Tiểu luận Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế và thực tiễn thực hiện

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Khái quát chung về tập trung kinh tế. 2

II. Quy định của pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế. 2

2.1 Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành. 3

2. 2 Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế 5

III. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về tập trung kinh tế. 8

3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về hình thức tập trung kinh tế. 8

3.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về thông báo tập trung kinh tế và xử lý vi phạm. 10

IV. Nhận xét 11

4.1. Những vấn đề bất cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về hiện tượng tập trung kinh tế. 11

4.2. Đề xuất, kiến nghị. 12

Kết bài 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4739 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế và thực tiễn thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết kế mô hình kiểm soát tập trung kinh tế theo các dạng như các nước trên thế giới mà thiết kế theo các hình thức pháp lý của tập trung kinh tế nhằm tạo cơ sở cho các quy định có liên quan. Theo Điều 16 Luật cạnh tranh do quốc hội ban hành ngày 3/12/2004 thì: “Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: 1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.” 2.1 Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành. Điều 17 Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm pháp lý của các hình thức tập trung kinh tế. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định các hình thức tập trung kinh tế theo luật định, phân biệt với các hình thức tích tụ vốn khác. Như vậy, theo quy định pháp luật bao gồm năm hình thức tập trung kinh tế. 2.1.1 Sát nhập doanh nghiệp. “Sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. (Điều 17 luật cạnh tranh). Mô hình: A + B = B’ Như vậy, sau khi sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Công ty nhận sáp nhận sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về nghĩ vụ của công ty bị sáp nhập. Định nghĩa về hành vi sáp nhập doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 17 Luật cạnh tranh về cơ bản là phù hợp với quy định của Điều 94 của BLDS; Điều 152 Luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 xác định cụ thể việc sáp nhập với tư cách là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nên pháp luật quy định chủ yếu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Trong luật Cạnh tranh sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường và có khả năng thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh. Hợp nhất doanh nghiệp. Khoản 2 Điều 17 Luật cạnh tranh quy định: “ hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.” Mô hình: A + B = C Sau khi hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại. Công ty hợp nhất được được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ khác. Khái niệm này tương tư khái niệm hợp nhất theo Luật doanh nghiệp là cũng làm thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp, hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp trước đó. Mua lại doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 3 Luật cạnh tranh: “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề củ liên doanh bị mua lại”. Mua lại doanh nghiệp bao gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp. Có một số ý kiến cho rằng mua lại doanh nghiệp về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý kiến này vẫn còn là đề tài tranh luận. Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, mua cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Về bản chất pháp lý, mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế bằng biện pháp thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Một số trường hợp mua lại doanh nghiệp khác không được coi là TTKT. Đó là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là TTKT nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó. Quy định này của pháp luật Việt Nam đã có sự tương đồng với pháp luật kiểm soát kinh tế quy định tại khoản 5a Điều 3 của quy chế 139/2004 của liên minh châu Âu. Về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại, pháp luật cạnh tranh quy định quyền kiểm soát hoặc chi phối được hiểu là trường hợp doanh nghiệp mua lại dành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp mua lại chi phối các chính sách tài chính. Luật doanh nghiệp năm 2005 không trực tiếp sử dụng thuật ngữ quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp khác mà sử dụng quan hệ mẹ - con giữa các công ty để thể hiện mối quan hệ sử hữu. Về ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản luật Cạnh tranh và luật Doanh nghiệp là tương đồng, song về căn cứ xác định và giá trị ứng dụng lại có nhưng khác biệt đáng kể. Liên doanh giữa các doanh nghiệp Khoản 4 Điều 17 luật cạnh tranh: “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghia vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.” Liên doanh là dạng liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua việc cùng tham gia thành lập một doanh nghiệp mới. sự tồn tại của doanh nghiệp mới tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia. Xét về bản chất, hoạt động liên doanh đồng nghĩa với họt động góp vốn doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng và Luật đầu tư. Do đó, ngoài các quy định của Luật cạnh tranh, hoạt động liên doanh còn chịu sự điều chỉnh bởi các quy định về đăng ký kinh doanh, về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư trong các văn bản nói trên. Có thể nói, hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp cùng nhằm mục đích tạo ra chủ thể pháp lý mới trên thị trường có sức mạnh kinh tế lớn hơn, song sự khác biệt cơ bản giữa hai hành vi được thể hiện ở chỗ: đối với hành vi hợp nhất doanh nghiệp, sau khi chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành doanh nghiệp mới thì sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt về mặt pháp lý. Còn đối với hành vi liên doanh, các doanh nghiệp chỉ góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một doanh nghiệp mới, song các donh nghiệp góp vốn liên doanh vẫn tồn tại địa vị pháp lý của mình. Các hành vi tập trung kinh tế khác. Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một số điều khoản mở. Quy định dự phòng nhằm cho phép bổ sung khi cần thiết những hành vi tập trung kinh tế khác đã được ghi nhận ở pháp luật chuyên ngành hoặc có thể xuất hiện trong thực tiễn kinh doanh. 2. 2 Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế 2.2.1 Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm Dưới sức ép cạnh tranh thì việc tập trung nguồn lực kinh doanh diễn ra khá phổ biến, để kiểm soát hoạt động này nhà nước đã quy định cụ thể ghi nhận trong Luật cạnh tranh năm 2004. Theo quy định tại Điều 18 Luật cạnh tranh năm 2004 “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”. Luật cạnh tranh đã sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và làm tiêu chí duy nhất để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế. Những trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh nên việc tập trung kinh tế đã hình thành một doanh nghiệp nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan mà không phải từ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp khi chiếm trên 50% tại thị trường liên quan bị cấm tập trung kinh tế, quy định như này đảm bảo sự phát triển, cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp với nhau. Đồng thời pháp luật cũng đã dự liệu trường hợp các doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế có thị phần kết hợp với các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế khác chiếm trên 50% trên thị trường liên quan nhưng doanh nghiệp đó vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn được thực hiện tập trung kinh tế. Như vậy, đã tạo ra cơ hội cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển bền vững, lành mạnh cho nền kinh tế. Các trường hợp tập trung kinh tế miễn trừ cạnh tranh. Theo quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh năm 2004 các trường hợp miễn trừ cạnh tranh gồm: “1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.”. Căn cứ vào quy định này có thể thấy khi một trong các doanh nghiệp đang thực hiện tập trung kinh tế mà lâm vào tình trạng phá sản hoặc có nguy cở giải thể thì nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ cho doanh nghiệp bằng cách vẫn cho họ thực hiện tập trung kinh tế để khôi phục lại đà phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán chứ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dừng hoạt động và không có nghĩa là xã hội không có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Bộ trưởng bộ Công thương xem xét và quyết định bằng văn bản với những trường hợp này. Trong trường hợp những ngành nghề mà doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thì nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp một cách tốt nhất nhằm nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế từ sự phát triển của doanh nghiệp. Thủ tướng chính phủ xem xét và quyết định bằng văn bản với những trường hợp này. Quy định pháp luật về tập trung kinh tế rất chặt chẽ và cụ thể nhưng không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót khi áp dụng vào thực tế, những thiếu sót này cần sớm phát hiện và khắc phục. 2.2.3 Các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo Quyền tự do kinh doanh là quyền tự quyết của các doanh nghiệp nhưng để đảm bảo hoạt động này diễn ra bình đẳng thì pháp luật quy định các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo Điều 20 Luật canh tranh năm 2004. Theo quy định pháp luật các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Như vậy, để đảm bảo hoạt động này diễn ra bình đẳng thì pháp luật bắt buộc các doanh nghiệp phải tiến hành khai báo với nhà nước và hoạt động này chỉ áp dụng với một nhóm đối tượng nhất định khi doanh nghiệp đó chiếm thị phần lớn trên thị trường. Nhà nước thông qua pháp luật để kiểm soát nền kinh tế phát triển một cách bền vững và công bằng. Nếu tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo thì thủ tục xem xét các vụ tập trung kinh tế bao gồm: Bước 1: Thông báo tập trung kinh tế, gồm việc nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế và cơ quan có thẩm tiến hành xem xét các nội dung chính sau: xác định và mô tả thị trường liên quan; xác định các doanh nghiệp tham gia thị trường liên quan và ngưỡng nhất định để kiểm soát tập trung kinh tế; Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; Bước 3: Trả lời thông báo về hồ sơ tập trung kinh tế; Bước 4: Thực hiện thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi hoàn tất các bước trên doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế Bất kỳ hành vi trái với quy định của pháp luật do các chủ thể tiến hành đều phải chịu hình thức xử lý tương ứng mức độ vi phạm. Vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế được hiểu là việc các doanh nghiệp thực hiện một trong hai hành vi: tiến hành tập trung kinh tế tại các trường hợp bị cấm; tiến hành tập trung kinh tế mà không thông báo nếu thuộc trường hợp phải thông báo. Đối với hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế, các doanh nghiệp vi phạm phải chịu hình thức xử phạt về via phạm hành chính là phạt tiền với các mức khác nhau nhưng tối đa chỉ đễn 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế. Bên cạnh đó mức vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như biện pháp khắc phục hậu quả, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc buộc chia tách, sát nhập doanh nghiệp đã hợp nhất, sát nhập… theo quy định của Luật cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ_CP ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về tập trung kinh tế. 3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về hình thức tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không nêu lên định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức. Theo đó, trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế đã nhận thấy: Pháp luật về cạnh tranh của các nước đều thống nhất coi sáp nhập doanh nghiệp là một hành vi tập trung kinh tế điển hình. Trong những năm gần đây, M&A trở nên sôi động hơn tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo năm 2005 chỉ có 18 vụ M &A với tổng giá trị là 61 triệu đôla Mỹ, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị các thương vụ là 245 triệu đôla Mỹ. Năm 2007, Việt Nam có hơn 90 vụ M &A với giá trị giao dịch là hơn 1, 7 tỷ đôla Mỹ và năm 2008, đã có gần 40 vụ sáp nhập và mua lại với tổng giá trị gần 30 triệu đôla Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong 5 đến 10 năm tới, sẽ có từ 30% đến 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ sáp nhập hoặc bị sáp nhập với các đối tác khác. Hoạt động M &A tiếp tục diễn ra sôi động do đây là một hình thức đầu tư ngày càng phổ biến và tiện lợi; do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; do nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như do những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO; và do những ảnh hưởng quốc tế với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, quy định về hợp nhất doanh nghiệp của Luật Cạnh tranh không hoàn toàn phù hợp với Luật Doanh nghiệp. Ta dễ dàng nhận thấy, các thuật ngữ trong hai luật này tuy trùng nhau nhưng lại không đồng nhất. Ví dụ nếu so sánh về mặt từ ngữ thấy theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì các công ty sáp nhập, hợp nhất phải là công ty “cùng loại nhau” còn ở Luật Cạnh tranh 2004 thì không quy định cụm từ này. Đặc biệt là đối với thủ tục thực hiện hợp nhất doanh nghiệp hầu như phụ thuộc vào Luật Doanh nghiệp 2005. Do đó, việc giải thích hợp nhất doanh nghiệp ở Luật Doanh nghiệp 2005 có ảnh hưởng rất lớn đến thủ tục thực hiện. Một số vấn đề trên đã thể hiện rằng, thực tế thực hiện hợp nhất doanh nghiệp ở nước ta còn nhiều bất cập, gây khó dễ cho các chủ doanh nghiệp trong công cuộc tập chung kinh tế. Những cái vướng khi đã tồn tại ngay trong khái niệm của hợp nhất doanh nghiệp thì khi có mục đích thực hiện các thương vụ sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp cần chú ý đến ngay từ khái niệm này. Qua quy định ta thấy mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trường hợp mua lại toàn bộ doanh nghiệp thì về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản doanh nghiệp, được hưởng các quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó. Duy có một điểm khác biệt giữa hai hình thức này, đó là việc doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không? Tùy thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như một chủ thể kinh doanh độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong một tập đoàn kinh tế. Và theo quy định về trường hợp mua lại doanh nghiệp thì khi áp dụng trên thực tế phần lớn các giao dịch lớn thường là do các công ty nước ty nước ngoài mua lại một phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên cũng có những trường hợp ngược lại khi công ty Việt Nam mua lại công ty nước ngoài. Các thương vụ thành công đáng kể nhất có thể kể đến là trường hợp Kinh Đô- một doanh nghiệp tư nhân lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, bánh kẹo đã mua lại bộ phận kinh doanh kem Wall’s của tập đoàn đã quốc gia Unilever và tận dụng tốt hệ thống phân phối sẵn có để phát triển. Ngoài ra, công ty này còn mua lại một phần hàng loạt các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành liên quan như công ty nước giải khát Sài Gòn và có kế hoạch sáp nhập hai công ty Kinh đô và Kinh Đô miền Bắc. Một trường hợp tương tự là thương vụ ICA Pharmaceuticals Việt Nam mua lại thương hiệu Tobicom của hãng dược phẩm Hàn Quốc Ahn Gook Pharm. Ngoài ra, hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam cũng đã xuất hiện hình thức mua lại giữa các công ty 100% vốn nước ngoài (chẳng hạn, vụ Savills Việt Nam mua lại toàn bộ Chesterton Petty trong lĩnh vực bất động sản. Về liên doanh giữa các doanh nghiệp được quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh thì thông thường ở Việt Nam, cứ nói đến liên doanh là chúng ta nghĩ ngay đến liên doanh với nước ngoài vì hình thức này được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên thuật ngữ liên doanh cũng xuất hiện ở một số văn bản khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước... nhưng không có định nghĩa cụ thể. Luật Cạnh tranh đã đưa ra khái niệm về liên doanh nhưng không nói đến quốc tịch của các bên liên doanh, do đó có thể hiểu rằng việc liên doanh có thể tiến hành giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau hoặc giữa một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam với một hoặc nhiều doanh nghiệp nước ngoài, miễn là có mục đích thành lập một doanh nghiệp mới. Tập trung kinh tế là nhu cầu và hiện tượng thông thường trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, một vụ tập trung kinh tế lớn (“những đám cưới voi”) sẽ dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Vì lẽ đó, pháp luật cạnh tranh luôn có nhiệm vụ phải “tỉnh táo” để kiểm soát nguy cơ dẫn đến độc quyền không do cạnh tranh lành mạnh đem lại. Theo Princewaterhouse Coopers, hàng cung cấp dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp hàng đầu thế giới, trong năm 2007 thì hoạt động tập trung kinh tế đã gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khuôn khổ pháp lý đã hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu tái cơ cấu của nội tại các doanh nghiệp, sự gia tang nhanh của thi trường chứng khoán. Tuy nhiên, đến nửa năm 2008, cả số lượng và giá trị các giao dịch được công bố đều giảm. Xét theo báo cáo mới nhất của tổng cục thống kê, xét về mặt địa bàn có 6 tỉnh/thành phố có nhiều dự án chuyển nhượng với tổng vốn đầu tư chuyển nhượng trên 1 tỉ USD là thành phố HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương và Quảng Ngãi. Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là những quốc gia/vùng lãnh thổ có nhiều dự án được chuyển nhượng vốn lớn nhất với số lượng lần lượt là : 235, 153, 110 và 87. Điều này cũng dễ hiểu vì các quốc gia, vùng lãnh thổ trên cũng xếp vị trí đầu trong danh sách các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Cũng theo những báo cáo trên, một số dự án chuyển nhượng vốn là công ti cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, Công ti TNHH nhà máy tàu biển Huyndai –Vinashin, Công ti TNHH kumho Asiana Plaza Saigon, … 3.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về thông báo tập trung kinh tế và xử lý vi phạm. Trong năm 2007, Cục QLCT chính thức tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất – nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian xử lý vụ việc, các bên liên quan đã đi đến quyết định không thực hiện hợp đồng nữa. Ngoài ra, kể từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực, đã có khoảng 20 trường hợp tập trung kinh tế tiến hành tham vấn (bằng văn bản hoặc làm việc trực tiếp) với Cục QLCT, trong đó chủ yếu là các vụ việc diễn ra trong các ngành bán lẻ, hóa chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí. Cục QLCT (Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh), đã phối hợp với các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Sở để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật về tập trung kinh tế. Năm 2008, Cục QLCT đã tiếp nhận 02 Hồ sơ tập trung kinh tế thuộc loại hình mua lại và hợp nhất trong lĩnh vực điện tử và giấy. Nhìn chung, số vụ việc tập trung kinh tế có thông báo cho Cục QLCT, tính đến nay còn ít nếu so với tổng số các vụ mua lại và sáp nhập diễn ra tại thị trường Việt Nam thời gian qua (trên 100 vụ), điều này cho thấy các hoạt động tập trung kinh tế thuộc đối tượng phải thông báo là rất ít tại Việt Nam. Mặt khác, việc thông báo tập trung kinh tế căn cứ theo tiêu chí thị phần cũng làm cho khá nhiều doanh nghiệp “cho rằng” thị phần của mình không đạt ngưỡng và như vậy, cũng không phải thông báo với Cục QLCT. Trong thời gian qua cùng với việc thực thi các quy định về xử lý vi phạm tập trung kinh tế thì các vụ vi phạm đã giảm nhiều, vấn đề thực thi pháp luật được thực hiện chỉn chu, nghiêm chỉnh hơn. Nó khẳng định tính ứng dụng và giá trị của pháp luật ngày càng được tôn trọng, nâng cao trong đời sống. Nhận xét 4.1. Những vấn đề bất cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về hiện tượng tập trung kinh tế. Qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động tập trung kinh tế được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau . Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên trên thực tế hoạt động tập trung kinh tế vẫn còn tồn tại lỗ hổng và trở ngại do chúng tạo ra cho những người hoạt động trong lĩnh vực này. 4.1.1. Những vấn đề pháp luật còn để trống: Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam trong thời gian gần đây bùng nổ rầm rộ và phát triển mạnh mẽ trên thị trường, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn, bởi hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu. Điều 94 và điều 95 BLDS 2005 quy định việc sáp nhập hợp nhất chỉ được tiến hành giữa các pháp nhân cùng loại, nhưng lại không đưa ra khái niệm pháp nhân cùng loại dẫn đến nhiều kho khăn cho người áp dụng. Như vậy muốn thực hiện tập trung kinh tế giữa các pháp nhân không cùng loại chỉ có hai cách là mua lại hoặc liên doanh, tuy nhiên hiện tại lại chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn hoạt động tập trung kinh tế giữa các pháp nhân không cùng loại. Ngay cả trong Luật Cạnh tranh cũng không định nghĩa rõ ràng về hoạt động mua lại.Chính điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi xác định giữa việc mua cổ phần và việc mua lại tài sản của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc pháp luật cạnh tranh chỉ kiểm soát và cấm đoán các hành vi tập trung theo chiều ngang cho thấy giới hạn điều chỉnh của pháp luật. Trong khi đó, các hiện tượng tập trung kinh tế theo chiều dọc hoặc tập trung hỗn hợp cũng đã được các nhà kinh tế học khuyến cáo về khả năng gây hại cho thị trường cạnh tranh. Luật Cạnh tranh hiện nay cấm những hoạt động sáp nhập và mua lại có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức “tập trung kinh tế” lớn hơn 50% “thị trường liên quan”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định rõ ràng về khái niệm “thị trường liên quan”. Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tuỳ theo các cách tính khác nhau có thể dẫn tới kết quả là doanh nghiệp đó có thể bị coi là có “tập trung kinh tế” trên 50% hoặc có thể dưới Nếu như chúng ta không quy định rõ cách tính thị thị trường liên quan thì trong tương lai sẽ có những trường hợp áp dụng luật pháp không thống nhất xảy ra như. 4.1.2. Những trở ngại khi tiến hành tập trung kinh tế tại việt nam. Thiếu tính rõ ràng trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ về quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước nước ngoài theo cam kết với WTO. Pháp luật về quyền sở hữu quy định tại Hiến pháp và Bộ luật Dân sự đang có nhiều điểm bất cập và bất hợp lý: Công ty nước ngoài không thể thành lập các công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam, các vấn đề xung quanh việc hoàn tất việc mua bán tài sản, có những văn kiện mới chính thức về nguồn vốn, cơ cấu doanh nghiệp được pháp luật cho phép nhừng các cơ quan có thẩm quyền chưa quen với việc áp dụng, thiếu các thông tin có sẵn trên các phượng tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, quy định về hoạt động tập trunh kinh tế Việt Nam nằm rải rác trong BLDS, Luật doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh,..Việc thiếu thông tin trong các quyết định tập trung kinh tế sẽ mang lại rủi ro cho chính doanh nghiệp. Ngoài ra về thủ tục còn nhiều khâu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập luật cạnh tranh- pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế và thực tiễn thực hiện.doc
Tài liệu liên quan