F .Cơ chế phòng vệ phản ứng (reaction formation defense mechanism )
Được Anna Freud gọi là tin vào điều ngược lại . Đây là cách các cá nhân thay đổi một xung lực khó chấp nhận qua một xung lực ở trạng thái dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ : Một đứa trẻ chẳng thích thú gì với cô giáo nhưng lại luôn vui vẻ ngoan ngoãn lễ phép với cô giáo để lấy lòng cô tránh bị phạt . Hay như một cô gái không có tình cảm gì với một chàng trai khác nhưng miễn cưỡng nhận lời hẹn hò để không làm anh ta buồn . Một ví dụ khác điển hình cho cơ chế tự nệ này là nhiều người lớn thường sử dụng lời xin lỗi như một cách để cải thiện các mối quan hệ xã hội . Họ dựa vào cơ chế tự vệ này để sửa đổi lại cảm xúc trong một mốt quan hệ - mặc dù họ không nghĩ là mình có lỗi .
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6110 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu 10 cơ chế phòng vệ cơ bản của Freud và chức năng hoạt động của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . Đặt vấn đề :
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những em bé gái thường thích đóng vai bố mẹ khi chơi với những con búp bê hay những em bé trai thường thích làm siêu nhân , tại sao có những người chết đứng khi nhìn thấy nhện , thậm chí nghĩ đến nhện đã khiến anh ta sợ run người , hay tại sao chúng ta thường có thói quen xin lỗi lịch sự để cải thiện các mối quan hệ xã hội ?
Tất cả những câu hỏi đó đều là một bí ẩn cho tới khi nhà tâm lý học nổi tiếng người áo Siegmund Freud ( 1856 – 1939 ) - người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học đưa ra lý thuyết về các cơ chế phòng vệ cơ bản của con người .
Vậy cơ chế phòng vệ cơ bản là gì , chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của con người , để giải quyết những thắc mắc đó , chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu 10 cơ chế phòng vệ cơ bản của Freud và chức năng hoạt động của chúng .
II. Giải quyết vấn đề :
1 .Các cơ chế phòng vệ cơ bản :
Freud cho rằng cái tôi phải đối diện với những yêu cầu từ hai phía trong đời sống thực tiễn là : Xung động vô thức và siêu ngã . Tuy nhiên khi có sự mâu thuẫn quá lớn giữa xung động vô thức và siêu ngã xảy ra , cái tôi buộc phải tự bảo vệ nó một cách vô thức tự động bằng cách chặn lại những xung lực này hoặc tìm cách thay đổi , biến chúng trở thành những hình thái mới mẻ khác , dễ được chấp nhận và bớt tính cách đe dọa hơn. Sau đó con gái của Freud là Anna cùng một số cộng sự khác đã tiếp tục khám phá thêm về hiện tượng cơ chế tự vệ này .
Bài làm của chúng em tổng hợp từ nhiều nguồn có những cách dịch khác nhau của các cơ chế phòng vệ , do vậy chúng em xin để chú thích nguyên gốc tiếng anh bên cạnh tên gọi của mỗi cơ chế .
A . Cơ chế phòng vệ chối bỏ ( denial defense mechanism )
Là cơ chế tự vệ chặn những sự kiện có hại từ bên ngoài , không cho chúng đi vào khu vực cảnh giác của tâm thức. Khi tiếp cận những trường hợp tình huống căng thẳng vượt quá khả năng xử lý của cá nhân , người đó sẽ từ chối không nhập cuộc với tình huống ấy . Đây là cơ cấu tự vệ chủ lực .
Theo Freud và con gái Anna thì đây là cách tiếp cận không lành mạnh vì chúng ta không thể đóng cửa mãi với vấn đề được . Đây là cơ chế tự vệ tạo điều kiện để những cơ chế tự vệ không lành mạnh khác có cơ hội phát huy .
Ví dụ : Có nhiều người sau khi mắc lỗi thường quay mặt tránh né cái nhìn giận dữ của người khác . Hay có những người cố tình không chấp nhận sự ra đi của người thân . Nhiều sinh viên không dám xem điểm bài thi vì sợ điểm thấp . Thậm chí có người bất tỉnh khi nhìn thấy máu . Tất cả đều là những ví dụ của cơ chế tự vế chối bỏ trong thực tế đời sống .
B .Cơ chế phòng vệ dồn nén ( Repression defense mechanism )
Được Anna gọi là sự lãng quên có động cơ trong đó một cá nhân không thể nhớ lại những tình huống , hoặc những sự kiện đau đớn . Đây là một cơ chế tự vệ khá nguy hiểm vì cá nhân không giải quyết dứt khoát tận gốc mọi sự cố xảy đến từ điều kiện hoàn cảnh đời sống không thuận lợi .
Ví dụ : Có một người rất sợ đi máy bay , thậm chí nghĩ đến máy bay thôi anh đã sợ chứ không cần phải nhìn thấy . Rồi khi lớn lên anh vẫn không hiểu lí do cho đén khi anh được người khác kể rằng ngày bé anh đã may mắn thoát chết trong một vụ rơi máy bay kinh hoàng . Như vậy ký ức anh ta đã đóng chặt và anh ta đã cố tình quên để gạt bỏ kinh nghiệm của mình đã từng bị rơi máy bay – tuy nhiên nỗi sợ hãi vẫn còn tồn tại ở một cấp độ gián tiếp khó nhận ra .
Theo trường phái phân tích tâm lý của Freud thì hiện tượng sợ hãi vô lý này đã dồn nén một sự kiện gây sợ quá ấn tượng . Vì thế chỉ cần anh ta nhìn thấy máy bay hoặc nghĩ về máy bay đã gây ra lo lắng mà không cần khuấy động toàn bộ hệ thống trí nhớ . Cơ chế tự vệ dồng nén này thường là căn nguyên của những nỗi lo sợ vô căn cứ .
Cũng theo Freud, đời sống khổ hạnh là một thói quen từ bỏ những nhu cầu bình thường hàng ngày như nhịn ăn , tập thể dục quá độ, tập luyện võ nghệ, cùng với nhiều hành vi ép xác khác bởi vì các cá nhân đó có thói quen từ bỏ nhìn nhận những khả năng phát triển bình thường của mình. Vì thế họ luôn cố gắn hoàn thiện mình, Đây là một hình thái xử lý tình trạng lo lắng về những khiếm khuyết của bản thân . Nhiều người còn đi xa hơn , tự đày đọa thân xác để mong tìm được sự bình an trong ắn năn xám hối.
Anna Freud đã lý luận và cho rằng nhiều người trải qua một hình thái dồn nén nhẹ hơn gọi là hạn chế cái tôi . Điều này xảy ra khi một người không còn hứng thú đén một bộ phận nào đó của cuộc sống nên đã tập trung vào những mảng khác của đời sống để né tránh những gai góc thử thách. Ví dụ : Một chàng trai nhận thấy mình không có đủ thông minh để theo đuổi việc học tập nên lao vào ăn chơi , yêu đương , hay những cậu bé yếu ớt nhỏ bé không giỏi thể thao thường tập trung học những môn nghệ thuật , khoa học .
C. Cơ chế phòng vệ đóng cửa ( Intellectualization defense mechanism )
Đôi khi còn được gọi là quá trình thông minh hóa . Đây là cơ chế tự vệ liên quan đén việc tách cảm xúc ra khỏi một ký ức khó chịu hay một xung lực có tính chất đe dọa .
Ví dụ : Một người bị một căn bệnh hiểm nghèo nhưng luôn tỏ ra hờ hững , bàng quang , vô tư và coi mình như một người bình thường khỏe mạnh . Đây chính là một hình thái của tự nói dồi , tự lừa gạt chính mình. Trong trường hợp khẩn cấp , nhiều người tỏ ra rất tỉnh táo nhưng khi tình trạng khẩn cấp đó qua đi thì họ sẽ sụp đổ . Trong quá trình căng thẳng , cơ thể họ cho biết họ không thể ngã quỵ . Nhiều cá nhân có khả năng tỏ ra rất cứng rắn trong việc xử lý chết chóc hay tiếp cận với những ca bị thương như các bác sĩ và y tá. Họ là những người phải làm việc thường trực với các vết thương, vết mổ, máu và dao kéo. Ta có thể nhận ra họ có khả năng áp dụng cơ chế tự vệ đóng cửa. Bên cạnh đó chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều người rất sợ phim ma nhưng vẫn đi xem. Hoặc nhiều người cố tính cười lớn trong những sự kiện đau lòng ...
Đây là những ví dụ cơ chế tự vệ đóng cửa nơi con người. Các cá nhân tự thuyết phục rằng họ không có những cảm xúc lo lắng nhưng thật ra họ đang rất lo lắng .
D .Cơ chế phòng vệ thay thế ( Projection defense mechanism )
Là quá trình chuyển hướng cảm xúc của mình về một cá nhân A qua một cá nhân B khác. Thông thường thì những cảm xúc tích cực dễ chịu được con người đón nhận và tiếp cận. Song có nhưng cảm xúc quá gay gắt và khó chấp nhận, một cá nhân thường có phản ứng chuyển cảm xúc ấy sang cho người khác ( giận cá chém thớt )
Ví dụ : Một người có gia đình bị giết hại bởi lính Mỹ trong chiến tranh nên từ đó có ác cảm với tất cả những người da trắng . Hay nhiều người khác không tìm được một người bạn nên đi tìm nuôi các loại thú vật khác như chó mèo để thay thế như cầu tình cảm ấy . Lại có người khác gặp chuyện khó chịu ở gia đình lại lên công ty la mắng nhân viên. Nhiều trường hợp , cá nhân có thể áp dụng cơ chế tự vệ thay thế với chính mình bằng cách giận người khác nhưng lại tự đày đọa bản thân và có nhưng não trạng yếm thế , thụ động , chán chường dẫn đén thiếu tự tin và trầm uất . Họ cảm thấy tự ghét bỏ mình và không chấp nhận bản thân con người họ .
E .Cơ chế phòng vệ gán ghép cảm xúc ( Displacement defense mechanism )
Được Anna Freud gọi là chuyển cảm xúc hướng ngoại. Đây là cách nhiều người gán ghéo cảm xúc của mình lên người khác , nhất là những điểm hạn chế tiêu cực của bản thân họ được nhìn thấy nơi người khác . Họ thường có những cảm xúc vẫn tồn tại trong hệ tư duy của mình nhưng lại cho đấy là cảm xúc của người khác . Có thể nói đây là cách suy bụng ta ra bụng người về những mặt thiếu lành mạnh và tiêu cực.
Ví dụ : Nhiều người đàn ông rất thích các cô gái trẻ rồi nghĩ rằng vợ mình cũng có những cảm giác đó với những chàng trai trẻ . Hay một học sinh lười biếng có khuynh hướng cho rằng nhiều sinh viên khác cũng sẽ lười biếng như mình . Một ví dụ nữa là những ông bố bà mẹ thường hi sinh rất nhiều cho con cái vì họ nghĩ rằng con cái họ rồi cũng sẽ đối xử tốt lại với mình .
F .Cơ chế phòng vệ phản ứng (reaction formation defense mechanism )
Được Anna Freud gọi là tin vào điều ngược lại . Đây là cách các cá nhân thay đổi một xung lực khó chấp nhận qua một xung lực ở trạng thái dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ : Một đứa trẻ chẳng thích thú gì với cô giáo nhưng lại luôn vui vẻ ngoan ngoãn lễ phép với cô giáo để lấy lòng cô tránh bị phạt . Hay như một cô gái không có tình cảm gì với một chàng trai khác nhưng miễn cưỡng nhận lời hẹn hò để không làm anh ta buồn . Một ví dụ khác điển hình cho cơ chế tự nệ này là nhiều người lớn thường sử dụng lời xin lỗi như một cách để cải thiện các mối quan hệ xã hội . Họ dựa vào cơ chế tự vệ này để sửa đổi lại cảm xúc trong một mốt quan hệ - mặc dù họ không nghĩ là mình có lỗi .
G .Cơ chế phòng vệ nhập tâm
Hay còn được gọi là tự vệ nhận định thể hiện qua cách tin rằng cá tính của người khác sẽ là nhân cách của mình để giải quyết những khó khăn trong phạm trù cảm xúc .
Ví dụ : Một bé gái bị bỏ rơi thường chơi với nhũng con thú hay những con búp bê trong vai trò của một người mẹ để giải tỏa những lo lắn và sợ hãi . Em đóng vai người mẹ để thay thế niềm tin khao khát có một người mẹ thương em . Hoặc chuyện các em nhỏ vẫn thích một nhân vật anh hùng nào đó từ từ tivi hay từ phim ảnh và thích bắt trước các nhân vật ấy để khẳng định nhân cách của mình . Nhiều người tin rằng đây là một vơ chế quan trọng trong việc hình thành sườn mẫy siêu ngã ( khung mẫu nhân vậy lý tưởng trong tương lại ) . Hoặc nhiều người vì phải đói diện với những hàng xóm có tính nết khó khăn, đua đòi …. Đã phải tự trang bị cho mình những cá tính để có thể ngang hàng với hàng xóm của họ. Đây là xu hướng ăn có hàng, ở có xóm hoặc đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy như vẫn thường thấy trong văn hóa Việt Nam. Một vài trường hợp nạn nhân của những vụ bắt cốc không nỡ giận kẻ bắt cóc mà còn thông cảm cho họ nữa. Hoặc chuyện có người bị bắt cóc sau đó trở thành một thành viên băng cướp ấy.
H .Cơ chế phòng vệ hoài cổ ( Regression defense mechanism )
Là cơ chế khi một cá nhân quyết định lùi về thời gian quá khứ mỗi khi họ đương đầu với những khó khăn trước mặt .
Ví dụ : Chúng ta khi gặp những vấn đề đau đầu hay sợ hãi thường có xu hướng muốn quay trở về não trạng của trẻ thơ khi chúng ta không phải lo lắng gì cả. Nhiều người cần phải có những kỷ niệm thời vàng son để có thể sinh hoạt bình thường . CÓ người dọn lên sống ở thành phố những gặp những thử thách khó khăc lại muốn dtrowt về quê . Hoặc nhiều người có tư tưởng yếm thế, dễ trở thành lleej thuộc và buông xuôi như thể họ là những trẻ em. Thông thường nhất là đôi lúc ta vẫn nghĩ lại về quá khứ và nhận ra chúng thấy đáng yêu so với hoàn cảnh hiện tại .
I .Cơ chế phòng vệ lý luận hóa (Rationalization defense mechanism )
Là khả năng nhận thức và áp dụng có tính lý luận nhằm chuyển đổi những sự kiện có tính đe dọa trở thành dễ chấp nhận hơn .
Ví dụ : Chúng ra thường tự bào chữa để tự thuyết phục mình trên bình diện có ý thức về những sự kiện bất lợi xảy ra trong cuộc sống . Tuy nhiên với một số người do có cái tôi quá nhạy cảm nên họ thường có khả năng tạo ra những biện hộ quá dễ dàng. Nói khác đi, nhiều người trong chúng ta dễ dàng trong việc chấp nhận những biện hộ của mình. Nói một cách dễ hiểu là cơ chế tự vệ lý luận hóa chính là sự tổng hợp của cơ chế tự vệ chối bỏ ( sự thật ) và cơ chế tự vệ dồn nến ( né tránh điều kiện sống trước mắt ) .
Một số ví dụ điển hình cho cơ chế này là : Những người làm cha mẹ thường đánh con cái khi chúng phạm lỗi và tự biện hộ rằng việc làm đó là vì muốn tốt cho trẻ , một học sinh trượt kỳ thi đại học lại nói với mọi người rằng thực ra anh cũng không muốn học đại học , hay một người đàn ông mua một chiếc xe mới đắt tiền rồi biện hộ rằng chiếc xe cũ đã không còn an toàn nữa .
K . Cơ chế tự vệ hoán chuyển ( Sublimation defense mechanism )
Là cách để một cá nhân chuyển đổi tư duy vê những xung lực sang một ngã tích cực khác. Có thể những xung lực này là nhu cầu tính dục, giận dữ, sợ hãi, hoặc bất cứ những dạng xung lực nào. Cơ chế tự vệ hoán chuyển truyền tải những xung lực sang một hình thái mới dễ được chấp nhận hơn và có khi nó lại trở thành những việc rất có ích
Ví dụ : Một người vô cùng tức giận , và anh ta quyết định đi vào rừng đốn củi để giải tỏa cũng như quên đi sự tức giận đó. Một ví dụ khác : Những người nhẹ nhàng , khao khát cảm xúc có thể trở thành nghệ sĩ dương cầm , vĩ cầm hay nhà văn , nhà thơ . Hay một người khác gặp nhiều thất bại trong đời sống có thể chọn cho mình con đường tu hành . Những người nóng nảy có thể chọn theo đuổi nghề đấu võ đài .
Trong khi các học trò của Freud cho rằng một số cơ chế tự vệ có thể sử dụng theo chiều hướng tích cực , riêng cá nhân Freud tin rằng chỉ có cơ chế tự vệ hoán chuyển là có ích cho con người . Theo ông chính nhờ cơ chế tự vệ này mà chúng ta có những bộ não siêu việt và con người đã đột phá vào rất nhiều lĩnh vực sáng tạo khác nhau .
2. Áp dụng :
Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều từng một lần nghe qua câu tục ngữ : “ Muốn ăn gắp bỏ cho người “ . Câu tục ngữ hàm ý chỉ một bản chất thường thấy của con người đó là suy bụng ta ra bụng người . Họ thường cho rằng những cảm xúc vẫn tồn tại trong tâm trí họ cũng tồn tại trong tâm trí người khác .
Lấy 1 ví dụ để làm rõ hơn câu tục ngữ :Một cô gái đã luống tuổi mà chưa có chồng thường rất thích làm mai cho các cô gái trẻ khác vì cô nghĩ rằng ai cũng thích được lấy chồng . Hay một ví dụ khác : Những người làm cha làm mẹ bao giờ cũng hi sinh làm tất cả vì con cái bởi họ nghĩ rằng sau này lớn lên con cái họ sẽ lại phụng dưỡng chăm sóc , hi sinh cho họ .
Như vậy qua đó chúng ta dễ dàng nhận ra , câu tục ngữ :” Muốn ăn gắp bỏ cho người “ đang diễn đạt một cơ chế phòng vệ cơ bản của con người : Cơ chết phòng vệ gán ghép cảm xúc . Một cách khá phổ biến để nhiều người gán ghép cảm xúc của mình lên người khác .
III. Kết luận
Qua những định nghĩa cũng như ví dụ về các cơ chế phòng vệ đã nêu ở trên , chúng ta có thể nói mọi cơ chế phòng vệ đều là những lời biện hộ để thuyết phục chính bản thân mình và diễn ra dưới phạm trù vô thức và có ý thức. Nói khác đi cơ chế tự vệ chính là cơ chế con người sử dụng những cơ chế này một cách máy móc. Khi không có những hướng xử lý để điều tiết sự cân bằng giữa xung động vô thức và siêu ngã , cái tôi sẽ bị kéo giãn ra vì phải quán xuyến cho cả hai thái cực kia . Nó dối vì thế tiếp tục sinh ra nói dối và cuối cùng một cá nhân sẽ được điều kiện hóa trong tư duy và lối ứng xử của chính mình .
Danh mục tài liệu tham khảo :
Giáo trình tâm lý đại cương học đại cương – tiến sĩ Đặng Thanh Nga .
Các học thuyết tâm lý nhân cách – thạc sĩ Nguyễn Thơ Sinh.
Protecting the Self: Defense Mechanisms in Action – Phebe cramer
Từ điển tâm lí học – Vũ Dũng ( chủ biên )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- {tâm lý học đại cương} Các cơ chế phòng vệ cơ bản Freud (10 điểm).doc