Tiểu luận Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và Việt Nam hiện nay)

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 4

Chương 1: Lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước 6

1.1. Ngân sách nhà nước: 6

1.1.1.Khái niệm và bản chất của NSNN: 6

1.1.2.Các nguyên tắc quản lý NSNN: 8

1.1.3.Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 9

1.1.3.1.Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 9

1.1.3.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 10

1.2.Thu ngân sách nhà nước: 14

1.2.1.Khái niệm thu NSNN: 14

1.2.2.Cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam: 15

1.2.3.Vai trò thu NSNN: 16

1.3.Chi ngân sách nhà nước: 17

1.3.1Khái niệm chi NSNN: 17

` 1.3.2.Đặc điểm chi NSNN: 18

1.3.3.Vai trò chi NSNN: 18

Chương 2: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội. 23

2.1. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: 23

2.1.1. Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nướcđể đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 23

2.1.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hỗi của ngân sách nhà nước: 26

2.1.2.1. Vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 26

2.1.2.2. Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống lạm phát: 33

2.1.2.3. Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội: 37

2.2. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Mỹ: 46

Chương 3: Một số kiến nghị 49

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 49

3.1.1. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường: 49

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 51

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội: 58

Kết luận 62

 

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và Việt Nam hiện nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết ở nước ta nhằm phát triển các ngành nghề thủ công theo quyết định 132 của chính phủ các ngành nghề thủ công được hưởng ưu đãi, nếu là dự án xuất khẩu 30% thì miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo. Về chính sách thuế, phí năm 2009, đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giảm áp lực tăng chi phí sản xuất và giá thành hàng hóa, dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước và thúc đẩy xuất khẩu, như: giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng nguyên liệu đầu vào (linh kiện, phụ tùng, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…); giảm thuế xuất khẩu đối với một số khoáng sản (than, dầu thô và tinh quặng đồng…), gạo, phân bón, than gáo dừa, sản phẩm gỗ từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu; tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng tiêu dùng (thịt, sữa…), thép, hợp kim, ống đồng, phân bón. Đồng thời, thực hiện các chính sách giãn, giảm và miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN và thuế giá trị giá tăng.. Áp dụng các chính sách hỗ trợ 70% chi phí phục vụ đưa hàng hóa về tiêu thụ ở nông thôn trong những tháng cuối năm 2009. Theo thống kê đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế. Cả năm, tổng số thuế miễn, giảm, giãn khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó, giảm thuế GTGT là 4.465 tỷ đồng, giảm thuế TNDN là 3.589 tỷ đồng, gia hạn nộp thuế TNDN là 6.305 tỷ đồng, giảm lệ phí trước bạ là 1.141 tỷ đồng. Đã rà soát, bãi bỏ các khoản phí và lệ phí khác với số tiền khoảng 140 tỷ đồng Ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinh tế bằng các giải pháp lớn về chi ngân sách nhà nước: Từ 2006 – 2010, ngân sách nhà nước đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng), góp phần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng trong năm 2010. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. - Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồng năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD. Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3%. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 11,4%. Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 25,7%. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 năm 2010 tăng 63,2% so với năm 2006. Bình quân trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 13,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,3%; công nghiệp chế biến tăng 15%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,1%), trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 16,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ giảm 1,7%; công nghiệp chế biến tăng 19%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 11,1%); giai đoạn 2008-2010 tăng 11,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 1,6%; công nghiệp chế biến tăng 12,4%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,8%). Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 8%. Kết quả sản xuất một số sản phẩm chủ yếu thời kỳ 2006-2010 như sau: Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 12,3% so với năm 2006, tương đương 4,9 triệu tấn. Bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 sản lượng lương thực tăng 2,4% (trong đó sản lượng lúa tăng 2,2%/năm). Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao lượng xuất khẩu. Diện tích lúa năm 2010 ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 2,6% so với năm 2006, tương đương 188,9 nghìn ha. Bình quân thời kỳ 2006-2010, diện tích lúa tăng 0,5%. Thời kỳ 2006 -2010, mô hình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao được phát triển mạnh. Tại thời điểm 01/7/2010, cả nước có 23558 trang trại chăn nuôi, tăng 42% so với năm 2006. Tại thời điểm 01/10/2010, đàn lợn cả nước tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2006; đàn trâu giảm 0,3%; đàn bò giảm 9,1%; đàn gia cầm tăng 40%. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, đàn lợn giảm 0,04%; đàn trâu giảm 0,06%; đàn bò tăng 1,32%; đàn gia cầm tăng 6,4%. Sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thác sang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Trong thời kỳ 2006- 2010, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 215 nghìn ha, tốc độ tăng đạt 7,3%/năm. Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 3602 nghìn m3/năm, mỗi năm tăng 6,2%, nét mới là chuyển khai thác gỗ từ rừng tự nhiên sang khai thác từ rừng trồng là chủ yếu. Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính tăng 37,8% so với năm 2006, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, sản lượng thủy sản tăng 8,1%. Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010. Đầu tư xây dựng cơ bản Theo bộ kế hoạch và đầu tư, trong mười năm gần đây, Nhà nước đã đầu tư gần 85 tỷ đồng cho đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó NSNN hơn 49 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn có tính chất ngân sách gần 33 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng gần 9 nghìn tỷ đồng, vốn đặc biệt hơn 5 nghìn tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 17 nghìn tỷ đồng và vốn đầu tư bán quyền thu phí 1 nghìn 5 trăm tỷ đồng. Nhờ được quan tâm đầu tư, nâng cấp, chất lượng đường giao thông được nâng lên một bước. Hiện mạng lưới đường bộ cả nước có 233 nghìn km, trong đó có 17 nghìn km đường quốc lộ, chiếm 7,63; tỉnh lộ 23 nghìn km, chiếm 10,37% , còn lại là đường đô thị, đường chuyên dụng và đường xã. Vốn đầu tư phát triển của NSNN từ 2006 – 2010 đã đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia; đầu tư phát triển hệ thống giao thông, các công trình thuỷ lợi phòng chống lũ lụt và hạ tầng cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây nam Bộ; tăng đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục - đào tạo, y tế và các chương trình phát triển lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo.v.v. Tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2006 khoảng 96.750 tỷ đồng, bằng 9,9% GDP, đã tăng liên tục qua các năm, và dự toán năm 20011 là 152000 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn đầu tư này, đã từng bước hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều trục đường giao thông quan trọng (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, quốc lộ 32, các đường thuộc hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc...), và nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đầu tư đặc thù kinh tế Khu kinh tế mở Chu Lai: Ngân sác Nhà nước đầu tư một phần và tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào 3 dự án lớn : Dự án xây dựng và sửa chữa máy bay hạng nặng tái sân bay Chu Lai với tổng nguồn vốn đầu tư 500 triệu USD; Nhà máy sản xuất phân đạm và máy nông nghiệp với vốn đầu tư 400 triệu USD và nhà máy dệt công suất 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD. Toàn bộ 3 dự án này đang được xúc tiến đầu tư và triển khai đồng bộ trong năm 2005. Được biết, các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết cho khoảng 10000 lao động tại chỗ, đóng góp khoảng 21000 tỷ đồng Việt Nam mỗi năm. Khu kinh tế mở Dung Quất: Theo báo cáo ban đầu của Ban Quản Lý khu kinh tế Dung Quất, tính đến giữa tháng 8/2007, khu kinh tế này đã thu hút nguồn vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD của 119 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó có 34 dự án đã đi vào hoạt động, 45 dự án đang triển khai xây dựng. Khu kinh tế Dung Quất là địa điểm thu hút vốn đầu tư cao nhất hiện nay trong 8 khu kinh tế được thành lập trên toàn quốc, với tổng số vốn đăng kí đạt 3,4 tỷ USD với 94 dự án. Tính đến thời điểm hiện nay tại khu kinh tế Dung Quất đã có 27 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư khoảng 647.040 tỷ VND, giải quyết việc làm cho hơn 20000 lao động. Bên cạnh đó, hơn 29 dự án đã được cấp phép đầu tư và 45 dự án đã được chấp thuận đầu tư, trong tương lai khi đi vào hoạt động các dự án này sẽ giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động Đầu tư cơ sở hạ tầng doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố được tính đến khi quyết định đầu tư các dự án. Bởi vậy, phát triển cơ sở hạ tầng cũng chính là bước tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn lớn là cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Trước nhu cầu phát triển nhanh của đất nước, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng còn góp phần làm nên diện mạo mới cho các đô thị. Hiện nay, nhiều yếu tố phục vụ kinh doanh như điện năng có thời điểm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho các trung tâm công nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt các hạn chế như: chi phí cho điện năng và viễn thông vẫn còn cao; chất lượng đường xá kém và không đồng đều; cấp thoát nước thiếu đồng bộ…. Do đó ngoài việc lập quy hoạch sớm, các ngành chức năng cần có sự phối hợp để cùng triển khai các dự án hạ tầng, tránh tình trạng lãng phí. Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên về đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt là ngày 26/09/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục 136 dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010. Danh mục này chính là sự cụ thể hoá các kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Đây là những dự án quan trong đã được Chính phủ phê chuẩn về phương thức đầu tư. Trong đó tổng số vốn đầu tư cho các dự án ước tính trên 61 tỷ USD bao gồm: khoảng 53 tỷ USD cho 109 dự án công nghiệp- xây dựng; trên 7,8 tỷ USD cho 47 dự án thuộc lĩnh vực du lịch- dịch vụ; số còn lại dành cho 6 dự án nông- lâm- ngư- nghiệp. Từ những số liệu này cho thấy điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục thu hút đầu tư là ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đặc biệt là có 47 dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Trong danh sách này, nhiều dự án kêu gọi lương vốn đầu tư rất lớn như: nhà máy lọc dầu Nghi Sơn( Thanh Hoá) khoảng 5 tỷ USD, Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa- Vũng Tàu) cần 5-6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) khoảng 5 tỷ USD cho giai đoạn I; Khu càng Lạch Huyền (Hải Phòng) khoảng 2 tỷ USD; Đường vành đai 3 Tp HCM ước tính khoảng 1,55 tỷ USD… 2.1.2.2 Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống lạm phát: Ngân sách góp phần ổn định giá cả thị trường: Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi 385,666 469,606 590,714 584,695 642,200 1. Chi Đầu tư Phát triển: 88,341 104,302 119,462 179,961 150,000 2. Chi trả nợ và viện trợ: 48,192 57,711 58,390 40,120 53,990 3. Chi thường xuyên: 161,852 204,746 252,375 347,381 428,210 4. Chi bù lỗ giá xăng dầu: 9,539 13,334 22,380 - - 5. Chi khác (dự phòng, quỹ dự trữ tài chính, cải cách tiền lương, …) 77,742 89,513 138,107 17,233 10,000 Nguồn: Bộ tài chính Xăng dầu là đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất. Do đó việc giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào của các ngành khác tăng và kéo theo giá bán ra cũng tăng. Chính vì lẽ đó để giữ ổn định giá xăng dầu thì Ngân sách nhà nước đã phải chi ra lần lượt từ năm 2006 đến năm 2008 là 9,539 tỷ đồng, 13,334 tỷ đồng và 22,380 tỷ đồng. từ đó góp phần ổn định giá xăng dầu trong nước. Giá xăng dầu trong nước luôn ở mức ổn định và dao động từ 13,000-15000 VND/ Lít xăng. Trong khi đó giá xăng đầu thế giới luôn ở mức cao. Tuy nhiên kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2008 nhà nước không thực hiện bù lỗ cho xăng dầu mà chuyển sang hình thức điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Từ năm 2009 trở lại đây Nhà nước không thực hiện bù lỗ giá xăng dầu mà thay vào đó là các biện phát như giảm thuế nhập khẩu, sử dụng quỹ bình ổn giá để điều tiết giá xăng dầu: Mặt khác, từ 24/2 các mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu đều áp dụng thuế suất 0%, thay cho mức 2-5% hiện hành. Đây là lần thứ 5 kể từ cuối năm 2010 đến nay, thuế nhập khẩu xăng dầu được điều chỉnh giảm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với giá xăng dầu thế giới nhập khẩu tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp đang chịu mức lỗ rất lớn. Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu lần này nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực tăng giá bán lẻ, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Thêm vào đó ngày 22-12, Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu đối với xăng có pha chì, không pha chì, loại thông dụng, xăng máy bay, dung môi trắng và naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng từ mức 12% xuống còn 6%. Mức thuế áp dụng cho nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới và từ 23oC trở lên cũng được áp dụng mức thuế 6%. Thuế áp dụng đối với dầu thô đã tách phần nhẹ, dầu khoáng sản xuất dầu bôi trơn và dầu bôi trơn cho động cơ máy bay là 5%. Mức thuế đối với diezel cũng giảm từ 5% xuống 2%.Đây là lần thứ hai kể từ đầu tháng 12, thuế nhập khẩu xăng dầu giảm. Trước đó, thuế nhập khẩu xăng từ mức 17% được điều chỉnh xuống còn 12%, dầu hỏa, diezel áp dụng thuế suất 5%. Quyết định của Bộ Tài chính được ban hành trong bối cảnh giá xăng thành phẩm giao dịch tại thị trường Singapore vọt trên ngưỡng 106,3 USD một thùng vào ngày đầu tuần. Giá các mặt hàng dầu cũng đang đứng ở ngưỡng rất cao, trên dưới 115-116 USD một thùng. Với giá nhập khẩu như vậy, mỗi lít xăng dầu doanh nghiệp đang lỗ khoảng 3.000 đồng, sau khi tính theo tỷ giá mới. Mức lỗ đối với mỗi lít dầu vào khoảng dưới 4.000 đồng. Ngân sách góp phần kiềm chế lạm phát: Để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện điều hành chi NSNN năm 2008 theo đúng dự toán đã được Quốc hội quyết định, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt chủ trương thắt chặt chi tiêu, rà soát, sắp xếp giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách để tập trung vốn cho các dự án cần thiết, cấp bách, các dự án có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008; thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; sử dụng dự phòng ngân sách các cấp và nguồn tăng thu NSNN năm 2008 thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát. Trong đó: (1) Đã rà soát lại danh mục các dự án, công trình đầu tư; đình hoãn và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.968 dự án, với tổng số vốn là khoảng 5.992 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch năm 2008. Toàn bộ số vốn dành ra từ việc đình hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ thực hiện này được tập trung bố trí cho các dự án hoàn thành và có khả năng đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2008, các dự án cần thiết, cấp bách, có hiệu quả. Bên cạnh đó, đã rà soát, điều chỉnh giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các công trình giao thông, thuỷ lợi và nâng cấp bệnh viện tuyến huyện so với mức Quốc hội quyết định; riêng trái phiếu giáo dục điều chỉnh giảm 5,6% so với mức Quốc hội quyết định.  (2) Rà soát lại danh mục dự án được vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Đình hoặc giãn tiến độ cấp vốn tín dụng cho các dự án không triển khai, triển khai chậm hoặc không mang lại hiệu quả. Hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ cho các dự án không thuộc đối tượng cấp thiết và trọng yếu của nền kinh tế.    (3) Thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại trong 8 tháng cuối năm 2008 của các Bộ, cơ quan ở trung ương và địa phương. Nguồn kinh phí tiết kiệm để bổ sung thực hiện các chính sách an sinh xã hội; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động sử dụng dự toán đã được giao để xử lý ảnh hưởng do tác động của lạm phát, không bổ sung ngoài dự toán, trừ các nhiệm vụ cấp bách đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...; hạn chế chuyển nguồn chi từ năm 2008 sang năm 2009 đối với những nhiệm vụ không thực hiện hoặc thực hiện không hết dự toán, trừ những trường hợp đã có chế độ quy định hoặc cần thiết, cấp bách. Đặc biệt trước nguy cơ lạm phát cao trong năm 2011 theo ước tính của ÌMF thì Việt Nam có thể lạm phát ở mức 2 con số. Do đó Chính Phủ chỉ đạo các bộ ngành và địa phương cần thực hiện tiết kiệm, cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả cụ thể như sau: - Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới. - Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phương tự xác định cụ thể số tiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa phương tự quản lý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán hoặc chuyển về ngân sách Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước... Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những sai phạm. 2.1.2.3 Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp . Trong hệ thống chính sách thuế gồm có các loại thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân, không căn cứ vào thu nhập và gia cảnh của người nộp thuế. Thuế trực thu như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp điều tiết thu nhập của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập của cá nhân. Ngân sách nhà nước huy động sự đóng góp của những thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằm điều chỉnh một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư. Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên các nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng” và “khả năng nộp thuế”. Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về thể chế luật pháp, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự … đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm, những người có cùng mức thu nhập nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn thì sẽ đóng thuế ít hơn do được giảm trừ mức chịu thuế cho người phụ thuộc, ở nhiếu nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.       Ở nước ta hiện nay, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần), số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội, hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.  Tuy nhiên, công cụ thuế có những giới hạn nhất định trong việc cải tiến phân phối thu nhập, nó không thể làm biến chuyển căn bản thu nhập của những tầng lớp có thu nhập thấp và rất thấp. Dẫn chứng cụ thể Tết này, mọi thứ giá cả đều tăng, nơi đô thị, những cây quất, cây mai, cây đào có giá vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng được bày bán bạt ngàn, nghĩ rằng, giá cao như vậy sẽ chẳng mấy ai mua vậy mà đến 30 Tết, “thú chơi triệu phú” đã “hết veo”, chỉ còn lại những cây quặt quẹo, cong queo bán phá giá vài chục nghìn đồng, những người nghèo, ít tiền mới “mơ tới”. Phần đông người thành thị có thu nhập khá cao so với mức bình quân, trong khi đó, những người nông dân, một nắng hai sương chắt chiu từng hạt lúa, củ khoai làm giàu cho xã hội thì thu nhập thấp, một bộ phận lại rưng rưng nhận những món quà hảo tâm, nhỏ nhoi để mong có một cái Tết không hiu quạnh, có chút gì thắp hương cho ông bà tổ tiên. Những tình cảnh đó thật trái ngược. Trái ngược nữa khi nhìn vào thưởng Tết nó phản ánh rõ nét sự chênh lệch giữa thu nhập và mức sống của người giàu-nghèo. Không kể những trường hợp đặc biệt, chỉ nhìn đến những người lao động trong các loại doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, mức thưởng cao nhất theo báo cáo là 532 triệu đồng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng; tại Hà Nội số liệu đó là 73 triệu đồng/200 nghìn đồng, mức chênh lệch lên tới hàng trăm lần. Sự nghèo đói lại được đẩy xa hơn khi người dân nông thôn cứ dần bị mất đất bởi sự phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ, sân golf... Mất đất, người nông dân đã thất nghiệp và nghèo ngay trên mảnh đất quê hương họ. Trong khi đó, đa phần công nhân làm tại các nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp lương tháng chỉ trên dưới 2 triệu đồng/thá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom 3-De tai 5.doc
  • pptNhom 3-De tai 5.ppt
Tài liệu liên quan