Kể từ sau khi thống nhất đất nước, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự đổi mới về tư tưởng và đường lối kinh tế – xã hội tạo điều kiện cho những trào lưu văn hoá - xã hội mới xâm nhập vào nước ta, nổi bật là trào lưu Âu hóa. Kinh tế phát triển cũng là tiền đề để những tư tưởng, lối sống mới len lỏi và tác động vào suy ghĩ, quan điểm của từng người dân, đặc biệt là giới trẻ. Sự xuất hiện của những trào lưu đó mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Bên cạnh việc thúc đẩy tiến trình hoà nhập quốc tế, nó cũng góp phần làm cho sự phân hoá giàu nghèo, tình cảm và truyền thống văn hoá dân tộc bị ảnh hưởng. Các nền tảng xã hội như gia đình, cộng đồng đang dần biến đổi trước nhận thức mới, tư tưởng mới của lớp người mới.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức được vai trò trung tâm cũng như phương hướng phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam.
Nội dung
Phần 1: Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
về vai trò của giai cấp công nhân.
1. Sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân thế giới:
Cuối thế kỷ XV, các thành thị phong kiến ở châu Âu có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Hoạt động buôn bán diễn ra sôi động, tấp nập đã dẫn đến sự hình thành của một tầng lớp dân cư mới: tầng lớp thương nhân và các nhà sản xuất thủ công nghiệp qui mô lớn. Trong tình hình đó, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản: ở Hà Lan, Anh, Pháp,… và kết quả là hàng loạt Nhà nước tư bản ra đời, đứng đầu là giai cấp tư sản.
Sự biến đổi sâu sắc của quan hệ sản xuất đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Máy hơi nước ra đời mở đầu cho thời kì cơ khí hoá sâu rộng trên các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội. Những yếu tố đó trở thành tiền đề của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính sách thống trị của giai cấp tư sản và Chủ nghĩa tư bản đưa đến sự hình thành của một giai cấp đối trọng: giai cấp vô sản.
Để đẩy mạnh quá trình tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách chiếm đoạt đất đai, đồn điền của nông dân, biến đất đai đó thành các xí nghiệp, công trường thủ công. Hậu quả là hàng triệu nông dân bị mất tư liệu sản xuất chính - đất đai- và họ buộc phải làm thuê cho các chủ tư bản. Giai cấp vô sản hình thành.
Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và trở thành một lực lượng đông đảo trong xã hội. Tuy nhiên, họ bị bóc lột cùng cực vì chính sách cai trị của giai cấp tư sản, dẫn đến mâu thuẫn giữ tư sản và vô sản trở nên mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản. Những cuộc đấu tranh xảy ra liên tiếp song còn mang tính tự phát của những người công nhân nên đều thất bại. Tình hình đó đòi hỏi giai cấp vô sản phải có một lý luận soi đường để tập hợp lực lượng và làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Đó là Chủ nghĩa Mác.
Sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Mác đã soi rọi con đường đấu tranh của giai cấp công nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân nhận thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử to lớn của mình - đấu tranh xoá bỏ Chủ nghĩa tư bản, thiết lập một xã hội mới văn minh và phồn thịnh.
Kể từ khi được tập hợp lại dưới ánh sáng của lý luận chủ nghĩa Mác, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranh có ý thức, đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin:
Điểm đặc biệt quan trọng trong lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và biến nó trở thành công cụ lý luận của giai cấp công nhân là Mác đã nhận ra vai trò lịch sử to lớn của công nhân. Chủ nghĩa Mác khẳng định: công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của Chủ nghĩa tư bản và lịch sử đặt trách nhiệm đó lên vai giai cấp công nhân.
Cơ sở lý luận khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là sản phẩm của Chủ nghĩa tư bản, sinh ra từ nền sản xuất đại công nghiệp. Do đó, giai cấp công nhân là người có khả năng nhận thức sâu sắc những đặc điểm của xã hội tư bản, thấy được bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. ở đâu có Chủ nghĩa tư bản, ở đó giai cấp công nhân là bộ phận đông đảo nhất của xã hội, là lực lượng sản xuất chính và đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của thời đại.
Thứ hai, công nhân là những người bị bóc lột nặng nề nhất trong xã hội tư bản. Bóc lột giá trị thặng dư, giai cấp tư sản làm giàu trên cơ sở sức lao động và giá trị do người công nhân sáng tạo ra, trong khi những gì mà người công nhân nhận được chỉ là đồng lương rẻ mạt không đủ nuôi sống bản thân. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc khắt khe và không đảm bảo cũng là một nguyên nhân là cho mâu thuẫn giữa công nhân và giới chủ tư bản ngày càng sâu sắc, trở nên mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản.
Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất của xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản, các giai tầng chủ yếu trong xã hội gồm có: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Giai cấp tư sản lúc đầu là lực lượng tiên phong của xã hội, là đại diện cho phương thức sản xuất mới tiên tiến – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, càng ngày giai cấp tư sản càng bộc lộ rõ bản chất phản động của mình và trở thành thế lực cản trở sự phát triển xã hội. Giai cấp nông dân vốn có lịch sử lâu đời, song nó không đại diện cho phương thức sản xuất mới. Do đó, nông dân chỉ có thể là động lực quan trọng của cách mạng chứ không thể là người lãnh đạo cách mạng. Còn tầng lớp trí thức luôn mang đặc điểm không vững vàng về lập trường cách mạng vì nó xuất thân từ rất nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội: tư sản, vô sản và nông dân. Tầng lớp trí thức sẽ ngả về bên nào thắng lợi trong cuộc cách mạng vì nó về cơ bản không có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích với các giai cấp khác. Trong tình hình đó, chỉ có giai cấp công nhân – những người sinh ra trong xã hội tư bản, nắm trong tay phương thức sản xuất tiên tiến nhất mới có thể là người lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa tư bản.
Cuối cùng, công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng tập hợp xung quanh mình một lực lượng đông đảo quần chúng cách mạng, đấu tranh vì một ngọn cờ chung. Mối liên hệ sâu xa giữa công nhân và nông dân cũng như cảnh có một kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản cho phép giai cấp công nhân có thể thiết lập một liên minh vững chắc và sâu rộng với những người nông dân để hình thành nên một lực lượng cách mạng đông đảo.
Những điều kiện để giai cấp công nhân thực hiện thành công vai trò lịch sử to lớn của mình:
Lịch sử đã đặt lên vai giai cấp công nhân một sứ mệnh cao cả, song để thực hiện thành công nhiệm vụ đó, giai cấp công nhân cần có những điều kiện cụ thể, đó là:
Có một lý luận tiên tiến soi đường: những cuộc đấu tranh trong thời kì đầu của giai cấp công nhân tuy mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng song đều thất bại. Đó là vì họ chưa có một lý luận làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đem đến luồng ánh sáng tư tưởng khoa học cho giai cấp công nhân, chỉ rõ con đường và cách thức để thực hiện thành công cuộc cách mạng xã hội. Hơn bao giờ hết, giai cấp công nhân đang có một hệ tư tưởng khoa học, sáng tạo và tiên tiến làm tiền đề cho những hành động của mình.
Có Đảng Cộng sản tiên phong lãnh đạo: để có thể thực hiện thành công vai trò lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải chọn ra trong đội ngũ những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên phong nhất để thành lập một cơ quan lãnh đạo - Đảng Cộng sản. Đảng ra đời là đòi hỏi tất yếu của cuộc đấu tranh, làm cơ quan lãnh đạo, tập hợp lực lượng và đề ra đường lối hoạt động cụ thể của cách mạng.
Thiết lập liên minh công – nông vững chắc: đây là tiền đề lực lượng của cách mạng. Chỉ có liên minh với giai cấp nông dân, công nhân mới có đủ lực lượng để đương đầu với những thế lực phản cách mạng do giai cấp tư sản đứng đầu. Kinh nghiệm xương máu của Công xã Pari đã chứng minh điều đó khi những người vổan đã không thực hiện đoàn kết với giai cấp nông dân, khiến họ đơn độc trong cuộc đấu tranh và cuối cùng bị dìm trong biển máu.
Phần 2: Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam
trong cách mạng giải phóng dân tộc
Quá trình hình thành và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
1.1. Quá trình hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Xã hội Việt Nam đứng trước cuộc biến đổi mạnh mẽ nhất trong lịch sử, làm lung lay tận gốc những nền tảng phong kiến tồn tại hàng nghìn năm. Cuộc xâm lược của người Pháp đưa Việt Nam vào một bối cảnh mới: bối cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Để tiến hành công cuộc thống trị và bóc lột, thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Cùng với sự xuất hiện của những nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền cao su và đầu máy xe lửa là những biến đổi sâu sắc trong thành phần xã hội. Tầng lớp địa chủ phong kiến vẫn còn thống trị nhưng thế lực đã sút kém do sự o bế của Pháp, chủ yếu chỉ còn tồn tại ở vùng nông thôn dựa vào bóc lột địa tô. Tầng lớp tiểu tư sản và trí thức Tây học ra đời cùng với sự phát triển của các thành thị và nhu cầu nhân viên, công chức bản đia của chính quyền thực dân. Bên cạnh đó, để có lao động làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy,… thực dân Pháp đã đưa hàng ngàn người vào đây làm việc, hình thành nên một giai cấp mới: giai cấp công nhân Việt Nam.
Như vậy, trước khi có sự xuất hiện của người Pháp, ở Việt Nam chưa có giai cấp công nhân do lực lượng sản xuất thấp kém, lạc hậu với phương thức sản xuất phong kiến. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ.
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Do ra đời trong hoàn cảnh như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung của giai cấp vô sản thế giới còn có những đặc trưng riêng.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời cũng là sản phẩm của nền sản xuất công nghiệp. Việc đại bộ phận công nhân xuất thân từ nông dân làm cho mối liên hệ công – nông càng trở nên chặt chẽ, là điều kiện để thiết lập liên minh công – nông vững chắc. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần vào cuộc đấu tranh trường kỳ sau này do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Bên cạnh đó, truyền thống yêu nước của dân tộc đã tạo nên ở giai cấp công nhân Việt Nam ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Mâu thuẫn chủ yếu của giai cấp công nhân không phải là với giai cấp tư sản mà là mâu thuẫn dân tộc với các thế lực thống trị thực dân. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sẵn sàng đứng lên giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc chứ không phải đấu tranh giai cấp, vì giải phóng dân tộc cũng đồng nghĩa với việc xua đuổi kẻ thù, xoá bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản.
Những đặc điểm trên đã cho thấy, giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Nó có khả năng tập hợp xung quanh mình một lực lượng quần chúng đông đảo, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh đuổi kẻ thù chung.
Giai cấp công nhân – người lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc:
Giai cấp công nhân – lực lượng tiên phong của cách mạng:
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột: phong kiến và thực dân. Mâu thuẫn dân tộc lên cao dẫn đến sự bùng nổ hàng loạt cuộc đấu tranh của nông dân, trí thức và tiểu tư sản. Những cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, khởi nghĩa Thái Nguyên đã thu hút hàng triệu đồng bào tham gia, cổ vũ cho tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Nguyên nhân sâu xa của sự thất bại là do các cuộc khởi nghĩa trên đã không tìm ra con đường tiên phong của thời đại mà đều đi theo các trào lưu phong kiến, dân chủ tư sản đã lỗi thời. Đòi hỏi cấp bách của cuộc đấu tranh lúc này là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn làm phương châm hành động của cách mạng.
Trong bối cảnh đó, sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới một con đường mới – con đường cách mạng vô sản. Sự kiện Nguyễn ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là bước đánh dấu sự phát triển vượt bậc về lý luận, tư tưởng và sự thức tỉnh của ý thức công nhân. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin khi được truyền bá vào Việt Nam đã cùng với truyền thống yêu nước của dân tộc tạo nên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, có ý thức và đường lối tiên tiến, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách áp bức thực dân.
Có thể nói, việc giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị là khởi đầu cho những thắng lợi liên tiếp và hào hùng của dân tộc. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 đã đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Kể từ đây, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã có được một tổ chức đủ khả năng lãnh đạo, đã tập hợp được xung quanh mình một lực lượng đông đảo quần chúng để tiến lên đánh đuổi ngoại xâm.
Vai trò động lực thúc đẩy sự thắng lợi của giai cấp công nhân trong cách mạng giải phóng dân tộc:
Lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã khẳng định: giai cấp công nhân Việt Nam là động lực chủ yếu quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Điều đó được thể hiện ở những điểm chính sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng. Khi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lâm vào bế tắc, khủng hoảng về đường lối thì giai cấp công nhân – bằng việc tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin - đã tìm ra con đường cứu nước mới, con đường tiên tiến nhất của thời đại - đó là cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là cơ quan lãnh đạo của giai cấp công nhân đã chèo lái con thuyền cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước tháng Tám năm 1945 và công cuộc kháng chiến trường kì chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn cách mạng đó, giai cấp công nhân luôn thể hiện được bản lĩnh chính trị của mình, giương cao ngọn cờ đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, giai cấp công nhân là người đứng lên tập hợp quanh mình một lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo. Với chủ trương “không để sót một người dân yêu nước nào trong mặt trận giải phóng dân tộc”, giai cấp công nhân đã tiến hành liên minh với đông đảo các tầng lớp xã hội, kể cả những người có tham gia bóc lột nhưng yêu nước như trung nông, địa chủ phong kiến, tư sản Việt Nam,… trong đó nòng cốt là liên minh công – nông. Có thể nói, đó là toàn bộ nguồn nhân lực cách mạng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Thức tỉnh tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của nhân dân, giai cấp công nhân đã thiết lập được một lực lượng to lớn chưa từng có đấu tranh vì một ngọn cờ chung – ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tiến trình cách mạng đã chứng minh mối liên hệ mật thiết của giai cấp công nhân với các giai tầng xã hội khác. Có những lúc, cuộc đấu tranh bị đàn áp, khủng bố dã man và thất bại như những năm 1930 – 1931 nhưng nhờ sự giúp đỡ to lớn của quần chúng, phong trào đấu tranh dần hồi phục và tiếp tục sứ mệnh của mình.
Phần 3
Giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Năm 1975, dân tộc Việt Nam đã viết nên trang sử hào hùng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của mình - đánh đuổi đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện thành công công cuộc thống nhất đất nước. Bối cảnh xã hội mới với những điều kiện và thách thức mới đặt ra cho giai cấp công nhân những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện để thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội.
Phát huy vai trò lãnh đạo xã hội của giai cấp công nhân trong tình hình mới:
Đặc điểm xã hội Việt Nam hiện nay:
Kể từ sau khi thống nhất đất nước, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự đổi mới về tư tưởng và đường lối kinh tế – xã hội tạo điều kiện cho những trào lưu văn hoá - xã hội mới xâm nhập vào nước ta, nổi bật là trào lưu Âu hóa. Kinh tế phát triển cũng là tiền đề để những tư tưởng, lối sống mới len lỏi và tác động vào suy ghĩ, quan điểm của từng người dân, đặc biệt là giới trẻ. Sự xuất hiện của những trào lưu đó mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Bên cạnh việc thúc đẩy tiến trình hoà nhập quốc tế, nó cũng góp phần làm cho sự phân hoá giàu nghèo, tình cảm và truyền thống văn hoá dân tộc bị ảnh hưởng. Các nền tảng xã hội như gia đình, cộng đồng đang dần biến đổi trước nhận thức mới, tư tưởng mới của lớp người mới.
Trong bối cảnh như vậy, việc tuyên truyền giáo dục và phổ biến tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin gặp nhiều khó khăn. Thực tế là có một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi không nhận thức được rõ ràng vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. ở họ luôn xuất hiện tư tưởng hoài nghi. Bên cạnh đó, các thế lực chống phá, thù địch không ngừng thay đổi cách thức phá hoại nhằm hạn chế và xóa bỏ ảnh hưởng và vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam đối với xã hội.
Ngoài ra, bối cảnh hòa bình cũng làm thay đổi nhiệm vụ của giai cấp lãnh đạo. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chúng ta là phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa đi đôi với bảo vệ an ninh quốc phòng. Điều đó đòi hỏi giai cấp công nhân phải lựa chọn trong hàng ngũ của mình những đại biểu mới để thực hiện thành công nhiệm vụ lãnh đạo xã hội. Giai cấp công nhân phải được đào tạo để nắm bắt và phát huy những thành tựu mới của thế giới bên cạnh rèn luyện phẩm chất chính trị, phải trở thành những chủ thể kinh tế đủ mạnh để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Phát huy vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân là điều kiện tiên quyết để đi lên Chủ nghĩa xã hội:
Mặc dù bối cảnh kinh tế – xã hội có nhiều thay đổi, lý luận và thực tiễn vẫn chỉ ra rằng giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong quyết định sự thành công của sự phát triển xã hội. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, giai cấp công nhân hiện nay là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của thời đại – phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, quan tâm đến tất cả mọi người trong xã hội và tạo điều kiện để giải phóng con người.
Hai là, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy giai cấp công nhân có đủ khả năng để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình. Kể từ khi bước lên vũ đài chính trị, công nhân Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, thực hiện thành công công cuộc giải phóng dân tộc và đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới kinh tế đã thu được những thành tựu to lớn. Điều đó khẳng định sự đúng đắn của con đường mà nhân dân Việt Nam đã chọn và chứng minh năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam.
Tiến trình cách mạng Việt Nam đã chứng minh: công cuộc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là lựa chọn tất yếu của lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh đánh đuổi thực dân, phong kiến và đế quốc theo con đường cách mạng vô sản. Điều đó tất yếu dẫn tới sự hình thành Nhà nước vô sản và thể chế xã hội xã hội chủ nghĩa. Như vậy, vai trò lãnh đạo xã hội của giai cấp công nhân là tất yếu, là lựa chọn của lịch sử.
Để có thể tiến hành thành công công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì không gì khác hơn là phải phát huy hơn nữa lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, biến nó trở thành nòng cốt cho hệ tư tưởng xã hội. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi công nhân là những người chủ của xã hội vì chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của họ.
Phát huy vai trò lãnh đạo xã hội của giai cấp công nhân có nghĩa là phải làm sao để giai cấp công nhân có tiếng nói quyết định đối với những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, phải làm cho phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa trở thàh phương thức sản xuất chủ đạo của xã hội. Giai cấp công nhân phải được trang bị những kiến thức tiên tiến nhất về khoa học – kỹ thuật, kinh tế và chính trị. Chỉ có như vậy, giai cấp công nhân mới có đủ khả năng thực hiện thành công nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó phải làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin trở nên hệ tư tưởng chủ đạo, làm kim chỉ nam cho sự phát triển.
Phát huy vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với xã hội không có nghĩa là luôn đặt công nhân vào vị trí tôn sùng mà phải là sự ủng hộ có phê phán. Giai cấp công nhân chỉ thực sự và xứng đáng đứng ở vị trí lãnh đạo khi nó hội đủ những yếu tố làm nên phẩm chất của giai cấp vô sản. Đó là: phẩm chất chính trị, năng lực lãnh đạo và uy tín đối với quần chúng. Giai cấp công nhân phải là người đại biểu trung thành của toàn thể nhân dân lao động, đại diện cho những quyền lợi chính đáng của nhân dân. Cơ sở cho vấn đề này là lợi ích của giai cấp công nhân cũng là lợi ích chung của toàn xã hội, đó là phát triển bền vững, toàn diện, công bằng, dân chủ và văn minh.
Con đường phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra:
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thàn phần đã đem lại những thay đổi to lớn trong bộ mặt xã hội. Một bộ phận tầng lớp dân cư nhờ nhanh nhạy thích nghi với cơ chế mới đã vươn lên trở thành những người giàu có và có quyền lực, vượt lên hẳn so với mức sống chung của toàn xã hội. Trong khi đó, đại bộ phận những người công nhân vẫn nằm trong số những người có mức sống trung bình, thậm chí là thấp so với mặt bằng chung. Điều đó gây tác động không nhỏ đến suy nghĩ của không ít người về vai trò của giai cấp công nhân, coi công nhân thực sự chỉ thuần tuý như một bộ phận làm thuê cho giới chủ doanh nghiệp.
Lý do dẫn đến hiện tượng này là do giai cấp công nhân không được đào tạo đến nơi đến chốn cả về chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Có một thực tế là không ít những người công nhân vẫn phải hàng ngày chịu đựng những bất công nhằm giữ gìn việc làm, mặc dù chúng ta luôn nói công nhân là lực lượng lãnh đạo xã hội.
Một vấn đề nữa mà thực tế đặt ra hiện nay là tăng cường nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin. Với sự xâm nhập của lối sống phương Tây, không ít người trong giới trẻ hiện nay trở nên bàng quan với lí tưởng nền tảng này. Sự suy giảm trong việc nhận thức và tôn trọng chủ nghĩa Mác-Lênin làm cho những lý luận cơ bản, trong đó có vai trò của giai cấp công nhân bị xem nhẹ.
Vấn đề trình độ của đội ngũ công nhân cũng cần được nói đến. Với tư cách bộ phận lãnh đạo xã hội, giai cấp công nhân phải được trang bị những kiến thức tiên tiến nhất, phải là lực lượng nòng cốt đại diện cho phương thức sản xuất mới. Công nhân phải được thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn để họ có thể làm chủ những tư liệu, công cụ sản xuất mới. Có như vậy, việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân đối với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mới có hiệu quả thực sự.
Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp hiện nay đôi khi không được thực thi trong thực tế, ảnh hưởng không nhỏ tới vị thế và quyền lợi của công nhân. Những vấn đề như bảo hiểm lao động, công đoàn, lương,… đang trở nên bức xúc, đặc biệt là ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cũng cần phải nói thêm rằng, ý chí đấu tranh của một bộ phận những người công nhân hiện nay là yếu. áp lực công việc, trình độ chuyên môn cũng như ý thức chính trị không được rèn luyện, đào tạo đầy đủ là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên. Đồng thời, việc công nhân là những người “thấp cổ bế họng” khiến nảy sinh tâm lý “con kiến đi kiện củ khoai” cũng là một rào cản để những người công nhân đấu tranh cho những quyền lợi đích thực của mình.
Như vậy, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay đòi hỏi phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa đội ngũ công nhân, cả về trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị để có thể thực hiện thành công nhiêm vụ lãnh đạo xã hội của mình, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Phương hướng hoàn thiện và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong thế kỉ XXI:
Thế kỉ XXI được dự báo là kỉ nguyên nở nộ của kinh tế tri thức và khoa học kĩ thuật trình độ cao. Để không bị tụt hậu so với khu vực và thế giới, đồng thời theo kịp các nước phát triển khác trong khu vực, Việt Nam cần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng cần không ngừng hoàn thiện và phát triển, trở nên những người lãnh đạo thực sự của đất nước.
Trong tình hình mới, phương hướng hoàn thiện và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong thế kỉ XXI được thể hiện ở những điểm chính sau:
Thứ nhất, phát huy hơn nữa truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ giai cấp công nhân. Trải qua hàng trăm năm lịch sử với những cuộc đấu tranh hào hùng, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng vững mạnh và trưởng thành, khẳng định chỗ đứng vững chắc trong tiến trình lịch sử dân tộc và gây dựng được uy tín lãnh đạo đối với quần chúng nhân dân. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân là không thể phủ nhận. Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay, giai cấp công nhân phải phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của mình, thể hiện tinh thần đấu tranh trong tình hình mới là tích cực đóng góp xây dựng đất nước, phát huy óc sáng tạo, cần cù trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, giai cấp công nhân phải không ngừng hoàn thiện, rèn luyện phẩm chất chính trị, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm chủ đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh là nòng cốt. Giai cấp công nhân cần xây dựng cho mình một đội ngũ lãnh đạo đủ tài, đủ đức là Đảng Cộng sản làm cơ quan lãnh đạo cho hành động và phục vụ lợi ích giai cấp mình. Trau dồi phẩm chất cách mạng và thế giới quan Mác-Lênin giúp giai cấp công nhân nhận thức được vị trí cách mạng của mình, từ đó hình thành ý thức đấu tranh và ý thức trách nhiệm đối với công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28373.doc