MỤC LỤC(ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT)
1. LỜI MỞ ĐẦU. 2
2. NỘI DUNG. 3
2.1.Cơ sở lý luận của giá trị thặng dư, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối, mối quan hệ giữa hai phương pháp này. 3
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối 6
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: 10
2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được vận dụng vào trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay. 11
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 12
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 13
Kết quả 18
3. KẾT LUẬN. 21
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị
+ Hao mòn máy móc trong 10 tiếng 3.000 x 2 = 6.000 đơn vị
+ Tiền lương cả ngày 10 tiếng: = 5.000 đơn vị
Tổng cộng: = 51.000 đơn vị
Giá trị sợi nhà tư bản thu được 28.000*2 = 56.000 đơn vị
Như vậy nhà tư bản thu được giá trị thặng dư = 56.000 - 51.000 = 5.000 đơn vị
Từ ví dụ trên đây có thể thấy đích xác được giá trị thặng dư từ đâu mà có, cái mà nhà tư bản thu được là cái gì, nguồn gốc sâu xa của nó. Đó là cơ sở của sự giàu có của giai cấp tư sản, cho nên K.Marx đã viết “Bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác”. Nhà tư bản làm được điều đó vì họ có trong tay tư liệu sản xuất, còn người lao động không có tư liệu sản xuất chỉ có sức khoẻ, điều duy nhất người công nhân có thể làm là bán sức lao động của mình để lấy tiền luôi sống bản thân và gia đình của họ. Khi đó sức lao động trở thành hàng hoá, giá trị sức lao động là điều kiện quan trọng để sản xuất ra giá trị thặng dư. Như vậy, theo K.Marx giá trị sản phẩm được khái quát theo công thức sau:
c + v + m
Trong đó:
c: giá trị tư liệu sản xuất
v: giá trị của sức lao động
m: giá trị thặng dư
Khi thu được giá trị thặng dư nhà tư bản sẽ chia nó làm nhiều phần, sử dụng vào những mục đich khác nhau, trong đó một phần rất lớn dùng mua tư liệu sản xuất, để tái mở rộng sản xuất nhằm đem lại nhiều giá trị thặng dư hơn.
Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưng hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi phương pháp đại diện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội.
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy móc giản đơn ở các công trường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi. Có nghĩa là khi nhà tư bản muốn tăng giá trị thặng dư, thì nhà tư bản sẽ mua thêm máy móc mua, thêm tư liệu sản xuât, thuê thêm công nhân để sản xuất ra hàng hóa; nhưng móc, chỉ mua thêm nguyên liệu sản xuất, và bắt công nhân hiện có phải cung cấp thêm một lượng lao động, đồng thời tận dụng triệt để công suất của máy móc hiện có. Cái lợi ở đây là nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản, thuê thêm công nhân, mua thêm máy móc thiết bị, đồng thời máy móc sẽ được khấu hao nhanh hơn, hao mòn và chi phí bảo quản giảm đi rất nhiều, thời gian thu lợi nhuận sẽ dài hơn. VD: Một ngày người công nhân lao động 8 giờ, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10.000 đơn vị tiền tệ, thì trong một ngày người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới là 80.000, bao gồm 40.000 là chi phí sản phẩm và 40.000 là giá trị thặng dư tuyệt đối, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nhưng khi kéo dài thời gian lao động ra thêm 2 giờ với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên là 60.000, nhà tư bản được lợi thêm 20.000 đơn vị so với trước đó, tỷ suất thặng dư là 150%.(Tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện của trình độ bóc lột giá trị thặng dư).
Nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của người công nhân làm thuê, nhưng thực tế thì không cho phép họ làm như vậy trong một thời gian quá dài. Vì những việc làm đó là vượt quá giớ hạn sinh lí của người công nhân, một người có thể duy trì mãi một cường độ lao động với năng suất cao trong một thời gian dài là điều không thể có được, họ cần phải có thời gian ăn ngủ, nghỉ ngơi giải trí nhằm hồi phục sức khoẻ. Thật dễ hiểu khi giai cấp tư bản gặp phải sự kháng cự của giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản muốn kéo dài thời gian lao động trong ngày, còn giai cấp công nhân muốn rút ngắn thời gian lao động, do đó độ dài ngày lao động có thể co giãn và việc xác định độ dài ngắn ấy phụ thuộc vào so sánh lực lượng trong cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đó. Điểm dừng của độ dài ngày lao động là điểm mà ở đó lợi ích kinh tế của nhà tư bản và lợi ích kinh tế của người lao động được thực hiện theo một thoả hiệp tạm thời.
Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản sẽ tìm mọi cách để tăng cường độ lao động của người công nhân. Tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động trong một khoảng thời gian nhất định, nên về thực chất cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày. Nhà tư bản có thể tăng thêm tư liệu lao động, yêu cầu hay thoả thuận người lao động lao động với cường độ cao mức bình thường, yêu cầu khi người lao động là họ phải tập trung làm việc hơn, các thao tác làm việc phải nhanh hơn… những việc đó sẽ tốn nhiều sức lao động hơn so với bình thường, và cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Nhưng việc tăng cường độ lao động khó hơn việc tăng thời gian lao động của người công nhân. vì việc này muốn thực hiện đựoc thì nhà tư bản phải thay đổi máy móc.
Việc áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối ngoài việc gặp khó khăn như ở trên đã đề cập, theo D.Ricardo “với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó, trong điều kiện các nhân tố sản xuất khác là không thay đổi, năng suất của của nhân tố tăng thêm sẽ giảm đi”. Bởi vậy, việc gia tăng các nguyên liệu sản xuất trong khi các điều kiện sản xuất khác không đổi, là việc làm không hiệu quả khi mà nhà tư bản muốn tăng thu thêm giá trị thặng dư.
Để khắc phục những vấn đề mà phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối vào sản xuất. Phương pháp này có tiến bộ vượt bậc so với phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối, thể hiện trình độ sản xuất cũng như trình độ xã hội đã được nâng lên một tầm cao hơn. Phương pháp giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Vì giá trị sức lao động được quyết định bởi các tư liệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động, nên muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người lao động. Điều đó chỉ được thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động xã hội cho các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ. VD: Giả sử ngày lao động là 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là thời gian lao động tất yếu, 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi này tỷ suất thăng dư là 100%.Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động tất yếu của người công nhân chỉ còn lại là 3 giờ, thời gian lao động thặng dư đã tăng lên là 5 giờ, vì vậy tỷ suất thặng dư đã tăng lên là 166%. (Đồng nghĩa với trình độ bóc lột tăng lên).
Sự ra đời và phát triển và sử dụng rộng rãi máy móc đã làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Máy móc có ưu thế tuyệt đối so với các công cụ thủ công, vì công cụ thủ công là công cụ lao động do con người trực tiếp sử dụng bằng sức lao động nên bị hạn chế bởi khả năng sinh lý của con người, nhưng khi lao động bằng máy móc sẽ không gặp phải những hạn chế đó. Vì thế, việc sử dụng máy móc làm năng suất lao động tăng lên rất cao, làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, làm hạ thấp giá trị hàng hoá sức lao động, rút ngắn thời gian lao động tất yếu kéo dài thời gian lao động thặng dư, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn. Phương pháp giá trị thặng dư tương đối ngày càng được nâng cao do các cuộc cách mạng khoa học, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đem lại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người, nó khác với cuộc cách mạng khoa học là dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ sản xuất mới, chứ không đơn thuần về công cụ sản xuất như cách mạng khoa học, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao, đưa xã hội loài người bước sang một nền văn minh mới - nền văn minh trí tuệ.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất theo chiều sâu, lao động phức tạp tăng lên và thay thế cho lao động giản đơn. Để có lợi cho mình có lợi cho mình các nhà tư bản buộc phải chú trọng đến nhân cách sáng tạo của lao động làm thuê. Điều đó đã chứng minh rằng lao động trí óc, lao động có trình độ kĩ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định tới việc sản xuất giá trị thặng dư và tầng lớp công nhân này có mức sống tương đối cao. Chính những điều đó dã làm cho một số người lao động nhầm tưởng rằng họ không bị bóc lột sức lao động, sức lao động của họ được trả một cách thoả đáng, họ an tâm làm việc mà không không biết rằng một khối lượng lớn giá trị mới do sức lao động của mình tạo ra đã bị nhà tư bản chiếm đoạt. Hơn nữa, với tốc độ phát triển chóng mặt của máy móc công nghệ, tác hại của sóng điện từ từ những thiết bị tin học hiện đại làm cho người lao động bị hao phí rất nhiều sức lực, phát sinh nhiều bệnh nghề nghiệp, các bệnh này có thể phát sinh ngay trong quá trình còn đang lao động của người công nhân nhưng cũng có thể để lại di chứng sau một thời gian dài mới biều hiện bệnh.
Một dạng của giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư siêu ngạch, đây là cái đích hướng tới của các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó. Xét trong từng trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ đó đã được phổ biến rrộng dãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đây một hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kì vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh chóng. Bởi vậy K.Marx gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
Thực ra, hai phương pháp giá trị thặng dư đó không hề bị tách dời nhau, mà chỉ trong mỗi thời kì khác nhau sự vận dụng hai phương pháp là nhiều hay ít mà thôi, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp giá trị thặng dư tương đối, còn trong thời kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng, các lao động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao động của người công nhân, mà trái lại do việc áp dụng máy móc không đồng bộ nên khi máy móc chạy với tốc độ cao, có thể chạy với tốc độ liên tục buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho cường độ lao động tăng lên, năng suất lao động tăng, ngoài ra nền sản xuất hiện đại áp dụng tự động hoá cao cường độ lao động người công nhân tăng lên với hình thức mới đó là cường độ lao động thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp, tạo ra sản phẩm chứa nhiều chất xám có giá trị lớn. Nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trong diều kiện hiện đại là sự kết hợp tinh vi của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong các danh nghệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được vận dụng vào trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động làm thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản, của giai cấp tư sản. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của người công nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư không tồn tại, mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác không giống như giai cấp tư sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì mục đích phát triển xã hội chủ nghĩa, vì con người. Không tác ra khỏi xu hướng của xã hội, Việt Nam vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào trong công cuộc xây dựng đất nước, trong đó tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nhiệm vụ hàng đầu, đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
Khi tách riêng hai thuật ngữ công nghiệp hoá và hiện đại hoá ra làm hai, thấy công nghiệp hoá là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân một nước từ trình độ phát triển thấp sang một trình độ phát triển cao hơn nhiều dựa trên cơ sở các ngành kinh tế có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, với năng suất chất lượng hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, còn hiện đại hoá là việc xây dựng và phát triển đất nước đạt trình độ của những nước phát triển nhất của thời đại mà mấu chốt là đạt trình độ hiện đại hoá của nền sản xuất xã hội. Chính bởi vậy mà công nghiệp hoá phải luôn đi đôi với hiện đại hoá, tạo thành khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá: là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sủ dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại đạt tới năng suất lao động xã hội cao, tạo ra sự đổi mới trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành từng bước, phải có sự đồng bộ trong giữa các bước, tránh nóng vội chủ quan sẽ đem lại những hậu quả đáng tiếc. Muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hoá nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ. Trong đó, chú trọng xây dựng, phát triển công nghiệp và sản xuất tư liệu sản xuất, then chốt là công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất. Khi phát triển công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị, trong đó sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là các tư liệu sản xuất. Đối tượng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, các ngành công nghiệp chế tạo tư liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì sản phẩm của ngành này sẽ được ứng dụng vào các ngành khác để sản xuất ra sản phẩm cấp thấp hơn, nên ngành công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất có vị trí quan trọng việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển của các ngành khác. Xã hội phát triển kéo theo quy mô, cơ cấu, tỷ trọng các ngành công nghiệp phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh tiềm năng của đất nước. Đó là trong thời kì đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với công nghiệp, bởi trong hoàn cảnh này sẽ dễ dàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn và lao động có tay nghề không cao, tuy nhiên phải không ngừng đầu tư phát triển để đưa ngành công nghiệp nặng tạo tiền đề cho giai đoạn sau. Ở giai đoạn sau công nghiệp nặng sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với công nghiệp nhẹ, công nghệ nặng sẽ là nền công nghiệp chủ đạo của nền kinh tế sử dụng những lao động lành nghề, trình độ kỹ thuật cao. Đồng thời, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả hơn. Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nhưng mỗi giai đoạn khác nhau mà tỷ trọng công nghiệp là lớn hay tỷ trọng dịch vụ là lớn hơn, nhưng một tất yếu là tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ giảm đi trong cơ cấu kinh tế. Kéo theo là lao động trong nông nghiệp sẽ giảm và chuyển sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Thời kì này, chúng ta phải tăng cường củng cố địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đảng ta đã lấy mục tiêu phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên một làm cần thiết là chúng ta phải tuyên truyền rộng khắp tư tưởng của chủ nghĩa xã hội làm cho nhân dân hiểu, tin tưởng vào chế độ mà đảng đã lựa chọn, yên tâm tham gia sản xuất phát triển xã hội.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cuộc cải biến cách mạng từ xã hội nông nghiệp trở thành xã hội công nghiệp, đó là cuộc cải biến trên mọi lĩnh vực, làm được điều đó cần có nhiều điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội. Một tiền đề quan trọng là việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong tình hình hội nhập kinh tế thé giới sôi động ngày nay thì mỗi quốc gia đều phát triển dựa trên hai nguồn vốn chính là vốn trong nước và vốn ngoài nước, nhưng mỗi nước có quan điểm khác nhau trong việc coi trọng nguồn vốn trong nước hay nước ngoài hơn. Quan điểm của nước ta là dựa vào vốn trong nước là chính, vốn nước ngoài là quan trọng. Chúng ta phải tận dụng hết mọi nguồn vốn trong nước để tạo ra sự phát triển bền vững, cân đối, nhưng nguồn vốn nước ngoài là chất xúc tác quan trọng đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Việc tích luỹ nguồn vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, mặt khác chúng ta phải khai thác và sử dụng tốt quỹ lao động. tập trung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, chỉ như thế chúng ta mới tận dụng được hết các nguồn lực sẵn có, tận dụng được lợi thế tương đối của nước ta. Chúng ta tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia tham gia vào đầu tư tại nước ta, giúp nguồn vốn đầu tư được bổ sung, đó là các nguồn vốn như FDI, ODA, nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, ADB, WB… Khi các nguồn vốn này được đưa vào trong nước thì sẽ cải thiện rất nhiều cho tình hình kinh tế Việt Nam, như một luồng gió mới, chất xúc tác không thể thiếu đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục đích là nâng cao nền sản xuất xã hội, mà chỉ sử dụng các phương tiện công nghệ thì chưa đủ, một điều kiện không thể thiếu là chúng ta phải sử dụng đội ngũ những người lao động có khả năng vận hành điều khiển các loại máy móc công nghệ đó. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu đó của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm những con người có tài có đức, ham học hỏi, thích sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc. Họ phải được trang bị tốt về tư tưởng chỉ đạo của đảng, về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm với thế giới. Đó là nguồn lực của nền văn hoá công nghiệp hiện đại. Từ đó thấy rằng việc quan trọng hàng đầu là chúng ta phải ưu tiên cho phát triển con người, phải đầu tư cho giáo dục coi đó là nhiệm vụ quốc sách hàng đầu hướng chính của đầu tư phát triển, phải tạo cơ cấu nhân lực đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ trong các ngành kỹ thuật, trong các ngành kinh doanh, đào tạo các công nhân lành nghề có khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật cao. Tiềm lực khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoa học công nghệ có vai trò ngày càng to lớn đến tăng trưởng nền kinh tế. Nếu quá trình tích luỹ, mở rộng đầu tư theo quy mô sản xuất được coi là tái sản xuất theo chiều rộng thì phát triển khoa học công nghệ được coi là quá trình tái mở rộng sản xuất theo chiều sâu, khoa học công nghệ là biểu hiện của trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học công nghệ có vai trò quyết định tới lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng của các quốc gia. Tiềm lực khoa học công nghệ là tiềm lực trí tuệ sáng tạo của mỗi quốc gia. Theo một nghiên cứu thấy rằng khả năng cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới như sau:
Nước
Xếp hạng
2002
2003
2004
Phần Lan
1
1
1
Mỹ
2
2
2
Đài Loan
6
5
4
Đan mạch
4
4
5
Singapore
7
6
7
Malaysia
30
29
31
Thái Lan
37
32
34
Inđônêxia
69
72
69
Trung Quốc
38
44
46
Phi-líp- pin
63
66
76
Việt Nam
62
60
77
Thấy rằng khả năng cạnh tranh của Việt Nam là thấp so với khu vực và thế giới, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của nước ta chậm hơn so với các nước trên thế giới, điều đó có nghĩa là mức độ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế. Với tình hình đó thì việc thay đổi khoa học công nghệ là một việc làm tất yếu của nước ta thì mới mong có sự thay đổi trong nền kinh tế. Để thay đổi công nghệ trong sản xuất là một điều không phải dễ đối với tất cả các nền kinh tế đặc biệt khi nước ta là một nước nông nghiệp đi lên, nhưng khi chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thì điều đó trở nên dễ dàng hơn. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng thuận lợi, nhanh chóng bấy nhiêu. Thực chất của việc mở rộng quan hệ đối ngoại là việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, là tiếp thu nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm điều hành, quản lý hiện đại để áp dụng vào tình hình thực tế nước ta, đồng thời cũng dễ dàng cho việc mở rộng thị trường, giúp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành nhanh hơn. Một trong những điều kiện không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự lãnh đạo đảng và sự quản lý của nhà nước. Khi có sự lãnh đạo của đảng thì chúng ta mới có thể đi đúng hướng theo con đường đảng đã chọn lựa là phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà cao hơn cái mà chúng ta đang hướng tới là chủ nghia cộng sản. Mặt khác khi có sự quản lý của nhà nước thì, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới được thực hiện từng bước theo đứng quy luật và phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới được diễn ra đồng đều và rộng khắp trên các vùng miền của đất nước. Có thế thì người dân mới tin tưởng vào chế độ, an tâm để lao động và làm việc, chỉ có sự quản lý của nhà nước thì các dịch vụ công được đảm bảo, trật tự công bằng mới được thực hiện.
Khi nội dung và tiền đề của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được vạch ra thì phương hướng, quy mô, bước đi của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở thấu suốt các quan điểm của đảng và nhà nước, trong văn kiện đại hội ban chấp hành trung ương 7 (khoá VII) đã nêu rõ như sau:
- Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Đối với nước ta, đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất kỹ thuật, về con người và về khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 179_gia_tri_thang_du_van_dung_vao_su_nghiep_chn_hdh_o_nuoc_ta_9048.doc