quan hệ mới dưới mọi hình thức.
Kinh tế đối ngoại là một trong các công cụ kinh tế bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội để ra cho từng giai đoạn lịch sử cụ thể và phục vụ đắc lực mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới; phát huy ý chí tự lực, tự cường ; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đối với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
Theo những định hướng trên , mấy năm qua, hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta đẫ lập lại quan hệ bình thường với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, bước đầu đã thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Cụ thể là nhắm tới thị trường trung quốc , cổng thông tin Việt Nam – Trung quốc với địa chỉ ww.vietnamchinalink.com.vn do VCCI thiết kế , đi vào hoạt động. Tính đến cuối năm 2004 , khoảng 600 doanh nghiệp Việt Nam và 300 doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia “ trưng bày “ hàng hoá, trao đổi thông tin , mua bán… qua cổng thông tin này được thiết lập theo khuôn khổ diển đàn doanh nghiệp việt – trung được thành lập thang 7-2004 ---> ( báo kinh tế Sài Gòn 6-1-2005)
Ngành chế biến hạt điều trở lại “ sân nhà” : nhiều năm qua , các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam gần như chỉ làm mỗi một việc là bóc tách từ hạt điều thô ra nhân để đóng thùng xuất khẩu mà quean đi thị trường rộng lớn trong nước . Nay, họ mới sực nhớ còn một thị trường trong nước với 80 triệu dân và từ nhân điều , có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau tiêu thụ ngay trong nước . Oâng Hồ Ngọc Cầm , chủ tịch Hiệp Hội Cây Điều Việt Nam (vinacas) cho biết hiện nay các nhà máy chế biến hạt điều trong nước một mặc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt khác cũng không quean xây dựng thị trường trong nước, ông Hồ Ngọc Cầm cho rằng chế biến hạt điều đến sản phẩm cuối cùng để tiêu thụ trong nước là một bước đệm, nhằm tạo dựng thương hiệu rồi mới từ từ thâm nhập thị trường nước ngoài
Trước năm 2002 , cứ nói đến xuất khẩu nhân điều là người ta nghĩ ngay đến thị trương Trung Quốc , vì phần lớn nhân điều của Việt Nam bán cho thị trường này . Nhưng từ năm ngoái , thị trường Mỹ vượt qua Trung Quốc và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam , thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm 25% vào năm ngoái so với 40% như các năm trước đó
Năm nay , thị trường Mỹ dự báo sẽ chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu hạt điều, theo số liệu của Vinacas . Theo ông Khán . điều này là nhờ các doanh nghiệp chế biến hạt điều đầu tư đổi mới thiết bị , công nghệ theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định của thị trường Mỹ , cùng với nỗ lực xúc tiến xuất khẩu vào Mỹ từ nhiều năm trước của Vinacas và các doanh nghiệp hội viên . ---->( báo 18-11-2004 TBKTSG-17)
Bên cạnh đó thì ngân hàng trong nước cũng đã chuẩn bị hội nhập :
Oâng Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng , Ngân hàng Nhà nước , cho biết để chuẩn bị cho hội nhập ngành ngân hàng đã thực hiện hai chương trình tái cơ cấu quan trọng . Chương trình thứ nhất là tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cổ phần , bắt đầu tiến hành từ năm 1998; Chương trình thứ hai là tái cơ cấu ngân hàng thương mại quốc doanh , bắt đầu từ năm 2001.
Khi thị trường dịch vụ tài chính, các ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì cuộc cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn “ Nhưng nói chung, họ phải hoạt động trên thị trường Việt Nam ít nhất năm năm mới hiểu biết tường tận thị trường , bởi một đặc trưng cơ bản của hoạt động ngân hàng là dựa trên niềm tin , dựa trên cơ sở văn hoá” , ông Nghĩa nói . Trong thời gian đó , môït số ngân hàng lớn có thể bức lên được , còn các ngân hàng nhỏ sẽ hoạt động trên những phân đoạn thị trường mà các ngân hàng lớn không quan tâm .
Oâng Nghĩa cho rằng thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng đầy rủi ro nên các ngân hàng có vốn nước ngoài , kể cả khi họ được quyền quàn lí tài sản bằng tiền đồng như là một ngân hàng Việt nam , thì việc cho các doanh nghiệp trong nứơc vay cũng là một vấn đề rất lớn . Cho đến nay , rất ít các ngân hàng nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam vay mà tập trung cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay , vì rũi ro thấp hơn . Điều đó chứng tỏ các ngân hàng nội địa phải gánh gánh nặng của việc cung ứng vốn cho phần còn lại của nền kinh tế . Và xu thế này còn là xu thế lâu dài . Do đó , nói chung , cả trong lỉnh vực doanh nghiệp hay bán lẽ thì tiềm năng phát triển của các ngân hàng Việt Nam còn rất lớn.
Oâng Nghĩa cho rằng : ưu thế về thì trường tín dụng nội địa vẫn thuột về các ngân hàng Việt Nam . Về phần dịch vụ , - thường chiếm khoảng 40% thu nhập trước thuế của các ngân hàng thương mại ở các nước , ở Việt Nam tỉ lệ này đang ở mức từ khoảng 18-20%. Nhưng với tốc độ phát triển rất nhanh của lĩnh vực dịch vụ ngân hàng , ông Nghĩa tin rằng đến năm 2006 tỉ lệ này của các ngân hàng Việt Nam có thể là 30% . Vì thế, ngay cả các ngân hàng nước ngoài vốn co ưu thế về dịch vụ , củng không dể phát triển nhanh được lĩnh vực này trong điều kiện thị trường tài chính của Việt Nam đang còn rất sơ khai và thị trường chưa đủ lớn để các dịch vụ này có thể hoạt động hiệu quả .
Lời khuyên của các chuyên gia tài chính quốc tế đối với Việt Nam là trong việc mở cửa thị trường tài chính cần phải quan tâm đến vấn đề Việt Nam là một quốc gia với dân số đông và ngan hàng nội địa cần phải giữ vai trò chủ chôt. Chính phủ chắc cũng sẽ không quên điều đó . ( báo TBHKTSG : 6-1-2002 )
5. nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lí vĩ mô của nhà nước :
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế thị trường ở nước ta , làm cho nền kinh tế thị trường ở nứơc ta khác với nền sản xuất của hàng hoá giản đơn trước đây, cũng như khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cũng chính là mô hình kinh tế khái quát trong thơì kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mô hình kinh tế đó có những đặc trưng riêng , làm cho nó khác với kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa .
Đặc biệt là báo Tiếp thị Sài Gòn có bài “ minh bạch thị trường để hút thêm nhiều nhà đầu tư cá nhân” .
Oâng Trần Thanh Tân tổng giám đốc công ty quản lí quỷ đầu tư chứng khoáng VFM : kết quả đấu giá lần này , 99,9% cổ phiếu được mua bởi các nhà đầu tư là pháp nhân củng dể hiểu bởi họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp , nắm rất rõ thông tin , có chiến lượt đầu tư dài hạn chứ không nhằm kiếm lời ngắn hạn như các nhà đầu tư cá nhân nên có thể đưa ra mức giá cao hơn .
Tuy nhiên , để phát huy vai trò của thị trường chứng khoáng ( TTCK) như là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế thì TTCK ( thông qua việc đấu giá các cổ phiếu ) nên thu hút được cả hai đối tượng gồm các nhà đầu tư pháp nhân và cá nhân cùng tham gia . Để có thể thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia vào cuộc chơi này, nhà nước nên có những chính sách hữu hiệu , tăng cường công tác thông tin công khai minh bạch các số liệu của công ty dự kiến bán cổ phần thông qua hình thức đấu giá trên diện rộng để mọi thành phần đều có thể tiếp cận được.
TS. Hồ Công Hưởng giám đốc công ty chứng khoáng ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BSC) cho biết: công chúng ( nhà đầu tư trong nước và nước ngoài) không phải không quan tâm đến TTCK . Mà vấn đề là việc lựa chọn doanh nghiệp ra niêm yết các nhà đầu tư quỷ đầu tư nước ngoài không quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ , mà họ thích mua các doanh nghiệp lớn sắp tới , nếu nhà nước mạnh dạng cho đem ra bán những doanh nghiệp lớn thì cơ hội thu hút vốn đầu tư sẽ lớn hơn , thị trường sẻ sôi động , hấp dẫn hơn . ( báo chuyên đề tiếp thị Sài Gòn 4-3-2004)
Ơû Việt Nam “ áp lực mở cửa thị trường rất lớn” phó thủ tường Vũ Khoan cho biết
Aùp lực mở rộng thị trường rất lớn !
(TT-Hà Nội) – phát biểu chỉ đạo hội nghị thương mại toàn quốc diễn ra hôm qua 28-2 tại Hà nội , phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng : ngay cả kết quả xuất khẩu đạt 26,5 tỉ USD ) tăng 31,4%) trong năm 2004 cũng chưa phải là thành tích ấn tượng vì hiều quả giá trị đạt được chưa cao , VN vẫn chưa phát triển được hệ thống các ngành công nghiệp bổ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu . Thứ trưởng Bộ Thương Mại Phan Thế Ruệ khi đề cập những mặc tồn tại trong xuất khẩu cũng nhìn nhận giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu cho hai nhóm sản phẩm dệt may , da dày vẫn chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu .
Sự lệ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu , theo phân tích của các chuyên gia, là nguyên nhân khiến xuất khẩu của VN chưa thất sự bền vững và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thế giới .
Trong khi đó , những tồn tại , hàn chế của tổ chức , phát triển thị trường trong nước cũng đã được Bộ thương mại nhìn nhận rõ; chưa thiết lập được hệ thống phân phối ổn định và vững chắc, kết cấu hạ tầng thương mại yếu kém , phân tán .. nhìn nhận về thách thức đối với doanh nghiệp (DN) VN , phó tổng giám đốc hệ thông siêu thị Co-op Mart Nguyễn Ngọc Hoà cho rằng các tập đoàn phân phối nước ngoài sẵn sàng chịu lỗ một thời gian dài để xâm nhập thị trường VN. “ Nếu DN trong nước không chuẩn bị đối phó thì nguy cơ sát nhập , bán lại là điều khó tránh khỏi . Tuy nhiên , chúng tôi nhận thấy đây là điều tất yếu và các DN nội địa không còn cách nào khác là phải đối đầu” – ông Hoà khẳng định . Chủ tịch HĐQT Quảng Thái ( Lâm Đồng ) Tô Hùng Xô với kinh nghiệm về phát triển hệ thống phân phối hàng tiêu dùng ở Lâm Đồng cũng đề xuất : các doanh nhân phân phối lẽ của VN nếu tập trung vào một hiệp hội các nhà phân phối để thảo luận , đề xuất các chính sách , thậm chí thành lập một công ty cổ phần của nhiều nhà phân phối với quy mô kinh doanh lớn trên địa bàn nhiều tỉnh , thành phố thì cũng có thể cạnh tranh được .
Về việc phát triển thị trường trong nước , Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng hệ thống thương mại thị trường đã đặt từ lâu rồi nhưng việc đưa vào cuộc sống còn quá chậm , nhiều công ty đầu tư không hiệu quả . “ Các đồng chí nên giải bài toán thương mại từ nhựng chuyện rất nhỏ , đến tận nơi xem xét thực tế , yêu cầu của người dân như thế nào chứ không phải cứ quy hoạch xây dựng các công trình trong phòng họp để rội chợ to mà trong thì trống rỗng”- phó thủ tướng nhắc nhở ngành thương mại .
Những điều này , theo phó thủ tướng , rất quan trọng vì áp lực của mở cửa thị trường khi hội nhập rất lớn . Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển cũng đề cập đến nổi lo về thời điểm 2005 khi VN phải mở của hệ thộng phân phối trong nước : “ Mở cửa thị trường là điều tất yếu và hiện nay đàm phán gia nhập WTO về vấn đề này còn rất căng thẳng . Mỹ và nhiều nước đang yêu cầu VN phải lập tức cho các công ty nước ngoài bước vào thị trường VN . DN VN nếu không chuẩn bị tốt sẽ rất khó khăn .
III.Những hạn chế:
Mặc dù công cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam trong hơn 15 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,song cũng còn tồn tại không ít hạn chế.Xét trên tổng thể cho thấy nền kinh tế thị trường ở nước ta mới hình thành và còn nhiều hạn chế cả trong cơ cấu và cơ chế vận hành.
Về cơ cấu thành phần kinh tế ,chúng ta chủ trương tiến hành 1 nền kinh tế nhiều thành phần trong đó nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Dồng thời tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác phát huy đươc tiềm năng của mình. Thực hiện chủ trương đó, chúng ta tiến hành nhiều biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước nên sản lượng doanh nghiệp đã giảm xuống ,nhưng tỷ trọng lại tăng lên. Năm 1990 nèn kinh tế nhà nước chiếm 31,8% trong GDP thì từ năm 1994 đến nay tỷ lệ của nó lại tăng lên khoảng trên dưới 40%.Điều đáng chú ý là qua nhiều lần tổ chức sắp xếp lại nhưng sản lượng doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lớn đặc biệt là còn nhiều doanh nghiệp nhà nước có qui mô nhỏ, thực hiệân cổ phần hoa doanh nghiệpù nhà nước còn chậm nên chưa tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu qua.Nhìn chung doanh nghiệp nhà nước chưa tận dụng và phát huy hết nguồn lưcï nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí sử dụng.Nguồn tài nguyên đất đai chưa được quản lí chặt chẽ, khai thác chưa hết, hiệu quả sử dụng chưa cao.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước thấp so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các ngành như: thương nghiệp bán lẻ, nhiều sản phẩm bị hàng ngoại chèn ép cạnh tranh đến mức sản xuất đình trệ, thua lỗ như giấy, sắt , thép…Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không có khả năng độc lập tham gia đấu thầu quốc tế mà thường phải liên doanh với doanh nghiệp nước ngòai nên chịu nhiều thiệt thòi.Khu vực kinh tế nhà nước còn nắm độc quyền trong nhiều ngành kinh tế nhưng hoạt động kém hiệu quả.Các khu vực kinh tế khác chủ yếu có qui mô nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm.Hơn nữa trong thực tế còn bị phân biệt đối xử khó tiếp cân những nguồn tài chính tín dụng trong các dự án của nhà nước .Khu vực kinh tế dân doanh trong nước có xu hướng sụt giảm tốc độ tăng trưởng từ năm 1996.
Các thị trường ở nước ta còn kém phát triển và hoạt động chưa đồng bộ.Sự cạnh tranh trên thị trường còn nhiều yếu tố bất bình đăng .Vì vậy cơ chế thị trừơng khó có thể phát huy những tác dụng tích cực trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội như đất đai, lao động, nguồn vốn. Thực tế thị trường nhà đất đã tồn tại trước năm 1993, nhưng về mặt pháp lý đến nay vẫn chưa được thừa nhận nên đã ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.Thị trường chứng khoán còn mới phôi thai qua hơn 1 năm hoạt động vơiù hàng hoá quá nghèo nàn, có lẻ còn lâu mới có thề trở thành phong vũ biểu tượng cho nền kinh tế như ở các nước phát triển.Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cho ra dời thị trường chứng khoán nhưng các điều kiện đảm bảo cho thị trường này hoạt động chưa đồng bộ và dầy đủ.Các định chế tài chính cần thiết cho phát triển thị trường chứng khoán như công ty tài chính, công ty thuê mua, các quỹ đầu tư chưa hình thành hoăïc chưa phát triển.Thị trường lao động, thị trường công nghệ và nhiều thị trường khác chưa phát triển.Vì vậysự phân phối và sử dụng nguồn lực như đất đai lao động , nguồn vốn còn kém hiệu quả.
Chuyển sang cơ chế mới công tác điều hành vĩ mô gặp nhiều lúng túng cả về nội dung phương pháp và công cụ điều hành.Xác định các cân đối lớn, định hướng cơ cấu nền kinh tế bằng phương pháp dự báo là việc làm chưa quen thiếu sự chuẩn bị tài liệu cơ bản .Sử dụng các công cụ thuế, lãi suất, dự trữ quốc gia chưa có kinh nghiệm.Vai trò của nhà nước còn nhiều hạn chế, bộ máy nhà nước cồng kềnh, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường. Hệ thống pháp luật và các công cụ quản lí nền kinh tế thị trương chưa đồng bộ, còn tình trạng lợi dụng chức quyền, tham nhũng, thậm chí cản trở công cuộc đổi mới của một số cán bộ, chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đề ra chậm đi vào cuộc sống.
Đổi mới chính sách và cơ chế tài chính còn chậm so với yêu cầu đặt ra.Việc chấm dứt bao cấp và phát vốn mà không ràng buộc trách nhiệm vật chất với hiệu quả sử dụng vốn, sửa đổi 1 số chế độ phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế đến nay chưa được cụ thể hoá, thậm chí chưa còn nhất quán.Vì vậy tình trạng bao cấp trong chi ngân sách nhà nước vẫn chưa được xoá bỏ triệt để.Cơ chế chính sách kinh tế nhìn chung chưa đồng bộ và không ổn định.Điều này không những gây trở ngại cho hoạt động kinh tế nói chung mà còn gây tác động trực tiếp rất mạnh tới hoạt động tài chính ngân sách.Trong điều hành chưa triệt để tuân thủ pháp luật , cơ chế chính sách đã được ban hành còn có những trường hợp ngoại lệ.Sự can thiệp của nhà nước hoặc là quá trực tiếp hoặc là quá thường xuyên bằng công cụ tài chính ngân sách đã không cho phép phát huy tính năng động trong nền kinh tế, khai thác và tận dụng khả năng tự điều tiềt của cơ chế thị trường.Chính sách tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển còn có mặt hạn chế ảnh hưởng đến quá trình khuyến khích đầu tư Xã hội, thúc đẩy khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng về vốn, sức lao động của các tầng lớp dân cư.Điều này có thể thấy qua việc giảm sút đầu tư xã hội ở các khu vực kinh tế khác trong thời gian qua.
IV. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam :
Muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp . Dưới đây là những giải pháp chủ yếu nhất :
Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một trong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển , nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế .
Cùng với việc đổi mới , củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác , việc thừa nhận và khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể , tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Theo hướng đó mà khu vực kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế cá thể và các hình thức kinh tế hỗn hợp khác đều được khuyến khích phát triển theo định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tuy vị trí , quy mô , tỷ trọng, trình dộ có khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Mở rộng phân công lao động , phát triển kinh tế vùng lãnh thổ , tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường :
Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm . Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoám cần phải mở rộng phân công lao động xã hội , phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương , từng vùng theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhằm khai thác mọi nguồn lực , phát triển nhiều ngành nghề , sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động . Cùng với mở rộng phân công lao động xã hội trong nước , phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhàm gắn phân công lao động trong nước với thị trường thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong nước từng bước được mở rộng , tiềm năng về lao động , tài nguyên , cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả . Thị trường được khai thông trên khắp mọi miền của đất rước , gắn liền với thị trường thế giới.
Cần phải tiếp tục phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ , hình thành thị trường sức lao động có tổ chức quản lý chặt chẻ đất đai và thị trường nhà cửa , xây dụng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng vè vốn, sức lao động , công nghệ, tài nguyên , thực hiện mở rộng phân công lao động xã hội , cần phải từng bước hình thành đồng bộ các loại thị trường tiền tệ, vốn , sức lao động, chất xám, thông tin , tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng…. Điều này sẽ đảm bảo cho v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế chính trị – Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.doc