Tiểu luận Nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuần hoàn đối với việc quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

 

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 3

Nội dung 5

I. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản 5

1. Tư bản: 5

a. Sự chuyển hoá tiền thành tư bản 5

b. Hàng hoá sức lao động 6

2. Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản 7

a. Tuần hoàn tư bản 7

b. Chu chuyển tư bản 8

II. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuần hoàn đối với việc quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 11

1. ý nghĩa thực tiễn của học thuyết 11

a. ứng dụng thực tế của học thuyết 11

b. Vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 12

2. Huy động, quản lý và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 14

a. Thực trạng của việc huy động quản lý và sử dụng vốn ở nước ta 14

b. Biện pháp huy động vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 15

Kết luận 18

 

 

 

 

docx16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuần hoàn đối với việc quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá tiền thành Tư bản. - Công thức chung của tư bản : Mọi tư bản lúc đầu biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định, nhưng bản thân tiền không phải là tư bản , tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Trong lưu thông tiền vận động theo công thức H-T-H, còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức T-H-T; Điểm giống nhau giữa 2 công thức này là đều chứa đựng hai nhân tố hàng và tiền, đều bao gồm hai hành vi mua và bán, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 công thức này là trong công thức vận động của tiền trong lưu thông hàng hoá bắt đầu bằng hành vi bán ( H-T) và kết thúc bằng hành vi mua( T-H) , điểm bắt đầu và kết thúc đều là hàng hoá ; và mục đích là giá trị sử dụng. Còn trong công thức vận động của tư bản, bắt đầu bằng hành vi mua (T-H') và kết thúc bằng hành vi bán ( H-T), Điểm bắt đầu và kết thúc đều là tiền và mục đích là đem lại giá trị, làm thoả mãn người chủ của nó, mà người chủ của nó khôg thể chấp nhận việc trao đổi không đem lại giá trị cho mình vì thế giá trị sau khi trao đổi sẽ là T'>T, tức là số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra và số tiền dôi ra này chính là giá trị thặng dư (m) . Vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản là : T-H-T' trong đó T'= T+ DT ( với DT là giá trị thặng dư) - Mâu thuẫn của công thức chung của Tư bản : Tiền ứng trước, tức là tiền bỏ vào lưu thông khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lương nhất định (DT) , Từ đó có thể kết luận lưu thông tạo ra giá trị thặng dư hay không.? Như ta đã biết lưu thông là quá trình mà trong đó xẩy ra hai hành vi mua và bán. Nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị con tổng số gía trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi thì trước sau không thay đổi. Nếu trao đổi không ngang giá thì nếu người có hàng bán với giá cao hơn giá trị thì kết quả người bán được lãi , còn nếu bán thấp hơn giá trị thì người mua được lãi . Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá mỗi người vua mua vừa là người bán, vì thế phần lời trong khi mua sẽ bù lại phần thiệt khi bán và ngược lại. Trường hợp giá trị thặng dư do thương nhân chuyên mua rẽ và bán đắt nhờ mánh lời mà có chí giải thích được sự làm giầu của những thương nhân cá biệt vì tổng giá trị trước và sau trao đổi không thay đổi. Theo C Mác toàn bộ giai cấp các nhà tư bản của 1 nước không thể làm giàu trên lưng của giai cấp mình. Như vậy lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư . Nhưng nếu tiền không tham gia vào lưu thông thì cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông , và phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông "(1). Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản . b, Hàng hoá sức lao động ( sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá ) Để giải quyết mâu thuẫn của công thức của tư bản. CMac cho rằng trên thị trường có một loại hàng hoá đặc biệt đó là hàng hoá sức lao động . - Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cở thể con người duoc sử dụng vào sản xuất hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng.hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản. - Trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cần thiết để sản xuất, song nó chỉ trở thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. Một là người lao động phải được tự do về thân thể , tự do sở hữu năng lực của mình. Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, chỉ trong điều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình. - Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động : cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng Gía trị của hàng hoá sức lao động do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định . Vì thế nó chính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho người công nhân và gia đình anh ta. Giá trị sử dụng cuả hàng hoá sức lao động cũng chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra hàng hoá và đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động, tức là tạo ra giá trị thặng dư. Đó là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. * Tóm lại: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là : tư bản không thể xuất hiện cả trong và ngoài lưu thông nhưng nó lại phải xuất hiện trong lưu thông và không phải trong lưu thông. Bằng việc chỉ ra hàng hoá sức lao động C.Mác đã giải quyết được mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. 2. Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản. a. Tuần hoàn tư bản: - Sự vận động liên tục của tư bản từ hình thái chức năng này qua hình thái chức năng khác cho tới khi nó quay trở lại hình thái ban đầu của nó thì gọi là tuần hoàn tư bản. - Nghiên cứu về tuần hoàn tư bản tức là nghiên cứu về sự vận động của tư bản qua 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tư bản có một hình thức nhất định và một chức năng riêng biệt. Quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp có thể khái quát như sau: TLSX T - H …..sx……H' - T' SLĐ + Giai đoạn I: (T - H) Giai đoạn này nhà tư bản xuất 1 số tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. TLSX T - H SLĐ Tư liệu sản xuất và sức lao động phải phù hợp với nhau cả về chất và lượng, với chức năng là phương tiện mua tư liệu sản xuất và sức lao động trong giai đoạn này tiền mang hình thái tư bản tiền tệ. * Giai đoạn II: TLSX H …..sx……H' - T' SLĐ Giai đoạn này nhà tư bản sử dụng TLSX và sức lao động để sản xuất ra hàng hoá. Bộ phận tư bản công nghiệp nằm trong giai đoạn II gọi là TBSX. *. Giai đoạn III. ( H' - T') Giai đoạn này tư bản lại nhảy vào lưu thông với tư cách là tư bản tiền tệ, có chức năng mang lại giá trị thặng dư và giá trị. Sự vận động của tư bản theo công thức trên là sự vận động có tính chất tuần hoàn. Sự vận động này chỉ diễn ra bình thường khi các giai đoạn của nó được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau, mặt khác tư bản phải tồn tại dưới cả ba hình thức là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá. *. Tóm lại: Tuần hoàn của tư bản là sự biến chuyển liên tiếp của tư bản qua 3 giai đoạn, trải qua 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng tương ứng, để trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn. b. Chu chuyển tư bản. - sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi, lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ, thì gọi là chu chuyển của tư bản. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm và nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ đó với việc sản xuất và thực hiện giá trị thặng dư. - Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hoá) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế, nhưng có thêm giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản gồm thời gian gián đoạn sản xuất và thời gian lưu thông : thời gian sản xuất là thời kỳ làm việc và khoảng thời gian gian doan trong khi chế biến. Thời kỳ làm việc dài hay ngắn là tuỳ điều kiện cụ thể của từng ngành, xí nghiệp…Trong khoảng thời gian gián đoạn trong khi chế biến đối tượng lao động phải chịu ảnh hưởng của quá trình tự nhiên. Thời gian lưu thông là khoảng thời gian mà tư bản chuyển từ hình thức tiền tệ sang hình thức sản xuất và từ hình t hức hàng hoá chuyển về hình thức tiền tệ. Thời gian này dai hay ngắn là tuỳ vào điều kiện mua TLSX và điều kiện bán hàng ,tuỳ theo thị trường xa hay gần, tuỳ theo trình độ phát triển của phương tiện giao thông vận tải. - Tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất mà bản thân nó tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị lại không chuyển hết một lần, mà chuyển dần từng phần một vào sản phẩm. VD: nhà xưởng, máy móc. Tư bản lưu động là một bộ phận tư bản sản xuất mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hoá đã bán xong. Tư bản cố định chu chuyển chậm hơn tư bản lưu động và ngay trong tư bản cố định, thời gian chu chuyển của các yếu tố khác nhau cũng không giống nhau. Trong quá trình sản xuất tư bản CĐ bị hao mòn dần, có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là do sự sử dụng và do tác động của thiên nhiên làm cho những bộ phận tư bản đó dần dần hao mòn đi đến chỗ hỏng, không dùng được nữa. Hao mòn vô hình là nói về những trường hợp máy móc tuy còn tốt nhưng trường hợp máy móc tuy còn tốt nhưng bị mất giá, vì có những máy móc mới tốt hơn, tối tân hơn xuất hiện. - Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước. Chu chuyển chung của tư bản ứng trước là con số chu chuyển trung bình của những thành phần khác nhau của tư bản. Chu chuyển thực tế là thời gian để tất cả các bộ phận của tư bản ứng trước được khôi phục toàn bộ về mặt giá trị cũng như về mặt hiện vật. - Tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm . Phương pháp tăng tốc độ chu chuyển tư bản và ý nghĩa của nó . Tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm là tỷ lệ tính bằng phần trăm giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm với tư bản khả biến ứng trước. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản là để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm. Tuy rằng tỷ suất giá trị thặng dư thực tế không đổi nhưng tư bản chu chuyển càng nhanh, số vong chu chuyển của tư bản càng lớn, tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm càng cao. Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có vai trò rất quan trọng trong việc tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Do đó nhà tư bản ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông để tăng tốc độ chu chuyển cuả tư bản. mà tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của các tư bản có thể như nhau song hiệu quả hoạt động của tư bản đó lại là khác nhau do đó có tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm khác nhau. Vậy tăng tốc độ chu chuyển tư bản là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp . Có thể dùng các biện pháp sau để tăng tốc độ chu chuyể tư bản : áp dụng công nghệ mới vào sản xuất , cải tiến bộ máy quản lý xúc tiến quảng cáo, cải tiến chất lượng sản phẩm cải tiến hệ thống giao thông vận tải trong lưu thông. Tuy nhiên có những nhân tố làm chậm tốc độ chu chuyển tư bản: kỹ thuật ngày càng phát triển Sự bố trí không hợp lý trong sản xuất , sự tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều kho khăn… * Tóm lại : Trên đây ta đã nghiên cứu về tư bản về tuần hoàn và chu chuyển tư bản, nắm bắt điều này nhằm mục đích vận dụng vào việc quản lý các doanh nghiệp trong nền KTTTĐHXHCN ở Việt Nam. II. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản đối với việc quản lý doanh nghiệp trong nền KTTTĐHXHCN. Thế giới đang đứng trước nhiều biến động hết sức phức tạp. trong công cuộc xây dưng đất nước Việt Nam chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn thử thách . Đảng và chính phủ ý thức rõ tầm quan trọng của việc vận dụng kinh tế chính trị Mác-Lênin vào quá trình xây dưng kinh tế nước nhà. Để có thể huy động và sử dụng vốn có hiệu quả , việc nắm bắt vai trò của vốn và ứng dụng thực tế của học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản vào vấn đề vốn là hết sức cần thiết và cấp bách cần làm trước tiên. 1, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết : a ,ứng dụng thực te của học thuyết . Trong thực tế , tư bản công nghiệp cũng vận động theo công thức. TLSX T - H …..sx……H' - T' SLĐ và khi xem xét ứng dụng thực tế của công thức này của càn xem xet trong3 giai doan -Giai đoạn I TLSX T - H SLĐ Giai đoạn nay các doanh nghiệp xuất vốn ra để mua TLSX và SLĐ, tuy nhiên việc mua này không thể diễn ra một cách tuỳ tiện. Đối với các doanh nghiệp mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi nhuận, do vậy điều quan trọng nhất là cần tối thiểu, hoà chi phí sản xuất . Việc lựa chọn phương thức tối ưu trong khi mua TLSX và sức lao động là hết sức cần thiết. -Giai đoạn II: TLSX H …..sx……H'- SLĐ Trong giai đoạn thứ hai các doanh nghiệp chú trọng vào khâu sản xuất . Nếu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì sẽ được thể hiện ở hiệu quả sản xuất , ở chất lượng sản phẩm , hơn thế nữa. Nếu quản lý sử dụng vốn có hiệu quả còn giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chu chuyển tư bản, khiến cho vốn quay vòng nhanh, tiết kiệm được tư bản ứng trước và cho phép tăng quy mô sản xuất, hao mòn vô hình, hữu hình cũng vì thế mà sẽ được giảm bớt do các tác đông khách quan khác. - Giai đoạn III : (H'-T') Doanh nghiệp chú trọng vào lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Để có thể rút ngắn thời gian tiêu thụ sản phẩm cần phải có các biện pháp xúc tiến Marketing hỗn hợp : chính hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn tốt.Nếu có được một chiến lược MKT phù hợp sẽ làm tăng doanh thu , giảm chi phí lưu thông và đạt được hiệu quả của tư bản một cáh cao nhất . b, Vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả: Có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đóg vai trò chủ trốt trong cuộc xây dưng một nền kinh tế cuae bất kỳ quốc gia nào. Thế giới đã chứng kến biết bao bài học xương máu về việc quản lý sử dụng vốn , trong đó bao gồm cả những thành công và thất bại. Tại các nước có nền kinh tế thị trường thành công mà điển hình là các quốc gia Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông…các chiếm lược kinh tế của họ trong quá trình CNH - HĐH là tăng trưởng và tích tụ vốn tài chính cho bước phát triển tiếp theo. Nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, các nguồn lực hạn hẹp vì thế mà không bị dàn trải, xé nhỏ từ đó nâng cao được chất lượng công nghiệp mà sản phẩm xuất khẩu chính là thành quả của chính sách này. Nhìn lại tình hình kinh tế nước ta thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. Do ưu tiên phát triển vào ngành công nghiệp nặng, một ngành đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn, thời gian chu chuyển của các tư bản là rất dài, cộng thêm nền móng cơ sở hạ tầng thấp kép đã diễn tới một điều tất yếu là hiệu quả tư bản không cao, hiệu quả kinh tế thu được rất chậm và bấp bênh. Đất nước rơi vào thời kỳ khó khăn, phức tạp, mọi nguồn lực đều bị sử dụng vô tội vạ, các nguồn vốn tài chính trong và ngoài nước đều bị sử dụng lãng phí làm cho ngân sách Nhà nước cạn kiệt, nợ nước ngoài chồng chất, lạm phát gia tăng, bộ máy công nghiệp nặng đồ sộ không còn "nhiên liệu" hoạt động bỗng chốc trở thành gánh nặng kinh tế. Đúng ra với nguồn vốn ít ỏi, thực lực kinh tế còn yếu kém cần phải được tập trung đầu tư vào các ngành có thời gian chu chuyển thấp tốc độ chu chuyển nhanh thì do sai lầm trong việc quản lý sử dụng vốn mà các nhà hoạch định chính sách đã đẩy nước ta tụt lùi đi so với thế giới cả chục năm về kinh tế. * Tóm lại: Việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong việc xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, từ đó có chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn thích hợp. Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá với một nền kinh tế hết sức nhạy cảm với các tác động chủ quan, khách quan, bởi vậy việc vận dụng tốt KTCT Mác Lênin và nắm vững vai trò của việc quản lý sử dụng vốn có hiêụ quả là việc làm quan trọng đầu tiên và là quan trọng nhất. Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản là một trong những học thuyết rất nổi tiếng của Mác.Nó cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên bộ Tư bản của Mác. TrướcMác, các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển đều không lý giải được tận gốc nguồn gốc của lợi nhuận.Họ dựa vào những hiện tượng bên ngoài mà cho rằng lợi nhuận là do lưu thông mà có.Họ đã biện hộ,bảo vệ cho chủ nghĩa tư bản,cho lợi nhuận của các nhà tư bản.Cùng với học thuyết giá trị thặng dư và các học thuyết khác,học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản đã chỉ rõ nguồn gốc lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản là do giá trị thặng dư mà người lao động làm thuê tạo ra trong quá trình lao động. Nó đã chỉ rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư bản.Nó đã chỉ rõ rằng tư bản luôn vận động và trong quá trình vận động nó lớn lên không ngừng.Tư bản vận động qua các giai đoạn khác nhau,chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Đến giai đoạn sản xuất tư bản được tăng thêm giá trị nhờ giá trị thặng dư mà người lao động làm thuê đưa vào khi họ tham gia quá trình sản xuất. Các giai đoạn khác chỉ để thực hiện giá trị. Nhà tư bản đã bóc lột và cướp không giá trị thặng dư của người công nhân. Đó cũng là nguồn gốc lợi nhuận của họ. 2. Huy động quản lý, sử dụng vốn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đất nước ta qua những năm tới đổi mới đã thành công trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên đã phát huy được năng lực nội tại của nền kinh tế làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bước đầu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ, nhiều bất cập, trong đó nguy cơ về sự tụt hậu so với khu vực và thế giới là đáng chú ý nhất. Đại hội Đảng IX một lần nữa khẳng định nước ta vẫn tiếp tục "Đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp"(1) Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần và đã thực hiện hàng loạt các chính sách mà trong đó vấn đề quan trọng nhất là vốn đầu tư. a. Thực trạng của việc huy động quản lý, sử dụng vốn ở nước ta. Trước tiên là về nhu cầu vốn. Kinh nghiệm từ các nước đi trước cho thấy rằng trong giai đoạn CNH - HĐH nhu cầu về vốn thường hết sức căng thẳng. Để có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có bước nhảy vọt(2). Chúng ta cần một lượng vốn vô cùng lớn, thế nhưng chúng ta muốn tự lực đứng trên đôi chân của mình thì ít nhất vốn trong nước cũng phải đạt 50% trên tổng nhu cầu vốn. ý thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn tại Đại hội Đảng IX đã ưu tiên giải quyết các vấn đề về vốn, như tăng nhanh tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, dự kiến năm 2010 sẽ đạt trên 30% GDP , tập trung thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào các khu công nghiệp khu chế xuất, khu công nghệ cao (dự kiến trong 5 năm 2001 - 2005 sẽ thu hút đưa vào thực hiện trong nền kinh tế khoảng 9-10tỷ USD. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (dự kiến trong 5 năm 2001-2005 sẽ thu hút giải ngân được 10-11 tỷ USD). Tuy nhiên để thực hiện được những dự định như trên không phải là đơn giản khi mà nhìn vào thực trạng việc huy động quản lý, sử dụng vốn ở nước ta, với bộ máy hành chính cồng kềnh, hình thức và công cụ huy động vốn còn nghèo nàn đơn giản, không có tính hấp dẫn với người đầu tư, hệ thống thu thuế còn lỏng lẻo kém tính đồng bộ, hệ thống ngân hàng tài chính còn chồng chéo, tự do không thống nhất, chưa tạo lập được lòng tin nơi người đầu tư vì thế mà việc huy động nguồn vốn khi cần thiết còn gặp nhiều khó khăn, nan giải…Mặt khác trong các doanh nghiệp, xí nghiệp , liên doanh…việc quản lý sử dụng vốn một cách bừa bãi, lãng phí là còn phổ biến, tình trạng tham nhũng đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội, chính sách lãi suất còn nhiều bấp cập đối với cơ chế thị trường, hệ thống pháp lý bảo vệ an toàn về vốn và tài sản cho đối tượng vay và cho vay không đầy đủ, chính xác. Mặc dù không thể phủ nhận những thành quả đáng trân trọng trong những năm qua, sự cố gắng nỗ lực của tất cả các cấp, ngành trong và ngoài nước nhằm đạt được những thành công bước đầu trong công tác huy động, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả. Song thiết nghĩ khi còn tồn tại quá nhiều sai sót trong việc huy động , quản lý, sử dụng vốn đòi hỏi cá nhà hoạch định chính sách cần có các biện pháp mạnh hơn nữa, chính sách hợp lý tối ưu hơn nữa, mới có thể đạt được những thành tựu như mong đợi. b. Biện pháp huy động vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đứng trước những vấn đề cấp bách về vốn trên cơ sở những luận điểm của KTCT Mác Lênin mà cụ thể là học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản, thông qua những kinh nghiệm quý báu từ các nước đi trước có thể đúc kết được những bài học chủ yếu sau đây về công tác huy động quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Thứ 1: đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Cần tiếp tục cải cách thuế, chấn chỉnh lại hệ thống công cụ thu thuế, có biện pháp công văn chỉ đạo rõ ràng về thuế khoá, nhằm bảo đảm cho nguồn thu ngân sách Nhà nước, mặt khác thúc đẩy sản xuất phát triển , tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Bên cạnh đó công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu, tham nhũng , làm hàng giả trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành dưới sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tích cực, sáng tạo của các cấp uỷ Đảng chính quyền. Mặt khác, đồng thời phần đấu thực hiện tiết kiệm, chi tiêu hợp lý , nhưng vẫn bảo đảm cho đầu tư phát triển nhất là đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: Muốn thế cần đổi mới mạnh cơ cấu chi cho ngân sách Nhà nước theo hướng dành tỷ trọng cao hơn của nguồn vốn chi cho các mục tiêu đầu tư và phát triển. Tập trung các khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng trọng tâm, trọng điểm, dành một tỷ lệ chi nhất định cho hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Thứ 2: nguồn vốn thu được thông qua các hoạt động tín dụng, ưu đãi của Nhà nước. Hoạt động tín dụng, ưu đãi là một phần rất quan trọng trong việc tăng ngân sách quốc gia, bằng việc đẩy mạnh công tác phát hành các loại trái phiếu chính phủ, cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin vào trái phiếu , tin vào chính phủ với lãi suất ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, phát triển kinh tế mở rộng thị trường, xoá đói giảm nghèo. Thứ 3, nguồn vốn trong xã hội trong các tầng lớp dân cư. Cần tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất là môi trường pháp lý bảo đảm an toàn về tài sản cho các đối tượng vay và cho vay. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong phong trào xây dựng tổ quốc. Đồng thời cần có cơ chế, chính sách, khuyến khích các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư phát triển, sản xuất, làm giàu chính đáng, tạo việc làm nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống vật chất. Nâng cao uy tín của các công ty bảo hiểm, thu hút vốn đầu tư cho chính con người là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Coi trọng việc xây dựng hệ thống các trung gian tài chính với chức năng mua và bán vốn, tăng cường các quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn, giao thông vận tải nhất là ở vùng sâu, vùng xa trên cơ sở ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí từ các tổ chức, tập đoàn kinh tế - xã hội và một phần viện trợ nước ngoài. Có thể nói, nguồn vốn từ xã hội, trong các tầng lớp dân cư tuy không tập trung nhưng lại đóng góp một phần rất lớn cho việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở các khu vực trong cả nước, cải thiện được môi trường giao lưu hàng hoá dịch vụ tài chính phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Thứ 4: Nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp và nguồn đầu tư từ nước ngài. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn của các doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết. Xúc tiến mạnh cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước, coi đó là một trong những giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần tiết kiệm trong sản xuất , tiết kiệm cổ phần kinh doanh để tăng lợi nhuận , từ đó tạo cơ sở tăng tích luỹ mở raộng sản xuất , nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực, khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất bằng cách taoh lãi suất có thể chấp nhận được. Mặt khác tập trung thu hút vốn từ nước ngoài , có thể chính sách ưu đãi cho người nước ngoài nhằm tạo lòng tin và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam, ngoài ra phải kể đến nguồn viện trợ từ các quỹ tiền tệ quốc tế FDI, ODA tăng cường xuất khẩu các ngành thế mạnh nước ta nhằm thu đổi ngoại tệ Như vậy nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp và từ nước ngoài là vô cùng quan trọng đúng như Đảng và Nhà nước ta đã nhận định "Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng". quán triệt tư tưởng này đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng vốn phải sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Kết luận Kinh tế thị trường ra đời và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và cho đến bây giờ nó vẫn được coi là mô hình kinh tế - xã hội tiến bộ nhất, ngày càng được hoàn thiện và áp dụng trong nhiều quốc gia. Mười lăm năm đã trôi qua kể từ khi nền kinh tế thị trường Việt Nam ra đời, đến nay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm không ngừng vận động và phát triển, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động và có xu hướng hội nhập toàn cầu. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới thời kỳ CNH - HĐH, nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thế nhưng để đạt được mục tiêu này đòi hỏi một nguồn vốn rất lời và hiệu quả cao nhất trong công tác huy động , quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Điều tôi quan trọng và cấp thiết hàng đầu cần làm ngay là phải học hỏi, đúc kết những kinh nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHuy động, quản lý và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.docx
Tài liệu liên quan