Tiểu luận Nghiên cứu, tìm hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu

Theo điều 130 BLDS : “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”

Đây chính là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể, bởi những người tham gia giao kết hợp đồng ở đây không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Tuy vậy, hợp đồng này không bị mặc nhiên vô hiệu mà chỉ khi có sự yêu cầu của những người đại diện cho họ.

Hậu quả pháp lý: nếu không bị người đại diện khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực pháp luật như thường, nếu bị người đại diện khởi kiện thì hợp đồng không có hiệu lực.

 

docx20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu, tìm hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối và vô hiệu tương đối: + Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là mặc nhiên bị vô hiệu, thời hạn yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không hạn chế, nguyên nhân bị vô hiệu là do vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội, giả tạo nhằm che dấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, vi phạm quy định bắt buộc của pháp luật về hình thức của hợp đồng + Hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và bị tòa án tuyên bố vô hiệu, thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng, nguyên nhân vô hiệu là do hợp đồng được xác lập bởi người chưa thành niên, mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự; do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa; tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình. Căn cứ hiệu lực của hợp đồng ta chia làm hợp đồng vô hiệu toàn bộ (toàn bộ nội dung của hợp đồng đều vô hiệu, phần vô hiệu ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng) và hợp đồng vô hiệu một phần (chỉ có một phần vô hiệu, chỉ có phần vô hiệu không có hiệu lực còn các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành). Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực ta chia làm hợp đồng vô hiệu do chủ thể không có năng lực hành vi dân sự; vô hiệu do vi phạm nội dung và mục đích của hợp đồng; vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí tự nguyện; vô hiệu do vi phạm về hình thức. Điều kiện để một hợp đồng dân sự bị coi là vô hiệu: Hợp đồng dân sự vô hiệu khi không tuân thủ một trong các điều kiện sau: người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự mục đích và nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật, đạo đức xã hội người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự: Chủ thể là cá nhân: Người đủ 18 tuổi, không bị mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi, có toàn quyền tham gia mọi giao dịch dân sự để xác lập cho mình hoặc cho người mà họ đại diện các quyền và nghĩa vụ dân sự và cũng đồng thời phải gánh chịu mọi trách nhiệm và nghĩa vụ phát sinh từ hành vi pháp lý mà họ thực hiện. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi của người được đại diện thì pháp luật cũng quy định một số biện pháp hạn chế quyền tham gia hợp đồng dân sự của người đại diện Những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác khiến họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình có quyền giao kết hợp đồng với tư cách người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.Tính không đầy đủ về năng lực hành vi dân sự được thể hiện ở 2 phương diện: Những người này chỉ được phép xác lập, thực hiện những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu, sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc những giao dịch mà pháp luật quy định; Chỉ được phép xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự nhất định nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Nhưng cũng có một ngoại lệ cho phép người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể tự mình trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự để thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của họ. Đó là trường hợp từ 15 đến 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác khiến họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ dân sự mà họ xác lập, thực hiện. Tuy nhiên đối với trường hợp lập di chúc vẫn cần phải có sự đồng ý cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc chứ không phải về nội dung di chúc. Quyền giao dịch đối với cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (được quyết định bởi Tòa án): Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có quyền tham gia xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Với những giao dịch liên quan tới tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.. (Điều 23 - Khoản 2 - BLDS 2005). Như vậy có thể nói khả năng tham gia giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tương đương với khả năng tham gia giao dịch dân sự của người có năng lực hành vi dân sự một phần. Quyền tham gia giao dịch đối với cá nhân dưới 6 tuổi và mất năng lực hành vi dân sự: Pháp luật có quy định họ không được quyền tham gia xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ, những người đại diện theo pháp luật của họ có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của những người này. (Điều 21, 22 - BLDS 2005) Chủ thể là tổ chức: Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia giao dịch phải có đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền thực hiện. Những người đại diện này cũng phải thỏa mãn các qui định đối với cá nhân nêu trên. Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật, đạo đức xã hội: Mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận. Để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng phải không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đông thừa nhận và tôn trọng.Ví dụ về một số hợp đồng vô hiệu như sau: Vi phạm các nguyên tắc công bằng xã hội như hợp đồng nhằm xóa bỏ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, các hợp đồng nhằm thực hiện hành vi phạm tội như cướp của, giết người...;Lợi dụng sơ suất hoặc hoàn cảnh khó khăn của người khác nhằm tu lợi bất chính ví dụ hợp đồng cho vay tiền với lãi suất vượt quá mức quy định ; Hạn chế quyền tự do của người khác như hợp đồng nhằm thực hiện hành vi phạm tội như bắt cóc, giam giữ người trái pháp luật… Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện: Tự nguyện là : tự mình muốn làm, không bị bắt buộc. Tính tự nguyện trong hợp đồng dân sự là khả năng về ý chí và biểu lộ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể tham gia. Trong hợp đồng dân sự yếu tố tự nguyện đóng vai trò rất quan trọng , là đặc trưng của pháp luật dân sự nước ta và là căn cứ để các chủ thể giao kết hợp đồng nhằm làm phát sinh quyền nghĩa vụ giữa các bên. Điều kiện cần để một người tham gia vào hợp đồng dân sự một cách tự nguyện là người đó phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Điều kiện đủ để xác định người đó tham gia hợp đồng có hoàn toàn tự nguyện hay không là hành vi tham gia hợp đồng của chủ thể phải là thể hiện ý chí đích thực của chủ thể đó. Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật: Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã , đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Người giao kết hợp đồng có quyền lựa chọn hình thức của hợp đồng đó , trừ trường hợp pháp luật có qui định . Hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng miệng, văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp pháp luật có qui định hợp đồng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo các qui định đó. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu: Cơ sở pháp lý: Theo điều 137: “ Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu :1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập giao dịch; 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Theo quy định tại điều 410 BLDS thì điều luật trên cũng được áp dụng để xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Việc áp dụng và những điểm còn bất cập: Như vậy hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Sự vô hiệu của hợp đồng chính cũng làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.Tuy nhiên, nếu chỉ có hợp đồng phụ vô hiệu, hợp đồng chính vẫn có hiệu lực pháp luật và không bị chấ, dứt thực hiện, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính. Về quy định “các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trước tiên hoàn trả bằng hiện vật, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì tính thành tiền để trả.”Thực tế ở nước ta cho thấy, việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo được lợi ích của các chủ thể. Điển hình đối với những giao dịch có đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất, bởi đất – tiền mỗi thời điểm sự chênh lệch về giá trị rất khác biệt, thường thì chỉ bên được nhận lại đất của mình là có lợi, còn bên nhận lại tiền chịu rất nhiều thiệt hại. Chưa có quy định nào của pháp luật đề cập đến vấn đề khi bên nhận tài sản đã cải tạo sửa chữa nhằm làm tăng giá trị tài sản thì khi giao dịch vô hiệu, hậu quả pháp lý có gì khác biệt không.Ở đây có thể chia làm hai trường hợp: Nếu bên chuyển giao tài sản phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép nhưng bên nhận tài sản vẫn làm tăng giá trị tài sản, bên nhận tài sản phải chịu phần tăng giá trị này khi hoàn trả tài sản thì không có gì đáng bàn. Trường hợp hai là nếu bên nhận tài sản không có lỗi thì giải quyết thế nào nếu bên đã giao tài sản không chịu nhận tài sản mới hoặc có nhận nhưng không thanh toán phần giá trị tăng thêm. Về quy định tính thành tiền để hoàn trả trong trường hợp không thể hoàn trả hiện vật thực sự cần thiết: luật vẫn chưa có quy định về việc tính giá hiện vật thành tiền tại thời điểm nào: thời điểm xác lập giao dịch hay thời điểm hoàn trả tài sản, trong khi đó với những tài sản có sự biến động về giá thì việc xác định giá tài sản để tính thành tiền là mấu chốt vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Thông thường, nếu giá tài sản tăng thì thiệt hại thuộc về bên mua, còn nếu giá tài sản giảm thì thiệt hại thuộc về bên bán. Khi hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu, bên có lỗi trong việc hợp đồng vô hiệu phải chịu thiệt hại và bồi thường cho bên chủ thể kia. Mức độ bồi thường thiệt hại căn cứ vào mức độ lỗi. Bên bồi thường chỉ phải bồi thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra. Các trường hợp pháp luật quy định là hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý cho từng trường hợp” Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội: Theo Điều 128 BLDS, vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hậu quả pháp lý: giao dịch đương nhiên bị coi là vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí của người tham gia hợp đồng. Tài sản trong hợp đồng và lợi tức thu được từ hợp đồng có thể bị tịch thu và xung quỹ nhà nước. Trong trường hợp thiệt hại mà các bên đều có lỗi thì họ phải chịu phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định bắt buộc về hình thức giao dịch: Theo Điều 134 BLDS : “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Theo nguyên tắc chung, các chủ thể được phép tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng. Chỉ những hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận,... mà các bên không tuân thủ mới bị vô hiệu. Khi các bên có yêu cầu thì tòa án xem xét và “ buộc các bên thực hiện các quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn nhất định”. Hậu quả pháp lý : chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các quy định về hình thức của hợp đồng trong thời hạn do tòa án quyết định thì hợp đồng mới vô hiệu. Bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu phải bồi thường thiệt hại. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo: Theo điều 129 BLDS 2005:"Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh trách nhiệm với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu". Như vậy, hợp đồng dân sự giả tạo được hiểu là hợp đồng được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác thể hiện ý chí đích thực của chính các bên, được xác lập trên cơ sở hành vi gian dối, hợp đồng mà các bên "tự nguyện" tham gia nhưng mục đích giao dịch được thể hiện không phù hợp với mục đích các bên thật sự quan tâm, hướng tới, mong muốn đạt được. (yếu tố giả tạo được biểu hiện thông qua dấu hiệu các bên thông đồng với nhau để tạo nên sự thiếu thống nhât giữa ý chí và tuyên bố ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng ). Hai trường hợp được coi là hợp đồng giả tạo là: giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác và giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Hậu quả pháp lý: với trường hợp 1 thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực nếu như hợp đồng đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; với trường hợp 2 thì hợp đồng giả tạo sẽ vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập: Theo điều 130 BLDS : “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.” Đây chính là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể, bởi những người tham gia giao kết hợp đồng ở đây không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Tuy vậy, hợp đồng này không bị mặc nhiên vô hiệu mà chỉ khi có sự yêu cầu của những người đại diện cho họ. Hậu quả pháp lý: nếu không bị người đại diện khởi kiện yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực pháp luật như thường, nếu bị người đại diện khởi kiện thì hợp đồng không có hiệu lực. Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn: Điều 131 BLDS 2005 quy định : "Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu". Nhầm lẫn là việc các bên hiểu sai về nội dung của hợp đồng mà các bên tham gia gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Tuy vậy, không phải bất cứ sự tin nhầm nào của người xác lập hợp đồng dân sự cũng được coi là điều kiện để xem xét hiệu lực của hợp đồng . Muốn xem xét, người ta phải đặt một người bình thường vào vị trí của người tin nhầm để xác định trong hoàn cảnh tương tự người đó có nhận thức, đánh giá như thế nào về nội dung của hợp đồng. Từ đó, đánh giá xem sự tin nhầm liệu có phải là vô lý hay khó chấp nhận không; sau đó xét đến mối quan hệ giữa sự nhầm lẫn của người đó trong mối tương quan với khả năng nhận thức, năng lực chuyên môn của ngưới đó. Từ đó, đánh giá xem sự tin nhầm của người đó có phải là từ sự cẩu thả, sơ suất hay không. Để có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, người yêu cầu phải chứng minh được tình trạng nhầm lẫn của mình khi xác lập giao dịch dân sự, tức là phải chỉ ra hai điều kiện: - Sự nhầm lẫn đó ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc xác lập hợp đồng của người bị nhầm lẫn. - Gây nên sự nhầm lẫn là do lỗi vô ý của một bên. Bởi nếu là lỗi cố ý thì hợp đồng được thiết lập trên cơ sở sự lừa dối chứ không phải là trên cơ sở sự nhầm lẫn, và bởi chỉ có bên bị nhầm lẫn do lỗi vô ý của bên kia mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Nếu bên bị nhầm lẫn mà sự nhầm lẫn do chính lỗi của mình mà xác lập hợp đồng dân sự thì không thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Hậu quả pháp lý: hợp đồng chỉ bị tuyên bố là vô hiệu khi sự nhầm lẫn xảy ta do lỗi vô ý của bên đối tác. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa: Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. VD: Anh A bán cho anh C chiếc xe máy cũ cam kết là chất lượng rất tốt, đi 10 năm nữa vấn tốt, tuy nhiên sau 3 tháng anh A biết mình đã bị lừa bởi chiếc xe máy ì ì, hỏng hóc liên tục. Ðe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. VD: muốn A bán chiếc oto cho mình với giá rẻ mạt, B đã dọa A sẽ phát tán những tấm hình không lành mạnh của A, làm uy tín của A ở cơ quan giảm sút. Hậu quả pháp lý: Những giao dịch được xác lập do bị lừa dối, đe dọa chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa và tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Như vậy, những giao dịch được xác lập do tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối đe dọa. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: Điều 133 - BLDS 2005 quy định: "Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu". Việc không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình được hiểu là người thực hiện hành vi có những biểu hiện bất hợp lí mà bất cứ một người có khả năng nhận thức bình thường nào trong một hoàn cảnh bình thường sẽ không hành động như vậy. Do vậy việc xác lập hợp đồng dân sự của người đó ở thời điểm này được coi là không dựa trên cơ sở của sự tự nguyện và vì vậy hợp đồng được xác lập cũng không có hiệu lực pháp luật. Hậu quả pháp lý: Chính chủ có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được: Điều 411 BLDS quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, nghĩa là: Trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu: Thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là hai năm kể từ ngày xác lập hợp đồng với các hợp đồng do người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Thời hạn tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không hạn chế với những hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Về quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu: Cơ sở pháp lý: Điều 138 BLDS: “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu: 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.” Theo điều 410 BLDS thì điều luật trên cũng được áp dụng khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Việc xác định người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu: Điều kiện tiên quyết là mục đích và nội dung của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, người thứ ba phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự hoặc có người giám hộ, đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của người này. Trước khi người thứ ba tham gia vào hợp đồng đối tượng của hợp đồng này được xác lập bởi một hợp đồng vô hiệu. Việc xem xét đến vấn đề ý chí của người tham gia hợp đồng là rất quan trọng. Nếu trong điều kiện thông thường họ có thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng được xác lập bởi một hợp đồng vô hiệu trước đó và pháp luật quy định họ buộc phải biết khi tham gia hợp đồng thì họ không phải người ngay tình. Nếu họ không biết và pháp luật quy định họ không buộc phải biết và khi tham gia hợp đồng họ chiếm giữ tài sản một cách công khai, minh bạch thì họ mới là người thứ ba ngay tình. Cuối cùng khi họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng những quyền dân sự trong hợp đồng họ xác lập ( đã nhận được tài sản và mục đích của hợp đồng đã được thực hiện) thì quyền lợi được xác định như trong điều luật quy định. Hậu quả pháp lý: Theo luật định, ta chia làm 2 trường hợp: Nếu tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Quy định này cũng có ngoại lệ là trường hợp hợp đồng vô hiệu có đền bù là động sản không đăng ký quyền sở hữu bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu như: do bị lừa dối, nhầm lẫn hay đe dọa. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi chứng minh được đó là tài sản của mình. Nếu tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch không có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình, trường hợp này hợp đồngvới người thứ ba sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ tài sản nhưng sau đó người này lại không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án bị hủy, sửa. Chế định hợp đồng vô hiệu – những điểm tồn tại và phương hướng giải quyết - Về điều kiện chủ thể : Việc Điều 122 khoản 1 chỉ đề cập đến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề cập đến điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng dường như mâu thuẫn với các qui định được ghi nhận tại chế định đại diện nói chung và chế định giám hộ nói riêng. Bởi với điều kiện “người tham gia giao dịch là người có năng lực hành vi” thì rõ ràng người đại diện, và người giám hộ trong hầu hết mọi trường hợp đều đáp ứng được điều kiện này và vì thế hợp đồng mà người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc hợp đồng mà người giám hộ xác lập, thực hiện có đối tượng là tài sản của người được giám hộ phải được xem là có hiệu lực. Tuy nhiên, Điều 146 BLDS lại qui định: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện”. Như vậy, điều rõ ràng là hợp đồng do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhưng không phải vô hiệu do người đó không có năng lực hành vi mà do người này không có năng lực pháp luật đối với tài sản hoặc công việc là đối tượng của hợp. Điều 69 khoản 5 BLDS cũng chỉ rõ: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu”. Đây cũng chính là trường hợp người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không có năng lực pháp luật. Cũng tương tự như vậy, đối với trường hợp hợp đồng được xác lập bởi những người có năng lực hành vi đầy đủ nhưng nếu họ không phải là người có quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng thì đương nhiên hợp đồng đó sẽ có hiệu lực pháp luật (nếu chỉ x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHợp đồng dân sự vô hiệu.docx
Tài liệu liên quan