Tiểu luận Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986 và năm 2000

Dàn ý

A. Mở bài.

B. Tìm hiểu vấn đề

I. Khái quát chung

1. Khái niệm kết hôn

2. Khái quát về điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 2000

II. Những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959, Luật HN&GĐ 1986, Luật HN&G Đ 2000.

1. Điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959,1986,2000 và lý giải.

2. Một số vấn đề phát sinh liên quan đến sự khác nhau giữa điều kiện kết Luật HN&GĐ 1959, 1986, 2000.

3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu sự khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959,1986,2000.

C. Kết luận

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4824 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986 và năm 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Luật hôn nhân và gia đình 1986 và luật hôn nhân và gia đình 2000 Dàn ý Mở bài. Tìm hiểu vấn đề Khái quát chung Khái niệm kết hôn Khái quát về điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 2000 Những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959, Luật HN&GĐ 1986, Luật HN&G Đ 2000. Điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959,1986,2000 và lý giải. Một số vấn đề phát sinh liên quan đến sự khác nhau giữa điều kiện kết Luật HN&GĐ 1959, 1986, 2000. Ý nghĩa của việc tìm hiểu sự khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959,1986,2000. Kết luận Bài làm Mở bài. Từ xưa tới nay, trong từng thời kỳ cách mạng, gia đình luôn có một vai trò, ví trị quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ hài hòa lợi ích của công dân, Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, theo từng thời gian, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của cả nước, với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế,xã hội và thực tế cácaquan hệ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hệ thông pháp luật hôn nhân và gia đình cũng dần được hoàn chỉnh, và trong đó, có những điểm khác nhau theo Luật hôn nhân và gia đình ở từng thời điểm, đặc biệt là sự khác nhau về điều kiện kết hôn. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình 1986 và luật hôn nhân và gia đình 2000”. Tìm hiểu vấn đề Khái quát chung Khái niệm kết hôn Theo quy định của pháp luật Tại khoản 2 Điều 8 - Luật HN&GĐ năm 2000 thì "Kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải là một giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo; đó là một giao dịch xác lập trong đời sống dân sự chứ không phải trong đời sống tâm linh và là một giao dịch được xác lập với sự tham gia bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ quan Nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ; Kết hôn là một giao dịch long trọng, tuân theo những quy định nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những quy định ấy tạo thành tập hợp các điều kiện về hình thức của việc kết hôn. Khái quát về điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 2000 Các điều kiện kết hôn, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, được xếp vào nhóm các quy tắc mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Vi phạm các điều kiện ấy, hôn nhân bị coi là trái pháp luật và có thể bị hủy. Quan hệ vợ chồng mà vi phạm các điều kiện ấy không được coi là quan hệ hôn nhân và không thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý của quan hệ hôn nhân. a. Điều kiện về nội dung * Phải đủ tuổi kết hôn: Khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên" mới được kết hôn. Luật HN&GĐ quy định tuổi kết hôn dựa trên căn cứ khoa học về sự phát triển tâm sinh lý của các bên nam, nữ và điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe của nam nữ, bảo đảm cho nam nữ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Đồng thời, quy định này còn bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực và trí tuệ. * Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 thì "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở". Tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau, mỗi bên không bị tác động ý chí của bên kia hay của bất kỳ ai khiến cho họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Luật quy định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ là nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn, khẳng định mục đích xây dựng gia đình và chung sống lâu dài của họ. * Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn Theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau: + Người đang có vợ hoặc chồng (khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000) + Người bị mất năng lực hành vi dân sự (khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000) .Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người "do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình" (Điều 22 BLDS năm 2005) nên tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. + Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 3 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000) Những người có cùng dòng máu về trực hệ là: cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội, cháu ngoại (khoản 12 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000). Những người có họ trong phạm vi ba đời là: đối với những người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 13 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000). + Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi của nhau, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng (khoản 4 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000). + Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000) . Kết hôn giữa những người cùng giới tính là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai người đều là nam hoặc đều là nữ. b. Điều kiện về hình thức: Đăng ký kết hôn Đăng ký kết hôn là việc hai bên nam nữ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc họ lấy nhau thành vợ chồng. Đây là một sự kiện pháp lý, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để từ đó Nhà nước có biện pháp bảo hộ quyền lợi cho vợ chồng. Theo Luật HN&GĐ năm 2000, đăng ký kết hôn bao gồm nhiều quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn, nghi thức kết hôn… Thẩm quyền đăng ký kết hôn là do (thuộc) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn… Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng" (Điều 11). Luật HN&GĐ năm 2000 cùng với những văn bản như Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP … đã quy định cụ thể để giải quyết tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn đảm bảo cho những trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng phù hợp với quy định của pháp luật, theo một trật tự pháp lý ổn định , đồng thời còn xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu đã tồn tại lâu dài,n tự nguyện và tiến bộ trong xã hội ta. Những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959, Luật HN&GĐ 1986, Luật HN&G Đ 2000. Điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959,1986,2000 và lý giải. Điều mới dễ nhận thấy nhất là so với 10 điều liên quan trong Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, 6 chương 35 điều của Luật HN&GĐ năm 1959 có hiệu lực ngày 13/01-1960 và 10 chương 57 điều của Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực ngày 03/01/1987 thì Luật HN&GĐ năm 2000 với 13 chương và 111 điều có hiệu lực ngày 01/01/2001 đã đạt mức độ hoàn chỉnh cao về dung lượng,nhắm tới việc đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đọan phát triển mới của đất nước. Cùng với những đạo Luật hôn nhân và gia đình đã được điều chỉnh ,điều kiện kết hôn cũng có một số thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Về căn bản, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vẫn giữ quy định về 3 điều kiện tối thiểu phải có để được phép kết hôn vốn đã định hình và mang tính truyền thống trong hai đạo Luật Hôn nhân và gia đình trước đây là độ tuổi, sự tự nguyện của nam nữ và thủ tục đăng ký việc kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền .Riêng quy định về độ tuổi kết hôn (nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên) do đối với người Việt Nam,độ tuổi này sự phát triển thể chất đủ chin muồi cho việc thiết lập quan hệ hộ nhân nên đã được chấp nhận ngay từ văn bản luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959) và được giữ nguyên cho đến nay. Dưới đây là một số điểm khác biệt về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình. Điều kiện về hình thức : Điều kiện về nội dung : * Về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn Luật HN&GĐ 1959 có quy định tại Điều 4: Điều 4 “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở.” Luật HN & GĐ 1986 cũng quy định tại Điều 6: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.” Đến Luật HN&GĐ 2000,điều kiện này được quy định tại khoản 2 điều 9 :”Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;” Có thể thấy, các đạo Luật HN&GĐ có những thay đổi về từ ngữ như thay thế cụm từ “con trai và con gái” bằng “nam nữ” rồi lại thành “nam và nữ”, “không một ai” thành “không ai”, ngoài ra có bổ sung thêm phần không được “lừa dối bên nào” nhằm đáp ứng sự phát triển về pháp luật, vừa ngắn gọn, súc tích, lại chi tiết, vừa lường trước những tình huống phát sinh khi giải thích luật. Như cụm từ “nam nữ” theo Luật HN&GĐ có thể hiểu là nam hoặc nữ, gây ra nhầm lẫn trong thực tế, hay bổ sung thêm phần không được “lừa dối bên nào” nhầm đáp ứng sự yêu cầu giải quyết các tình huống ngày càng phức tạp trong thực tế, một số tình trạng không chỉ ép buộc mà còn lừa dối kết hôn. Như vậy, Luật HN&GĐ 2000 đã có những thay đổi phù hợp với xã hội trong giai đoạn mới. * Về các trường hợp cấm kết hôn: Ngoài các trường hợp cấm kết hôn như giữa những người đang có vợ hoặc có chồng, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, người mất năng lực hành vi dân sự;các đạo Luật HN&GĐ còn có những điểm khác biệt như: Luật HN&GĐ 1959 có quy định tại điều 9,10 như sau: Điều 9: “… Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán.” Điều 10: “Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi.” Tại Điều 7 Luật HN&GĐ 1986 cũng cấm kết hôn trong trường hợp : “…b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu ; c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;…” Luật HN&GĐ 2000 quy định về các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10: “..2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. …; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người cùng giới tính.” Ta có thể thấy rõ sự khác biệt qua những trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các đạo Luật HN&GĐ được trích dẫn ở trên. Lý giải sự khác biệt này, ta có thể dựa vào những nguyên nhân sau :             + Luật HN&GĐ năm 2000 trong khi cụ thể hóa trường hợp cấm kết hôn giữa người “đã từng” là cha, mẹ nuôi với con nuôi thì đã bổ sung thêm việc cấm kết hôn giữa “bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.. Đây là bổ sung sáng suốt góp phần bảo vệ nền tảng đạo đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự trong quan hệ gia đình mang bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Điều cấm này đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Hơn nữa, các nhà làm luật cũng thấy cần quy định nhằm ngăn chặn những trường hợp lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để ép buộc đối phương phải kết hôn với mình.             + Pháp luật HN&GĐ cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn ( có họ) với nhau nhằm bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và xã hội. Đồng thời, quy định này còn nhằm làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình và phù hợp với đạo đức của người Việt Nam. Có sự thay đổi về phạm vi có quan hệ họ hàng từ “năm đời” còn “ba đời” do các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi kết hôn, đời sau không được phát triển lành mạnh, tỉ lệ con sinh ra mắc các khuyết tật , dị dạng lớn chỉ diễn ra khi những người có họ trong phạm vi ba đời ,đồng thời hoàn cảnh xã hội phát triển, các quan hệ kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi năm đời không còn ảnh hưởng lớn đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.             + Người không nhận thức được hành vi của mình - Theo các luật HN&GĐ 1959 và 1986, người mắc bệnh tâm thần mà chưa chữa khỏi không được phép kết hôn . Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 lại chỉ cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi mà không nhắc đến người bị bệnh tâm thần, nhưng lại chưa bị đặt vào tình trạng mất năng lực hành vi theo quyết định của Tòa án. Như vậy,các luật hôn nhân và gia đình trước không có quy định về mối quan hệ giữa việc kết hôn và tình trạng hạn chế năng lực hành vi; bởi vậy, trong khung cảnh của luật HN&GĐ 2000, người bị hạn chế năng lực hành vi có quyền kết hôn, thậm chí, có thể tự mình quyết định việc kết hôn mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật..             + Quyền kết hôn của người bệnh - Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, người mắc một hoặc một số bệnh truyền nhiễm được liệt kê trong luật viết không có năng lực pháp luật kết hôn chừng nào bệnh chưa được chữa khỏi.    - Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, việc kết hôn bị cấm đối với người mắc bệnh hủi hoặc hoa liễu .  - Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, người hủi không còn bị cấm kết hôn, nhưng người mắc bệnh hoa liễu vẫn tiếp tục ở trong tình trạng không có năng lực pháp luật kết hôn . Riêng người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được phép đăng ký kết hôn trước nhà chức trách Việt Nam nếu không mắc bệnh hoa liễu hoặc AIDS (Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày 15/12/1993, Ðiều 6 khoản 1).     - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không cấm kết hôn vì lý do có bệnh truyền nhiễm, ngay cả trong trường hợp người kết hôn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài và việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Về trường hợp bỏ cấm đoán kết hôn đối với người đang mắc bệnh hoa liễu (và chúng ta liên tưởng đến cả người nhiễm HIV-AIDS) có lẽ mang nhiều ý nghĩa nhân đạo. Bởi lẽ, những căn bệnh trên không thể là lý do để tước bỏ quyền kết hôn của công dân khi họ có tình yêu thương và thật sự tự nguyện chấp nhận cuộc sống lứa đôi trong hoàn cảnh bệnh tật khó khăn đó. Mặt khác, đối với y học ngày nay thì việc ngăn ngừa sự lây lan và chữa trị bệnh hoa liễu không còn là nan giải nữa. Tất nhiên, Nhà nước không khuyến khích việc kết hôn giữa những người mắc bệnh hiểm nghèo và có khả năng lây lan qua đường tình dục; nhưng quyền kết hôn của những người này được tôn trọng trong khung cảnh của luật thực định.               + Luật Việt Nam hiện đại, trong giai đoạn đầu, quy định rằng người bất lực hoàn toàn về sinh lý không được phép kết hôn (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Ðiều 10). Tuy nhiên, quy tắc ấy đã không được lấy lại trong các luật hôn nhân và gia đình sau này: Cơ sở của hôn nhân, theo người làm luật hiện đại, là tình yêu; và tình yêu là một giá trị không nhất thiết có tính vật chất, cũng không nhất thiết gắn liền với quan hệ xác thịt.               Tuy nhiên, nếu nói cơ sở của hôn nhân là tình yêu, thực tế hiện nay có một vấn đề gây tranh cãi và đang có những cách giải quyết khác nhau trên thế giới là việc kết hôn của những người cùng giới tính thì thái độ của các nhà lập pháp Việt Nam thể hiện trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là dứt khoát: cấm kết hôn (khoản 5, Điều 10). Theo quan điểm của Nhà nước ta, kết hôn là nhằm mục đích xây dựng gia đình và đảm bảo chức năng tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống nhưng khi những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì không đảm bảo được những mục đích trên, là việc làm không phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên, trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ở nước ta quan hệ đồng giới tính là một hiện tượng không mới nhưng hiện nay lại đang nổi lên khá công khai, nhất là trong cư dân đô thị,về lâu dài cần có sự tìm hiểu, thống kê và nghiên cứu đầy đủ với thái độ tôn trọng và cảm thông để áp dụng những giải pháp, pháp luật thỏa đáng hơn cho vấn đề hôn nhân đồng giới. Một số vấn đề phát sinh liên quan đến sự khác nhau giữa điều kiện kết Luật HN&GĐ 1959, 1986, 2000. (do khác-> áp dụng khác=>xác định tc của qhHN để:chấm dứt,thừa kế,..) Ý nghĩa của việc tìm hiểu sự khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959,1986,2000. (nhằm xác định rõ sự khác biệt giữa các L,để xác định sự khác nhau khi áp dụng L ở thời điểm nào để giải quyết tranh chấp, cho thấy sự phát triển xh-pháp lý )… Kết luận Tóm lại, những quy định về điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có sự hoàn chỉnh, những cấm đoán kết hôn không còn cần thiết cần được dỡ bỏ, công dân được tạo thuận lợi nhiều hơn để hưởng quyền kết hôn xây dựng mái ấm gia đình – một trong những quyền con người cơ bản nhất của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này các nhà lập pháp cũng chưa phải lường hết việc phải làm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Luật hôn nhân và gia đình 1986 và luật hôn nhân và .doc
Tài liệu liên quan