Tiểu luận Nghiên cứu tình trạng bạo lực giữa nữ sinh ở Việt Nam

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin là chủ yếu:

_ Xây dựng dàn ý nội dung nghiên cứu sơ lược.

_ Tìm hiểu về vấn đề thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên Internet, sau đó lựa chọn và chắt lọc các thông tin cần thiết phục vụ cho bài nghiên cứu.

_ Xây dựng dàn ý nội dung nghiên cứu chi tiết, sắp xếp thông tin thành các phần, các luận điểm cho phù hợp.

_ Liên kết từng bộ phận thông tin thành một hệ thống hoản chỉnh về vấn đề cần nghiên cứu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu tình trạng bạo lực giữa nữ sinh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA NỮ SINH Ở VIỆT NAM SV THỰC HIỆN: HOÀNG MAI ANH (09D130322) LỚP HP: 1104BMGM1421 Xác định đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nữ sinh trong độ tuổi từ 10 – 18 tuổi. Bởi bạo lực học đường bắt nguồn từ đặc trưng tâm lý, và độ tuổi trên là khoảng thời gian phát sinh những diễn biến tâm sinh lý phức tạp trong thanh thiếu niên. Hành động của các em ít nhiều mang tính tự phát và ít khi có định hướng rõ ràng. Nhiều nữ sinh có hành vi bạo lực do rơi vào các rối loạn về hành vi và cảm xúc ở lứa tuổi này. Những hành vi bạo thông thường để thể hiện bản thân, khẳng định cái “tôi” và chứng tỏ sự phá cách của lứa tuổi thanh thiếu niên…Nói cách khác, các em nữ sinh rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh và nảy sinh các hành động bạo lực. 1.2 Các yêu cầu cần đáp ứng 1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài Nhiều người từng ví vấn nạn bạo lực học đường như những cơn sóng ngầm, bởi thỉnh thoảng đâu đó trong môi trường sư phạm lại dấy lên sự việc học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau, thế nhưng những xô xát ấy theo thời gian đã dần trở thành một hiện tượng nguy hiểm, với tính chất “côn đồ” ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của học sinh. Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh cũng như những vụ tấn công của học sinh vào giáo viên trong trường. Đáng buồn hơn, việc ngày càng có nhiều nữ sinh tham gia vào các vụ xô xát, hành hung đã cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng trong đạo đức và lối sống của một bộ phận nữ sinh Việt Nam. Những video clip quay lại cảnh bạo lực giữa nữ sinh tràn lan trên Internet từ năm 2008, thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân mạng và chưa hề có dầu hiệu “giảm nhiệt”. Các vụ hành hung diễn ra trên phạm vi cả nước, tiêu biểu có thể kể đến vụ đánh nhau của nhóm nữ sinh tại tượng đài Lý Thải Tổ ( Hà Nội ), vụ nữ sinh bị đánh ghen hội đồng tại Cẩm Phả ( Quảng Ninh ), nhóm nữ sinh lớp 8 một trường Trung học cơ sở trên Quận 5 (TP.HCM) bắt bạn học cởi áo rồi đánh đập tàn nhẫn ngay giữa lớp học… Chính vì vậy, hôm nay tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình trạng bạo lực giữa nữ sinh ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn những người quan tâm có thể cùng tham gia đóng góp và đưa ra một giải pháp hữu hiệu cho vấn nạn đang gây nhức nhối cả cộng đồng thời gian qua. 1.2.2 Mục đích nghiên cứu Bạo lực học đường lan rộng khiến cho gia đình, nhà trường và xã hội không khỏi lo âu, bởi trường học đã không còn là nơi an toàn tuyệt đối cho học sinh và ảnh hưởng rất nhiều tới việc đào tạo nhân cách cho các em. Đặc biệt với một đất nước mang đậm truyền thống phương Đông như Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ với những đức tính đáng quý công, dung, ngôn, hạnh là nét đẹp cần gìn giữ. Tuy nhiên, sự xuống cấp của văn hóa học đường, đặc biệt trong bộ phận nữ sinh đã trở thành một vấn đề nguy hiểm cần ngăn chặn. Thiết nghĩ, gia đình, nhà trường và xã hội cần có hành động thiết thực và tích cực để ngăn chặn bạo lực, tôn vinh văn hóa học đường cũng như nét đẹp của người phụ nữ Việt. Chắc chắn rằng, bằng sự nối kết chặt chẽ của mọi thành phần trong xã hội, bằng một tình yêu bao dung, nhân hậu, tin chắc rằng tình trạng bạo lực học đường nói chung và giữa nữ sinh nói riêng sẽ tìm ra được phương hướng giải quyết đúng đắn, đem lại sự hài hòa, yên vui cho các em học sinh, cho gia đình, nhà trường và cho toàn xã hội. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình trạng bạo lực học đường giữa nữ sinh ở Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng, nguyên nhân bùng phát các vụ bạo lực trong học đường giữa nữ sinh và giải pháp ngăn chặn tình trạng nguy hiểm trên. 1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường giữa nữ sinh là một vấn đề xa xôi, có xảy ra nhưng chưa phổ biến và nghiêm trọng đến mức cần đặc biệt chú ý. Cũng vì thế, xã hội không ý thức được sâu sắc tầm ảnh hưởng, tác động cũng như hậu quả của nó tới thế hệ trẻ nói riêng và con người nói chung. Bài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau: _ Những lý luận chung về bạo lực học đường. _ Phân tích làm rõ thực trạng bạo lực nữ sinh, phản ứng từ dư luận và nhà trường. _ Nguyên nhân bùng phát bạo lực nữ sinh và đề xuất giải pháp ngăn chặn. 1.2.4 Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào đối tượng nữ sinh tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. 1.3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin là chủ yếu: _ Xây dựng dàn ý nội dung nghiên cứu sơ lược. _ Tìm hiểu về vấn đề thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên Internet, sau đó lựa chọn và chắt lọc các thông tin cần thiết phục vụ cho bài nghiên cứu. _ Xây dựng dàn ý nội dung nghiên cứu chi tiết, sắp xếp thông tin thành các phần, các luận điểm cho phù hợp. _ Liên kết từng bộ phận thông tin thành một hệ thống hoản chỉnh về vấn đề cần nghiên cứu. 1.4 Dàn ý nội dung nghiên cứu A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG 1. Những lý luận chung về bạo lực học đường _ Trình bày khái niệm về bạo lực học đường. 2. Tình trạng bạo lực giữa nữ sinh ở Việt Nam và những vấn đề nổi cộm a) Khảo sát thực tế Trình bày những vấn đề xung quanh cuộc điều tra về bạo lực nữ sinh của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh ( Tiến hành điều tra trên 200 học sinh tại hai trường THPH thuộc quận Đống Đa, Hà Nội ): * Thực trạng báo động _ Tình trạng nữ sinh đánh nhau theo nhận định của học sinh trong trường. _ Số nữ sinh tham gia đánh nhau, mức độ tham gia các vụ đánh nhau ( số lần đánh nhau). _ Phạm vi của các vụ bạo lực ( trong, ngoài phạm vi trường học ). * Quan điểm về bạo lực nữ sinh * Lý do đánh nhau * Hình thức và phương tiện sử dụng bạo lực của nữ sinh _ Hình thức + Đánh một mình + Đánh tập thể _ Phương tiện sử dụng khi đánh nhau + Không sử dụng phương tiện nào + Có sử dụng công cụ khi đánh nhau: Giày, dép, guốc, gậy, gạch, đá, dao lam, ống tuýp… b) Tình trạng tội phạm vị thành niên gia tăng _ Tình trạng bạo lực giữa nữ sinh trải dài trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nghệ An… c) Phản ứng từ dư luận _ Thái độ bàng quan của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh ( reo hò, cổ vũ, quay video clip phát tán trên mạng…) _ Những người lớn khi bắt gặp những vụ ẩu đả như vậy mà vẫn thờ ơ, thản nhiên vô can. d) Phản ứng từ nhà trường _ Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm chỉ biết đến khi sự việc đã xảy ra. _ Một số giáo viên chủ nhiệm lớp ít quan tâm, theo sát để nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh trong lớp, do đó hoàn toàn bất ngờ và bị động trước những hành vi bạo lực của học sinh _ Xử lý của Ban giám hiệu lệ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng 2. Nguyên nhân khiến bạo lực học đường giữa nữ sinh gia tăng a) Ảnh hưởng từ gia đình Trình bày những nghiên cứu của của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh về ảnh hưởng của gia đình đến tình trạng bạo lực của nữ sinh: _ Sự thiếu quan tâm của cha mẹ: + Không quan tâm (52%). + Ít quan tâm (14.2%). + Có quan tâm (33%). _ Bạo hành trong gia đình: + Giữa cha mẹ với con cái (32.7%). + Giữa anh, chị, em (16.7%). + Giữa cha và mẹ (12%). + Cả ba loại bạo lực trên (13.3%). _ Sự thờ ơ/vô cảm của cha mẹ đối với hành vi bạo lực của con cái: + Không có thái độ gì (42.6%). + Đánh đập, mắng chửi con cái (41.7%). + Khuyên bảo nhẹ nhàng về hành vi sai trái của con cái (9.4%). + Bắt con xin lỗi (6.3%). b) Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh * Từ các phương tiện truyền thông và dịch vụ giải trí ( phim ảnh, game bạo lực, Internet…) * Stress học đường _ Các em học sinh thiếu những sân chơi lành mạnh và an toàn. _ Lịch học dày đặc và chương trình học quá tải. * Thiếu sự giúp đỡ, chia sẻ _ Gánh chịu nhiều áp lực nhưng sự gắn bó giữa các em học sinh và gia đình chưa bền chặt để các em trình bày những vấn đề của bản thân. _ Thiếu sự quan tâm, giúp đỡ từ bè bạn, nhà trường. c) Sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện Việc sử dụng các loại chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, ma túy tổng hợp, có khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực học đường ở giới trẻ 3. Giải pháp a) Vai trò của gia đình _ Gia đình cần đặt nhiều sự quan tâm hơn đến cuộc sống, việc học tập cũng như sinh hoạt của con em mình. _ Bên cạnh chức năng kinh tế thì các chức năng giáo dục, chức năng văn hoá và và chức năng tình cảm của gia đình kết sức quan trọng đối với việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, những công dân tương lai của đất nước b) Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Nhà trường và phụ huynh có mối liên lạc chặt chẽ hơn để kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột trong học đường. Không chỉ thế, nhà trường cũng cần kết hợp với chính quyền địa phương nhằm xiết chặt tình hình trật tự an ninh trước cổng trường để hạn chế tình trạng học sinh đánh nhau bên ngoài trường học. c) Sự chung tay của toàn xã hội Xã hội cần quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ nhiều hơn nữa, không nên chỉ hô hào theo chiến dịch, mà cần quan tâm một cách thiết thực, với những hình thức đơn giản, phong phú và hiệu quả. C. KẾT LUẬN 1.5 Danh mục tài liệu tham khảo Trang web: Trang web: Trang web: Trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_luc_nu_sinh_6664.doc
Tài liệu liên quan